Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tài sản thuê hoạt động theo nội dung quy định của chuẩn mực 06 - Thuê tài sản.doc

31 750 2
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tài sản thuê hoạt động theo nội dung quy định của chuẩn mực 06 - Thuê tài sản.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tài sản thuê hoạt động theo nội dung quy định của chuẩn mực 06 - Thuê tài sản.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, thị trường cho thuêtài chính (CTTC) ra đời như một tất yếu khách quan tạo nên một kênh dẫn vốnmới cho nền kinh tế, đánh dấu một bước phát và hoàn thiện của thị trường tàichính Việt Nam Thị trường CTTC là một bộ phận của thị trường tài chính, lànơi giao lưu các dòng vốn trung, dài hạn giữa các chủ thể thông qua một loạidịch vụ tài chính đặc thù - CTTC

Đặc biệt trong vài năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến sự phát triển khámạnh mẽ của dịch vụ thuê tài chính ở Việt Nam.Theo số liệu thống kê thì dư nợthuê tài chính đã tăng từ khoảng 300 tỷ năm 1998 (năm bắt đầu có dịch vụ thuêtài chính) lên 4000 tỷ đồng năm 2003 và chiếm khoảng 1,4% dư nợ tín dụng củatoàn nền kinh tế Không những thế, thuê tài chính đã ngày càng chứng tỏ là mộthình thức tài trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp bên cạnh dịch vụ tín dụng ngânhàng truyền thống.

Vì vậy, tiếp theo 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành đợt 1, ngày31/12/2002 Bộ tài chính đã ban hành 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2 theoquyết định số 165/2002/QĐ - BTC, trong đó có chuẩn mực số 06-Thuê tàisản.Với việc ban hành chuẩn mực kế toán (CMKT) số 06-Thuê tài sản, đã cónhững hướng dẫn chung về nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với cácnghiệp vụ thuê tài sản cho cả bên thuê và bên cho thuê Trên thực tế, phươngpháp kế toán các nghiệp vụ thuê tài sản bao gồm thuê tài chính và thuê hoạtđộng đã có sự hướng dẫn trong các văn bản chế độ kế toán trước đây Tuy nhiênxét ở góc độ lý luận và thực tiễn việc vận dụng chuẩn mực CM06 - Thuê tài sảncòn nhiều bất cập và vướng mắc Trong phạm vi đề án xin được trao đổi và đưa

ra Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tài sản thuê hoạt động theo nộidung quy định của chuẩn mực 06 - Thuê tài sản.

Trong quá trình thực hiện đề án em đã được sự hướng dẫn tận tình của Thạcsỹ Nguyễn Thu Liên Tuy nhiên do trình độ cũng như thời gian có hạn khôngtránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp để hoànthiện đề án một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hương Lan

Trang 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN THUÊ TÀI CHÍNH

1.Khái niệm và điều kiện ghi nhận Tài sản thuê tài chính:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực 06 - Thuê tài sản banhành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộtài chính quy định: Thuê tài sản bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động.

Việc phân loại thuê tài sản thành thuê tài chính hay thuê hoạt động phảicăn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng và phải thực hiện ngay tạithời điểm khởi đầu thuê tài sản Sau thời điểm khởi đầu thuê tài sản nếu có thayđổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) thì các điều khoản mớinày được áp dụng cho suốt thời hạn hợp đồng Những thay đổi về ước tính (thayđổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) họăcthay đổi khả năng thanh toán của bên thuê tài sản đối với ghi sổ kế toán.

Phân loại thuê tài sản được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro vàlợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Vậy:

Thuê tài chính ?

Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phầnlớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sởhữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tàichính:

a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hếtthời hạn thuê.

b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lạitài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụngkinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

Trang 3

d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanhtoán tiền thuê tôí thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sảnthuê.

e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ bên thuê có khả năng sửdụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợpđồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

+Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đếnviệc huỷ hợp đồng cho bên thuê cho thuê;

+Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại củatài sản thuê gắn với bên thuê;

+Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê tài sản sau khi hết hạn hợp đồngthuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Trong khi đó thuê tài sản là Thuê hoạt động khi:

- Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp

đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu tài sản.

- Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạtđộng vì quyền sử dụng đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyềnsở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.

2 Tính giá tài sản thuê tài chính:

2.1 Nguyên giá tài sản Thuê tài chính được tính bằng giá trị hợp lý củanó và các phí tổn trước khi dùng (nếu có).

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ

hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểughi nhận giá trị TSCĐ thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT (kể cả trườnghợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá,

Trang 4

dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp).

Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tàichính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trịhợp lý của tài sản thuê Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tạicủa khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanhtoán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệlãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãisuất biên đi vay của bên thuê.

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trảbằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì tài sản thuê và nợ gốc phải trả về thuê tàichính được ghi theo cùng gía trị này.

Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài

chính được tính vào nguyên giá tài sản thuê.

Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thànhchi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và khoản phải trả nợ gốc từng kì Sốtiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kì được xác định bằngsố dư nợ gốc còn lại nhân (*) với tỷ lệ lãi suất định kì cố định.

Trường hợp số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để chothuê mà bên thuê phải hoàn lại tính trên số thuế GTGT mà bên thuê chưa trả chobên cho thuê.

2.2 Khấu hao tài sản Thuê tài chính:

Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phísản xuất, kinh doanh theo định kì trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhấtquán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanhnghiệp đi thuê.

Trang 5

Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hếthạn hợp đồng thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạnthuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

3 Kế toán TSCĐ thuê tài chính:

3.1 Tài khoản kế toán:

Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng TK 212-TSCĐ thuê tài chính

Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộTSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Hạch toán TK 212 - TSCĐ thuê tài chính cần tôn trọng các quy định sau: Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp thuê hạch toán nguyên giá củaTSCĐ đi thuê tài chính Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lývà sử dụng như tài sản của doanh nghiệp.

Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGTbên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (kể cả trường hợp TSCĐ thuê tàichính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợpTSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụthuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp trực tiếp).

Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của các TSCĐ đi thuê hoạt động Tài khoản 212 được mở chi tiết theo dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầuthuê được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản.Sau thời điểm đó, kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được thực hiện theoquy định của chuẩn mực kế toán số 03 "TSCĐ hữu hình".

Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên thuê theo quy định ký nhận đượchoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính được hạch toán như sau:

Trang 6

-Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kì được ghi vào bên nợTK133 -Thuế GTGT được khấu trừ (1332);

-Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT phải trả từng kìđược ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.

Trang 7

Kết cấu và nội dung phản ánh của

Tài khoản TK 212- TSCĐ thuê tài chính.

Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 342- Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kì này)

b Định kì xác định số nợ gốc phải trả về thuê tài chính: Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kì này)

Trang 8

c Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ thuế:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê,ghi:

Nợ TK 635 -Chi phí tài chính

(Tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 (Thuế GTGT của TSCĐ cho thuê) Có TK 111,112

d.Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sảnxuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

Nợ các TK 623,627,641,642,241… Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142) Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK009 - Nguồn vốn khấu hao TSC

e Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê

hết phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thi khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tàisản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sởhữu của doanh nghiệp:

- Khi chuyển từ tài sản thuê tài sản sang tài sản thuộc sở hữu, ghi:Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 212- TCSĐ thuê tài chính - Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Trang 9

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có TK 111,112

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142-Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình- Tuỳ theo nguồn vốn hình thành TSCĐ để kết chuyển nguồn Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nợ TK 4312 - Quỹ phúc lợi

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

3.2.2 Trường hợp 2: Số nợ gốc thuê tài chính là số nợ có thuế GTGT

a Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sảnvà các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưacó thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT công ty cho thuê bàn giao)

Có TK 342- Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kì này)

b Định kì xác định số nợ gốc phải trả về thuê tài chính: Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kì này) c Khi nhận được hoá đơn dịch vụ thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính kế toán, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc trả kì này)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kì này)

Trang 10

Có TK 111, 112 Đồng thời ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT của tài sản thuê tài chính Có TK 138 - Phải thu khác

d .Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sảnxuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

