Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý nguồn vốn ODA cho

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 90)

vốn ODA cho ĐTN

Ở cấp vĩ mô, Quốc hội nƣớc ta trong thời gian qua đã có nhiều những điều chỉnh bổ sung các văn bản quy phạm, giúp điều chỉnh việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này nhƣ: Luật ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc Hội liên quan tới vốn ODA; Luật đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực ngày 01/7/2014; Luật Đầu tƣ (2014); Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế...

Tháng 4-2004, sau Hội nghị toàn quốc về giải ngân ODA diễn ra Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 17/2004/CT-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2004, trong đó giao cho các bộ, cơ quan Trung ƣơng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện 8 nhiệm vụ liên quan tới điều chỉnh, bổ sung để nâng cao tính pháp lý và đồng bộ của các văn bản pháp quy; bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các chƣơng trình, dự án ODA; nâng cao vai trò và tính chủ động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trong việc tái định cƣ, di dân, giải phóng mặt bằng; kiện toàn hoạt động của các Ban quản lý dự án, kể cả hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng và các địa phƣơng để thúc đẩy giải ngân vốn ODA; các cơ quan theo chức năng phối hợp với các nhà tài trợ phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA;

Chính phủ ban hành Nghị định 38/2013/NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Trƣớc đó là Nghị định 17/2001/NĐ-CP. Nhƣ vậy, Chính phủ đã năm lần ban hành các văn bản khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút và sử dụng

79 nguồn vốn quan trọng này.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

Cùng với các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ, thông tƣ liên tịch giữa các Bộ nhƣ Thông tƣ 01/2014/TT-BKHĐT; Thông tƣ số 05/2014/TT-BTC; Thông tƣ số 04/2014/TT-BTC; Thông tƣ số 218/2013/TT-BTC... Cơ bản đã tạo ra hành lang quy phạm pháp luật đầy đủ cho hoạt động quản lý nguồn vốn này.

Tóm lại, môi trƣờng pháp lý có liên quan đến thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua đã đƣợc cải thiện không ngừng với nhiều văn bản pháp quy ra đời đƣợc chỉnh sửa, hoàn thiện và đồng bộ hơn trƣớc. Việc chỉ đạo thực hiện kịp thời, cụ thể, nhất là huy động vốn đối ứng theo các điều khoản thỏa thuận từ chính phía Việt Nam, việc theo dõi đánh giá dự án ODA đã có nhiều tiến bộ, công tác phối hợp để đạt đƣợc đồng thuận giữa nhà nƣớc tài trợ và phía Việt Nam có nhiều cởi mở hơn; năng lực thực hiện và quản lý chƣơng trình, dự án ODA của các chuyên gia Việt Nam đã có tính chuyên nghiệp hơn.

Riêng đối với quản lý các dự án ODA của Hàn Quốc dành cho lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam có Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005; Luật Dạy nghề (2006); Quyết định số 206/QĐ-LĐTBXH ngày 08/03/2005 của Bộ LĐTBXH giao nhiệm vụ chủ dự án thành phần 1 thuộc Dự

80

án đầu tƣ xây dựng 5 trƣờng dạy nghề chất lƣợng cao tại Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc...

3.2.2. ơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về nguồn vốn OD cho TN ở Việt Nam

Hình 3.4: ơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về nguồn vốn OD ở VN

81

Cùng với nỗ lực hoàn hiện khung thể chế pháp lý, công tác quản lý nhà nƣớc về ODA cho ĐTN ở Việt nam đã không ngừng đƣợc cải tiến và đạt đƣợc nhiều tiến bộ. Nếu nhƣ trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận ODA, quản lý nhà nƣớc theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ƣơng thì nay theo mô hình phân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phƣơng phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành dự án. Khác với các hoạt động quản lý nhà nƣớc khác hiện nay, theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA cho ĐTN (Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA của Hàn Quốc cho ĐTN). Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể:

Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

Chức năng, nhiệm vụ: chỉ đạo, hƣớng dẫn Tổng cục Dạy nghề tổ chức thực hiện dự án; phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền đối với Dự án thành phần 1; phê duyệt kế hoạch đấu thầu tập trung từ nguồn vốn ODA; báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành

Chủ dự án: Tổng cục Dạy nghề

TCDN là đơn vị đƣợc giao trách nhiệm thực hiện các hoạt động của Dự

án thành phần 1, đồng thời phối hợp với các UBND tỉnh/thành phố, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội triển khai thực hiện Dự án thành phần 2-6.

Chức năng, nhiệm vụ: thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đối với Dự án thành phần 1 theo quy định; trình Bộ LĐTBXH hoặc nhận uỷ quyền phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ đối với Dự án thành phần 1; chỉ đạo các Vụ, đơn vị chuyên môn phối hợp với các chuyên gia tƣ vấn và BQLCDA thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ; thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai dự án định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

82

Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA:

BQLCDA dạy nghề vốn ODA do Bộ LĐTBXH thành lập. Là đơn vị có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; giúp Tổng cục Dạy nghề quản lý, thực hiện Dự án thành phần 1; là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai đấu thầu tập trung về thiết bị và xây lắp thuộc các dự án thành phần từ 2 đến 6. Thành phần BQLCDA dạy nghề vốn ODA tham gia thực hiện Dự án.

Cơ cấu tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA thực hiện theo quy định hiện hành và quy định của Bộ LĐTBXH.

Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BQL D TN Ơ ẤU TỔ HỨ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Ủ B N QUẢN LÝ Á DỰ ÁN TN (D Y NGHỀ) V N OD THỰ HIỆN DỰ ÁN TH NH PHẦN 1

pH

Nguồn: Tổng Cục dạy nghề - Ban Quản lý các dự án Dạy nghề vốn ODA

Nhiệm vụ của BQLCDA dạy nghề vốn ODA: chủ trì phối hợp với các chuyên gia tƣ vấn và các đơn vị chuyên môn của TCDN xây dựng, trình cơ

GIÁM DỰ ÁN Phó Giám đốc phụ trách dự án TP1 Phòng Hành chính – Phiên dịch Phòng Tài chính – Giải ngân Phòng Kế hoạch – Đấu thầu Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ

83

quan có thẩm quyền kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm của dự án; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng Văn kiện dự án đã thoả thuận, phê duyệt; quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí của dự án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu, bàn giao dự án khi hoàn thành đƣa vào sử dụng và quyết toán dự án hoàn thành; thực hiện việc thuê tuyển, ký hợp đồng lao động và quản lý đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên gia của BQLCDA theo hƣớng dẫn của cơ quan chuyên môn và quy định của Bộ; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền quy chế hoạt động của dự án và tổ chức thực hiện quy chế sau khi đƣợc phê duyệt; thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, đột xuất; phối hợp với các Vụ, đơn vị chuyên môn của TCDN giúp TCDN quản lý, tổ chức thực hiện Dự án thành phần 1; điều phối các chuyên gia tƣ vấn và các BQLDA thành phần trong việc thực hiện dự án; tổ chức thực hiện đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án thành phần1 và tổ chức đấu thầu tập trung các gói thầu thuộc Dự án theo kế hoạch đấu thầu đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì phối hợp với các Chủ đầu tƣ dự án thành phần tổ chức thƣơng thảo, ký kết và quản lý, giám sát triển khai thực hiện hợp đồng của các gói thầu đấu thầu tập trung theo quy định hiện hành.

Nhƣ vậy, cơ bản công tác quản lý nhà nƣớc về vốn ODA cho ĐTN ở Việt nam thời gian qua đã tập trung vào một đầu mối, ở Trung ƣơng là Bộ LĐ TBXH và cơ quan đại diện cho Bộ này làm công tác chủ đầu tƣ là TCDN.

3.2.3. Tình hình quản lý nguồn vốn OD cho TN ở Việt Nam

Nội dung 1: Xây dựng danh mục tài trợ:

Bộ KH& ĐT, với vai trò là cơ quan chủ trì đầu mối trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA cho ĐTN giúp Chính phủ xây dựng và phê duyệt danh mục dự án, danh mục tài trợ, các chƣơng trình dự án có quy mô vùng và quốc

84

gia cùng với xây dựng kế hoạch chính sách và các chƣơng trình thu hút và sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc cho lĩnh vực ĐTN. Nhìn chung, đối với riêng lĩnh vực ĐTN khâu này đƣợc triển khai thực hiện theo đúng nguyên tắc, các bƣớc tiến hành theo mục tiêu chiến lƣợc đề ra của Chính phủ Việt Nam. Bộ KHĐT phối hợp với Bộ LĐTB&XH và TCDN xây dựng và đề xuất phê duyệt những chƣơng trình dự án ĐTN mang lại lợi ích to lớn cho phát triển nguồn nhân lực, đầu tƣ cho các cơ sở ĐTN cả nƣớc nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Nội dung 2: Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện, chương trình dự án:

Quy trình chuẩn bị, thẩm định dự án đƣợc thực hiện theo đúng trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, thủ tục hồ sơ theo quy định tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, thủ tục thẩm định còn bị chậm chễ, kéo dài do các Sở Kế hoạch Đầu tƣ phải mất quá nhiều thời gian báo cáo và tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành liên quan. Quá trình trả lời kết quả thẩm định và thông báo kết quả vẫn chƣa nhanh gọn và chính xác.

Nội dung 3: Ký kết điều ước quốc tế về nguồn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN

Để sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN, Chính phủ Việt nam đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Hàn Quốc để ký kết các Điều ƣớc quốc tế gồm các Biên bản ghi nhớ, Văn kiện dự án và Hiệp định vay vốn... dành cho các chƣơng trình/dự án ĐTN.

Tính đến 2014, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký 9 Hiệp định vay vốn với số vốn vay lên đến khoảng 300 triệu USD/năm.

Nội dung 4: Quản lý thực hiện chương trình, dự án ĐTN

Đây là nội dung có nhiều vấn đề cần quan tâm nhất. Tình hình quản lý các dự án ĐTN những năm gần đây có nhiều thành tựu nổi bật song cũng còn

85

tồn tại không ít những yếu kém dẫn đến tình trạng tiến độ thực hiện dự án và giải ngân chậm.

Nội dung 5: Giám sát và đánh giá chương trình dự án ĐTN

Các dự án ĐTN mới chỉ đƣợc tập trung sức lực ở khâu thu hút và vận động nguồn vốn ODA đầu tƣ cho lĩnh vực này chứ chƣa quan tâm thoả đáng đến khâu theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án ODA, chƣa đề xuất đƣợc hệ thống các biện pháp và cơ chế thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Ngoài ra, cũng mới chỉ tập trung ở khâu giải ngân theo tiến độ đã thoả thuận với các nhà tại trợ mà chƣa đi sâu đánh giá chất lƣợng, hiệu quả các dự án ĐTN đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA.

Có thể nói, quy trình kiểm soát chi và giải ngân nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN về hình thức là rất chặt chẽ, nhƣng trên thực tế công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát lại thiếu chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng kéo dài quá trình giải ngân.

3.3. ánh giá quản lý nguồn vốn OD cho đào tạo nghề ở Việt Nam

3.3.1. Những thành tựu

Công tác quản lý các dự án ĐTN (dạy nghề) sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2007 đến nay đã góp phần tích cực hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này và chất lƣợng ĐTN ở Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, tăng cƣờng năng lực cho TCDN và các cơ quan quản lý để thực hiện những cải cách, đổi mới về dạy nghề thông qua thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật về dạy nghề nhƣ: Luật Dạy nghề và các văn bản hƣớng dẫn; Xây dựng hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ; thiết lập hệ thống kiểm

86

định chất lƣợng dạy nghề; xây dựng kiện toàn hệ thống đánh giá kỹ năng nghề và cấp văn bằng chứng chỉ kỹ năng...

Thứ hai, nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN đã giúp nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại cho các trƣờng thụ hƣởng dự án, đồng thời gắn việc ĐTN với thị trƣờng lao động, trong bối cảnh nguồn kinh phí đầu tƣ từ ngân sách cho ĐTN ở nƣớc ta còn hạn hẹp.

Thứ ba, công tác quản lý cũng góp phần nâng cao năng lực của các trƣờng thụ hƣởng dự án trong việc xây dựng các chƣơng trình, giáo trình dạy nghề, đƣợc thể hiện qua việc: (i) nâng cao năng lực của các trƣờng về phƣơng pháp giảng dạy, thiết kế chƣơng trình, xây dựng giáo trình và phát triển tài liệu đa phƣơng tiện, bảo đảm chất lƣợng, quan hệ trƣờng - ngành; (ii) đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý các nghề có trình độ mang tầm quốc tế.

Thứ tư, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN đã thành công trong việc định hƣớng thị trƣờng lao động thông qua hoạt động của hệ thống ĐTN Việt Nam, cụ thể: (i) các cuộc điều tra thị trƣờng lao động nhằm làm cho hệ thống dạy nghề và chƣơng trình ĐTN phù hợp với yêu cầu và tín hiệu của thị trƣờng lao động, các báo cáo điều tra bao gồm quan điểm của ngƣời sử dụng lao động đã đƣợc phát hành; (ii) các chƣơng trình và phần mềm dạy học liên quan đƣợc xây dựng; (iii) các thiết bị đào tạo nghề tiên tiến đƣợc mua sắm cho các trƣờng thụ hƣởng dự án.

Thứ năm, việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn ODA cho ĐTN đã và đang tạo nên sự phát triển đồng bộ hệ thống các trƣờng dạy nghề với cơ sở sản xuất trong nƣớc. Các trƣờng có vốn đầu tƣ ODA đã tào tạo và cung cấp số lƣợng lớn các lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất cho các ngành nghề tại các khu công nghiệp trên địa bàn và cả nƣớc; các dự án ĐTN đã góp phần tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Hình thành mối quan hệ trƣờng - ngành nhờ vào việc kết hợp với ngành công nghiệp địa

87

phƣơng trong hoạt động của các trƣờng thụ hƣởng và tạo thêm thu nhập đáng

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Hàn Quốc cho đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)