MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU

Một phần của tài liệu Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su đà nẵng.doc (Trang 49 - 52)

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG:

Qua thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở Phòng Kế toán Công ty, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, tôi xin được đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cao su Đà nẵng.

1. Tập hợp chi phí và tính giá thành bán thành phẩm:

Khi tập hợp chi phí để tính gía thành bán thành phẩm, Công ty chỉ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác Công ty phân bổ vào sản phẩm theo tiêu chuẩn tiền lương sản phẩm. (do bán thành phẩm sản xuất ra không bán ra ngoài mà tiếp tục chuyển giao đưa vào sản xuất tiếp ra sản phẩm của Công ty) Việc tính như vậy sẽ làm đơn giản khối lượng công việc tính toán nhưng sẽ thiếu chính xác. Chính vì vậy mà Công ty cần tính giá thành của bán thành phẩm cụ thể hơn. Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán phải tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành cho phù hợp.

Về chi phí nhân công, thực tế công lao động một công nhân bỏ ra để sản xuất 1 kg bán thành phẩm từng loại giống nhau và số lượng bán thành phẩm phân bổ vào từng sản phẩm lại không tỷ lệ với tiền lương sản phẩm cho nên việc phân bổ các chi phí tiền lương công nhân sản xuất bán thành phẩm và chi phí sản xuất chung của xí nghiệp cán luyện theo tiêu chuẩn tiền lương công nhân sản xuất là chưa phù hợp, để xử lý trường hợp này kế toán tính lương của xí nghiệp cán luyện như sau: Xí nghiệp cán luyện đã có đơn giá tiền lương để sản xuất từng loại sản phẩm

Ví dụ: Ta có bảng phân bổ tiền lương cho từng loại bán thành phẩm của xí nghiệp cán

luyện như sau:

THÁNG 05 NĂM 1999

Tên bán thành

phẩm Sản lượng từng loại BTP (kg) Đơn giá thực tế của BTP (đ) Tổng tiền lương thực tế (đ)

Mlm 142.512 133,78 19.064.624

TT 55.237 154,89 8.539.030

TN 33.416 164,56 5.498.997 DD 10.398 139,07 1.446.063 Săm ôtô 4.581 136,88 627.053 MLXĐ đen 28.914,6 136,27 3.940.241 MLXĐ đỏ 6.644,4 151,85 1.008.946 Tổng cộng 46.014.400

Sau đó kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung lại dựa trên tiêu chuẩn phân bổ là tổng lương tính vào giá thành bán thành phẩm. Từ đó kế toán tính được giá thành của từng loại bán thành phẩm một cách chính xác.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ được tính giá thành của sản phẩm một cách chính xác hơn với giá thành của bán thành phẩm mới tính lại.

2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ. Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu cũng như các vật tư khác ở Công ty là được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Nhưng với điều kiện sử dụng máy vi tính như hiện nay, thì tốt nhất bộ phận kế toán vật tư nên tính giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quan gia quyền di động. Bởi lẽ, theo hệ thống kê khai thường xuyên mà Công ty đang sử dụng, tất cả các hoạt động gắn liền với quá trình vận hành của Công ty đều được ghi rõ hàng ngày và thường xuyên. Sổ sách kế toán trong hệ thống này phải thường xuyên cập nhật hóa để luôn biết được chi phí của qua trình sản xuất cũng như hàng tồn kho của mình. Hơn nữa quy mô của Công ty tương đối lớn nên cần các báo cáo thường xuyên nhằm cung cấp kịp thời cho qủan lý. Mặt khác, ở Công ty số lần nhập nguyên vật liệu trong tháng không nhiều, do đó tính giá xuất nguyên vật liệu bằng phương pháp bình quân gia quyền di động là thuận lợi. Giá bình quân di động sẽ phản ánh chính xác lượng chi phí chi ra cho sản xuất nhất là trong điều kiện giá cả thị trường biến động, nhờ đó chỉ tiêu giá thành được phản ánh môt cách chính xác nhất.

Theo phương pháp này, cần theo dõi chặt chẽ biến động nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu trong kỳ. Để xác định được số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu tồn kho tại mỗi thời điểm xuất kho nguyên vật liệu. Giá thực tế xuất kho NVL theo phương pháp này được tính theo công thức sau:

Gía thực tế xuất kho

NVL = Tổng giá trị NVL thực tế tồn kho theo thời điểm Tổng số lượng NVL thực tế tồn kho theo thời điểm

Trong đó: Tổng giá trị NVL thực tế tồn kho theo thời điểm = Tổng giá trị NVL tồn kho đầu kỳ + Tổng giá trị NVL nhập kho trong kỳ đến thời điểm đó _ Tổng giá trị NVL xuất kho trong kỳ đến thời điểm

