Công tác quản lý các dự án ĐTN (dạy nghề) sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2007 đến nay đã góp phần tích cực hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này và chất lƣợng ĐTN ở Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, tăng cƣờng năng lực cho TCDN và các cơ quan quản lý để thực hiện những cải cách, đổi mới về dạy nghề thông qua thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật về dạy nghề nhƣ: Luật Dạy nghề và các văn bản hƣớng dẫn; Xây dựng hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ; thiết lập hệ thống kiểm
86
định chất lƣợng dạy nghề; xây dựng kiện toàn hệ thống đánh giá kỹ năng nghề và cấp văn bằng chứng chỉ kỹ năng...
Thứ hai, nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN đã giúp nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại cho các trƣờng thụ hƣởng dự án, đồng thời gắn việc ĐTN với thị trƣờng lao động, trong bối cảnh nguồn kinh phí đầu tƣ từ ngân sách cho ĐTN ở nƣớc ta còn hạn hẹp.
Thứ ba, công tác quản lý cũng góp phần nâng cao năng lực của các trƣờng thụ hƣởng dự án trong việc xây dựng các chƣơng trình, giáo trình dạy nghề, đƣợc thể hiện qua việc: (i) nâng cao năng lực của các trƣờng về phƣơng pháp giảng dạy, thiết kế chƣơng trình, xây dựng giáo trình và phát triển tài liệu đa phƣơng tiện, bảo đảm chất lƣợng, quan hệ trƣờng - ngành; (ii) đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý các nghề có trình độ mang tầm quốc tế.
Thứ tư, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN đã thành công trong việc định hƣớng thị trƣờng lao động thông qua hoạt động của hệ thống ĐTN Việt Nam, cụ thể: (i) các cuộc điều tra thị trƣờng lao động nhằm làm cho hệ thống dạy nghề và chƣơng trình ĐTN phù hợp với yêu cầu và tín hiệu của thị trƣờng lao động, các báo cáo điều tra bao gồm quan điểm của ngƣời sử dụng lao động đã đƣợc phát hành; (ii) các chƣơng trình và phần mềm dạy học liên quan đƣợc xây dựng; (iii) các thiết bị đào tạo nghề tiên tiến đƣợc mua sắm cho các trƣờng thụ hƣởng dự án.
Thứ năm, việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn ODA cho ĐTN đã và đang tạo nên sự phát triển đồng bộ hệ thống các trƣờng dạy nghề với cơ sở sản xuất trong nƣớc. Các trƣờng có vốn đầu tƣ ODA đã tào tạo và cung cấp số lƣợng lớn các lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất cho các ngành nghề tại các khu công nghiệp trên địa bàn và cả nƣớc; các dự án ĐTN đã góp phần tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Hình thành mối quan hệ trƣờng - ngành nhờ vào việc kết hợp với ngành công nghiệp địa
87
phƣơng trong hoạt động của các trƣờng thụ hƣởng và tạo thêm thu nhập đáng kể từ các đơn vị sản xuất.
Thứ sáu, Nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nguồn vốn ODA và của ngƣời dân, cộng đồng về ĐTN. Dạy nghề với chi phí hợp lý, chất lƣợng tốt nên đã góp phần thay đổi nhận thức của ngƣời dân về lợi ích thiết thực của học nghề. Vì vậy, số tuyển sinh vào các trƣờng thụ hƣởng dự án tăng.
Thứ bảy, các dự án ODA đã góp phần giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc cải thiện cơ hội tiếp cận bình đẳng tới các trƣờng nghề trọng điểm cho lao động, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc thiểu số. Các dự án ODA của Hàn Quốc đã tạo cơ hội lớn cho lao động nữ tham gia học nghề thông qua việc cải thiện cơ sở vật chất tại các trƣờng phù hợp với lao động là phụ nữ và ngƣời dân tộc thiểu số. Từ đó mang lại điều kiện tốt hơn đối với lao động nữ khi tham gia thị trƣờng lao động. Giúp họ có thể tự tạo việc làm, góp phần làm cân bằng thu nhập giữa học viên nam và nữ sau khi tốt nghiệp các chƣơng trình ĐTN.
Thứ tám, từ những kết quả tích cực của các dự án ODA cho ĐTN đã đƣợc TCDN nhân rộng và áp dụng vào các trƣờng khác thuộc hệ thống dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTN theo hƣớng bền vững, phổ biến, áp dụng kết quả dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho các trƣờng khác trong hệ thống dạy nghề thông qua việc tổng hợp, đánh giá và xây dựng các bộ sổ tay, cẩm nang và phần mềm.
Có thể nói, các dự án ODA của Hàn Quốc cho ĐTN trong thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực về công tác quản lý dạy nghề, hoạch định chiến lƣợc, quản lý tài chính, hệ thống kiểm định, hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng, đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ, hệ thống thông tin dạy nghề, tăng cƣờng quan hệ hợp tác với khu vực tƣ nhân, quản lý đội ngũ giáo
88
viên và cán bộ quản lý dạy nghề, quản lý cơ sở vật chất và học sinh. Một số trƣờng đã đƣợc phát triển trở thành những cơ sở dạy nghề mạnh của đất nƣớc, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nhân lực có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của Việt Nam.