1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa chăm tại ninh thuận

95 307 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các chuyên gia trong ngành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÁN VĂN TRÍ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÁN VĂN TRÍ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả thu thập, phân tích, đánh giá, nghiên cứu và các kiến nghị chính sách nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hơn hai năm học tập và nghiên cứu đến nay, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đây là công trình nghiên cứu của tôi Để có được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy

cô, các bạn học viên, các đồng nghiệp, người thân cũng như các tổ chức, cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kinh

tế phát triển trong quá trình theo học tại trường

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Chí Công đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài với tất cả sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm

Và cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ đã góp thêm ý kiến để tôi hoàn thành tốt hơn luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

Trân trọng!

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2018

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA 6

1.1 Khái niệm có liên quan đến văn hóa và di sản văn hóa 6

1.1.1 Văn Hóa 6

1.1.2 Di sản văn hóa 8

1.2 Các loại hình văn hóa 9

1.2.1 Văn hóa vật chất 9

1.2.2 Văn hóa tinh thần 9

1.3 Các khái niệm liên quan đến du lịch 9

1.3.1 Du lịch 9

1.3.2 Khách du lịch 10

1.3.3 Sản phẩm du lịch 11

1.4 Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa 14

1.4.1 Đặc điểm sản phẩm du lịch di sản văn hóa 14

1.4.2 Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm 16

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm 17

1.4.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm 18

1.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa 18

1.5.1 Các nghiên cứu trong nước 18

1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài 19

1.6 Xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu 19

Trang 6

1.7 Phương pháp nghiên cứu 20

1.7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 20

1.7.2 Phương pháp chọn mẫu du khách 21

1.7.3 Loại dữ liệu cần thu thập 22

1.7.4 Công cụ phân tích dữ liệu: 22

Tóm tắt chương 1 22

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012 – 2017 23

2.1 Tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của người Chăm tỉnh Ninh Thuận 23

2.1.2 Tiềm năng và thế mạnh về văn hóa truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận 25

2.1.3 Các sản phẩm văn hóa của người Chăm 28

2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa chăm tại Ninh Thuận 34

2.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 34

2.2.1.1 Nhóm các yếu tố thuộc về cung 34

2.2.1.2 Nhóm các yếu tố thuộc về cầu 40

2.2.2 Đánh giá phát triển về số lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận trong thời gian qua 43

2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận 47

2.3.1 Phương pháp thu thập và phân tích 47

2.3.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu 49

2.3.3 Đánh giá chung 54

2.3.3.1 Những kết quả đạt được 54

2.3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 55

Tóm tắt chương 2 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN 58

Trang 7

3.1 Cơ sở đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh

Thuận 58

3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận đến năm 2020 58

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 61

3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 61

3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 67

3.3.1 Kiến nghị đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch 67

3.3.2 Kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch Ninh Thuận 68

Tóm tắt chương 3 69

KẾT LUẬN CHUNG 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

VHTT&DL Văn hóa, thể thao và du lịch

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng khách tham quan tháp Po Klaung Garai giai đoạn 43 Bảng 2.2 Thống kê số lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận hiện nay 44 Bảng 2.3 Danh sách các chuyên gia tham gia đánh giá 47 Bảng 2.4 Đánh giá vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận thời gian qua 49 Bảng 2.5 Đánh giá về số lượng và chất lượng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận thời gian qua 50 Bảng 2.6 Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu 51 Bảng 2.7 Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 52

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của du lịch 10

Sơ đồ 1.2 Cấp độ của sản phẩm du lịch 12

Sơ đồ 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 17

Sơ đồ 1.4 Khung phân tích 20

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu 21

Hình 2.1 So sánh đánh giá cảm nhận về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận 54

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Với lợi thế về vị trí địa lý, Ninh Thuận còn là một tỉnh có tiềm năng lớn, với cảnh quang thiên nhiên hấp dẫn, yên tĩnh, thơ mộng, đường bờ biển dài gần 105 km, nhiều nơi quanh co khúc khủy tạo thành nhiều vịnh, đầm, phá đặc biệt nét văn hóa Chăm truyền thống tại địa phương là điều kiện hết sức cơ bản và thích hợp để phát triển các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên di sản văn hóa Chăm Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên di sản văn hóa Chăm chưa thực sự quan tâm và hợp lý đã đặt ra cho tỉnh Ninh Thuận một vấn đề cần phải giải quyết đó là làm thế nào để phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận theo hướng bền vững

Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại tỉnh Ninh Thuận Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại tỉnh Ninh Thuận theo hướng bền vững

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hoá Chăm của địa phương; dữ liệu thứ cấp được điều tra từ các số liệu của Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch, và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh Ninh Thuận Các số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận Phương pháp trao đổi, điều tra xã hội học: Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc được soạn sẵn Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhằm đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận, chỉ ra được thành tựu, nguyên nhân trong phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới

Từ khóa: Sản phẩm, du lịch di sản văn hóa Chăm, Ninh Thuận.

Trang 12

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc biệt

là tài nguyên du lịch di sản văn hóa Chăm được các nhà nghiên cứu quan tâm để phát triển du lịch Việt Nam có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao, các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật ẩm thực làm say lòng không biết bao du khách trong và ngoài nước Nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thủy của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo (kể cả kiến trúc Chăm) có giá trị hấp dẫn khách du lịch Các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền kết hợp lại với nhau tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển có nết đặc trưng về tài nguyên di sản văn hóa Chăm so với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Là địa phương có rất nhiều tiềm năng

và lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Trong đó nổi bật nhất là các lễ hội của dân tộc Chăm, những đền tháp uy nguy, những nghề thủ công truyền thống, những điệu múa quạt uyển chuyển, duyên dáng như những vũ công bước ra từ những phù điêu trên tháp cổ, dẫu đã có hàng mấy trăm năm tuổi cho đến giờ vẫn còn đắm say, quyến rũ lòng người thưởng thức

Theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước luận bàn đến việc phát triển sản phẩm phục vụ du lịch Cụ thể, nghiên

cứu của Bennett và cộng sự (2011) với chủ đề “Introduce to travel and tourism

marketing” đã nhấn mạnh đến bản chất phát triển sản phẩm du lịch, vị trí và vai trò

quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch trong kinh doanh tại các điểm đến Đối với Singapore, để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch hướng đến tính bền vững, Chính Phủ nước này đã xây dựng hẵn một kế hoạch hành động với các giai đoạn cụ thể trong phát triển sản phẩm đặc trưng, tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch trong thời gian tới (Chye và cộng sự, 2015) Tại Sri Lanka, ngành du lịch của quốc gia đang xây dựng các tiêu chuẩn mang tính truyền thống để lồng ghép vào sản phẩm du lịch Quan điểm phát triển du lịch đại chúng luôn được khuyến khích với nội hàm là phát triển nhiều hơn các sản phẩm du lịch homestay Ngành du lịch quốc gia này

Trang 13

khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tập trung vào việc hỗ trợ cộng đồng tham gia vào chuỗi giá trị và tạo ra giá trị mới Cụ thể, chương trình du lịch homestay đang được chú trọng Các tour du lịch đến viếng thăm các hoạt động cộng đồng như canh tác, câu cá, thủ công mỹ nghệ, lễ hội, chương trình tôn giáo và văn hoá, thể thao, xem động vật hoang dã đang được chú trọng (SLTDA, 2011) Bên cạnh đó, nghiên cứu

“Xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” của

Đỗ Cẩm Thơ và cộng sự (2007) cũng đã chỉ ra 3 loại sản phẩm du lịch chính là: sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch biển là những sản phẩm du lịch đặc trưng để có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trên trường quốc tế Trong nội dung của “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định rõ quan điểm cần phải phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa của địa phương

Tại Ninh Thuận đến nay đã có một số công trình bàn về văn hóa Chăm và phát

triển văn hóa Chăm như công trình nghiên cứu Lễ nghi Nông nghiệp Truyền thống tộc người Chăm - Raglai Ninh Thuận (2010) các tác giả Nguyễn Thị Thu, Thập Liên

Trưởng, Phạm Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận; công trình Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận (2015) do Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh và Nguyễn Thị Thu đồng chủ biên; công trình Trò chơi dân gian người Chăm Ninh Thuận (2015) của tác giả Châu Văn Huynh Các công trình này, đã trình bày một cách tổng quan về văn hóa, xã hội, lễ nghi liên quan đến nông nghiệp và các trò chơi của trẻ em người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận

Trong khi đó, theo hiểu biết của tác giả các nghiên cứu về chủ đề liên quan đến khai thác và bảo tồn di sản văn hóa Chăm tại địa phương còn nhiều hạn chế trong khi hoạt động du lịch cũng như sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa được quy hoạch cụ thể cũng như chưa có đầu tư bài bản nên việc khai thác các tài nguyên cũng như tiềm năng du lịch còn mang hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tương xứng được với tiềm năng và vị thế sẵn có của mình Câu hỏi đặt ra cho Ninh Thuận là làm cách nào để phát triển du lịch, tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên di sản văn hóa Chăm để mang

Trang 14

lại lợi ích kinh tế cao, nâng cao đời sống cho nhân dân, đồng thời vẫn có thể bảo vệ, tôn tạo các giá trị, cảnh quan nhằm phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng bền

vững Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa

Chăm tại Ninh Thuận” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ với mong muốn thông qua phân

tích tiềm năng, lợi thế, cơ hội và thách thức của du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận, chỉ ra thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại đây

từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách góp phần phát triển sản phẩm

du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận theo hướng bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn

hóa Chăm của Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2017, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận theo hướng bền vững

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận?

- Đâu là các cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận trong thời gian tới?

- Làm thể nào để phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận theo hướng bền vững trong thời gian tới?

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: Chuyên gia (quản lý ngành, nhà nghiên cứu, quản lý

doanh nghiệp du lịch) và du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận

- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch; Lý

thuyết về lợi thế cạnh tranh sản phẩm; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2017 và những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận trong thời gian tới

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận

+ Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2017; số liệu

sơ cấp được điều tra từ chuyên gia và khách du lịch từ tháng 04 năm 2018 đến tháng

05 năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương về du lịch (Sở VHTTDL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch); số liệu cục thống kê Ninh Thuận và các báo cáo đã thực hiện giai đoạn 2012-

2017 cũng như các công trình nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra chuyên gia: Phương pháp này nhằm thu thập những ý kiến tham vấn của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (quản lý ngành du lịch, quản lý doanh nghiệp du lịch, nhà nghiên cứu và giảng dạy về du lịch)

để đánh giá tiềm năng và thế mạnh cũng như các cơ hội và thách thức cho phát triển sản phẩm du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ điều tra du khách: Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch hiện tại của Ninh Thuận và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của

du khách khi đến du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa) Các kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận trong thời gian tới

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo

Trang 16

6 Ý nghĩa kết quả nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Ninh Thuận theo hướng bền vững, tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương

Giúp cơ quan quản lý du lịch địa phương biết được các sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm cần phát triển, từ đó tập trung nguồn lực nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của địa phương nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch trong thời gian tới

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Hồ Chí Minh nói về quan điểm văn hóa như sau: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục

đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày

về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó

là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (dẫn theo: Hồ Chí Minh toàn tập, in lần 2 Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1995 tập 3, trang 431)

Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét

riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có

lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người

tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” (Trích Tuyên bố về

Trang 18

những chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-07 đến

06-08-1982 tại Mêhicô Nguồn: Sách Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng (chủ biên) – NXB Giáo Dục 2005)

- F Mayor, nguyên là Tổng thư ký của UNESCO đã đưa ra một định nghĩa về

văn hóa như sau: “Văn hóa là sự phản ánh một cách tổng quát sống động mọi mặt

cuộc sống của con người (cá nhân và cộng đồng) qua hàng bao thế kỉ đã hình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”

- PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

Quan niệm của GS.Từ Chi về văn hóa: văn hóa là tất cả những gì không phải là

tự nhiên thì là văn hóa, kể cả tác động vào tự nhiên để làm thay đổi cuộc sống cũng là văn hóa Tự nhiên cũng là văn hóa khi mà tự nhiên đó bị con người can thiệp vào Nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì

không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa Từ đó, văn hóa là đặc

trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên Văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy

Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không

phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá

trị chân - thiện - mỹ

Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không

chỉ riêng tinh thần mà thôi

Thứ tư, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường

người ta hay nói Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa

mà thôi

Trang 19

Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên có thể kết luận: Văn hóa là sản phẩm

của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người

và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động

và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của

xã hội Nó được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

1.1.2 Di sản văn hóa

Theo Luật Di sản văn hóa năm 2009 , “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Theo Cục Di sản văn hóa về Bảo vệ di sản văn hóa tập 1, di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là “các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế

hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với

tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự

kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”

Di sản văn hóa phi vật thể được cụ thể hơn trong Điều 4 Luật Di sản văn hóa là

“sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”

Trang 20

Có thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đều cơ bản thống nhất biểu hiện cụ thể di sản văn hóa phi vật thể như: a) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; b) nghệ thuật trình diễn; c) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; d) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; e) nghề thủ công truyền thống, thì Nghị định số 98 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, cụ thể bao gồm: a) Tiếng nói, chữ viết; b) Ngữ văn dân gian; c) Nghệ thuật trình diễn dân gian; d) Tập quán xã hội và tín

ngưỡng; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; f) Tri thức dân gian

1.2 Các loại hình văn hóa

1.2.1 Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất: Là sản phẩm của con người tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất như các công trình kiến trúc, trang phục, văn hóa ẩm thực…Văn hóa vật chất là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ xã hội

1.2.2 Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần: Xét về mặt tư tưởng và tư duy của con người ở các thời kì Văn hóa tinh thần là cách gọi tổng quát chỉ những sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển và hoạt động sản xuất như âm nhạc, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội

1.3 Các khái niệm liên quan đến du lịch

1.3.1 Du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới Đối với một số quốc gia, Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong Ngoại thương Tại nhiều quốc gia khác, Du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu

Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, để học ngoại ngữ…

Trang 21

Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp các

hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”

Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra rất ngắn gọn về du lịch: “Du

lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách” có thể thể hiện mối quan hệ trên như sau:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của du lịch

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012), Giáo trình Kinh tế Du lịch

Trong Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/2006 tại khoản 1, Điều 4,

du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu, tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

- Có thể nói, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội… Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng

có sự phát triển Tùy vào từng góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung khác nhau

1.3.2 Khách du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):

Dân cư sở tại

Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch

Trang 22

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân

của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi

du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và

khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật Du lịch của Việt Nam:

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.3.3 Sản phẩm du lịch

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó

Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, bao gồm những vật hữu hình và vô hình Hầu hết sản phẩm du lịch là những dịch vụ và những kinh nghiệm

Theo UNWTO “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết

cấu hạ tầng du lịch, (ii) tài nguyên du lịch và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”

Trang 23

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch

vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Sản phẩm du lịch bao gồm các hàng hóa dưới dạng hữu hình (buồng phòng khách sạn, món ăn phục vụ cho du khách) và vô hình (như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ tại khách sạn, nhà hàng …)

Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những vật chất vô hình và hữu hình

mà du khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyến đi

Sản phẩm du lịch gồm 5 cấp độ được thể hiện như sau:

Sơ đồ 1.2 Cấp độ của sản phẩm du lịch

Nguồn: Philip Kotler (2003)

- Sản phẩm cốt lõi: là dịch vụ cơ bản, được doanh nghiệp cung cấp cho thị

trường, là lý do để khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và khi sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ nhận được những lợi ích cốt lõi nhất

Ví dụ: Sự hiểu biết, sự thư giãn sau chương trình du lịch

- Sản phẩm chủng loại: là cái cụ thể mang lại lợi ích cốt lõi của sản phẩm Nếu

sản phẩm cốt lõi mang lại lợi ích mà khách hàng tìm kiếm thì sản phẩm chủng loại là phương tiện để đạt được mục đích đó

Ví dụ: Tài nguyên du lịch và các dịch vụ là sự hiện hữu của sản phẩm cốt lõi

- Sản phẩm mong đợi: là tập hợp các thuộc tính và điều kiện mà người mua

thường trông đợi và chấp nhận khi mua dịch vụ của doanh nghiệp

Sản phẩm cốt lõi Sản phẩm chủng loại Sản phẩm mong đợi

Sản phẩm tăng thêm Sản phẩm tiềm năng

Trang 24

Ví dụ: Trông đợi sự phục vụ chu đáo, tận tình của hướng dẫn viên, sự an toàn tuyệt đối trong suốt cuộc hành trình…

- Sản phẩm tăng thêm: là những dịch vụ mang lại lợi ích phụ thêm được doanh

nghiệp cung cấp cho khách, nó làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Ví dụ: Tặng khách mũ, áo kỷ niệm có in tên công ty trong chuyến đi

- Sản phẩm tiềm năng: là tập hợp những dịch vụ mang lại lợi ích phụ thêm,

được doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trong tương lai Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp cạnh tranh trong tương lai

Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

+ Sản phẩm du lịch không thể bao gói, mang bán tận tay đến người tiêu dùng Ngược lại, khách du lịch được chuyên chở tới tận nơi mà ở đó sản phẩm du lịch sẽ được khách du lịch tiêu dùng Trước khi mua họ không được thấy sản phẩm mà chỉ được nghe những thông tin về nó hoặc chỉ được xem những hình ảnh minh họa đặc trưng

+ Sản phẩm du lịch cơ bản là không cụ thể nên nó khá độc đáo, khách không thể kiểm tra chất lượng trước khi mua và ngay cả khi mua rồi cũng không thể hoàn trả nếu không hài lòng

+ Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ra để lưu kho được, nó thường do nhiều đơn vị tham gia cung ứng và có sự phụ thuộc lẫn nhau

+ Sản phẩm du lịch thực sự là một kinh nghiệm thì đúng hơn là một món hàng cụ thể, sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước Vì vậy, nó là một thách thức đối với hoạt động marketing du lịch

+ Khách mua sản phẩm du lịch phải tiêu tốn thời gian và tiền bạc trước khi sử dụng chúng

+ Sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách du lịch cư trú do đó cần đến một hệ thống phân phối thông qua việc sử sụng các đơn vị trung gian như: các văn phòng và đại lý kinh doanh du lịch

+ Khách mua sản phẩm du lịch cần phải nắm thông tin một cách đầy đủ về những gì họ sẽ được hưởng trong suốt chuyến hành trình

Trang 25

+ Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự tổng hợp của các ngành kinh doanh khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí…nên các ngành này phải có sự liên doanh và phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động marketing

+ Sản phẩm du lịch không như các dịch vụ khác, nó không thể lưu kho được cho nên các nỗ lực marketing phải được sử dụng một cách thích hợp để quản lý cầu

+ Lượng cung sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn rất khó thay đổi Cầu

về sản phẩm du lịch co giãn rất cao theo thời vụ du lịch, do vậy những người làm marketing cần phải cân đối mối quan hệ giữa cung và cầu du lịch

+ Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành hoặc không trung thành với một nhãn hiệu, do đó tạo nên sự bất ổn về nhu cầu của du khách

+ Nhu cầu của khách về sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do các yếu tố tác động như: tỷ giá, tình hình kinh tế, an ninh chính trị…

1.4 Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa

1.4.1 Đặc điểm sản phẩm du lịch di sản văn hóa

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 tại Khoản 17, Điều 3, Chương I: “ Du

lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa,

góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống, phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao Theo Trần Văn Thông: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được cảm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện” Theo khảo sát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển

và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa, một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn

và tính trường tồn cao, đó là nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững Trào lưu thay đổi trên xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau Trong

đó, một trong những động lực quan trọng khiến các quốc gia đi tới quyết định trên đó

Trang 26

là, xu hướng dòng khách quốc tế từ các thị trường du lịch tiềm năng quan tâm, ưa thích đi thăm các điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa ngày một tăng Ở bất cứ quốc gia nào, tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, dân cư, địa lý cũng như tính đa dạng và bề dày văn hóa lịch sử, các sản phẩm du lịch văn hóa đều chứa đựng những bản sắc độc đáo với những truyền thuyết về văn hóa, lịch sử khác biệt, được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một tiến trình lịch sử thống nhất của một dân tộc Chúng được hình thành và phân bổ rộng rãi ở nhiều địa danh và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cả vật thể và phi vật thể Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa phần các sản phẩm chủ đạo, mang tính cội nguồn, thuộc loại hình du lịch này thường gắn với các địa phương Đặc biệt, chúng thường tập trung chủ yếu hoặc ở các trung tâm du lịch lớn như các đô thị/thủ đô của các nước, hoặc các khu vực lân cận và trong nhiều trường hợp, chúng được tái hiện trong các điểm du lịch là quần thể văn hóa lịch sử, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm sự lựa chọn cho du khách trải nghiệm khi họ chưa có đủ điều kiện

để có thể tới thăm tận nơi những địa danh du lịch lưu giữ các di sản văn hóa đó Theo con số thống kê, ước tính tỷ lệ khách quốc tế tới tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch văn hóa tại các thành phố/thủ đô của các nước trong khu vực luôn chiếm khoảng hơn 40% tổng số khách Tỷ lệ này thậm chí có thể còn lớn hơn tùy thuộc vào quy mô của đô thị/thủ đô đó, cũng như số lượng tài nguyên du lịch văn hóa mà điểm đến đó sở hữu

Nội dung về du lịch văn hóa rất rộng, nhưng thường được hiểu một cách đơn giản và phổ biến là sự tìm kiếm và trải nghiệm của du khách đối với các lĩnh vực liên quan tới sản phẩm văn hóa như nghệ thuật trưng bày tranh ảnh, điện ảnh, các phim trường, biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, sự kiện, lễ nghi; các di sản vật thể như các quần thể kiến trúc văn hóa, các tòa nhà cổ kính, bảo tàng, thư viện; các di sản phi vật thể như nét văn hóa bản địa, các làng nghề truyền thống, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng và những giá trị khác Bên cạnh đó, du lịch văn hóa còn bao gồm cả những hoạt động liên quan tới xây dựng, quản lý và phát triển chúng như bảo tồn các di sản, nghiên cứu, xây dựng tư liệu, đánh giá các giá trị văn hóa và lịch

sử, thuyết minh về văn hóa, quản lý các điểm di sản, quản lý lễ hội và sự kiện, bảo tồn di sản, khảo cổ và kiến trúc, đầu tư và xúc tiến quảng bá Như vậy, có thể thấy du lịch văn hóa rất đa dạng, phong phú, không chỉ giới hạn ở sự trải nghiệm các giá trị sản phẩm văn hóa thuần túy của du khách dưới hình thức này hay hình thức khác, mà

Trang 27

bao gồm cả những hoạt động liên quan tới công tác quản lý, đầu tư, bảo tồn, phát triển chúng Đây cũng là những lĩnh vực nhận được không ít sự quan tâm của du khách Từ khía cạnh trên, có thể thấy đối tượng khách thực hiện các chuyến đi du lịch vì mục đích văn hóa cũng ngày càng trở nên đa dạng, với nhiều mối quan tâm khác nhau, là mục tiêu quan trọng cần phải tập trung nghiên cứu khai thác nhằm tạo thêm nhiều cơ hội và khả năng hợp tác, góp phần mang lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai ngành Văn hóa và Du lịch

Tóm lại: Du lịch văn hoá là một loại hình du lịch sử dụng những giá trị văn hoá của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hoá của các địa phương Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc, kịch, vũ điệu địa phương, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán

1.4.2 Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

Di sản văn hóa luôn được coi là tài nguyên du lịch quan trọng Việc khai thác các

di sản văn hóa trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tăng trưởng nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa và môi trường bản địa

Theo tài liệu Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt là dự án EU), có tới 37% khách du lịch “có động cơ văn hóa” - dịch chuyển để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn hóa Khách tham gia hoạt động này thường tham quan các di tích lịch sử, đền đài; tìm hiểu nghệ thuật; tiếp xúc với người dân tộc thiểu số hoặc đơn giản là đắm mình trong cuộc sống của dân bản địa để hiểu hơn bản sắc địa phương Khách du lịch di sản văn hóa thường đi thăm nhiều nơi hơn 2 lần, ở lại lâu hơn 2,5 lần và chi tiêu nhiều hơn

Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp cơ bản nhất để phát triển du lịch trách nhiệm

là phải chia sẻ lợi ích, đảm bảo sự tham gia đồng đều của các bên Thực tế, nhiều nơi

du lịch rất phát triển, nhưng cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít Lợi ích chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp nước ngoài hay các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải các doanh nghiệp địa phương Cho nên, cộng đồng, đặc biệt là các làng nghề cần được

Trang 28

hỗ trợ để họ làm ra các sản phẩm phục vụ du lịch; hoặc có những chính sách đào tạo cho người dân địa phương làm công tác quản lý cho doanh nghiệp chứ không phải chỉ

là làm thuê Thời gian qua, đã có những doanh nghiệp du lịch liên kết với người dân bản địa tạo ra sản phẩm du lịch như: Dạy tiếng Anh cho người bản địa, hỗ trợ về môi trường, rác thải

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

Có 08 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm:

Sơ đồ 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Nguồn: Phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2013)

Hệ thống

du lịch phụ

trợ

Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

Môi trường

tự nhiên và đảm bảo an ninh quốc phòng

Nhận thức xã hội và

sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLVH

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

và phát triển DLVH

Cơ sở hạ tầng phục

vụ DLVH

Tình hình phát triển KT – XH của địa phương

Cung du

lịch

Cầu du lịch

Phát triển SPDL văn hóa

Trang 29

1.4.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của du lịch di sản văn hóa Chăm và sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung

và của địa phương nói riêng Chính vì vậy, để có thể đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch một cách chính xác cần phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: (1) Nhóm tiêu chí về số lượng sản phẩm di sản văn hóa Chăm; (2) Nhóm tiêu chí về chất lượng sản phẩm (đánh giá thông qua cảm nhận từ du khách và chuyên gia) về sản phẩm di sản văn hóa Chăm; (3) Nhóm tiêu chí về tỷ trọng đóng góp của từng sản phẩm chính liên quan đến di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tại địa phương

1.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch

di sản văn hóa

1.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2005) “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm – đảo vùng du lịch Bắc Bộ” Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm đảo vùng

du lịch Bắc Bộ trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh Bắc Bộ làm căn cứ cho việc phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm đảo Các giải pháp được đề xuất từ kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định rằng việc phát triển sản phẩm du lịch là một trong những con đường ngắn nhất để Việt Nam khẳng định mình trong xu thế hội nhập du lịch khu vực

và quốc tế

Hoàng Thị Thu Thảo (2012), với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” Từ lý thuyết về phát triển sản phẩm trong du lịch và lợi thế cạnh tranh sản phẩm, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian vừa qua Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và quan điểm, phương hướng cho phát triển sản phẩm du lịch trong thời gian tới

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận rằng việc phát triển sản phẩm du lịch là con đường ngắn nhất để Đà Nẵng tạo nên thương hiệu và tự khẳng định mình và yêu cầu thiết yếu nhất đối với bất kỳ sản phẩm du lịch phải là: có nét đặc trưng độc đáo,

Trang 30

đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; bảo tồn và tôn vinh được cái giá trị tài nguyên thiên nhiên; đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao

Vũ Thị Lý (2013), với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại vịnh Bái Tử Long”

đã nhấn mạnh để phát triển du lịch thì cần phải tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới mẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời vẫn có thể bảo vệ được hiện trạng, bảo tồn các giá trị tự nhiên của địa phương

1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Bennett và cộng sự (2011), với đề tài “Introduce to travel and tourism marketing”

đã nhấn mạnh đến bản chất phát triển sản phẩm du lịch, vị trí và vai trò quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch trong kinh doanh tại các điểm đến

Chye và cộng sự (2015), với chiến lược phát triển du lịch “Planning for tourism: Creating a vibrant Singapore” hướng đến phát triển đột phá về hạ tầng, dịch vụ, nguồn nhân lực, xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch “xanh” Tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh an toàn cho

du khách

Báo cáo nghiên cứu của Carolyn Childs (2016) với chủ đề “How Culture & Heritage Tourism Boosts More Than A Visitor Economy” được trình bày tại diễn đàn hợp tác và phát triển thế giới (OECD, 2016) Nghiên cứu chỉ ra rằng: Du lịch di sản văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế du lịch Đây là một ngành phát triển nhanh và xu hướng thu hút khách du lịch ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều tiền hơn so với các khách du lịch khác Là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường

1.6 Xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu

Nghiên cứu này tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch của Nguyễn Văn Mạnh và Trần Đình Hòa (2012), và nghiên cứu về

“Marketing the Competitive Destination of the Future” của Buhalis (2000) được đăng

trên Tạp chí Tourism Management; nghiên cứu về “Destination Competitiveness:

Determinants and Indicators” của Dwyer & Kim (2003) và lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch trong kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2013)

Dựa trên điều kiện đặc thù của sản phẩm du lịch văn hóa chăm, tác giả đề xuất khung phân tích cho đề tài như sau:

Trang 31

Sơ đồ 1.4 Khung phân tích

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2017)

1.7 Phương pháp nghiên cứu

1.7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Với những mục tiêu được đặt ra, Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo các

bảo an ninh quốc phòng

gia của cộng đồng địa

phương vào hoạt động

du lịch di sản văn hóa chăm:

- Các chỉ tiêu đánh giá về số lượng (số công trình văn hóa được công nhận, số giá trị di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn, công nhận)

- Các chỉ tiêu chất lượng (đánh giá thông qua sự hài lòng của du khách)

- Chỉ tiêu về mức độ đóng góp từng sản phẩm di sản văn hóa chăm trong tổng thể sản phẩm

du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và tham quan di sản)

Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm:

- Phát triển về số lượng;

- Phát triển về chất lượng;

- Đóng góp của sản phẩm du lịch di sản văn hóa chăm vào phát triển

du lịch địa phương

Trang 32

 Đề tài tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát bằng bảng câu hỏi với khách du lịch nhằm xem xét đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

 Với cách tiếp cận trên, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2017)

1.7.2 Phương pháp chọn mẫu du khách

Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cỡ mẫu,

nhưng trong giới hạn của bài nghiên cứu này, tác giả xin được sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với số lượng mẫu cần thiết là 90 khách du lịch và 11 chuyên gia quản lý du lịch/điểm đến tham gia di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận

Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực

tiếp cho khách du lịch khi đến tham quan một số di sản văn hóa Chăm điển hình tại Ninh Thuận như: Tại các đền tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rame, tháp Hoà Lai , làng nghề gốm chăm Bàu Trúc, làng nghề dệt thổ cẩm chăm Mỹ nghiệp

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Nghiên cứu sơ bộ

Điều tra sơ bộ Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ

Khảo sát điều tra

Kiểm định phép đo, Cronbach’s Alpha

Phân tích kết quả đánh giá của du khách

về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Bảng hỏi khảo sát sơ bộ

Bảng hỏi khảo sát chính thức

Phân tích độ tin cậy

Dựa trên kết quả để đề xuất giải pháp

Trang 33

1.7.3 Loại dữ liệu cần thu thập

Để thực hiện đề tài, nghiên cứu cần tiến hành thu thập 2 loại dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

- Sách, giáo trình

- Báo, tạp chí chuyên ngành và các báo, tạp chí có nội dung liên quan

- Các công trình khoa học như báo cáo, luận văn,

- Các thông tin, bài báo từ các nguồn trên Internet

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Ngoài việc sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, sẽ kết hợp sử dụng với dữ liệu sơ cấp khi tiến hành điều tra, phỏng vấn về tiêu chí và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Chăm đối với chuyên gia (quản lý doanh nghiệp du lịch, quản lý ngành du lịch Ninh Thuận, quản lý văn hóa Ninh Thuận); và khách du lịch nội địa

1.7.4 Công cụ phân tích dữ liệu:

Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm thống kê để đánh giá độ tin

cậy thang đo, sau đó tiến hành đánh giá giá trị trung bình, so sánh kết quả và kết luận

Trang 34

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI TỈNH NINH THUẬN

là điểm khô, nóng và ít mưa nhất trong cả nước với lượng mưa hằng năm chỉ khoảng 700mm(thấp hơn mức trung bình của cả nước rất nhiều) và nhiệt độ trung bình là 29

- 330C Sự che chắn của các ngọn núi đã làm cho mùa khô Ninh Thuận kéo dài hơn những nơi khác (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), đồng thời làm cho thời gian mưa

ít đi, chỉ với khoảng 60 ngày trong 3 tháng (tháng 9 đến tháng 11) Mạng lưới sông ngòi ở đây khá thưa thớt với các đặc điểm nhỏ, ngắn và dốc Nhìn chung, Ninh Thuận là một vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi Tuy nhiên, chính tại đây, nơi mà tưởng chỉ có những cây xương rồng là phát triển được, thì cộng đồng người Chăm đã có một quá trình sinh sống lâu dài Không những vượt qua khó khăn, cộng đồng này còn sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm tính đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận

Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, dân số người Chăm của tỉnh Ninh Thuận chiếm tỉ lệ 10,42% dân số toàn tỉnh Trong đó, người Chăm Bàlamôn có 37.737 người, người Chăm Bàni có 23.059 người và người Chăm Islam có 1.850 người Trong đó huyện Ninh Phước có đồng bào người Chăm sinh sống đông nhất, với 7.972 hộ người

Trang 35

Chăm, gần 50.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện Người Chăm tập trung chủ yếu ở phía Đông và phía Nam của tỉnh Hầu hết họ sống tập trung ở 34 làng Chăm Mặc dù theo các tôn giáo khác nhau nhưng giữa nhóm người Chăm Ahiêr, Chăm Awal và Chăm Islam hầu như không có nhiều sự khác biệt về mặt tổ chức xã hội Có chăng, ở đây chỉ là sự thay đổi khác nhau về tên gọi của các chức sắc tôn giáo

và vai trò của họ đối với từng cộng đồng, hoặc là sự khác nhau về cách phân chia đẳng cấp trong xã hội trước đây (hiện nay hầu như không còn rõ nét)

Xã hội Chăm ở Ninh Thuận còn mang đậm nét của các xã hội Chăm truyền thống trước kia Người Chăm vùng đất này vẫn cư trú tập trung trong các làng (Paley),

và gia đình mẫu hệ vẫn là các đơn vị cư trú hạt nhân của họ Paley của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là một đơn vị cư trú tập trung khoảng 300 - 400 hộ gia đình, thường tọa lạc trên những khu đất cao hoặc gò đồi, xung quanh có ruộng lúa và nương rẫy bao bọc Trong mỗi làng Chăm đều có một đền thờ làng và một Nhà làng Đây là những địa điểm dùng làm nơi tiến hành các nghi thức cộng đồng (lễ Katê, Ramưval, Rija nưgar ) và tập hợp dân làng Cơ cấu tổ chức quản lý của các làng Chăm ở Ninh Thuận có sự tồn tại song song giữa hai hình thức quản lý hành chính và quản lý theo truyền thống, luật tục Ở đây, một mặt vừa có Hội đồng già làng (đứng đầu là chủ làng) và Hội đồng chức sắc tôn giáo chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán, luật tục trong làng Mặt khác, mỗi làng đều có Ban quản lý thôn (đứng đầu là trưởng thôn), Đoàn thanh niên, Hội nông dân chuyên thực hiện các công việc mang tính hành chính (chính sách, thu thuế, ) Nhỏ hơn và nằm trong khuôn viên làng, các gia đình và dòng họ mẫu hệ là những đơn vị cư trú quan trọng cơ bản của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận Mỗi gia đình thường gồm nhiều thế hệ (3 - 4 thế hệ) sinh sống tập trung trong khuôn viên nhà ở gọi là Nhà Tục, dựng theo hướng Bắc - Nam, có rào bao quanh Nhiều gia đình như vậy có chung quan hệ huyết thống bên mẹ với nhau tạo thành một tập hợp lớn hơn là dòng họ mẫu hệ Tập hợp này do một người lớn tuổi thường được gọi là chị cả trong gia đình đứng đầu Người này được gọi là Muk Rija hay Muk Praong, có nhiệm vụ giữ Chiết Atâu và tổ chức các lễ Rija,

lễ cúng bái tổ tiên cho cả dòng họ Trong quan hệ gia đình và xã hội, quan hệ gia đình mẫu hệ vẫn là mối quan hệ nền tảng, do đó người phụ nữ Chăm ở đây rất được đề cao Nói một cách chung nhất, các hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận vẫn còn bảo lưu về cơ bản các yếu tố truyền thống của dân tộc Chăm

Trang 36

trước đây Và đó chính là cơ sở, là điều kiện để cộng đồng này tiếp tục kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình trong những hoàn cảnh mới, tình hình mới

2.1.2 Tiềm năng và thế mạnh về văn hóa truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận

Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là chủ nhân của một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc với rất nhiều loại hình khác nhau Có nhiều loại hình như: nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc các đền, tháp; nhà ở; y phục - trang sức, các làng nghề truyền thống đều thể hiện cách nhìn, cách ứng xử của họ đối với thiên nhiên và con người xung quanh Qua đó, nó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng này

Trong lĩnh vực kiến trúc - điêu khắc, hiện nay người Chăm ở tỉnh Ninh thuận hầu như không còn duy trì được hoạt động của mình Tuy nhiên, qua những đền, tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), Po Klaung Garai (thế kỷ XIII), tháp Po Rame (thế kỷ XVII) và các hiện vật điêu khắc còn lại, một thời kỳ phát triển rực rỡ với trình độ kỹ thuật cao

về kiến trúc - điêu khắc của cộng động này đã được khẳng định Các công trình, hiện vật kiến trúc, điêu khắc của người Chăm ở đây đều được làm từ gạch, đất sét, đá Trong đó, các kiến trúc đền tháp luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc chung của đền tháp Chăm là thân, đế vuông vắn, đỉnh nhọn, có nhiều tầng giả, cân xứng nhiều chiều, cửa chính quay về hướng đông Riêng những hiện vật điêu khắc thì thể hiện theo các mô típ truyền thống về thần Bàlamôn (Shiva, Vishnu, Brahma), về các vị vua, hoàng hậu người Chăm, các biểu tượng phồn thực (linga, yoni) và các họa tiết, hoa văn cách điệu Ở đây, giữa các công trình kiến trúc và các hiện vật điêu khắc, cũng như giữa các chất liệu, luôn luôn có sự đi đôi, gắn liền với nhau tạo thành một tổng thể

đa dạng nhưng hài hòa, uy nghi nhưng uyển chuyển, mềm mại

Nhà ở của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được xem là một loại hình kiến trúc khá đặc trưng với nhiều sự kết hợp đa dạng giữa truyền thống và hiện đại Về mặt hình thức, các ngôi nhà này chủ yếu là nhà trệt, có dạng chữ nhật hoặc vuông với 4 mái (hai mái chính và hai mái nhỏ hai bên) và được xây dựng trên những khu đất bằng phẳng Đồng thời chúng thường được liên kết tập trung trong một khuôn viên theo đơn vị gia đình gọi là nhà Tục Nhà thường được bao bọc xung quanh là hàng rào bằng cây khô hay xương rồng, có cổng ra vào quay về hướng Nam hoặc Tây Nam

Trang 37

Về y phục - trang sức: Các vật liệu được người Chăm dùng chủ yếu trong y phục và trang sức là vải và các kim loại đồng, bạc, vàng, Đối với người phụ nữ Chăm Ninh Thuận (cả hai nhóm Ahiêr và Awal), y phục truyền thống của họ là váy (khăn), áo dài không xẻ tà (Ao) và khăn đội đầu Các loại y phục này được mặc kết hợp cùng lúc với nhau và tùy theo lứa tuổi, tôn giáo mà chúng có độ dài ngắn và màu sắc phù hợp Ở đây, người phụ nữ lớn tuổi thường được mặc áo dài hơn (chấm gót), có màu sẫm, tối, còn các cô gái trẻ thì chủ yếu mặc những áo dài ngắn hơn (qua gối) với màu sáng tươi Trong khi đó, người đàn ông Chăm thường mặc trang phục truyền thống của mình là xà rông và áo likei Xà rông Riêng đối với các chức sắc tôn giáo thì lại có những y phục riêng và khác nhau giữa Chăm Ahiêr và Chăm Awal Ở đây, chức sắc đạo BàNi trong nhóm Chăm Awal phải mặc loại áo Thầy Chang hay còn được gọi

là áo plut Trước đây, các y phục và trang sức (hoa văn, túi, bóp, dây thắt lưng, nhẫn, hoa tai, vòng, ) truyền thống của nam và nữ trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được sử dụng một cách thường xuyên và phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày Thế nhưng hiện nay các loại trang phục này hầu như chỉ còn được mặc nhiều trong các dịp lễ tết, hội hè như lễ hội Katê, Ramưwan, lễ Rija

Làng nghề truyền thống: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang tồn tại nhiều làng nghề truyền thống, tuy nhiên trong các làng nghề truyền thống hiện nay nổi bậc nhất là làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc và làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước Đây là hai làng nghề được nhiều người biết đến trong những năm trở lại đây, được Nhà nước quan tâm đầu

tư hỗ trợ về kinh phí cũng như cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà trưng bày để phục vụ

du khách trong và ngoài nước, đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân nơi đây

Về tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang có sự tồn tại song song của nhiều tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau Ở đây,

hệ thống tín ngưỡng của cộng đồng này được xác định là khá đa dạng và mang tính truyền thống, bản địa cao Trong đó, bên cạnh các tín ngưỡng nông nghiệp, phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên mang tính bao quát, chủ đạo thì những tín ngưỡng cổ xưa, tàn dư của xã hội nguyên thủy mang tính tôn giáo cũng còn tồn tại khá phổ biến Tất

cả những tín ngưỡng này liên kết, hòa quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất, bền vững chi phối mọi hoạt động trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng

Trang 38

người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận Cùng với hệ thống tín ngưỡng mang tính truyền thống, bản địa trên, cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn theo hai tôn giáo khác có nguồn gốc từ Bàlamôn giáo và Hồi giáo Đây là những thành tố văn hóa có nguồn gốc bên ngoài được người Chăm nói chung và người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng tiếp nhận từ nhiều thế kỷ trước Trải qua thời gian, đến nay các tôn giáo này hầu như đã bị bản địa hóa hoàn toàn và trở thành những hình thức tôn giáo riêng của cộng đồng này Bên cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn có một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng và đặc sắc Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm cộng đồng này còn lưu giữ hơn 100 lễ hội lớn nhỏ trên nhiều khía cạnh và không gian văn hóa khác nhau, trong đó có một số lễ hội lớn, tiêu biểu diễn ra hằng năm như: Lễ hội Katê, Ramưwan, Ka bunh,

Ẩm thực của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có những đặc trưng riêng, nhưng ngày nay có nhiều món khá giống với người Việt trong vùng Họ chủ yếu ăn các món

ăn làm từ các sản phẩm nông nghiệp (gạo, rau, đậu) và các loại thủy hải sản (cá, tôm, mực ) Ngoài ra, các loại thực phẩm có được từ chăn nuôi, săn bắt cũng được sử dụng khá nhiều (heo, bò, dê, gà, vịt, thỏ, dông (trừ người Chăm Bani kiêng không ăn thịt dông) Việc ăn uống của cộng đồng người Chăm tỉnh Ninh Thuận là khá thoải mái và thống nhất, ngoại trừ kiêng kỵ thịt bò của người Chăm Ahiêr và kiêng kỵ thịt heo của người Chăm Awal vì lý do tôn giáo Các món ăn, thức uống của họ được sử dụng một cách phổ biến cả trong đời sống hằng ngày lẫn trong các lễ nghi tín ngưỡng, đình đám, hội hè (theo những quy định phù hợp) Ở đây, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận luôn có một quan niệm khá xuyên suốt và quan trọng trong việc chế biến cũng như ăn uống của mình đó là sự tồn tại và hòa hợp âm dương một cách rõ nét

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được sáng tạo và sử dụng trong nhiều sinh hoạt văn hóa khác nhau Đây là một loại hình nghệ thuật đặc trưng, quan trọng “phản ảnh những nhận thức, thể hiện những tình cảm, quan niệm về thẩm mỹ ” của cộng đồng này Các loại nhạc cụ truyền thống như: trống paranưng, trống ginăng, chiêng, kèn saranai hòa cùng với những điệu múa và các bài dân ca mang đậm tính trữ tình của dân tộc tạo nên những âm thanh, hình ảnh đặc sắc và quyến rũ trong sinh hoạt của cộng đồng người Chăm Riêng trong các lễ nghi cúng tế diễn ra ở gia đình cũng như thôn làng, đền tháp, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận thường sử dụng các bài tụng ca, hát lễ, những điệu múa thiêng, múa lễ

Trang 39

trong tiếng nhạc phụ họa của đàn Kanhi để làm ngôn ngữ giao tiếp với thần linh Điều này góp phần tạo nên không khí linh thiêng, trầm mặc của các buổi lễ Và theo quy định, chỉ có những người như người vỗ trống Paranưng, thầy kéo đàn Kanhi, ông Bóng, bà Bóng và người đứng đầu tộc họ mới được thực hiện các điệu múa và nhạc

lễ trong các nghi thức dâng cúng của cộng đồng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận

Về văn học dân gian, người Chăm có một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng cả về số lượng lẫn thể loại Ngoài các thể loại quen thuộc như “thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao, câu đố, dân ca người Chăm còn có các truyện thơ, một loại hình ngâm - kể chuyện rất đặc sắc ” Đề tài chủ yếu của các tác phẩm văn học dân gian này thường được lấy từ thực tế sinh hoạt hằng ngày với nội dung phong phú đa dạng, phản ánh nhận thức, suy nghĩ của người Chăm xưa đối với tự nhiên, cuộc sống Đồng thời qua đó, thể hiện ý nghĩa giáo dục cuộc sống, khuyến thiện ghét ác, đề cao những tính tốt của con người như siêng năng chăm chỉ, hiền hậu, thật thà, tốt bụng

2.1.3 Các sản phẩm văn hóa của người Chăm

Một là, các di tích đền tháp Chăm

Cụm tháp Hòa Lai

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, cụm tháp Hòa Lai hay còn gọi là Tam Tháp (tại làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất (đầu thế kỉ IX) và đẹp nhất hiện còn

Tháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía bắc Phan Rang, gồm ba dải kiến trúc xếp dọc theo ba trục đông – bắc Ngoài ba ngôi tháp, Hòa Lai còn có vết tích của nhiều kiến trúc khác như tường gạch bao phía đông, tháp cổng, gian nhà ngoài ở khu sân ngoài và nhiều công trình lớn nhỏ khác Ba ngôi tháp còn lại ở Hòa Lai được đánh giá là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Champa

Với Hòa Lai, cụm kiến trúc cổ nhất hiện nay, tháp Chăm đã bộc lộ những sắc thái riêng của mình Tuy là tháp tầng kiểu Ấn Độ nhưng tháp Chăm lại khác các tháp

Ấn, tháp Giava, tháp khmer Nếu như tháp Ấn và Campuchia, các đền tháp có dáng vẻ

bề thế, chắc chắn nhờ chất liệu đá, thì ở các tháp Chăm, chất lượng gạch và kĩ thuật xây gạch đã làm cho công trình kiến trúc trở nên cân bằng hơn, có nhịp điệu hơn Ở

Trang 40

tháp Chăm tính đường bệ và hoành tráng được những cột ốp và các trang trí làm tăng thêm và bằng những nét và khối nhịp nhàng, cân đối

Ngày nay, trải qua quá trình lịch sử với các cuộc chiến tranh, tháp Hòa Lai đã bị

hư hại nặng Để khôi phục tháp thì địa phương đã có những chính sách, chương trình đầu tư góp phần giữ gìn và bảo tồn di tích này

Sau khi hoàn thành công tác tu bổ và phục hồi, tháp Hòa Lai đã đón những lược khách đến tham quan, nghiên cứu Tuy nhiên do mới đưa vào khai thác nên lượng khách đến còn hạn chế, chủ yếu là khách đến vì mục đích nghiên cứu, người Chăm ở địa phương thì không còn tổ chức những nghi lễ tại tháp Hòa Lai mà đa phần đều tập trung về tháp Po Klaung Garai hoặc tháp Po Rame

Tháp Po Rame

Tại khu vực làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

có hai quả núi đá khá cao nhô lên giữa cánh đồng trù phú Hai quả núi đó nằm cạnh nhau, trên đỉnh một trong hai quả núi đó (trên 50m), đến nay vẫn sừng sững một tòa tháp cổ Champa – tháp Po Rame Tuy được xây dựng từ lâu (thế kỉ XVII), hiện nay tháp Po Rame vẫn là nơi vào những ngày lễ, hội, người Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vị vua đã được thần hóa Po Rame phù hộ độ trì

Mặc dù không trang nhã và tinh tế như các tháp khác cổ hơn nhưng tháp Po Rame vẫn là một kiến trúc tháp cổ bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm và có giá trị lớn về nghệ thuật, kiến trúc Hơn nữa, tháp Po Rame là một trong số ít tháp Chăm còn nguyên vẹn cho đến nay và đập nước Ma Rên là một trong hai công trình thủy lợi quan trọng nhất của Ninh Thuận là do vua Po Rame xây dựng

Tháp Po Rame là nơi để người Chăm đến thực hiện các nghi thức đền tháp vào các dịp lễ lớn như lễ hội Katê Ngày nay, để khai thác các giá trị văn hóa Chăm ở Ninh Thuận đặc biệt là các di tích đền tháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành các dự án trùng tu, tôn tạo lại tháp Po Rame Mục đích là gìn giữ nét đặc sắc trong kiến trúc Chăm và phục vụ cho phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu

Tháp Po Rame ít chịu ảnh hưởng nhiều của chiến tranh, là một điểm đến của người Chăm nói riêng và cộng đồng các dân tộc nói chung để cùng nhau nghiên cứu

về văn hóa của vương quốc Champa

Ngày đăng: 11/02/2019, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Quốc Anh (2002), "Bàn về "Tết" của người Chăm", Tạp chí của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận. Số 5 tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về "Tết" của người Chăm
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2002
2. Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, NXB VHDT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận
Tác giả: Phan Quốc Anh
Nhà XB: NXB VHDT
Năm: 2006
3. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1991
4. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, NXBVHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháp Chăm sự thật và huyền thoại
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: NXBVHTT
Năm: 1994
5. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Chăm, NXB VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: NXB VHTT
Năm: 1994
7. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2013), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2013
9. Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận, NXB VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận
Tác giả: Văn Món
Nhà XB: NXB VHTT
Năm: 2001
10. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2012), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: NXB Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
11. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
12. Hoàng Thị Thu Thảo (2012), với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Hoàng Thị Thu Thảo
Năm: 2012
14. Vũ Thị Lý (2013), với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại vịnh Bái Tử Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm du lịch tại vịnh Bái Tử Long
Tác giả: Vũ Thị Lý
Năm: 2013
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2005) “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm – đảo vùng du lịch Bắc Bộ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm – đảo vùng du lịch Bắc Bộ
16. Trần Bá Việt và những người khác (2007), Đền tháp Chămpa bí ẩn xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền tháp Chămpa bí ẩn xây dựng
Tác giả: Trần Bá Việt và những người khác
Nhà XB: NXB xây dựng
Năm: 2007
17. Luật du lịch – NXB Chính trị Quốc Gia (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch –
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia (2005)
18. Luật Di sản văn hóa (2009), và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản văn hóa (2009), và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản
Tác giả: Luật Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2009
20. Sakaya (2003), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề dệt cổ truyền của người Chăm
Tác giả: Sakaya
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2003
22. Cục thống kê Ninh Thuận (2017), Niên giám thống kê 2016 tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Ninh Thuận
Tác giả: Cục thống kê Ninh Thuận
Năm: 2017
25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Du lịch, 2017 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Di sản, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch", 2017 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: "Luật Di sản
27. Sakaya (2003), Lễ hội của người Chăm, NXB VHDT, Hà Nội. B. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội của người Chăm
Tác giả: Sakaya
Nhà XB: NXB VHDT
Năm: 2003
29. Chye, K. T., Limin, H., & Chew, N. (2015). Planning for tourism: Creating a vibrant Singapore, Centre for Liveable Cities (CLC), Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Planning for tourism: Creating a vibrant Singapore
Tác giả: Chye, K. T., Limin, H., & Chew, N
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w