Thách thức

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 119)

Sự khác biệt về thể chế chính trị, mức độ phát triển kinh tế, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lịch sử và hiện tại, thực tế đã và đang là một rào cản cho quan hệ hai nƣớc. Ở Hàn Quốc, khu vực kinh tế tƣ nhân đóng vai trò chủ đạo và là động lực cho sự phát triển, còn ở Việt Nam khu vực kinh tế nhà nƣớc đảm nhận vai trò đầu tầu cho nền kinh tế. Do sự khác nhau về thể chế mà Hàn Quốc và Việt Nam hình thành những điều kiện thuận lợi khác nhau. Hàn Quốc ngay từ đầu đã phát triển kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Mô hình kinh tế Hàn Quốc tƣơng đối giống mô hình kinh tế của Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong nhiều năm qua Hàn Quốc đã nhận đƣợc nhiều sự ƣu đãi từ các nƣớc tƣ bản viện trợ kinh tế, quân sự cũng nhƣ ƣu đãi về vay tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó Hàn Quốc đƣợc xếp hạng là có nguồn nhân lực chất lƣợng cao với các nƣớc còn lại trong khu vực Đông Á.

Mặt khác, nƣớc ta đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình nên xu thế nguồn vốn ODA cho ĐTN giảm dần và tỷ trọng vay ODA, vay ƣu đãi nƣớc ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp cũng dần thu hẹp. Điều này cũng nằm trong sự thay đổi trong chính sách viện trợ của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô vốn vay kém ƣu đãi tùy thuộc vào năng lực hấp thụ vốn này của các đối tác Việt Nam. Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan thụ hƣởng phải tăng cƣờng năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình quản lý thực hiện dự án ĐTN để thúc đẩy giải ngân. ODA viện trợ không hoàn lại giảm dần là một thách thức đối với lĩnh vực ĐTN. Để bù đắp cho sự sụt giảm viện trợ không

108

hoàn lại cần thiết phải có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng xã hội hóa.

Căn cứ theo các điều kiện của vốn vay kém ƣu đãi có thể thấy đây là nguồn vốn đắt và khó sử dụng so với vốn vay ƣu đãi. Việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn này đòi hỏi Việt Nam phải tăng cƣờng quan hệ với Hàn Quốc, tạo môi trƣờng thông thoáng cho sự phát triển quan hệ đối tác.

Trong lịch sử Việt Nam không có những ƣu đãi từ phía khối các nƣớc tƣ bản do sự khác biệt về thể chế, đƣờng lối cũng nhƣ quan hệ hợp tác. Nguồn lực hỗ trợ cho phát triển đất nƣớc của Việt Nam chủ yếu là từ khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa với đặc điểm quản lý kinh tế nhà nƣớc tập trung, kế hoạch hóa không có sự năng động, chuyển biến, thích nghi với những thay đổi của nhân loại. nhân lực của Việt Nam chủ yếu là đào tạo từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Liên Xô cũ cho nên nhận thức vẫn còn tƣ tƣởng quan liêu bao cấp. Việt Nam hiện nay còn rất nhiều khó khăn và bất cập trong quản lý nguồn vốn ODA phát triển đầu tƣ cho nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, báo cáo giải trình của Thủ tƣớng Chính phủ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoa XIII nêu: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ của nƣớc ta khoảng 18,2%, trong khi lao động qua đào tạo có chứng chỉ của Singapore là 61,5%, Hàn Quốc là 62%. Nếu tính cả số đào tạo dƣới 3 tháng của nƣớc ta là 49% năm 2013 so với Malaysia là 62%, Philippines 67%. Kỹ năng của ngƣời lao động trực tiếp nƣớc ta nhìn chung không kém lao động các nƣớc nhƣng còn hạn chế về kỷ luật lao động; đội ngũ kỹ sƣ, kỹ thuật đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ cao còn thiếu; năng lực quản trị doanh nghiệp còn yếu. Việt Nam phải tiếp tục điều tiết lƣợng vốn ODA nhiều hơn nữa để đào tạo lại lực lƣợng lao động cũ và tăng cƣờng nguồn lao động có chất lƣợng cao.

109

4.2. Quan điểm, định hƣớng quản lý nguồn vốn OD của Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam

4.2.1. Quan điểm của ảng, Nhà nƣớc về quản lý nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho đào tạo nghề

Quan điểm 1: Nhằm thực hiện ĐTN dựa trên quan điểm phát triển bền vững, lâu dài, hướng tới mục tiêu hiệu quả, chất lượng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg, ngày 29/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc: Ban hành quyết định Phê duyệt chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Cùng với đó là quan điểm về sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN nghề nói riêng.

Mục tiêu đến năm 2020, ĐTN đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Quan điểm 2: Sử dụng công cụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN là cơ sở khoa học quan trọng trong quản lý nhà nước về quản lý nguồn vốn ODA. Gắn chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong quản lý nhà nƣớc về vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN. ODA của Hàn Quốc là nguồn vốn ƣu đãi song cần đƣợc quản lý tốt để sử dụng đúng mục đích và phát huy hết vai trò của nó trong phát triển ĐTN.

Quan điểm 3: Cần thiết phải tăng tỷ trọng vốn ODA cho ĐTN và đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Cùng với vốn trong nƣớc, ODA đƣợc đầu tƣ cho các

110

chƣơng trình, dự án giáo dục đào tạo nghề vì theo kinh nghiệm của một số nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Hàn Quốc, Singapore, Malaysia thì đây là khoản đầu tƣ sinh lời bởi lẽ đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực là đầu tƣ phát triển con ngƣời, là yếu tố tiềm năng phát triển đất nƣớc.

4.2.2. ịnh hƣớng quản lý nguồn vốn OD của Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam.

Một trong những nội dung quan trọng trong sử dụng ODA những năm tiếp theo là: Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức:

- Hỗ trợ phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ chuyên gia và quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.

- Hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình, đề án đào tạo nhân lực chất lƣợng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn; chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức; phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ cao, hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng bền vững, phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam.

- Tăng cƣờng đầu tƣ ODA cho giáo dục – đào tạo nghề vì kinh nghiệm thực tiễn cho thấy để có thể phát triển tăng trƣởng bền vững Việt Nam cần phải tạo ra và phát huy đƣợc nguồn lực vô cùng quý giá – nguồn vốn nhân lực. Ví dụ: Singapore đã đầu tƣ vào giáo dục đào tạo kỹ năng công nghiệp và đào tạo nghề để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi lực lƣợng lao động từ các ngành sản xuất truyền thống, công nghiệp thấp sang công nghiệp chế tạo, nâng cao trình độ công nghệ của quốc gia này. Muốn làm đƣợc điều này, Việt Nam là nƣớc đi sau có thể tiếp thu bài học từ các nƣớc để hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN.

111

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn OD của Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam

Thứ nhất: Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ

thống văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động quản lý nguồn vốn ODA. Trong đó có nội dung riêng biệt dành cho quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN và các văn bản về định hƣớng, chiến lƣợc phát triển lĩnh vực Đào tạo nghề dài hơi. Tạo điều kiện thuận lợi và đổi mới các quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA theo hƣớng hài hòa giữa nhà tài trợ và nƣớc nhận viện trợ. Những quy định ban hành phải dựa trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của nhà tài trợ Hàn Quốc, nhất là trong ba khâu quan trọng: đấu thầu mua sắm; đền bù, tái định cƣ; quản lý tài sản chính của chƣơng trình, dự án.

Môi trƣờng pháp lý liên quan đến việc phải coi trọng các điều kiện môi trƣờng vĩ mô ổn định. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mỗ làm lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng sẽ là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể quản lý việc sử dụng vốn ODA cho ĐTN hiệu quả. Nếu tình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài do những quy định văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, rƣờm rà thì sẽ dẫn đến nguồn thu ngân sách khó khăn và việc giải ngân vốn ODA cho ĐTN cũng khó thực hiện đúng tiến độ.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cho các dự án xây dựng các trƣờng nghề sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc.

Tiến hành cải cách thủ tục hành chính sâu rộng và tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

Trong những năm đổi mới, về qui trình thủ tục hành chính trong quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN đã dần từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và đảm bảo tính chất một cửa trong xét duyệt, tránh đƣợc sự chồng chéo về chức năng.

112

Tuy nhiên, tồn tại chính vẫn là thời hạn phê chuẩn, xét duyệt không đƣợc thực hiện đúng nên gây chậm chễ cho quá trình thực hiện dự án. Vì thế, giải pháp chính trong cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới là Chính phủ, các Bộ liên quan và địa phƣơng thụ hƣởng dự án ODA cho ĐTN cần rà soát lại toàn bộ các văn bản hƣớng dẫn để chỉnh sửa sao cho có tính hệ thống, tính đồng bộ. Mặt khác, Chính phủ cần ban hành sớm chế tài xử lý hành chính cũng nhƣ chế độ khen thƣởng vật chất đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc khi không hoàn thành đúng thời gian theo qui định.

Chủ trƣơng phân cấp quản lý vốn ODA đƣa ra là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để chủ trƣơng này phát huy tốt hiệu quả và hạn chế bớt những tồn tại trong thời gian vừa qua thì công tác theo dõi, giám sát việc thu hút và sử dụng vốn ODA cần đƣợc đặt lên hàng đầu và thực hiện có hiệu quả. Chỉ rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chính phủ, của thủ trƣởng các Bộ, ngành và địa phƣơng trong phân cấp quản lý.

Nhanh chóng ban hành sổ tay hƣớng dẫn các vấn đề tài chính trong dự án ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam để hƣớng dẫn các ban chuẩn bị dự án, ban quản lý dự án thực hiện quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Mặt khác, đây còn là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý của các bộ, ban ngành và địa phƣơng, chủ đầu tƣ theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện các dự án.

Có quy chế xử lý và khen thƣởng đối với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan và các ban quản lý dự án. Trên cơ sở đó phải thực hiện nghiêm túc theo chế tài kết hợp với tuyên truyền nội dung trong các khoá học các cuộc hội thảo để giáo dục cán bộ của các cơ quan nhà nƣớc và các ban quản lý dự án.

Thứ 2: tổ chức nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nguồn vốn

ODA các cấp theo hƣớng chuẩn hóa, kiện toàn năng lực và trình độ của cán bộ quản lý, thực hiện các dự án ODA đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất chi phối tới hiệu quả sử dụng của vốn vay ODA của Hàn

113

Quốc. Với Việt Nam, trong những năm vừa qua tuy vấn đề này đã có nhiều tiến bộ và phát huy đƣợc hiệu quả nhƣng vẫn còn nhiều bất cập về năng lực và trình độ của cán bộ, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra của công việc. Vì thế, cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cán bộ cho lĩnh vực này.

Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn cán bộ phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện các dự án vốn vay ODA. Đặc biệt, khi tiến hành tăng cƣờng phân cấp quản lý trong phê duyệt và sử dụng vốn ODA cho các địa phƣơng và các bộ, ban, ngành thì công tác này có vai trò vô cùng quan trọng.

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ LĐTBXH) và cơ quan quản lý cấp địa phƣơng (Phòng, Ban kinh tế đối ngoại của các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ủy ban Nhân dân) có kế hoạch lựa chọn cán bộ có năng lực và triển vọng đƣa đi đào tạo ở cấp Đại học và sau đại học về quản lý dự án và các lĩnh vực có liên quan ở trong và ngoài nƣớc.

Đối tƣợng chính tập trung để đào tạo và bồi dƣỡng là cán bộ cấp Tỉnh, Thành phố. Hiện nay, đội ngũ này còn thiếu và yếu, mặt khác Chính phủ thực hiện phân cấp phê duyệt, quản lý một số loại dự án vay ODA cho các trƣờng nghề. Vì thế, việc tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng cho đối tƣợng này và lãnh đạo các ban quản lý dự án sẽ tạo điều kiện tốt để công tác tổ chức thực hiện vốn vay ODA đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, cán bộ cần trau dồi thêm về: Ngoại ngữ; Các kiến thức về kinh tế thị trƣờng, những phƣơng pháp phân tích chính sách kinh tế, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế; Những kiến thức cơ bản về ngoại giao, luật pháp quốc tế, tin học văn phòng; Theo dõi, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện dự án và cách thức sử dụng công nghệ thông tin tổ chức thực hiện dự án; Cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án, vai trò và nhiệm vụ của giám đốc dự án;

114

Lập kế hoạch tiến độ và quản lý việc thực hiện kế hoạch tiến độ; Quản lý mua sắm hàng hoá (bao gồm quản lý hợp đồng); Quản lý tài chính và kế toán dự án.

Về cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ LĐTBXH cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất nhanh chóng hình thành trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các Ban quản lý dự án ODA cho ĐTN mang tính dài hạn và chuyên nghiệp. Trung tâm này đóng vai trò là đầu mối và điều phối trong đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các Ban quản lý dự án. Các trung tâm này có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn (từ 6 tháng đến 12 tháng) và chƣơng trình đào tạo trên cơ sở kiến thức cơ bản và chuyên sâu về trang bị kĩ năng, phổ biến kinh nghiệm về quản lý dự án và tăng cƣờng khảo sát thực địa.

Với vai trò điều phối thì Trung tâm sẽ là địa chỉ tiếp nhận và nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của các Ban quản lý dự án ODA, từ đó kết hợp với các cơ sở đào tạo mở các khoá đào tạo thích hợp.

Các trƣờng đại học nhƣ: Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài chính kế toán, Đại học Thƣơng Mại là những trung tâm đào tạo cử nhân dài hạn về quản lý dự án nên tăng cƣờng công tác đƣa giáo viên và sinh viên đi thực địa dự án, tiếp cận mạng thông tin theo dõi dự

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)