Tổng số lượng NVL thực tế tồn kho theo thời điểm = Tổng số lượng NVL tồn kho

đầu kỳ + NVL nhập kho Tổng số lượng trong kỳ đến thời điểm đó - Tổng số lượng NVL xuất kho trong kỳ đến thời điểm đó

Biến động nhập kho, xuất kho và tồn kho nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết vật tư và được cập nhật dữ kiệu vào máy vi tính, phần cập nhật dữ liệu theo từng loại vật tư với ưu tiên phiếu nhập kho nguyêm vật liệu được nhập vào máy trước. Trên phiếu xuất kho phải xác định rõ mục đích sủ dụng để hạch toán đúng vào đối tượng cần tập hợp chi phí . Máy vi tính sẽ tính ra giá thực tế NVL mỗi lần xuất kho đồng thời xác định được giá trị NVL xuất kho để làm căn cứ hạch toán.

Cuối kỳ, để xác định đúng chi phí NVL trực tiếp sử dụng trong kỳ, cần phải tiến hành kiểm tra, xác định lại NVL thừa chưa sử dụng ở các phân xưởng sản xuất, lập báo cáo kiểm kê từ các phân xưởng để cập nhật vào máy chi tiết theo từng loại. Từ đó sẽ tính ra chi phí NVL trực tiếp trong kỳ tập hợp cho từng đối tượng sản xuất.

Chi phí thực tế NVL

sử dụng trong kỳ = Giá trị NVL đưa

vào sản xuât - Giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng

Sau khi tính được chi phí từng loại NVLvào đối tượng tập hợp chi phí, từ đó máy tính sẽ tiến hành phân bổ chi phí theo từng nhóm sản phẩm để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯTừ ngày... đến ngày Từ ngày... đến ngày

Tài khoản: Kho : Số

ctừ Ngày ctừ Diễngiải TK ĐƯ Slượng Đgiá Tiền Slượng ĐgiáNhập Xuất Tiền Slượng Đgiá TiềnTồn

C.kỳ

Chi phí vật liệu khác:

Hiện nay, kế toán Công ty phân chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành 2 loại đó là chi phí bán thành phẩm và chi phí nguyên vật liệu khác. Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty, việc kế toán theo dõi riêng chi phí nguyên vật liệu chính như vải mành, thép 1... lại vừa có các chi phí về bao bì, nhãn hiệu hàng hóa để bao gói, bảo quản sản phẩm phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và một số loại vật liệu khác không tạo nên thực thể sản phẩm, cũng không phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm nhưng lại phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm như lưới lọc....như vậy thực tế các loại nguyên vật

liệu như bao PE bọc lốp, nhãn hiệu hàng hóa, thùng các ton đựng săm.... không tạo nên thực thể sản phẩm mà nó làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm để dễ tiêu thụ trên thị trường mà hiện nay công ty dù tập hợp chi phí riêng, nhưng lại phân bổ cho các loại sản phẩm chung vào một biểu gọi là “ bảng phân bổ nguyên vật liệu khác” (Biểu 9). Còn các loại vật liệu như lưới lọc cũng không được theo dõi riêng.

Việc này sẽ làm cho việc đánh giá tỷ trọng của từng loại vật liệu trong giá thành của từng loại sản phẩm giảm đi phần chính xác.

Như vậy, để thuận lợi cho việc phân tích giá thành và để phản ánh đúng thực chất chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm, phản ánh đúng thực chất và công dụng của từng loại vật liệu phục vụ cho sản xuất, kế toán có thể thực hiện thêm một số công việc sau:

- Trên sổ theo dõi nhập xuất tồn vải, kim loại, nhiên liệu, vật liệu khác (Ở biểu số8), kế toán có thể sữa đổi theo dõi các loại nguyên vật liệu thành 3 loại như sau:

+ Nguyên vật liệu chính khác: Bao gồm vải ôtô, thép 1.... + Vật liệu phụ: Lưới lọc, van ôtô....

+ Nhiên liệu: Dầu đốt lò....

- Trên sổ phân bổ nguyên vật liệu khác cho từng sản phẩm (Ở biểu 9) cũng bằng các bước thực hiện như cũ nhưng kế toán chỉ cần sữa đổi một chút trên biểu mẫu như sau:

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN LỌAI CÁC LOẠI VẬT LIỆU

THÁNG... NĂM....

TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU LIỆU

TÊN SẢN PHẨM

LỐP 1200-20 LỐP 900-20 .. .. ..

SỐ LƯỢNG TIỀN SỐ LƯỢNG TIỀN .. ..

Một phần của tài liệu Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su đà nẵng.doc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w