Nợ các TK 623,627,641,642,241… Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142) e Đồng thời ghi đơn bên nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ

Nếu trả lại TSCĐ về bên cho thuê kế toán, ghi:

Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Nếu mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp:

- Khi chuyển từ tài sản thuê tài sản sang tài sản thuộc sở hữu, ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 212- TCSĐ thuê tài chính - Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có TK 111,112

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142-Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình- Tuỳ theo nguồn vốn hình thành TSCĐ để kết chuyển nguồn Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nợ TK 4312 - Quỹ phúc lợi

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Trang 11

4 So sánh giữa CMKT Việt Nam (VAS 6) và CMKT quốc tế (IAS 17)về thuê tài chính

Do Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển mình tiến tới nền kinh tế thịtrường nên hệ thống kế toán Việt Nam vẫn đang tiếp tục thay đổi và điềuchỉnh cho phù hợp với tình hình mới Những thông tin tài chính chính xácvà toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các nhà đầu tư đưara quyết định đúng đắn, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là vấnđề rất cần thiết Tiến gần tới chuẩn mực kế toán Quốc tế, Việt Nam sẽ tiếnnhững bước xa hơn trên con đường hiện đại hoá nền kinh tế mang tính thịtrường theo sự chỉ đạo của nhà nước Chính vì vậy Hệ thống chuẩn mực kếtoán Việt Nam (VAS) được sửa đổi bổ sung và xây dựng dựa trên Hệ thốngchuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) phù hợp với nền kinh tế Việt Nam Trongđịnh hướng chung thì thuê tài sản trong VAS 6 và IAS17 được hạch toántương đối giống nhau Cả hai chuẩn mực đều trình bày cách hạch toán kếtoán cho bên thuê và bên cho thuê và đều thống nhất về những điểm sau: * Bên thuê tính khấu hao khoản thuê tài chính, giá trị tài sản thuê tàichính được ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản thuê thấp hơn giá trị ghi nhậntại thời điểm khởi đầu thuê tài sản và theo giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu.

* Bên thuê cần tính khấu hao tài sản đi thuê trong thời gian sử dụng ướctính (trong VAS 06 phần thời gian sử dụng ước tính được tham khảo trong VAS"Tài sản cố định hữu hình").

* Đối với bên cho thuê, các khoản cho thuê tài chính cần đựoc ghi nhậnlà các khoản phải thu.

* Đối với bên bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính khoản chênh lệchtrong quá trình này phải được phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản.

* Yêu cầu phải có trình bày báo cáo tài chính chi tiết của hợp đồng chothuê hoạt động và cho thuê tài chính đối với bên thuê và bên cho thuê.

Trang 12

II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TÀI SẢN THUÊ TÀI CHÍNH HIỆN NAY:

1 Thuận lợi của thuê tài chính:

Trên lý thuyết, khi nói đến hoạt động thuê tài chính người ta thường đềcập đến một số ưu thế cơ bản sau:

 Không cần bảo đảm bằng tài sản; Thủ tục thuê đơn giản;

 Có thể tài trợ 100% vốn đầu tốn đầu tư; Phí thuê hợp lý;

 Phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt; Thông tin tư vấn về tài sản ;

 Khấu hao tài sản thuê nhanh và những lợi ích về thuế; Không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng;

 Tái cơ cấu nguồn vốn (trong trường hợp bán và thuê lại tài sảnthuê)

Tuy nhiên khi so sánh các ưu thế này với tín dụng ngân hàng và gắn vớicác điều kiện thực tế cụ thể ở Việt Nam thì có một số ưu thế không rõ ràng hoặckhông thể phát huy tác dụng.

1.1 Không cần bảo đảm bằng tài sản:

Theo các quy định hiện hành về thuê tài chính, bên thuê không cần bảođảm bằng tài sản.Điều này có ý nghĩa là bên thuê có thể được thuê tài chính màkhông cần có bảo lãnh của bên thứ ba hoặc cầm cố, thế chấp bất kỳ tài sản nào.Tuy nhiên, công ty CTTC có quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền trước hoặc cóngười bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nếu thấy cần thiết (Điều 23.6 Nghị định16 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC ) Quy định nàyxuất phát từ thực tế là công ty CTTC là người nắm giữ quyền sở hữu tài sảntrong suốt thời gian thuê, trong trường hợp đồng xảy ra rủi ro, công ty CTTC cóthể thu hồi tài sản thuê ngay lập tức Nói cách khác, tài sản thuê chính là tài sảnbảo đảm trong giao dịch thuê tài chính.

Trang 13

Như vậy, việc các doanh nghiệp có thể thuê tài chính mà không cần có bảođảm thực sự là một lợi thế của thuê tài chính Điều này đặc biệt có ý nghĩa đốivới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, không có đủ tàisản bảo đảm và cũng chưa thực sự có tín nhiệm của các ngân hàng Tuy nhiên,lợi thế này của thuê tài chính cũng còn bị hạn chế do ở Việt Nam chưa có cơquan đăng ký quyền sở hữu tài sản (trừ trường hợp đối với xe cộ, giấy chứngnhận đăng ký được coi như giấy tờ sở hữu) chưa xây dựng được cơ chế thu hồitài sản hữu hiệu và chưa phát triển được một thị trường thứ cấp sôi động để tạođiều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản thuê sau khi thu hồi Những hạn chếnay phần nào làm cho các công ty CTTC còn "e dè" trong việc mở rộng dịch vụcho thuê tài chính mặc dù đã nắm trong tay một lợi thế đáng kể so với tín dụngngân hàng.

1.2 Thủ tục thuê đơn giản, thuận tiện:

Trên góc độ của tổ chức tín dụng, thủ tục thuê tài chính về cơ bản tương tựnhư thủ tục vay vốn ngân hàng do thuê tài chính về bản chất cũng là một hìnhthức tín dụng trung và dài hạn (Điều 1.1 Nghị định 16/Chính phủ về việc tổ chứclà hoạt động của công ty CTTC) Để được xem xét cho thuê tài chính doanhnghiệp cũng cần phải chuẩn bị một số hồ sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu chứngminh về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính và dài hạn ngân hàng Mặc dùthuê tài chính không có các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm nhưng thayvào đó lại có các thủ tục liên quan đến tài sản thuê như định giá đăng ký, đăngkiểm.

Trên góc độ doanh nghiệp, thủ tục xét duyệt dự án thuê tài chính, trongmột số trường hợp, đơn giản hơn so với thủ tục lập dự án thủ tục lập dự án vayvốn ngân hàng, theo nhận thức của đa số chủ doanh nghiệp, đều là các dự án lớnvà do đó phải trả qua nhiều khâu thẩm định và xét duyệt đầu tư trong khi thuê tàichính thường gắn với khái niệm thuê mướn các thiết bị nhỏ và vì vậy, các thủtục xét duyệt có đơn giản hơn

Trang 14

1.3 Có thể tài trợ 100% vốn đầu tư:

Về mặt pháp lý, công ty CTTC có thể tài trợ đến 100% vốn đầu tư thiết bịcho bên thuê Điều này có ý nghĩa là công ty CTTC có thể bảo toàn số tiền muathiết bị cho doanh nghiệp

Trên thực tế có rất ít trường hợp công ty CTTC tài trợ 100% vốn đầu tư doe ngại rủi ro giảm giá tài sản và các chi phí phát sinh khác trong quá trình thuhồi và xử lý Đây có thể coi là một biện pháp đảm bảo của công ty CTTC.

1.3 Phí thuê hợp lý:

Ở nhiều nước trên thế giới, phí thuê tài chính có thể thấp hơn lãi suất ngânhàng Lợi thế này có được nhờ chế độ hạch toán kế toán và các chính sách thuế(Xem phân tích chi tiết trong phần sau -Khấu hao tài sản thuê nhanh và nhữnglợi ích về thuế) Trong điều kiện Việt Nam, các công ty CTTC chưa được hưởngcác chính sách này Bên cạnh đó, họ còn bị hạn chế rất nhiều về vốn tự có cũngnhư khả năng huy động vốn đầu vốn so với các ngân hàng thương mại và vì vậychi phí đầu vào thường cao hơn và rất khó cạnh tranh với lãi suất ngân hàng.Tuy nhiên đa số các công ty con của các ngân hàng lớn và họ thường xuyênnhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn tư ngân hàng mẹ Nhờ có sự trợ giúp này, phíthuê của các công ty CTTC hiện nay về cơ bản tương đương với lãi suất củakhoản vay ngân hàng cùng loại.

1.4 Phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt:

Lợi thế này xuất phát từ thực tế các công ty CTTC có thể thiết kế nhiềuchương trình thuê với cách thức thanh toán tiền thuê khác nhau phù hợp vớiđồng tiền của dự án và khả năng của bên thuê trong khi phương thức thanh toántiền vay của ngân hàng thường cứng nhắc hơn Công ty CTTC có thể cho phépbên thuê thanh toán tiền thuê ít vào thời gian đầu của dự án khi dòng tiền chữanhiều và thanh toán tiền thuê nhiều hơn và các năm sau, khi dự án đã đi vào hoạtđộng ổn định Công ty CTTC cũng có thể cho bên thuê một thời gian ân hạnthanh toán tiền thuê trong quá trình xây dự án

1.6 Thông tin tư vấn về tài sản:

Trang 15

Do là người trực tiếp mua tài sản nên công ty CTTC thường có được một kho dữ liệu lớn về các loại tài sản thuê và các nhà cung cấp Hơn nữa, giữa côngty CTTC và các nhà cung cấp luôn có mối quan hệ hợp tác hết sức chặt chẽ Dovậy, khi sử dụng dịch vụ thuê tài chính, các khách hàng thuê thường có được cácthông tin chính xác và đa dạng trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn tài sản.

1.7 Khấu hao tài sản nhanh và những lợi ích về thuế:

Theo quy định của một số nước như Nga, Anh… bên thuê hoặc bên chothuê đều có thể phản ánh tài sản thuê trên bảng tổng kết tài sản thuê trên bảngtổng kết tài sản và trích khấu hao tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên Điều này dẫnđến việc bên cho thuê thường là bên trích khấu hao tài sản thuê vì họ có mức lợinhuận cao hơn và sẽ tiết kiệm được thuế nhiều hơn (Trong nhiều trường hợp,bên cho thuê là thành viên của một tập đoàn tài chính lớn và như vậy số thuế tiếtkiệm được sẽ được rất lớn do chi phí khấu hao cùa công ty mẹ trên bảng cân đốikế toán tổng hợp) Số thuế tiết kiệm được này sau đó sẽ được chuyển giao mộtphần cho bên thuê thông qua việc giảm phí thuê tài chính có thể thấp hơn lãi vayngân hàng Hơn nữa, việc cho phép khấu hao nhanh tài sản cũng được quy địnhrõ trong luật và điều nay cũng được quy định rõ trong luật và điều này cũng đemlại cho doanh nghiệp những lợi ích về thuế (Điều 31 Luật Liên Bang Nga) Đâyđược coi là một trong những lợi ích chủ yếu nhất của thuê tài chính.

Trong trường hợp Việt Nam, chuẩn mực kế toán về thuê tài sản (chuẩnmực số 06) quy định tài sản thuê tài chính là tài sản nợ của bên thuê và bên thuêphải là người trích khấu hao Như vậy trong trường hợp bên thuê không có nhiềulợi nhuận (như đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay) thì việc tiết kiệmthuế là không đáng kể Đối với vấn đề trích khấu hao nhanh cũng vậy Theo quyđịnh về trích khấu hao TSCĐ (Quyết định 206/2003/QĐ - BTC) và chuẩn mựckế toán thì TSCĐ thuê tài chính phải trích khấu hao bình thường như các tài sảnkhác thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê Điều này có nghĩa là ở Việt Namkhông có chuyện khấu hao nhanh tài sản thuê và do đó doanh nghiệp cũngkhông thể có được các lợi ích về thúê khi thuê tài chính.

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan