Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su đà nẵng
Trang 1PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁNCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Chi phí sản xuất.
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất
Trang 2Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm, cần chi dùng các chi phí lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Ba yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất hình thành nên chi phí sản xuất Như vậy, các chi phí này chi ra để hình thành nên giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau:
a).Phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếpchung vào một yếu tố chi phi , không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vàomục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh Phân loại theo cách này chi phí được chiathành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng
thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyênliệu, vật liệu bán hoặc xuất cho XDCB.
- Chi phí nhân công : ba gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên
hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trongkỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ màdoanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định Không bao gồm chi phí nhân công choXDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn ,các khoản chi từquỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các
đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lỳ báocáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên như: chi phí
tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinhdoanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dựtoán chi phí
b) Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí hay còn gọi là theo khoảnmục giá thành sản phẩm:
Theo cach phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tươngứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếpvào một khoản muc chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cáclao vụ, dịc vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các
Trang 3khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ (các khoảntrích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định).
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như
tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùngcho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khácthuộc phạm vi phân xưởng.
Cách phân loại này có tác dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tếcủa sản phẩm theo khoản mục, tính toán chính xác giá thành thực tế của sản phẩm, xác địnhmức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ chocông tác phân tích giá thành sản phẩm và giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành sảnphẩm.
c) Phân loại chi phí theo phạm vi sử dụng và vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất: - Chi phí cơ bản: Là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, tiền lương
- Chi phí quản lý phục vu: Là những khoản chi phí có tính chất quản lý, phục vụ
liên quan chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: Chi phí quản lý doanh nghiệp
d) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí :
- Chi phí khả biến: Là khoản chi phí, về tổng số thay đổi, tỷ lệ với những biến đổi
của mức độ hoạt động Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến thường bao gồm:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản của chi phí sảnxuất chung như nguyên liệu gián tiếp, dầu nhờn bôi trơn
- Chi phí bất biến: Là các chi phí về tổng số không thay đổi, dù có sự thay đổi về
mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó.
- Chi phí hỗn hợp: Trên thực tế có những khoản chi phí bao gồm cả hai yếu tố khả
biến và bất biến được gọi là chi phí hỗn hợp Loại chi phí này rất phổ biến như chi phí điệnthoại, Fax, sửa chữa, bảo chì
1.1.5.Phân loại theo chức năng hoạt động :
- Chi phí cung cấp: Là những chi phí dùng để mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị.- Chi phí sản xuất : Đó là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm:
Chi phí NVL trức tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng
hóa như : Chi phí quảng cáo, hao hồng bán hàng, lương của bộ phần bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đó là các chi phí liên quan đến quá trình quản lý và
phục vụ của doanh nghiệp như: Lương của cán bộ lãnh đạo, nhân viên quản lý, khấu haoTSCĐ phục vụ cho quản lý
- Chi phí nghiên cứu phát triển.- Chi phí đầu tư XDCB.
- Chi phí hoạt động tài chính.- Chi phí hoạt động bất thường.
1.1.6 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí :
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm bao
gồm ba yếu tố: chi phí NVL ttrực tiếp, chi phí nhân công trực tíêp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ như: chi phí
lưu thông, chi phí quản lý Nó không gắn liền với các đơn vị sản phẩm mà gắn liền với quá
Trang 4trình bán ra và trong điều kiện này nó được xem như là phí tổn và được khấu trừ vào lợi tứccủa thời kỳ mà chúng phát sinh
1.2 Gíá thành sản phẩm :
1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao đông sốngvà lao động vật hóa tính cho một khối lượng sản phẩm (lao vụ ) nhất định đã hoàn thành.
1.2.2 Các loại giá thành :
a) Xét theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành :
- Giá thành kế hoạch : Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của
kỳ kế hoạch, được xây dựng căn cứ vào các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.Nói một cách khác, giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí tínhtheo đinh mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành định mức: là một loại gía thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản
phẩm Gía thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tạitừng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) Giá thành định mứcluôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quátrình thực hiện kế hoạch Giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết đểsản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định, tại những thời điểmnhất định.
- Giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hòan thành việc sản xuất sản
phẩm, căn cứ vào các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.Nó bao gồm tất cả các chi phí thực tế phát sinh trong đó có cả những chi phí vượt định mức,ngoài kế hoạch như các thiệt hại về sản phẩm hỏng, các thiệt hại do ngừng sản xuất Giáthành thực tế được xác định nhất thiết là phải theo số liệu kế toán.
*.Xét theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia ra
- Giá thành công xưởng: là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm dịch vụ.
Trong đó bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuấtchung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ: Là chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh
nghiệp Chỉ tiêu giá thành này được dùng để xác định lợi tức trước thuế của từng thứ sảnphẩm, lao vụ
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí QLDN
Chỉ tiêu giá thành có ý nghĩa trong lãnh đạo và quản lý kinh tế Giá thành là chỉ tiêukinh tế, kỹ thuật tổng hợp, được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp,phản ánh một cách tổng quát các mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức của doanh nghiệp Phấn đấuhạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao tích lũy chodoanh nghiệp Tính toán chính xác giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hợp lýcủa sản phẩm, là cơ sở để kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao, tình hình thựchiện hạch toán kinh tế nội bộ, là căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
1.2.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chi phíthể hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết qủa của các quá trình sản xuất Đây là
Trang 5hai mặt thống nhất của cùng một quá trình Xét về mặt chất thì chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm giống nhau nhưng xét về mặt lượng thì chúng khác nhau ở những mặt sau:
- Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ nhất định(tháng, quý, năm) không tính đến những chi phí có liên quan đến số sản phẩm hoàn thànhhay chưa Giá thành sản phẩm là một số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sảnphẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Chi phí sản xuất tính cho một kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sảnxuất của kỳ trước chuyển sang.
