Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS” để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
Trang 1MỞ ĐẦU
Căn cứ thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thông tư liên tịch quy định
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định tại điều 5, mục 2, khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học… phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng II
Ngoài những yêu cầu trên, việc tham gia lớp bồi dưỡng này cũng góp phần cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính nhà nước; Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh
Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các trường THCS
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái
gì qua việc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
Trang 2trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn
Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS” để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao
chất lượng dạy học của bản thân
NỘI DUNG PHẦN 1 KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập
Qua quá trình tập huấn được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, tôi nắm bắt được một
số chuyên đề với các nội dung như sau:
Trang 3Chuyên đề 1: Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
Chuyên đề 3: Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường THCS
Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS
Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS
Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường THCS
Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS
Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS
2 Thời gian học tập và nghiên cứu các chuyên đề: Từ 01/8/2018 đến 16/9/2018
3 Kết quả thu hoạch qua chuyên đề:
Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: Các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra
Trang 4kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh Trong các chuyên
đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp em hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân đó là
chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.
4 Kết quả thu hoạch về kỹ năng.
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng và học xong chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS” Bản thân tôi đã nắm bắt
được một số nội dung cơ bản sau:
4.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
4.1.1 Khái niệm năng lực người học:
Khái niệm năn lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Năng lực là sự thành thạo là khả năng thực hiện một công việc
Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của các yếu tố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tinh thần trách nhiệm
Năng lực gắn liền với khả năng hành động cho nên phát triển năng lực chính
là phát triển năng lực hành động
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
1 Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành
Trang 52 Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực
3 Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn
4 Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức
độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp
5 Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình
huống
6 Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy
7 Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các tiêu chuẩn nghề; Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể phải đạt được những gì?
8 Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó
9 Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống
Trang 64.1.2 Phân biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực với dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức.
Dạy học định hướng phát triển năng lực, hay còn gọi là dạy học định hướng
kế quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế
Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả
là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể
Cấu trúc khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ
Trang 7chặt chẽ Năng lực hành động dược hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này
4.1.3 Nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vần đề gắn với tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau
Tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chưng, năng lực chuyên biệt để con người phát triển, thích nghi với môi trường sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời
Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực: Năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Các năng
Trang 8lực chung: Năng lực tự chủ; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo Các năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán; Năng lực Tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất
4.1.4 Vai trò của người giáo viên, nhà quảm lí trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Trong hoạt động dạy học theo dịnh hướng phát triển năng lực, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu Sự nhận thức đúng đắn, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tap5 tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường
Tri thức của giáo viên là điểm quan trọng trong công tác giáo dục Giáo viên
ở bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy, lòng nhiệt thành và thân thiện Bên cạnh đó, giáo viên phải có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin để phục vụ yêu cầu dạy học
Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và
kĩ năng cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ
ít đến nhiều Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực nào khác, thậm chí công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất Nếu người giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì học sinh – đối tượng đang chiệu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục Quá trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kĩ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức sử lí thông tinh Thói quen học tập là quan trong trong giáo dục trung cấp, đại học Thực
tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi theo thời gian, vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của học sinhđể các em năng lực tự học suốt đời
Trang 9Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hướng dẫn hỗ trợ học sinh tìm chọn và sử lí thông tin Giúp người học sẵn sàng tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể hiện tương tác trải nghiệm, tăng cường hứng thú,
tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học
Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về nội dung chuyên trình của lớp học, cấp học, mạnh dạng đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên, chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học,
tự tìm tòi khám phá của người học
4.1.5 Đánh giá năng lực người học trong quá trình dạy học.
Các tiêu chí đánh giá năng lực người học:
Người học phải có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động nào đó
Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích
Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc
Đặc điểm của đánh giá năng lực người học:
Đánh giá năng lực người học có xu hướng tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hoặc gắn với bối cảnh cụ thể Nó cho phép người học chứng minh năng lực của
họ trong một bối cảnh giả lập
Trang 10Các hình thức đánh giá năng lực người học bao gồm: Sản phẩm, dự án học tập, trình diễn, thực hiện
Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực:
Bước 1: Xác định chuẩn – điều học sinh cần và có thể thực hiện
Bước 2: Xác định nhiệm vụ
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ
Bước 4: Xây dựng than điểm
4.2 Một số phương pháp dạy học hiệu quả:
4.2.1 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:
Từ những năn 1960, giáo viên đã làm quen với thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề”, nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo Có người cho rằng thuật ngữ “nêu vấn đề” có thể gây hiểu lầm là giáo viên nêu ra vấn đề để học sinh giải quyết, do đó đề nghị thay “nêu vấn đề” bằng “gợi vấn đề” Thực ra, trước hết cần tập dượt cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc thực tiễn Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với một người và không phải dễ dàng mà có được Mặc khác, sự thành đạt trong cuộc đời không chỉ phụ thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà bước quan trọng tiếp theo là giải quyết hợp lí những vấn đề được đặc ra Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng dùng thuật ngữ “dạy học giải quyết vấn đề”, “dạy học đặc và giải quyết vấn đề” hoặc “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt