1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx

95 638 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 381,61 KB

Nội dung

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội

Trang 1

PHẦN MỘT

CƠ SỞ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU:

1 Khái niệm nguyên liệu, vật liệu:

Một doanh nghiệp sản xuất phải có đủ ba yếu tố:

- Lao động

- Tư liệu lao động

- Đối tượng lao động

Ba yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau để tạo ra của cải vật chất cho

xã hội Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất

cứ quá trình sản xuất nào Biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động ở đây chính làcác loại vật liệu Theo Mác, bất kỳ một loại vật liệu nào cũng là đối tượng lao độngsong không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ khi đốitượng lao động thay đổi do tác động của yếu tố con người thì khi đó nó mới trởthành vật liệu Ví dụ như các loại quặng nằm trong lòng đất thì không phải là vậtliệu nhưng than đá, sắt, đồng, thiếc khai thác được trong các quặng ấy lại là vậtliệu cho các nghành công nghiệp chế tạo, cơ khí

Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp, ba yếu tố hình thành chiphí tương ứng: chi phí tiêu hao vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tư liệulao động Theo quan điểm của Mác Lênin thì đó chính là chi phí lao động vật hóa

và lao động sống

Vậy vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích củacon người tác động Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, vật liệu là tài sản dựtrữ quan trọng nhất của sản xuất, thuộc tài sản lưu động

Theo kế toán Pháp, vật liệu là đối tượng lao động trong tình trạng sử dụngtốt mà xí nghiệp mua vào làm chất liệu ban đầu để sản xuất các sản phẩm côngnghiệp mới

Trong chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) số 2, vật liệu được xếp vào hàng tồnkho dùng để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ

Trang 2

2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Vật liệu là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thành phẩm, dịch vụ, là đầu vàocủa quá trình sản xuất

Xét trên các phương diện khác nhau, ta thấy rõ đặc điểm, vị trí quan trọngcủa vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh:

- Vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới dạng vật hóa, là một trong ba yếu

tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất tạothành sản phẩm mới Kế hoạch sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấpvật liệu có đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng hay không Nếu vật liệu có chấtlượng tốt, đúng quy định sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành thuận lợi, chấtlượng sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, khi tham gia vào sảnxuất thì vật liệu chịu sự tác động của lao động, chúng sẽ bị tiêu hao hoàn toànhoặc bị thay đổi hình dáng vật chất ban đầu tạo ra hình thái vật chất của sảnphẩm

- Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộgiá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Điều này thể hiện ởchỗ chi phí vật liệu là khoản chi phí phân bổ một lần

- Vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu động dự trữ củadoanh nghiệp, vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp, cho nên việc quản lý quá trình thumua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đếnnhững chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chỉ tiêu sản lượng, chỉtiêu lợi nhuận, chỉ tiêu giá thành, chất lượng sản phẩm

3) Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu:

Đặc điểm và tính chất chuyển hoá giá trị của vật liệu vào giá trị sản phẩm,đòi hỏi công tác quản lý và hạch toán kế toán vật liệu phải được tổ chức khoa họchợp lý Điều đó có ý nghĩa thiết thực trong quản lý kiểm soát tài sản lưu động củadoanh nghiệp và kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm Để tổ chức tốt vật liệu thìcông tác quản lý doanh nghiệp phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản vật liệu, kho phải đượctrang bị các phương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố trí

Trang 3

thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắmvững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho Việc

bố trí sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản,thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo dõi kiểm tra

- Đối với mỗi thứ vật liệu phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dựtrữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục

vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn Cùng với việc xâydựng định mức dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu là điều kiệnquan trọng để tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu Hệ thống các định mức tiêuhao vật tư không những phải có đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộ sản phẩm màcòn phải không ngừng được cải tiến và hoàn thiện để đạt tới các định mức tiêntiến

- Xây dựng sổ danh điểm cho từng loại vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi, tránhnhầm lẫn trong công tác quản lý, hạch toán Việc lập sổ danh điểm có tác dụnglớn đến quản lý, hạch toán như đơn giản, tiết kiệm thời gian trong đối chiếu khovới kế toán trong công tác tìm kiếm thông tin về từng loại vật liệu

Từ đặc điểm và yêu cầu quản lý, tổ chức tốt công tác hạch toán là điều kiệnkhông thể thiếu được trong quản lý vật liệu Điều này thể hiện kế toán phải phảnánh kịp thời đầy đủ số lượng, giá trị thực tế vật liệu nhập, xuất, tồn kho; kiểm tratình hình chấp hành định mức tiêu hao, sử dụng vật liệu; kiểm kê phát hiện kịp thờivật liệu thừa, thiếu; phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng vật liệu

4) Sự cần thiết tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp và nhiệm vụ của kế toán:

Vật liệu là một trong những nhân tố cấu thành nên sản phẩm, sau quá trìnhsản xuất kinh doanh giá trị của nó chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm Vật liệuchiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Do đó vật liệu có vai trò rất quantrọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Để đạt được mục tiêu cao nhất củadoanh nghiệp là lợi nhuận thì mục tiêu trước mắt là giảm giá thành sản phẩm Quản

lý vật liệu chặt chẽ là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, hạ giá thànhsản phẩm, tăng lợi nhuận Kế toán là một công cụ của quản lý, tổ chức tốt công tác

kế toán vật liệu sẽ góp phần kiểm soát, tránh thất thoát, lãng phí vật liệu ở tất cảcác khâu dự trữ, sử dụng, thu hồi , ngoài ra còn đảm bảo việc cung cấp đầy đủkịp thời, đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất

Trang 4

Vì vậy cần thiết phải tổ chức hạch toán vật liệu trong các doanh nghiệp và cólàm tốt điều này mới tạo được tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu lợi nhuận.Xuất phát từ những điều như trên, kế toán cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

 Xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu phù hợp với yêu cầu hạch toán tại đơn vị

 Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho từng vật liệu bằng các thước đohiện vật và tiền tệ

 Chọn phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu phù hợp với đơn vị

 Tiến hành tập hợp và phân bổ vật liệu phù hợp với từng đối tượng chịu chi phí

 Định kỳ phải tiến hành kiểm kê từng thứ vật liệu để phát hiện các nguyên nhânthừa thiếu, có biện pháp giải quyết kịp thời

 Tiến hành xây dựng từng danh điểm vật liệu một cách khoa học tiện cho việctheo dõi

 Kết hợp với các phòng ban khác tổ chức công tác bảo quản, sắp xếp một cáchkhoa học để hạn chế thấp nhất sự thiệt hại về vật liệu

5) Phân loại và tính giá vật liệu:

Phân loại vật liệu:

Vật liệu cần được hạch toán chi tiết theo từng thứ, từng loại, từng nhóm theo

cả hiện vật và giá trị Trên cơ sở đó, xây dựng "danh điểm vật liệu" nhằm thốngnhất tên gọi, ký - mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng thứ vậtliệu Do vậy cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việchạch toán và quản lý vật liệu

Có nhiều tiêu thức để phân loại vật liệu, mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhauđối với quản trị doanh nghiệp và kế toán

 Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu chiathành:

- Nguyên, vật liệu chính: Là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽthành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào)

- Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sửdụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặcdùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho

Trang 5

lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy,thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, giẻ lau ).

- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh như than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí đốt

- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế chomáy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp,không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ ) mà doanh nghiệp mua vào nhằmmục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản

- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tàisản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt )

- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên nhưbao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng

Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổngquát về mặt giá trị đối với mỗi loại vật liệu Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫncho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ vật liệu,trên cơ sở phân loại vật liệu doanh nghiệp phải xây dựng " Sổ danh điểm vật liệu",xác định thống nhất tên gọi của từng thứ vật liệu, ký mã hiệu, quy cách của vậtliệu, số hiệu của mỗi thứ vật liệu, đơn vị tính và giá hạch toán của vật liệu

Sổ danh điểm vật liệu có tác dụng trong công tác quản lý và hạch toán đặcbiệt trong điều kiện cơ giới hoá công tác hạch toán ở doanh nghiệp

 Ngoài cách phân loại trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng cách phân loại khácnhư:

 Phân loại theo nguồn hình thành (sử dụng tiêu thức mua hay tự sản xuất)

 Phân loại theo quyền sở hữu

 Phân loại theo nguồn tài trợ

 Phân loại theo tính năng lý học, hoá học, theo quy cách, phẩm chất

Trong kế toán quản trị, để tạo điều kiện cho cung cấp thông tin kịp thời vềchi phí, vật liệu thường được chia ra: nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu giántiếp Trên cơ sở hai loại vật liệu này để hình thành hai loại chi phí: chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp Việc phân loại này cho phépnhà quản trị đưa ra quyết định một cách nhanh nhất

Trang 6

Tính giá vật liệu:

Giá trị vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong giá thành sản phẩm ở cácdoanh nghiệp sản xuất Trong bảng cân đối kế toán, vật liệu được đưa vào tài sảnlưu động và thường có tỷ lệ cao trong tài sản lưu động Do độ lớn tương đối vậtliệu nên sai sót trong việc đánh giá vật liệu có thể ảnh hưởng đến giá thành của kỳnày và các kỳ tiếp theo Giá trị vật liệu luôn có sự giao động, nhập xuất diễn rathường xuyên Khi có nghiệp vụ nhập xuất xảy ra, kế toán tiến hành đánh giá vềmặt giá trị cho từng loại vật liệu

Tính giá vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu.Theo quy định, vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) Nguyên tắc này được

kế toán Việt Nam thừa nhận chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS) số

2 Tuỳ theo doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hay phươngpháp khấu trừ mà trong giá thực tế có thể có thuế VAT (nếu tính thuế VAT theophương pháp trực tiếp) hay không có thuế VAT (nếu tính thuế VAT theo phươngpháp khấu trừ)

Giá thực tế nhập kho:

 Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của ngườibán cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phívận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu muađộc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưu bãi ) trừcác khoản giảm giá hàng mua được hưởng

 Với vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực tế

 Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuấtchế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vậnchuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức )

 Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh:Giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng (+) với các chi phí tiếpnhận (nếu có)

 Với phế liệu: Giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồitối thiểu

 Với vật liệu được tặng, thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tương đươngcộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận

Trang 7

Giá thực tế xuất kho:

Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từngdoanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể

sử dụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán,nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng:

 Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệuxuất dùng trong kỳ được tính theo công thức:

 Cách 1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (Weight Average Cost) :

Giá đơn vị bình quân

Trang 8

 Cách 3: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:

Giá đơn vị

=

Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần

nhậpbình quân sau mỗi lần nhập Lượng thực tế vật liệu tồn sau mỗi lần nhập

 Phương pháp nhập trước, xuất trước (First in, First out):

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuấttrước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàngxuất Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu muatrước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá trịvật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng Phươngpháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm

- Ưu điểm:

+ Gần đúng với luồng nhập - xuất vật liệu trong thực tế

+ Phản ánh được sự biến động của giá vật liệu tương đối chính xác

+ Khối lượng công việc hạch toán nhiều

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có ít vật liệu,

số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều

 Phương pháp nhập sau xuất trước ( Last in, First out):

Trang 9

Phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trướctiên, ngược lại với phương pháp nhập trước - xuất trước ở trên Phương pháp nhậpsau - xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát

- Ưu điểm:

Doanh thu hiện tại được phù hợp với những khoản chi phí hiện tại

- Nhược điểm:

+ Phương pháp này bỏ qua việc nhập xuất vật liệu trong thực tế

+ Chi phí quản lý vật liệu của doanh nghiệp có thể cao vì phải mua thêm vậtliệu nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao

+ Giá trị vật liệu tồn kho và vốn lưu động của doanh nghiệp được phản ánhthấp hơn so với thực tế Điều này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bịnhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế

 Phương pháp trực tiếp ( Specific unit cost):

Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc haytừng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điềuchỉnh) Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó Do vậy,phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương phápgiá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và cótính cách biệt Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiệnbảo quản riêng từng lô vật liệu nhập kho

- Ưu điểm:

+ Tính giá vật liệu xuất kho chính xác

+ Áp dụng có hiệu quả trong các doanh nghiệp có số lượng danh điểmnguyên vật liệu ít nhưng có giá trị lớn và mang tính đặc thù

- Nhược điểm:

Đòi hỏi công tác quản lý, bảo hành và hạch toán chi tiết, tỉ mỉ

 Phương pháp giá hạch toán:

Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theogiá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kế toán

sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Giá hạch toán vật liệu x Hệ số giá

Trang 10

(hoặc tồn kho cuối kỳ) xuất dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) vật liệu

Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủyếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý

Hệ số giá

vật liệu = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ

Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ + Giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ

xuất trước cho giá thành sản phẩm thấp nhất, ngược lại phương pháp nhập sau xuất trước cho giá thành sản phẩm là cao nhất, giá thành sản phẩm của phươngpháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ nằm giữa hai phương pháp trên Phươngpháp trực tiếp thì phụ thuộc vào vật liệu nào được xuất dùng Phương pháp giáhạch toán sử dụng giá hạch toán ổn định trong các kỳ kế toán

-Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp với đặc điểmsản xuất của doanh nghiệp Theo các nguyên tắc được thừa nhận (GAAP), nguyêntắc nhất quán, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp giống nhau

từ kỳ này sang kỳ khác bảo đảm tính chất so sánh được của số liệu Nguyên tắc nàykhông có nghĩa là doanh nghiệp không bao giờ có thể thay đổi phương pháp.Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp tính giá xuất nhưng phải có sự thôngbáo công khai; ghi đúng, đủ, trung thực số liệu có thể thấy rõ ảnh hưởng của sựthay đổi

Trong chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) số 2, các phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp trực tiếp

Trang 11

là những phương pháp được chấp nhận hạch toán chi phí Phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp hạch toán thay thế cho các phương pháp hạch toánchuẩn: nhập trước - xuất trước và phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.Trong kế toán Việt Nam, các phương pháp này đều được chấp nhận là phươngpháp hạch toán chi phí Như vậy, việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho ởViệt Nam hoàn toàn tuân thủ quy định chuẩn mực Quốc tế

-II) HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP:

1) Hạch toán chi tiết vật liệu:

Vật liệu trong doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác nhau, nếuthiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất, chính vì vậy hạch toán vật liệuphải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại vật liệu Vật liệu làmột trong những đối tượng kế toán, là tài sản cần phải được tổ chức, hạch toán chitiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về hiện vật, không chỉ ở từng kho mà phải chitiết theo từng loại, nhóm, thứ và phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng

kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho Hạch toán chi tiết vật liệuđược hiểu là việc các doanh nghiệp tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toánchi tiết và lựa chọn, vận dụng các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu cho phùhợp, nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung, quản lý vật liệu nóiriêng

Để kế toán chi tiết vật liệu, các doanh nghiệp sử dụng một số chứng từ banđầu như:

- Phiếu nhập kho - (Mẫu 01 - VT)

- Phiếu xuất kho - (Mẫu 02 - VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - (Mẫu 03 - VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá - (Mẫu 08 - VT)

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho - (Mẫu số 02 - BH)

- Hoá đơn cước phí vận chuyển - (Mẫu 03 - BH)

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng theo mẫu thống nhất theo quy định củaNhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫnkhác như:

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - (Mẫu số 04 - VT)

Trang 12

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư - (Mẫu số 05 - VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - (Mẫu số 07 -VT)

Việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu được sử dụng một trong ba phươngpháp: Phương pháp thẻ song song, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển vàPhương pháp sổ số dư Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ápdụng riêng Ở một số nước như Mỹ, việc hạch toán chi tiết rất đơn giản như mộtdạng hạch toán phụ Kế toán Mỹ chỉ dùng một sổ kho mở chi tiết cho từng vật liệu

Sổ kho theo dõi liên tục nhập xuất tồn về số lượng, đơn giá, thành tiền và dùng đểđối chiếu với sổ cái tại mọi thời điểm

a) Phương pháp thẻ song song:

Theo phương pháp thẻ song song, để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất và tồnkho vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở phòng kếtoán phải mở sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá trị

Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định thống nhất (mẫu 06 - VT) chotừng danh điểm vật liệu và phát cho thủ kho sau khi đã vào sổ đăng ký thẻ kho

 Ở kho:

Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt sốlượng Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho Thẻ được mở cho từng danh điểmvật tư Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồnkho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư

 Ở phòng kế toán:

Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tươngứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theodõi cả về mặt giá trị Hàng ngày, hoặc định kỳ, khi nhận các chứng từ nhập, xuấtkho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghiđơn giá hạch toán vào thẻ kế toán chi tiết vật tư và tính ra số tiền Sau đó lần lượtghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan Cuốitháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho

Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán phải căn cứvào các thẻ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị

Trang 13

của từng loại vật tư Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kếtoán tổng hợp.

Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kế toán vật tư còn mở sổđăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ

Sơ Đồ1: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo sự chính xáccủa thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồnkho

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu

số lượng Việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạnchế chức năng của kế toán

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loạivật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên

và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên kế toán chưa cao

b) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiếnmột bước phương pháp thẻ song song

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Thẻhoặcsổchitiếtvậttư

Bảng tổng hợpnhập, xuất, tồnkho vật tư

Kế toán tổnghợp

Trang 14

Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, công việc cụ thể tại kho giốngnhư phương pháp thẻ song song ở trên Tại phòng kế toán, kế toán vật tư không mởthẻ kế toán chi tiết vật tư mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và

số tiền của từng thứ (danh điểm) vật tư theo từng kho Sổ này ghi mỗi tháng mộtlần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập xuất phát sinh trongtháng của từng thứ vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ Cuối tháng đối chiếu

số lượng vật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kếtoán tổng hợp

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

- Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, khối lượng ghi chép có giảm bớt

so với phương pháp thẻ song song

- Nhược điểm:

+ Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng.+ Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiếnhành vào cuối tháng, vì vậy hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán

+ Nếu không lập bảng kê nhập, xuất vật liệu thì việc sắp xếp chứng từ nhập,xuất trong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh nhầm lẫn, sai sót.Nếu có lập bảng kê nhập, xuất thì khối lượng ghi chép lớn

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Sổ đối chiếuluân chuyển

Bảng kê xuất

Bảng kê nhập

Kế toán tổng hợp

Trang 15

+ Theo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản trị hàng tồn kho thìdoanh nghiệp không nên sử dụng phương pháp này, vì muốn lập báo cáo nhanhhàng tồn kho cần dựa vào số liệu trên thẻ kho.

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp không có nhiềunghiệp vụ nhập xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu dovậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày

c) Phương pháp sổ số dư:

Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức hạchtoán chi tiết vật liệu Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽviệc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng kế toán Ở khochỉ hạch toán về mặt số lượng và ở phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị của vậtliệu, vì vậy đã xoá bỏ được sự ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, tạođiều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủkho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời

Theo phương pháp sổ số dư, công việc cụ thể tại kho giống như các phươngpháp trên Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từnhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật tư quy định Sau đó lập phiếu giao nhậnchứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất vật tư

Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từngdanh điểm vật tư vào sổ số dư Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và dùngcho cả năm, trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ Ghixong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền

Tại phòng kế toán, định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn

và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận đượcchứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán), tổngcộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời ghi sốtiền vừa tính được của từng nhóm vật tư (nhập riêng, xuất riêng) và bảng luỹ kếnhập, xuất, tồn kho vật tư Bảng này đuợc mở cho từng kho, mỗi kho một tờ, đượcghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất vật tư

Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng đểtính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư Số dư này được dùng để đối chiếuvới cột “số tiền” trên sổ số dư (số liệu trên sổ số dư do kế toán vật tư tính bằngcách lấy số lượng tồn kho x giá hạch toán)

Trang 17

Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư

Ghi chú: Ghi hàng ngày

2) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu:

Xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh doanh trong kinh tế thị trường, để đưa racác quyết định chỉ đạo tổ chức hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo cần phải có

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Trang 18

những thông tin đa dạng, theo các mức độ khác nhau và ở nhiều bộ phận khác nhau

và đặc biệt là thông tin của bộ phận tài chính

Ở các nước như Anh, Mỹ , để đáp ứng nhu cầu thông tin, họ đã xây dựng

hệ thống kế toán tài chính và hệ thống kế toán quản trị Sự kết hợp của hai hệ thốngcho phép chủ doanh nghiệp quyết định nên mua vật liệu nào với giá bao nhiêu, lựachọn nhà cung cấp nào

Để hạch toán vật liệu nói riêng và các loại hàng tồn kho khác nói chung, kếtoán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kêđịnh kỳ Như vậy, kế toán Việt Nam đã có sự hoà nhập với kế toán quốc tế trongviệc lựa chọn phương pháp theo dõi hàng tồn kho

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán vật liệu ở doanh nghiệp thườngbao gồm: Hoá đơn bán hàng (nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp), Hoá đơngiá trị gia tăng (nếu tính thuế theo phương pháp khấu trừ), Phiếu xuất kho kiêm vậnchuyển nội bộ, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, tuỳ theo nộidung nghiệp vụ cụ thể

Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, khi hàng về đến nơi, doanh nghiệp có tráchnhiệm lập ban kiểm nghiệm để kiểm nghiệm vật tư thu mua cả về số lượng, chấtlượng, qui cách, mẫu mã Ban kiểm nghiệm sẽ căn cứ vào kết quả kiểm nghiệmthực tế để ghi vào "Biên bản kiểm nghiệm vật tư", sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập

"Phiếu nhập kho vật liệu" trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểmnghiệm rồi giao cho thủ kho Thủ kho sẽ ghi sổ số thực tế nhập kho vào phiếu rồichuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ Trong trường hợp phát hiện thừa,thiếu, sai qui cách thì thủ kho phải báo ngay cho bộ phận cung ứng biết và cùngngười giao hàng lập biên bản

Khi xuất kho vật liệu với các mục đích khác nhau, kế toán sử dụng chứng từkhác nhau Trong trường hợp xuất kho vật liệu không thường xuyên với số lượng ítthì sử dụng "Phiếu xuất vật tư" Phiếu này được lập thành ba liên, 1 liên giao cho

bộ phận lĩnh vật tư, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng vật tư và 1 liên giao cho thủkho để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán

Trong trường hợp vật tư xuất thường xuyên trong tháng và doanh nghiệp đãlập định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm thì sử dụng "Phiếu xuất vật tư theo hạnmức" Phiếu này được lập thành hai liên, 1 liên giao cho thủ kho, 1 liên giao chođơn vị lĩnh, sau mỗi lần xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho Cuối thánghoặc sau khi đã xuất hết hạn mức, thủ kho phải thu lại phiếu của đơn vị lĩnh, kiểm

Trang 19

tra đối chiếu với thẻ kho, ký và chuyển một liên cho bộ phận cung ứng, liên còn lạichuyển cho phòng kế toán.

Đối với trường hợp xuất bán vật liệu, bộ phận cung ứng sẽ lập "Hoá đơnkiêm phiếu xuất kho" lập thành ba liên: 1 liên lưu lại ở phòng cung ứng, 1 liên giaocho khách hàng và 1 liên thủ kho ghi vào thẻ kho và chuyển lên cho phòng kế toán

Trường hợp xuất kho vật liệu để gia công chế biến, di chuyển nội bộ, doanhnghiệp sử dụng "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ"

a) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp

kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên (perpetual inventory method) là phươngpháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn khomột cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồnkho Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta vì những tiện íchcủa nó Tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá cógiá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốnrất nhiều công sức Dầu vậy, phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấpthông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật Theo phương pháp này, tạibất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn khotừng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng Theo chuẩn mực kếtoán Quốc tế số 2, giá trị vật liệu được hạch toán vào giá phí hàng tồn kho, nhữngkhoản chi phí không nằm trong giá phí hàng tồn kho và được tính vào chi phí phátsinh trong kỳ: Nguyên vật liệu phế thải, chi phí dự trữ tồn kho trừ phi khoản chi phínày là cần thiết trong quá trình sản xuất trước một giai đoạn sản xuất tiếp theo ỞViệt Nam, kế toán đã vận dụng có chọn lọc chuẩn mực vào hạch toán vật liệu

Để hạch toán nguyên liệu, vật liệu, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

 Tài khoản 152: "Nguyên liệu, vật liệu": Tài khoản này được dùng để theo dõigiá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các nguyên, vật liệu theo giá thực tế, có thể

mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiệntính toán

- Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế của nguyên, vậtliệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giátăng )

Trang 20

- Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên, vật liệu trong kỳtheo giá thực tế ( xuất dùng, xuất bán, xuất góp liên doanh, thiếu hụt, giảm giáđược hưởng )

- Dư nợ: Giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho

 Tài khoản 151 "Hàng mua đi đường": Tài khoản này dùng theo dõi các loạinguyên, vật liệu mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng, chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi khongười bán)

- Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đi đường tăng

- Bên có: Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giaocho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng

- Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường (đầu và cuối kỳ)

 Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liênquan khác như 133, 331, 111, 112

Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:

Đối với các cơ sở kinh doanh đã có đủ điều kiện để tính thuế VAT theophương pháp khấu trừ (thực hiện việc mua, bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ, ghichép đầy đủ), thuế VAT đầu vào được tách riêng, không ghi vào giá thực tế của vậtliệu Như vậy khi mua hàng, trong tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, phầngiá mua chưa thuế được ghi tăng giá vật liệu, còn phần thuế VAT đầu vào được ghivào số được khấu trừ

Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:

Đối với các đơn vị tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp (đơn vị chưathực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ hoặc với các doanhnghiệp kinh doanh vàng bạc), do phần thuế VAT được tính vào giá thực tế vật liệunên khi mua vào, kế toán ghi vào tài khoản 152 theo tổng giá thanh toán

Trang 21

Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu:

Vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinhdoanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh Mọi trường hợpgiảm vật liệu đều ghi theo giá thực tế ở bên Có của tài khoản 152

Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

kỳ trước

hay nhận góp vốn LD

sản xuất

Kiểm kê thừa v.l

Thiếu khi k.kê cấp cho cấp dưới bán hàng, phân xưởng, XDCB

Trang 22

Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)

mang đi gia công, chế biến

kỳ trước

hay nhận góp vốn LD

sản xuất

Kiểm kê thừa v.l

Thiếu khi k.kê Cấp cho cấp dưới bán hàng, phân xưởng (Tổng giá thanh toán)

Trang 23

b) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Phương pháp kiểm kê định kỳ (periodic inventory method) là phương phápkhông theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loạivật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho màchỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối

kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuấtkinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:

Giá trị vật liệu

xuất dùng trong kỳ =

Giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳ +

Tổng giá trị vật liệu tăng thêm trong kỳ -

Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ

Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dầu tiết kiệm được côngsức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại hànghoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán TK sử dụng:

 TK 611 “Mua hàng” (tiểu khoản 6111 - Mua nguyên, vật liệu): Dùng để theodõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế

- Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu tồn đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ

- Bên có: Phản ánh giá thực tế vật liệu xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt trong kỳ

và tồn kho cuối kỳ

TK 6111 cuối kỳ không có số dư và thường được mở chi tiết theo từng loại vật tư

 TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”:

- Bên nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ

- Bên có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ

- Dư nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho

 TK 151 “Hàng mua đang đi trên đường”:

- Bên nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ

- Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ

- Dư nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường

mang đi gia công, chế biến

Trang 24

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoảnkhác có liên quan như 133, 331, 111, 112 Các tài khoản này có nội dung và kếtcấu giống như phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp hạch toán: Đầu kỳ: căn cứ giá thực tế vật liệu đang điđường và tồn kho đầu kỳ kết chuyển vào tài khoản 611 Trong kỳ: Khi mua vậtliệu, căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ phản ánh trực tiêpvào tài khoản 611 Cuối kỳ: căn cứ kết quả kiểm kê, kế toán kết chuyển giá trị vậtliệu chưa sử dụng và xác định giá trị xuất dùng Để xác định giá trị vật liệu xuấtdùng của từng loại cho sản xuất, kế toán phải kết hợp với kế toán chi tiết mới cóthể xác định được do kế toán tổng hợp không theo dõi xuất liên tục

Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

chế biến sản phẩm

P.á các ng.vụ mua, nhập vật liệu trong kỳ

Nhập v.l từ các nguồn khác

Tính vật liệu xuất cho các mục đích Kết chuyển trị giá v.l tồn kho và đang đi đường cuối kỳ

TK 412

TK 412 Đánh giá tăng vl

Đánh giá giảm vl

TK 111, 112

TK 138, 334, 821, 642

Giá trị thiếu hụt, mất mát Giảm giá được hưởng và giá trị hàng mua trả lại

Trang 25

Sơ đồ 7:Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm

kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)

chế biến sản phẩm

P.á các ng.vụ mua, nhập vật liệu trong kỳ

Nhập v.l từ các nguồn khác

Tính vật liệu xuất cho các mục đích Kết chuyển trị giá v.l tồn kho và đang đi đường cuối kỳ

TK 412

TK 412 Đánh giá tăng vl

Đánh giá giảm vl

TK 111, 112

TK 138, 334, 821, 642

Giá trị thiếu hụt, mất mát Giảm giá được hưởng và giá trị hàng mua trả lại

Trang 26

3) Tổ chức kiểm kê và hạch toán kết quả kiểm kê, đánh giá vật liệu:

a) Kế toán kiểm kê vật liệu:

Tổ chức kiểm kê được tiến hành theo quy định chung của Nhà Nước về việclập Báo cáo kế toán, Bảng cân đối, và là quy định về hạch toán vật liệu doanhnghiệp Công tác kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị củatừng loại vật liệu hiện có tại doanh nghiệp, kiểm tra tình hình bảo quản nhập xuất

và sử dụng, phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng ứ đọng,mất mát, kém phẩm chất Công tác kiểm kê phải được tiến hành định kỳ sáu tháng,một năm trước khi lập các báo cáo quyết toán do ban kiểm kê tài sản của doanhnghiệp tiến hành Ban kiểm kê sử dụng các phương tiện cân, đo, đong, đếm xácđịnh số lượng vật liệu có mặt tại kho vào thời điểm kiểm kê và đồng thời xác định

về mặt chất lượng của từng loại Kết quả kiểm kê sẽ được ghi vào Biên bản kiểm

kê (mẫu số 08 -VT) Biên bản được lập cho từng kho, từng địa điểm sử dụng, từngngười phụ trách Kết quả kiểm kê gửi lên cho phòng kế toán đối chiếu với sổ sách

Sơ đồ 8 : Hạch toán vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê

là của doanh nghiệp

Vật liệu thừa chưa rõ

nguyên nhân chờ xử lý

Vật liệu thừa là

của đơn vị khác

Vật liệu thiếu do cân,

đo, đong, đếm sai

VL thiếu trong ĐM hay ngoài ĐMnhưng được cấp thẩm quyền cho phéptính vào chi phí kinh doanh

Yêu cầu người phạm lỗi bồithường số vật liệu thiếu

Vật liệu thiếu chưa rõnguyên nhân chờ xử lý

Trang 27

b) Kế toán đánh giá lại vật liệu:

 Khi đánh giá lại làm tăng giá trị vật liệu, kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch

để ghi:

Nợ TK 152

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 Khi đánh giá lại làm giảm giá trị vật liệu, căn cứ khoản chênh lệch giảm để ghi:

Nợ TK 412 Khoản chênh lệch

Có TK 152

4) Hạch toán vật liệu trên hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp:

So với kế toán các nước Anh, Mỹ , hệ thống sổ sách kế toán Việt Nam kháphức tạp với nhiều loại sổ sách và việc ghi chép còn nhiều trùng lặp Việc hạchtoán của Anh, Mỹ chủ yếu sử dụng trên máy nên chỉ áp dụng một hình thức nhật kýchung đơn giản, dễ làm mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin

Ở Việt Nam để tổ chức hạch toán vật liệu, các doanh nghiệp có thể áp dụngmột trong các hình thức chế độ kế toán Việt Nam hướng dẫn:

a) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung:

Nhật ký chung là hình thức ghi chép theo trình tự thời gian vào quyển nhật

ký chung, sau đó căn cứ vào đó để lấy số liệu ghi vào sổ cái Ngoài nhật ký chung,

kế toán có thể mở nhật ký đặc biệt (nhật ký mua hàng): được sử dụng cho một sốloại nghiệp vụ phát sinh nhiều Sổ này có tác dụng như chứng từ tổng hợp nhằmgiảm bớt số lần ghi vào sổ cái Ngoài ra có tác dụng như nhật ký chung

- Đặc điểm:

+ Tách rời việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên hai loại sổ

+ Tách rời hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết

+ Phải lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo

vì sổ cái được phản ảnh ở một số trang sổ riêng biệt

Hình thức sổ này bao gồm các loại sổ chủ yếu sau:

 Sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt

 Sổ cái

Trang 28

 Các thẻ kho, sổ kế toán chi tiết.

Trình tự hạch toán vật liệu theo hình thức nhật ký chung được thực hiện theo

sơ đồ sau: Sơ đồ 9

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳQuan hệ đối chiếu

- Ưu điểm:

+ Có thể vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt cho các doanhnghiệp lớn

+ Rất thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán

+ Ghi chép đơn giản

+ Thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra tránh tiêu cực và đặc biệt rất thíchhợp khi sử dụng kế toán máy

Chứng từ gốcPNK, PXK

Nhật ký chung

Sổ cái TK152,151,331

Bảng cân đối sốphát sinh

Các sổ, thẻ chi tiết v.l,t.t với người bán

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Nhật ký đặc biệt

Trang 29

b) Đối với doanh nghiệp áp dùng hình thức nhật ký sổ cái:

Theo hình thức này, các nghiệp vụ phát sinh đều phải được ghi theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duynhất gọi là nhật ký sổ cái

 Các thẻ kho, sổ kế toán chi tiết

Trình tự hạch toán vật liệu theo hình thức nhật ký - sổ cái được thực hiện

theo sơ đồ sau: Sơ đồ 10

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra

Chứng từ gốcPNK, PXK,BBKN VL

Bảng tổng hợpchứng từ gốc

Trang 30

- Nhược điểm: Chỉ vận dụng cho doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít tài khoản, nghiệp

vụ kinh tế phát sinh không nhiều, không thể thực hiện chuyên môn hoá phâncông lao động kế toán

c) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc điểm chủ yếu của hình thức sổ này là mọi nghiệp vụ kế toán phát sinhđều phải căn cứ vào chứng từ gốc, lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi sổ kế toán.Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

 Ghi theo trình tự thời gian được thực hiện trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

 Ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện trên sổ cái

Chứng từ ghi sổ là do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảngtổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổđược đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổđăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởngduyệt trước khi ghi sổ kế toán) Hình thức sổ này bao gồm các loại sổ kế toán chủyếu sau:

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

 Sổ cái

 Các thẻ kho, sổ kế toán chi tiết

Trình tự hạch toán vật liệu theo hình thức chứng từ - ghi sổ được thực hiệntheo sơ đồ sau:

Trang 31

Sơ đồ 11

- Ưu điểm:

+ Vận dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp lớn.+ Thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán

- Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lắp nhiều

d) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ:

- Đặc điểm cơ bản của hình thức sổ này là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tậphợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoảnkết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng(Thực tế tổ chức sổ nhật ký - chứng từ theo bên có và tổ chức phân tích chi tiếttheo vế nợ của tài khoản đối ứng)

- Hình thức này kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tàikhoản trên nhật ký chứng từ Ghi chép theo trình tự thời gian được thực hiệntrên các sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết số 2 thanh toán với người bán, một số nhật

ký chứng từ liên quan đến tăng vật liệu như nhật ký chứng từ số 1, 2 Ghi theo

Chứng từ gốcPNK, PXK

Bảng tổng hợpchứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK152,151,331

Bảng TH chi tiết

Báo cáo tài chính

và báo cáo N-X-T vật liệu

Trang 32

hệ thống là ghi chép trên bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2, các nhật ký chứng từ

5, 6, sổ cái tài khoản vật liệu

- Nhật ký chứng từ có tác dụng:

+ Định khoản kế toán làm căn cứ ghi vào sổ cái

Phần lớn kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên nhật ký chứngtừ

+ Không cần lập bảng cân đối số phát sinh trước khi lập báo cáo kế toán vì

có thể kiểm tra số liệu ở dòng cộng cuối kỳ của các nhật ký chứng từ

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh

tế tài chính và lập báo cáo tài chính

Các sổ sách chủ yếu của hình thức ghi sổ này là:

 Nhật ký chứng từ

 Bảng kê

 Sổ cái

 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự hạch toán vật liệu theo hình thức nhật ký - chứng từ được thực hiệntheo sơ đồ sau:

Sơ đồ 12

PNK, PXK,Bảng phân bổvật liệu

NK - CT1,2,5,6,7 Các sổ, thẻ chi tiết v.l,

t/t với người bán

Sổ cái

TK 152

Bảng tổng hợpchi tiết

Bảng kê số

3, 4, 5, 6

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 33

- Ưu điểm:

+ Vận dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp lớn,

số luợng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu về chế độ quản lý tương đối ổn định, trình

độ nhân viên kế toán cao đồng đều trong điều kiện kế toán thủ công

+ Rất thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

- Nhược điểm: Không thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán

5 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu dự trữ:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đuợc lập vào cuối niên độ kế toán nhằmghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế) của hàng tồnkho nhưng chưa chắc chắn Qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý củahàng tồn kho trên báo cáo tài chính:

Giá trị thực hiện thuần

tuý của hàng tồn kho =

Giá gốc của

-Dự phòng giảm giáhàng tồn khoTheo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho trong Hệ thống chuẩn mực kế toánViệt Nam, nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩmkhông được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạonên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sựgiảm giá của nguyên liệu, vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trịthuần có thể thực hiện được thì nguyên liệu, vật liệu tồn kho được đánh giá giảmxuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên, vật liệu chính dùng chosản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thịtrường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán Những loại vật tư, hàng hoá này làmặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý chứngminh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho

Việc lập dự phòng có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện kinh tế vàphương diện tài chính Trên phương diện kinh tế, việc lập dự phòng giúp doanhnghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp Dự phòng đượcghi nhận như một khoản cho phí làm giảm lợi nhuận trước thuế, do đó giảm thuếthu nhập doanh nghiệp Trên phương diện tài chính, dự phòng có tính chất như mộtnguồn tài chính của doanh nghiệp, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động truớckhi sử dụng thực thụ Nếu doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng kể, số này được

Trang 34

sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ cho cáckhoản chi phí khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau

Theo chuẩn mực số 02, giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồnkho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bánhàng tăng lên Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thểthực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giátrị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định theo công thức sau:

Mức dự phòng cần lập năm

tới cho hàng tồn kho i =

Số lượng hàng tồnkho i cuối niên độ x

Mức giảm giá củahàng tồn kho iDoanh nghiệp phải lập Bảng kê dự phòng giảm giá nguyên vật liệu cho từngloại vật liệu làm căn cứ cho kế toán ghi sổ Dự phòng giảm giá nguyên vật liệuđược hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Kế toán sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để hạchtoán Tài khoản này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:

- Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá

- Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá

- Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn

Tài khoản 159 được mở chi tiết theo từng loại hàng tồn kho

Sơ đồ 13: Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

cuối niên độ kế toán

Trang 35

6) Chuẩn mực kế toán quốc tế với kế toán nguyên vật liệu:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, nguyên vật liệu là một trong nhữngloại hàng tồn kho và nó được quản lý, hạch toán theo phương pháp kế toán hàngtồn kho tức là dựa trên nguyên tắc nguyên giá Điều chủ yếu trong kế toán nguyênvật liệu là nó được hạch toán như một tài sản cho đến khi chi phí sản xuất hoặcdoanh thu (trường hợp bán vật liệu cho doanh nghiệp khác) có liên quan được ghinhận IAS cung cấp hướng dẫn thực tế về việc xác định giá phí, hạch toán nguyênvật liệu vào chi phí, cung cấp các công thức tính trị giá nguyên vật liệu tồn kho

Phần này của nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các chuẩn mực kế toán quốc tế

về hạch toán nguyên vật liệu

a) Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu:

Khi nguyên vật liệu được mua về nhập kho thì tuỳ từng thứ, từng loại cụ thể

mà nó có thể được sử dụng ngay vào sản xuất sản phẩm hay phải qua chế biếntrước khi đưa vào sản xuất hoặc nhập kho hay đem bán (coi như hàng hoá) và ứngvới mỗi loại nguyên vật liệu như vậy chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 lại có quyđịnh giá phí nhập kho riêng với cơ cấu và cách tính giá khác nhau

Theo IAS số 2 các yếu tố cấu thành giá phí nhập kho gồm:

- Tổng chi phí mua

- Chi phí chế biến (nếu có)

- Các chi phí khác

Tổng chi phí mua: Gồm:

+ Giá mua ghi trên hoá đơn

+ Các chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu

Thuế nhập khẩu và các thứ thuế khác

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

Các chi phí khác phân bổ trực tiếp vào việc mua nguyên vật liệu.+ Giảm giá thương mại

+ Chiết khấu

Chi phí chế biến: Các chi phí liên quan đến chế biến nguyên vật liệu trước

khi nhập kho cũng được tính vào giá phí nhập kho nguyên vật liệu Các chi phí này

Trang 36

bao gồm: Chi phí nhân công chế biến, khấu hao máy móc dùng để gia công chếbiến

Các chi phí khác: Nguyên tắc phân bổ: Các chi phí khác được tính vào giá

phí tồn kho là các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đưa hàng về địa điểm vàtrạng thái hiện tại

Chi phí tài chính: Theo IAS số 2, trong một vài trường hợp đặc biệt chi phí

tài chính có thể được tính vào giá phí tồn kho nguyên vật liệu, chẳng hạn như chiphí đó có liên quan đến việc nhập kho nguyên vật liệu, hoặc chi phí tài chính đó cóthể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai

b) Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:

Theo IAS số 2, trước hết để tính giá vật liệu xuất kho, kế toán cần phải phânbiệt được hai loại nguyên vật liệu là nguyên vật liệu nhận diện được và nguyên vậtliệu không nhận diện được, vì phương pháp tính giá sẽ khác nhau

- Loại nguyên vật liệu nhận diện được: Đối với các loại vật liệu nhận diện đượcthì giá xuất kho bao gồm tất cả các giá phí đích thực của nó

- Loại nguyên vật liệu giống nhau, không nhận diện được: Đối với loại này, IASđưa ra hai công thức:

+ Công thức chuẩn:

Nhập trước, xuất trước (FIFO)

Bình quân gia quyền (CMP)

+ Công thức thay thế chấp nhận được: Đó là công thức “Nhập sau, xuấttrước” (LIFO) Nếu sử dụng phương pháp LIFO thì cần phải có một số thôngtin như: Các báo cáo tài chính phải cho biết chênh lệch giữa giá trị tồn khotrên báo cáo tài sản hoặc giá trị thấp nhất giữa giá trị được tính theo mộttrong hai công thức “chuẩn” FIFO, CMP và giá trị có thể bán được thuần( làgiá ước tính có thể bán được trong điều kiện bình thường trừ đi chi phí ướctính để hoàn thành sản phẩm và những chi phí khác để bán hàng sau này);hoặc giá trị thấp nhất giữa giá phí hiện tại trong ngày kế toán và giá có thểbán được thuần (hay giá lợi ích trong việc dùng)

Trang 37

c) Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán:

- Nguyên tắc: Theo IAS số 2, vào một thời điểm kế toán giá trị nguyên vật liệuđược đánh giá trên cơ sở giá thấp nhất giữa giá phí nhập kho và giá có thể bánđược thuần

- Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:

+ Các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất không được giảm giá nếuthành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu đó được bán với giá bằng hoặc caohơn giá thành của nó

+Trong trường hợp giảm sút giá mua trên thị trường làm cho giá phí thànhphẩm cao hơn giá thành có thể bán được thuần thì giá trị ghi sổ kế toán củanguyên vật liệu này phải được giảm xuống bằng giá có thể bán được thuầncủa nó Trong trường hợp này, giá mua vào của nguyên vật liệu có thể coi làgía bán được thuần của nó

d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống

kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu:

Trong xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế thế giới, các công cụ cung cấpthông tin cho quản lý kinh tế như kế toán, thống kê ở các nước khác nhau trên thếgiới ngày càng xích lại gần nhau Việc Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán mới là

sự vận dụng các thông lệ quốc tế về kế toán vào hoàn cảnh cụ thể , phù hợp với cơchế kinh tế của nước ta Đây là một nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tếnước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, làm cho ngôn ngữ kế toán của nước tatrở nên gần gũi với ngôn ngữ kế toán của các nước, giúp nước ta hoàn thiện hơnluật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Có thể nói chế độ kế toán mới của nước ta đãvận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc, các khái niệm được thừa nhận trên phạm viquốc tế

Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toánViệt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu được thể hiện ở những điểm sau:

Hệ thống kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán quốc tế

 Tính giá vật liệu

Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

được xác định bằng một trong các

phương pháp sau:

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

Giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng phương pháp:

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập sau, xuất trước

Trang 38

- Phương pháp giá thực tế đích danh.

- Phương pháp giá hạch toán

 Thiếu hụt nguyên vật liệu phát hiện

do kiểm kê:

Phải ghi nợ TK 138 chờ xử lý

 Lập dự phòng giảm giá hàng tồn

kho

Dự phòng cho nguyên vật liệu tồn kho

được tính vào cuối niên độ kế toán và

trước khi lập báo cáo tài chính

Đưa vào khoản lãi, lỗ

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị bị giảm

7) Đặc điểm kế toán nguyên liệu, vật liệu ở một số nước:

Có thể nói hệ thống kế toán doanh nghiệp mới nói chung và mảng kế toánvật liệu nói riêng đã khẳng định được vai trò của mình trong việc quản lý, điềuhành và kiểm soát các hoạt động kinh tế So với hệ thống kế toán cũ, hệ thống kếtoán mới đã thoả mãn tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Đồngthời nó cũng hoà nhập với các chuẩn mực và thông lệ kế toán phổ biến trên thếgiới Các phương pháp hạch toán vật liệu như kê khai thường xuyên hay kiểm kêđịnh kỳ, các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho như FIFO, LIFO đều rất gầngũi với kế toán quốc tế Ngoài ra kế thừa từ kế toán ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển, kế toán vật liệu của ta cũng từng bước giải quyết được vấn đềchiết khấu, giảm giá, các khoản dự phòng là những hoạt động mới phát sinh trongnền kinh tế thị trường

a) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ:

Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ:

Hệ thống kế toán Mỹ không có một hệ thống tài khoản thống nhất về tên gọi

và số hiệu bắt buộc sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp Thực tế, các doanhnghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp và yêu cầu quản

lý để lựa chon các tài khoản sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình Doanh nghiệpcũng tự đặt tên cho tài khoản và số hiệu của chúng

Trang 39

- Sổ cái: Sổ cái là sự tập hợp đầy đủ các tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp.Mỗi tài khoản được mở một trang riêng trên Sổ cái Sổ cái có thể là sổ tờ rời, sổđóng thành quyển hoặc một trang trong bộ nhớ của máy tính.

- Sổ cái tài khoản ba cột: Trên thực tế các công ty thường sử dụng sổ cái tàikhoản có ba cột thay vì sử dụng tài khoản chữ T

- Bảng cân đối thử: Định kỳ, kế toán kiểm tra tính cân đối của Tổng nợ và tổng

Có bằng cách sử dụng Bảng cân đối thử (Trial balance)

Các báo cáo tài chính:

Theo chế độ kế toán Mỹ, các báo cáo tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nàocũng bao gồm các báo cáo bắt buộc sau:

- Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)

- Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu (The Statement of owner’s Equity)

- Bảng cân đối kế toán ( The balance Sheet)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flows)

Hạch toán nguyên vật liệu:

Vật liệu nhập, xuất, tồn kho được ghi sổ theo giá thực tế Giá thực tế vật liệunhập kho bao gồm giá mua, chi phí thu mua trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua,hàng mua trả lại hoặc số giảm giá được hưởng Giá thực tế của vật liệu xuất khođược xác định theo một trong các phương pháp như phương pháp giá bình quân,phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp giá thực tế đích danh

Kế toán Mỹ sử dụng tài khoản “Tồn kho nguyên vật liệu “ để theo dõi tìnhhình biến động của nguyên vật liệu qua kho Tài khoản này thường có số dư nợ tạithời điểm đầu và cuối kỳ

Trang 40

Sơ đồ 14:Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hệ thống kế toán Mỹ

Xuất VL cho BH

Xuất VL cho QLbảo dưỡng tại PXSX

Xuất VL cho TT SXMua VL bằng TM

Mua VL chịu

NVL trả lại NB

hoặc được GG

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
h ủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho (Trang 13)
Sơ Đồ1: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song  song - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
1 Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song (Trang 13)
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song. - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
h ương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song (Trang 14)
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối  chiếu luân chuyển - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 2 Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Trang 14)
+ Nếu không lập bảng kê nhập, xuất vật liệu thì việc sắp xếp chứng từ nhập, xuất trong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh nhầm lẫn, sai sót - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
u không lập bảng kê nhập, xuất vật liệu thì việc sắp xếp chứng từ nhập, xuất trong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh nhầm lẫn, sai sót (Trang 15)
Bảng kê xuấtPhiếu xuất kho - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng k ê xuấtPhiếu xuất kho (Trang 15)
Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật tư Kế toán tổng hợp - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng lu ỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật tư Kế toán tổng hợp (Trang 17)
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 3 Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư (Trang 17)
Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
ch toán tình hình biến động giảm vật liệu: (Trang 21)
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê  khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 4 Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) (Trang 21)
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê  khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 5 Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) (Trang 22)
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ  (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 6 Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) (Trang 24)
Sơ đồ 7:Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm  kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 7 Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) (Trang 25)
Sơ đồ   8    : Hạch toán vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
8 : Hạch toán vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê (Trang 26)
a) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
a Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung: (Trang 28)
Hình thức sổ này bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Hình th ức sổ này bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: (Trang 28)
Hình thức sổ này bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Hình th ức sổ này bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: (Trang 29)
c) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
c Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 30)
Bảng tổng hợp chi tiếtNhật ký - sổ cái - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng t ổng hợp chi tiếtNhật ký - sổ cái (Trang 30)
Trình tự hạch toán vật liệu theo hình thức chứng từ - ghi sổ được thực hiện theo sơ đồ sau:  - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
r ình tự hạch toán vật liệu theo hình thức chứng từ - ghi sổ được thực hiện theo sơ đồ sau: (Trang 31)
Sơ đồ  11 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
11 (Trang 31)
+ Vận dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp lớn, số luợng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu về chế độ quản lý tương đối ổn định, trình  độ nhân viên kế toán cao đồng đều trong điều kiện kế toán thủ công - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
n dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp lớn, số luợng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu về chế độ quản lý tương đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao đồng đều trong điều kiện kế toán thủ công (Trang 33)
Sơ đồ  12 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
12 (Trang 33)
Sơ đồ       15: Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp  kiểm kê định kỳ trong hệ thống kế toán Mỹ - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
15 Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong hệ thống kế toán Mỹ (Trang 42)
Sơ đồ   16:     Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương  pháp kê khai thường xuyên trong hệ thống kế toán Pháp - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
16 Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hệ thống kế toán Pháp (Trang 44)
Bảng cân đối kế toán x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng c ân đối kế toán x (Trang 60)
Bảng TH thuế và các khoản phải nộp NN x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
ng TH thuế và các khoản phải nộp NN x (Trang 60)
Bảng cân đối kế toán x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng c ân đối kế toán x (Trang 60)
Bảng TH thuế và các khoản phải nộp NN x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
ng TH thuế và các khoản phải nộp NN x (Trang 60)
Bảng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
ng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x (Trang 61)
Bảng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x x - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
ng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x x (Trang 61)
- Mỗi kho đều có bảng qui định phòng cháy chữa cháy và phương tiện cứu hoả tại chỗ. - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
i kho đều có bảng qui định phòng cháy chữa cháy và phương tiện cứu hoả tại chỗ (Trang 65)
Sơ đồ 21: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 21 (Trang 73)
Sau đó cuối tháng căn cứ vào số liệu ghi trên bảng kê chi tiết phiếu nhập - xuất - tồn vật tư để vào Sổ đối chiếu luân chuyển (Biểu số 19) - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
au đó cuối tháng căn cứ vào số liệu ghi trên bảng kê chi tiết phiếu nhập - xuất - tồn vật tư để vào Sổ đối chiếu luân chuyển (Biểu số 19) (Trang 77)
NKCT số 5 NKCT số 1,2,3 Bảng PB số 2 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
s ố 5 NKCT số 1,2,3 Bảng PB số 2 (Trang 78)
Sơ đồ 22: Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Sơ đồ 22 Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu (Trang 78)
Bảng kê số 4,5,6 Bảng kê số 3 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
Bảng k ê số 4,5,6 Bảng kê số 3 (Trang 97)
SƠ ĐỒ 22: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP  NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội.docx
SƠ ĐỒ 22 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU (Trang 97)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w