1.3 Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặcđiểm sản phẩm và đơn vị tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đốitượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháp tinhgiá thành phù hợp
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hinh thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, cácdự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuầt nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyênvật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý; vạch ra đượcmức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở từng khâu sản xuất.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời giáthành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất trongdoanh nghiệp.
- Lập các báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm quy trìnhcông nghệ sản xuất sản phẩm, và yêu cầu của công tác quản lý giá thành Bởi thế đối tượnghạch toán chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc có thể là các đối tượng chịuchi phí Vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
- Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp- Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình - Từng nhóm sản phẩm,bộ phận, chi tiết sản phẩm
2.Đối tượng tính giá thành:
Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sảnxuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm Trong các doanh nghiệptùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm công việc, đơn đặt hàng hoàn thành - Từng lọai sản phẩm hòan thành, chi tiết, bộ phận sản phẩm.- Từng công trình, hạng mục công trình.
Căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất mà xác định đốitượng tính giá thành, đơn vị tính giá thành để cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm mộtcách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Trang 6* Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm:
- Đối tượng hạch toán tính chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có nộidung khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chúng giống nhau ở bản chấtchung đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tácquản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành Tuy nhiên chúng cũng có những điểmkhác nhau :
- Xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất : Là xác định phạm vi phát sinh chi phí.Còn đối tượng tính gía thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gổm nhiều đối tượng tính giá thànhvà ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí.
3.Phương pháp hạh toán chi phí sản xuất :
- Phương pháp hạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm: Khi áp dụng
phương pháp này thì giá thành sản phẩm được xác định bằng các tổng cộng chi phí sản xuấtcủa các chi tiết hay các bộ phận cấu thành nên sản phẩm Phương pháp này khá phức tạpcho nên được áp dụng ở những doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất ítloại sản phẩm hoặc mang tính chất đơn chiếc, ít chi tiết cấu thành sản phẩm.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm: Theo phương pháp này các chi phí phát
sinh sẽ được tập hợp và phân loại cho từng sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tínhphức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất Trong trường hợp quy trình chếbiến sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí sẽ được tập hợp theotừng phân xưởng Trong đó các chi phí sản xuất trực tiếp được tính cho từng sản phẩm còncác chi phi sản xuất chung thì phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp
- Phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm : Theo phương pháp này các chi
phí phát sinh được tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại Phương pháp này thường đượcáp dụng trong các xí nghiệp đóng giày, may mặc, dệt kim
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: Theo phương pháp này
các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt Khi đơnđặt hàng hoàn thành thì giá thành của sản phẩm là tổng hợp chi phí tập hợp được Phươngpháp này được áp dụng trong các DN sản xuất đơn chiếc như xí nghiệp cơ khí chế tạo, sửachữa
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất: Theo phương pháp này
chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị, phân xưởng, tổ đội Sau đó chi phí sản xuấtđược tập hợp theo đối tượng chịu chi phí Khi áp dụng phương pháp này giá thành sản phẩmcó thể được xác định bằng phương pháp trực tiếp hay tổng cộng chi phí.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ: Theo phương pháp
này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân bổ theo từng giai đoạn công nghệ.Phương pháp này được áp dụng ở xí nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia thànhnhiều giai đoạn và NVL chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuốitheo một quy trình nhất định.
4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
- Phương pháp trực tiếp (giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh
nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất vơí khối lượng lớnvà chu kỳ sản xuất ngắn Giá thành đơn vị sản phẩm theo phưong pháp này được tính bằngcách trực tiếp, lấy số chi phí sản xuất sản phẩm tập hợp được chia cho số lượng sản phẩmsản xuất ra Nếu có ản phẩm dở dang thì loại trừ hoặc tính nhập vào số chi phí
Trang 7Giá thànhĐơn vị SP
Giá trị SP dở
dang đầu kỳ + Chi phí sx phát
sinh trong kỳ _ Chi phí sx dởdang cuối kỳSố lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
- Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là
các chi tiết, bộ phận sản phẩm, giai đoạn công nghệ, phân xưởng, nhưng đối tượng tính giáthành là sản phẩm cuối cùng Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chiphí sản xuất của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm, hoặc tổng cộng chi phí của cácgiai đoạn sản xuât, phân xưởng tham gia qua trình chế tạo sản phẩm.
- Phương pháp hệ số : Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình
sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồngthời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm màtập hợp chung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này trước hết phải căn cứ vàohệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào khoản chiphí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốcvà giá thành từng loại sản phẩm.
- Phương pháp tỷ lệ : Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách,
phẩm chất khác nhau Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợpchi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sảnxuất thưc tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức)để tính ra giá thành sản phẩmtừng loại.
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ : Đối với các DN mà trong cùng một quá
trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩmphụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sảnxuất sản phẩm.
- Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những DN có tổ chức sản xuất,
tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính gía thành phảikết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí,tổng cộng chi phí với tể lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
III.HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT.1 Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu Được xuấtdùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quantrực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượngđó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khôngthể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ cho các đối tượngcó liên quan Đối với NVL chính ta có thể phân bổ theo hệ số, tỷ lệ với định mức tiêu haohoặc tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm Còn đối với vật liệu phụ có thể phân bổ theo định mứctiêu hao tỷ lệ với NVL chính.
Trang 8Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí nguyênvật liệu trực tiếp” Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho
sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
*Kết cấu:
Bên Nợ: Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.Bên Có:
- Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển, phân bổ vào tài khoản 154 “ chi phí sản xuất dở dang”
TK 621 cuối kỳ không có số dư, TK 621 có thể đưọc mở chi tiết theo từng đối tượng tậphợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.
1.1 Đối với phương pháp kê khai thường xuyên :
Phương pháp hạch toán:
- Trong kỳ, khi xuất NL,VLC,VL phụ sử dụng cho trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩmNợ TK 621 : Chi phí NL,VL trực tiếp
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
- Trường hợp NL,VL xuất cho SXKD nhưng sử dụng không hết, nhập lại kho, ghi:Nợ TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
( Theo phương pháp kê khai thường xuyên )
Gtrị NVLTT dùng SXSP Vật liệu sử dụng không hết Nhập lại kho
TK 154
Cuối kỳ K/C gtrị NVLTT vào gtrị sp
1.2 Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ:
Chi phí NL,VL phản ánh trên TK này được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán Cuối kỳkế toán, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và xác định giá trị từng thứ NL,VL tồn kho cuốikỳ Sau đó, căn cứ kết qủa kiểm kê cuối kỳ trước, cuối kỳ này và NL,VL nhập trong kỳ đểxác định giá trị NL,VL xuất kho theo công thức:
Trị giá xuất = Trị giá nhập + Trị giá tồn _ Trị giá tồn cuối
Trang 9trong kỳtrong kỳđầu kỳkỳ
Nợ TK 621 : Chi phí NL.VLTT (ghi trị giá xuất trong kỳ)Có TK 611(6111) : Mua hàng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NL,VLTT vào giá thành sản xuất, ghi:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
xxx K/c gtri VLtồn K/c gtri VL tồn Cuối kỳ k/c gtrị NVL kho đầu kỳ kho cuối kỳ vào gthành SPSX
TK111, 112, 331 Giá trị NL,VL sử dụng cho sản Xuất trong kỳ
Gía trị thực tế NL,VL muaVào trong kỳ
2 Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán chocông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiềnlương chính, tiền lượng phụ, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương nhưBHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí NCTT được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ,dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp Trường hợp chi phí này có liên quan đếnnhiều loại sản lhẩm, lao vụ mà không thể tính trực tiếp được cho từng loại sản phẩm thìmới áp dụng phương pháp phân bổ Phương pháp phân bổ thường sử dụng là phân bổ theotiền lương định mức của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,hoặc phân bổ theo tỷ lệ vớikhối lượng sản phẩm.
Để tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 “ chi phínhân công trực tiếp” TK này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công
nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
* Kết cấu:
Trang 10Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.Bên Có : Kết chuyển và phân bổ vào tài khoản 154
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng nơi phát sinh chi phí
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Trích trước tiền lương nghỉ phép
3.Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất củaDN bao gồm các khoản sau :
- Chi phí nhân viên phân xưởng.- Chi phí vật liệu
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài.- Chi phí khác bằng tiền mặt.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “ chi phí sản xuất chung“ Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản
xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
* Kết cấu:
Bên Nợ : Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ.Bên Có : - Ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154
Tài khoản 627 cuối kỳ cũng không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đốitượng, từng loại hoạt động, từng bộ phận , từng phân xưởng.
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2 Mỗi tài khoản cấp 2 sẽ phản ánh một nội dungcủa chi phí sản xuất chung.
Tùy vào đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sảnxuất chung khác nhau.
- Phân bổ theo giờ công của công nhân sản xuất hoặc phân bổ theo tiền lương của côngnhân sản xuất.
- Phân bổ theo chi phí sản xuất trực tiếp
Trang 11- Phân bổ theo số giờ máy chạy.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.1 Đối với phương pháp kê khai thường xuyên :
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi
phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 ” chi phísản xuất kinh doanh” Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính
giá thành sản phẩm, lao vụ của các phân xưởng hoặc các bộ phận sản xuất trong doanhnghiệp sản xuất.
* Kết cấu:
Bên Nợ :
- Phản ánh về các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung kết chuyển cuối kỳ.
Bên Có :
- Phản ánh các giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Phản ánh giá thành thực tế sản xuất sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho và chi phí thực
tế của khối lượng công tác lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Dư nợ cuối kỳ:
- Phản ánh chi phí của sản phẩm dở dang hoặc lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc từng sảnphẩm, nhóm sản phẩm, từng lao vụ
1.2 Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trang 12Trường hợp doang nghiệp áp dụng phương pháp liểm kê định kỳ, thì chi phí sản xuất
được tập hợp vào TK631” giá thành sản phẩm” TK này dùng để tập hợp chi phí sản xuất
kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất TK 631 đượchạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT( Phương pháp kê khai thường xuyên )
Người gây thiệt hại bồi thường
Trang 13hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trìnhcông nghệ và tính chất sản phẩm, DN có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giásản phẩm dở dang sau:
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tươngđương Dựa theo mức độ và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thànhsản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương địnhmức Để đảm bảo tính chính xác phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chếbiến, còn các chi phí nguyên liệu thực tế phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Số lượng
thành phẩm +Tổng s.lg SP dở dang cuối kỳ X% hoànthành
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hoặc theo chi phí trực tiếp.Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm CPNVLTT hoặc chi phítrưc tiếp mà không tính đến các chi phí khác.
CP NVLTT (CPTT)Tính cho dd cuối kỳ =
CP dd đầu kỳ(NVLTT,CPTT)+
CP NVLTT (CPTT)
Sdụng ttế trong kỳ X Số lượng sản phẩmdở dang cuói kỳSL thành phẩm+Slượng SP dd cuối kỳ
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chê biến: Để đơn giản cho việc
tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sốchi phí Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tươngđương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thànhphẩm.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: căn cứ vào
các định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trongquá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
3.Tính giá thành sản phẩm:
Sau khi tổng hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất đã xác định và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giáthành sản phẩm Sau đây là các phương pháp tính giá thành của một số lọai hình chủ yếu.
a) Tính giá sản phẩm đối với DN có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Phương
pháp này được áp dụng trong những DN có số lượng mặt hàng ít nhưng có khối lượng lớn,cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc nếu có thì rất ít Theo phương pháp toàn bộ chiphí sản xuất được tập hợp theo từng sản phẩm, công việc tính giá thành sản phẩm được tiếnhành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc liên hợp.
b) Tính giá thành sản phẩm trong DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theokiểu chế biến liên tục: được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp, kiểu chế
biến liên tục qua nhiều giai đoạn (bước) theo một trình tự nhất định, mỗi giai đoạn đều tạora bán thành phẩm và bán thành phẩm của gia đoạn này sẽ là đối tượng chế biến của giaiđoạn sau Cho nên để tính được giá thành sản phẩm hoặc giá thành bán thành phẩm trong
Trang 14giai đoạn nào đó thì phải biết giá thành của giai đoạn trước Do đó giá thành có thể tínhđược theo hai phương án sau:
- Phương án có tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương án này trước tiên phải
tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn một Sau đó cộng với chi phí chế biến của giai đoạnhai để tìm ra giá thành bán thành phẩm giai đoạn hai rồi tuần tự kết chuyển như vậy để tínhgiá thành giai đoạn cuối cùng Nếu là giai doạn sản xuất cuối cùng thì cộng thêm chi phíquản lý phân xưởng để tính giá thành của sản phẩm (trường hợp bán thành phẩm tự chế đembán ra như sản phẩm hàng hóa thì phải phân bổ chi phí quản lý phân xưởng theo giá thànhchế biến phân xưởng của từng giai đoạn)
- Phương án không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương án này để tính giá
thành thành phẩm, mỗi phân xưởng chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất củatừng giai đoạn nằm trong thành phẩm Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạntrong thành phẩm lại với nhau ta được giá thành của thành phẩm.
c) Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Phương
pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp lắp ráp từng phụ tùng, tổchức sản xuất từng cái và hàng loạt Theo phương pháp này tất cả các chi phí sản xuất phátsinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, đối với chi phí chung thường tập hợp theotừng nơi đã phát sinh chi phí đó Định kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của từng đơn đặt hàng cóliên quan theo một tiêu chuẩn nhất định Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xácđịnh sau khi đơn đặt hàng đã hoàn thành
d) Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức: Theo
phương án này dựa trên cơ sở các định mức tiêu hao lao động Vật tư hiện hành và dự đoánvề chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm.Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại:Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức Từ đó tiếnhành xác định giá thành thực tế của sản phẩm.
Giá thành thực tếcủa sản phẩm
Giá thànhđịnh mứcsản phẩm
Chênh lệch dothay đổi định
Chênh lệch so vớiđịnh mức
Trang 16mà được tiếp quản từ một xưởng đắp vỏ xe ôtô dã chiến của Mỹ Ngụy để lại, đặt tại PhườngBắc Mỹ An, Quận III Đà Nẵng.
Sau ngày Miền Nam giải phóng ngày 04-12-1975 theo đề nghị của Tổng Cục hóachất, Công ty Cao Su Đà Nẵng được chính thức thành lập với tên “ Nhà Máy Cao Su ĐàNẵng” Theo quyết định số 340/PTT của Hội Đồng Chính Phủ Sau khi có quyết định thànhlập, Tổng cục Hóa chất đã cử một nhóm Cán Bộ, kỹ sư gồm 10 người của nhà máy Cao SuSao Vàng Hà Nội vào tiếp quản và quản lý cơ sở nói trên.
Đây là một xưởng đắp vỏ xe ôtô dã chiến phục vụ cho chiến tranh cho nên nó chỉđược thực hiện giai đoạn công nghệ là đắp và hấp, còn toàn bộ viêc gia công bán thànhphẩm đều được chuyển từ nơi khác đến Chính vì vậy cơ sở vật chất nghèo nàn, đơn điệu.Nhưng với sự nhiệt tình, sáng tạo của 10 kỹ sư với sự giúp đỡ nhiệt tình của Tỉnh, của nhàmáy cao su Sao Vàng Hà Nội, những khó khăn dần dần được khắc phục Đầu năm 1976chiếc lốp đắp đầu tiên ra đời Lúc đầu chỉ đắp được 3 quy cách, đến năm 1977 đắp được 15quy cách Ngoài sản phẩm đắp lốp ôtô, công ty đã phát triển thêm sản phẩm như ống hútnước, ống dẫn nước, dây curoa Đến năm 1995-1996 Công ty đã hoàn thành quy trình côngnghệ sản xuất lốp ôtô mới với nhiều quy cách khác nhau.
Năm 1976 từ một sản phẩm đến nay công ty đã sản xuất được hơn 30 sản phẩm vớinhiều chủng loại nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tảivà tiêu dùng xã hội.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty càng được củng cố và pháttriển về mọi mặt, đến nay đã tạo được một số cơ sở vật chất kỹ thuật dù chưa hiện đại hóahoàn toàn nhưng cũng tương đối đầy đủ.
Sản phâm của công ty sản xuất đa dạng đảm bảo chất lượng, đặc biệt sản phẩm lốpxe đạp đã 2 lần đạt huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc và đãđược Nhà nước cấp giấy chất lượng cấp I lần thứ hai Uy tín của Công ty ngày càng đượcnâng cao, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp chiếm lĩnh thị trường cả nước, hiệu quả sảnxuất kinh doanh ngày càng cao
Quá trình phát triển của Công ty có thể chia làm 2 giai đoạn:* Giai đoạn I :
Từ khi thành lập đến năm 1989: Đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý kinhtế bao cấp, trong giai đoạn này về quy mô sản xuất được mở rộng, vốn đầu tư tăng nhưnghiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp so với khả năng sẵn có của Công ty, công xuất máymóc thiết bị sử dụng không hết, năng xuất lao động thấp, sản phẩm sản xuất theo kế hoạchđịnh sẵn để giao nộp cho Nhà nước, vật tư tiền vốn được Nhà nước cấp theo chỉ tiêu Dovậy trong giai đoạn này Công ty chỉ đơn thuần thực hiện hoàn thành kế hoạch trên cơ sởNhà nước cấp phát vật tư và các yếu tố khác cho sản xuất tương ứng.
* Giai đoạn II:
Từ năm 1989 đến nay: Đây là giai đoạn quản lý kinh tế theo thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước Để phù hợp với cơ chế mới, Công ty phải thực sự quan tâm đến việc hạchtoán kinh tế nội bộ, thường xuyên cải tiến mẫu mã, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lýđể sản phẩm làm ra với các mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá thành hạ phù hợp thị hiếucủa người tiêu dùng Bước đầu hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty còn nhiều bỡ ngỡnhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty đã lãnh đạo công tyđứng vững trên thị trường, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được thị
Trang 17trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định và là doanh nghiệp được BộCông nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su.
II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sản phẩm của Công ty cao su Đà Nẵng sản xuất được tiêu thụ rộng rãi trên thị trưòng cảnước nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và tiêudùng xã hội
Qua từng thời kỳ sản phẩm của công ty luôn luôn được cải tiến về quy cách, chủng loại,mẫu mã để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hiện nay Công ty đang sản xuất các loạimặt hàng sau:
- Săm lốp xe đạp các cỡ- Săm lốp xe máy các cỡ- Săm lốp ôtô các cỡ - Ống cao su các loại- Lốp ôtô đắp các loại
Về tổ chức sản xuất: Công ty cao su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình công ty,
trực thuộc công ty là các xí nghiệp, hiện nay Công ty tổ chức thành 6 xí nghiệp.
1.Xí nghiệp cán luyện:
Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại bán thành phẩm theo các đơn pha chế để cung cấp
cho các xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm Xí nghiệp có một Giám đốc, một thống kê, một kỹsư công nghệ và một kỹ sư cơ khí Thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê toàn bộnguyên vật liệu nhận về thực tế đã đưa vào sản xuất bán thành phẩm và tổng số bán thànhphẩm sản xuất được (về số lượng từng loại), theo dõi công lao động và tính toán chi tiết chocông nhân.
2.Xí nghiệp săm lốp xe máy:
Có nhiệm vụ nhập bán thành phẩm liên quan đến sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy, vàcác vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về phục vụ cho sản xuất Xí nghiệp có một Giámđốc, một phó Giám đốc, một thống kê và ba trưởng ca Thống kế xi nghiệp có nhiệm vụthống kê số lượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu nhận về thực tế đã đưa vào sản xuấtthành phẩm, thống kê toàn bộ lượng sản phẩm sản xuất được để làm thủ tục nhập kho Côngty, theo dõi lao động và sản phẩm theo công đoạn sản xuất để tính lương cho CBCNV xínghiệp; Cuối tháng nộp cho phòng lao động tiền lương của Công ty duyệt Xí nghiệp chialàm ba bộ phận.
+ Bộ phận sản xuất lốp xe đạp
Trang 18+ Bộ phận sản xuất săm xe đáp+ Bộ phận sản xuất săm lốp xe máy
3.Xí nghiệp săm lốp ôtô mới:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từkho công ty về sản xuất thành sản phẩm săm lốp ôtô mới các loại Xí nghiệp có Giám đốc,Phó Giám đốc, một thống kê và ba trưởng ca Thống kê có nhiệm vụ thống kê toàn bộ sốlượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu sử dụng trong tháng và số lượng sản phẩm xuấtnhập kho, theo dõi công và lương sản phẩm cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.Cuối tháng nộp về phòng lao động tiền lương duyệt Xí nghiệp chia thành 2 bộ phận SX:
- Bộ phận sản xuất lốp ôtô các loại- Bộ phận sản xuất săm, yếm ôtô các loại
4.Xí nghiệp sản phẩm mới:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từkho Công ty về sản xuất ra sản phẩm cao su kỹ thuật theo đơn đặt hàng và sản phẩm phụ làcác tấm lợp kích cỡ Xí nghiệp có một Giám đốc và một thống kê Thống kê có nhiệm vụthống kê toàn bộ bán thành phẩm và vật tư khác sử dụng thực tế vào sản xuất và số lượngsản phẩm nhập kho, tính lương có các CBCNV của Xí nghiệp Thống kê chuyên về theo dõisản xuất.
5.Xí nghiệp đắp lốp ôtô:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ Xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệukhác từ kho Công ty để sản xuất sản phẩm (Riêng phần đắp và hấp) Thống kê số lượng lốpnhận của khách , ghi số từng quy cách và đắp xong nhập kho Công ty, giao lại cho khách.Xí nghiệp này không có Giám đốc mà có Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của Công tykiêm nhiệm
6.Xí nghiệp cơ điện - Năng lượng
Có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa và chế tạo mới khuôn mẫu và phụ tùng thay thế chomột Xí nghiệp khác, cung cấp hơi, nhiệt cho các Xí nghiệp trên sản xuất ra sản phẩm Xínghiệp này do Phó Giám đốc Công ty kiêm nhiệm Lãnh đạo Xí nghiệp và một thống kê,một phó Giám đốc Xí nghiệp có ba bộ phận chính:
- Bộ phận cung cấp hơi nhiệt : Có nhiệm vụ nhận dầu đốt lò về cung cấp hơi nhiệt
cho các Xí nghiệp sản xuất, cuối tháng thống kê có nhiệm vụ thống kê số lượng dầu tiêu thụthực tế trong tháng
- Bộ phận sửa chữa: Bộ phận này được hạch toán riêng, khoán công việc, mỗi một
phần việc đều có hợp đồng do Phòng kỹ thuật, Phòng tổ chức lao động tiền lương theo dõi.
- Bộ phận chế tạo mới: Cũng như bộ phận sữa chữa được phép hạch toán riêng.
Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo khuôn mẫu các phụ tùng thay thế Thống kê có nhiệm vụ theodõi số lượng vật tư, nguyên vật liệu nhận từ kho Công ty về và sử dụng trong tháng, theo dõicông lao động cho công nhân Xí nghiệp.
Tóm lại: Tổ chức sản xuất của Công ty gồm có sáu Xí nghiệp sản xuất, mục đích là từng
bước giao quyền tự chủ cho từng Xí nghiệp, nhưng hiện nay mới chỉ giao tiền lương chotừng Xí Nghiệp, còn các nhiệm vụ khác thì chưa giao Do vậy chưa phát huy được hiệu quảvà tính chủ động, tình trạng lãng phí vật tư còn phổ biến.Để khắc phục tình trạng này lãnhđạo Công ty đề ra việc hạch toán nội bộ cho các Xí nghiệp, trong đó hạch toán chi phí
Trang 19nguyên vật liệu, bán thành phẩm là chủ yếu, có chế độ thưởng phạt rõ ràng cho từng Xínghiệp.
Một số quy trình công nghệ chính ở Công ty cao su Đà Nẵng:
Mỗi loại sản phẩm của Công ty có một quy trình công nghệ sản xuất riêng Mỗi sảnphẩm lại sử dụng một số bán thành phẩm do Xí nghiệp cán luyện sản xuất ra và coi bánthành phẩm như một số nguyên vật liệu chính khác đưa vào sản xuất sản phẩm Để sản xuấtra bán thành phẩm Xí nghiệp cán luyện phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất bán
XN săm lốp xe đạp
Xí nghiệp săm lốp
Các xí nghiệp
Bộ phận
sản xuất lốp xe
Bộ phận
sản xuất săm xe
Bộ phận
sản xuất săm lốp xe
Bộ phận sản xuất lốp ôtô
Bộ phận
sản xuất săm yếm ôtôCác tổ sản xuất
Cân đongSàng sấyHóa chất
Bán thành phẩmHỗn luyện
Cao su
Sơ luyệnQUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁN THÀNH PHẨM
Trang 20SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Ghi chú:
A: Phòng kỹ thuật cơ năngB: Phòng kỹ thuật công nghệ C: Phòng kế hoạch kinh doanhD: Phòng cung cấp xuất nhập khẩuE: Phòng tài chính kế toán
G: Phòng tổ chức lao động H: Phòng KCS
6 : Cửa hàng trung tâm 7 : Chi nhánh DRC miền Bắc 8 : Chi nhánh DRC miền Nam
Các nét liền nối biểu hiện phân công, phân nhiệm trực tiếp
Ngoài ra có mối liên hệ qua lại cùng cấp và dưới sự lãnh đạo của cấp trên
1 Đặc điểm tổ chức quản lý
a Đặc điểm :
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệsản xuất sản phẩm mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý gồm các bộ phận, phòngban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chuyên môn hóa và được phân cấp một sốtrách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm bảo đảm thực hiện chuéc năng quản lý sản xuấtmột cách trọn vẹn
b.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý :
Như đã trình bày ở trên, Công ty Cao Su Đà Nẵng tổ chức sản xuất và quản lý sảnxuất kinh doanh theo mô hình công ty Trực thuộc công ty là các xí nghiệp sản xuất không
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM
TRƯỞONG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
I
Trang 21có tư cách pháp nhân, không quan hệ trực tiếp với ngân sách, chịu sự quản lý mọi mặt củacông ty Phù hợp với mô hình này tại công ty bộ máy quản lý bao ngồm :
- Giám đốc : Là người điều hành cao nhất, toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty
và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty Để làm tốt phầnviệc của mình, Giám đốc ủy quyền cho các Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban,xí nghiệp có liên quan và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được phâncông.
- Các Phó Giám đốc : Là người giúp việc cho Gíam đốc theo từng lĩnh vưc chuyên môn,
được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất theo từnglĩnh vực được phân công Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo trước Giám đốc tình hình sảnxuất, tình hình quản lý và kinh doanh tại các bộ phận mà các Phó Giám đốc chịu tráchnhiệm chính.
- Các phòng ban, các Xí nghiệp, chi nhánh: Có trách nhiệm tổ chức bộ máy của mình về
quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật chuyên môn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh của Công ty thuộc mình đảm nhiệm Về tổ chức các phòng ban, xí nghiệp, chi nhánhtương đương nhau, xong nếu thuộc lĩnh vực được công ty phân công, được ủy quyền và xácđịnh nghĩa vụ thì đơn vị đó chịu trách nhiệm chính quyết định về lĩnh vực chuyên môn (nhấtlà chuyên môn kỹ thuật, chuyên môn kinh tế) thuộc phạm vi được phân công, ủy quyền đơnvị phụ trách thì đơn vị đó có quan hệ cấp trên về chuyên môn hay lĩnh vực đó.
Việc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty bảo đảm tính chặt chẽ có hệthống, các cấp điều hành hiểu rõ trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của mình,tạo mọi điều kiện chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàncông ty.
Kết hợp công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, trong những năm qua công tyđã ngày càng cũng cố và nâng cao chất lượng sản xuất và chất lượng công tác quản lý.
2 Tổ chức công tác kế toán:
a Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính củađơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, địa bàn hoạt động, công ty tổ chức bộ máykế toántheo hình thức tập trung Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ gốc,định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , lập báocáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán tài chính Tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộccông ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế nhân viên kinh tế làm nhiệm vụthống kê, thu thập chứng từ sau đó gởi về phòng kế toán Công ty xử lý và ghi sổ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợpPhó phòng kế toán kiêm
kế toán gía thành, kế toán XDCB
Thủ qũy
Kế toán thanh toán kiêm kế
toán tài sản cố định
Kế toán tiêu thụ kiêm kế
toán tiền lương và
Kế toán vật liệu kiêm thống kê tổng
hợp
Trang 22 Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán
Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức các thông tin kinh tếhạch toán kinh tế nội bộ, quyết toán việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, phân tích hoạtđộng kinh tê, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước Định kỳ lập báo cáo kế toánkiểm tra chế độ hạch toán, chế đọ quản lý tài chính, đề xuất tham mưu cho Giám đốc cácphương án sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả
- Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm phụ trách phòng kế toán tài vu Kế toán
trưởng kiêm phần kế toán tổng hợp
- Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, phụ trách công tác tài chính và
kiêm kế toán giá thành.
- Nhân viên của phòng kế toán : được chia phụ trách từng phần hành công việc theo hướng
chuyên môn hóa gồm các khâu :
+ Kế toán tiêu thụ kiêm tiền lương và BHXH: Với nhiệm vụ thu nhập, phân loại
chứng từ, hạch toán tổng hợp và chi tiết về các nghiệp vụ bán hàng, lập bảng tính kết quảtiêu thụ từng tháng, qúy, năm, lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh, lập bảng kê nộp thuế,theo dõi và thanh toán công nợ với người mua Ngoài ra kế toán tiêu thụ phải kiên thêmnhiệm vụ của kế toán tiền lương, tính lương của bộ phận gián tiếp (các xí nghiệp đã cóthống kê tính lương), tổng hợp tiền lươnmg phải trả toàn công ty, tính trích BHXH, BHYTvà KPCĐ, phân bổ lương vào chi phí sản xuất trong từng tháng
+ Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ: Với nhệm vụ quản lý việc sử dụng tiền
gởi, tiền vay ngân hàng và quỹ tiần mặt, thanh toán trong nội bộ công ty và với bên ngoàitheo yêu cầu mua bán vật tư sản xuất, theo dõi thanh toán tạm ứng, các khoản công việcphải thu, phải trả, hạch toán tổng hợp các chi tiết tài khoản 111, 112, 141, 311, lên nhật kýchứng từ và bảng kê có liên quan Ngoài ra kế toán còn kiêm thêm kế toán TSCĐ, phải tổchức ghi chép, phản ánh tổng hợp số tiền về tăng giẳm TSCĐ, tính trích và phân bổ khấuhao và chi phí sản xuất
+ Kế toán nguyên vật liệu kiêm thống kê tổng hợp : Nhiệm vụ của kế toán nguyên
vật liệu là thu nhập chứng tư, phân loại chứng từ, tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp và chitiết tình hình thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu,công cụ dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất, theo dõi công nợvà thanh toán công nợ với người bán Ngoài ra kế toán còn kiêm thêm nhiệm vụ của thốngkê tổng hợp, theo dõi sản lượng sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng,tình hình biến động hay ổn định về sản xuất tiêu thụ để Gián đốc điều hành sản xuất kịpthời, lập báo cáo sản lượng hàng tháng, quý, năm, thông tin kịp thời cho đơn vị chủ quản
Các nhân viên thống kê được bố trí ở các xí nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp củaGián đốc xí nghiệp, theo dõi quản lý vật tư, lao động, sản lượng sản xuất làm cơ sở cho việctập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng, làn cơ sở cho việc hạch toán nội bộ xínghiệp
Trang 23Các chi nhánh kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu mua vật tư và tiêu thụ sảnphẩm , thu tiền bán hàng định kỳ hàng tháng về đối chiếu số liệu với phòng kế toán công ty,thanh toán công nợ
b Hình thức sổ kế toán :
Công ty Cao Su áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cho công tác kế toán vì hìnhthức này phù hợp với loại hình sản xuất của công ty, khối lưọng công việc ở phòng kế toánkhá lớn, trình độ cán bộ đồng đều Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàngngày đưọc phản ánh trên chứng từ gốc, từ chứng từ gốc đưọc ghi thẳng vào nhật ký hoặcchứng từ gốc ghi vào bảng kê, từ bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ Mỗi nhật ký chứng từdùng cho một tài khoản hoặc nhiều tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có mốiquan hệ đối ứng mật thiết với nhau Từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái, sổ cái làm căn cứ đểlập báo cáo kế toán Ngoài việc sử dụng bảng kê nhật ký chứng từ, sổ cái kế toán còn sửdụng một số sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết để phục vụ cho công tác quản lý chung, tập hợpchi phí tính giá thành sản phẩm Với loại sổ nạy các chi phí phát sinh trên chứng từ gốcđược ghi vào sổ chi tiết Cuối tháng ghi vào sổ tổng hợp, sổ tổng hợp chi tiết làm căn cứbáo cáo định kỳ.
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng
B TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀNẴNG.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quantrọng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty Vì vậy hạch toán chính xác chi
CHỨNG TỪ GỐC
KÊ BẢNG, BẢNG PHÂN
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
SỔ CHI TIẾT
HỢP CHI TIẾT
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Trang 24phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của phòng kếtoán.
I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY SAO SU ĐÀ NẴNG.
Với loại hình sản xuất hành loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phứctạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm (BTP), và tiếp tục chuyển sang giaiđoạn sản xuất tiếp theo Nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuấtra bán thành phẩm và sản phẩm Đối tượng tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành,còn bán thành phẩm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ tính phần chi phí NVL đểsản xuất ra bán thành phẩm; còn các chi phí khác lại phân bổ ở giai đoạn sản xuất ra sảnphẩm
Phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước.Kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng.
Các loại NVL mà công ty hiện đang sử dụng: có 5 loại NVL sau :
- Cao su các loại bao gồm: cốm 1, cốm 2, cốm 3, tờ1, CKC, CKH, mu - Chất độn cao su như: can xi, cao lanh
- Hóa chất xúc tác gồm 20 loại như: Xúc tiến D, xúc tiến TMTD, xúc tiến M, phòng lão, lưuhuỳnh, dầu thông, nhựa thông, than đen
- Vật liệu dệt: Bạt 3x4, Mành Poliamid các loại, vải ôtô, PA xe đạp, PA Honđa
- Vật liệu kim loại và vật liệu khác gồm: thép 1,83, thép 1, thép 5, bao PE, thùngcartton
Các loại vật liệu trên đều góp phần tạo nên thực thể của sản phẩm nhưng không phảiđều đưa vào từ giai đoạn công nghệ đầu tiên để chế tạo nên bán thành phẩm, mà để tạo nênbán thành phẩm chỉ bao gồm các loại nguyên vật liệu như: Cao su các loại, chất độn cao su,hóa chất xúc tác Còn các loại vật liệu khác thì được đưa vào gia công chế biến ở giai đoạntiếp theo sản xuất ra sản phẩm Từ đặc điểm trên nên bán thành phẩm sản xuất ra tuy khôngbán ra ngoài nhưng để thuận tiện cho việc tính toán, kế toán tiến hành tính giá thành của bánthành phẩm trước.
II.TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM1 TÂP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng xí nghiệp cán luyện tiến hànhsản xuất bán thành phẩm thích hợp và cân đối về mặt số lượng sản xuất để phục vụ đủ choviệc sản xuất sản phẩm
Ví dụ: Sản xuất lốp xe đạp thì cần các loại bán thành phẩm như mặt lốp xe đạp (MLXĐ)
Cao su, vải mành xe đạp (VMXĐ) Để sản xuất ra lốp ôtô thì cần các lọai bán thành phẩmnhư mặt lốp ôtô (MLm), các loại bán thành phẩm để tráng lên vải Poliamid như cao su tầngtrong (TT), cao su tầng ngoài (TN), da dầu (DD)
Để sản xuất ra săm các loại thì cần các bán thành phẩm săm như: Săm xe đạp đỏ,săm xe đạp đen, săm ôtô
Ứng với mỗi loại bán thành phẩm có một đơn pha chế riêng biệt do Phòng Kỹ Thuậtcông nghệ cung cấp, chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra bán thành phẩm được tính như sau:
Trang 25Chi phí NVL sản
xuất BTPhẩm = Số lượng NVL
xuất dùng X Đơn giá bình quân thực tếnguyên vật liệu1.1.Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng:
Số lượng nguyên vật liệu thực tế sủa dụng do thống kê Xí nghiệp Cán luyện tổnghợp đưa lên hàng tháng, so sánh với số lượng nguyên vật liệu theo đơn pha chế ( số lượngnày do Phòng Kỹ thuật công nghệ tính toán tổng hợp lại từ đơn pha chế ).
Kế toán thực hiện việc phân bổ nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho các bán thànhphẩm bằng tiêu thức tỷ lệ với đơn pha chế bán thành phẩm thông qua bảng “ Phân bổnguyên vật liệu sử dụng theo đơn pha chế cho từng loại bán thành phẩm” ( Biểu số 01).
1.2.Đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính như sau:
Trước hết tính nguyên vật liệu xí nghiệp nhận trong tháng, thông qua bảng tính giáthực tế nhập kho xí nghiệp, thực chất đây chính là bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùngcủa kế toán vật liệu Căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu kho công ty thực chất xuất cho Xínghiệp (xuất theo đơn đã được đối chiếu) trong tháng, Kế toán vật liệu tính giá trị nguyên
vật liệu xuất theo giá bình quân cột tổng cọng thông qua biểu (Biểu số 02).
Số liệu ở biểu số 03 được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành,kế toán tính tóan như sau:
Đơn giá thựctế bình quân =
Tri giá thực tế NL,VL tồn
đầu kỳ + Tổng trị giá thực tế NL,VLnhập trong kỳ
Số lượng NL,VL tồn đầu kỳ + Tổng số lượng NL,VL nhậptrong kỳ
Do đó:
Giá thực tế của NL,VL
xuất trong kỳ = Số lượng NL,VL xuất
trong kỳ x Đơn giá thực tếbình quân
Ví dụ: Tính đơn giá bình quân 1 kg than đen xuất dùng trong tháng và trị giá than đen xuất
dùng trong tháng ở biểu số 03 như sau:Đơn giá bq 1kg than
Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thànhphẩm trong tháng ( ở cột xuất của biểu 3) Kế toán tiến hành tính chi phí nguyên vật liệu củatừng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng
Trang 26từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo “ bảng phân bổnguyên vật liệu sử dụng theo đơn pha chế” (ở biểu số 1)
Ví dụ: Tính giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới)
Giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới)
Trang 27(BIỂU SỐ:1)
TRÍCH : BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU THEO ĐƠN PHA CHẾ
THÁNG 5 NĂM 1999ĐVT: kg