1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái văn hóa ở thành phố cần thơ

97 255 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 19,46 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ KHOA KINH TE - QUAN TR] KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP

PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN SU THOA MAN CUA DU KHACH DOI VOI SAN PHAM

DU LỊCH SINH THÁI - VAN HOA O TP CAN THO

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Cơ VÕ HỊNG PHƯỢNG HOANG THI HONG LỘC

Mã số SV: 4043533

Lớp:QTKD Du Lịch&DV K30

Cần Thơ, 05/2008

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

G8C *K WED

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ, động viên, chỉ dẫn tận tình của các thầy cơ, các cơ quan, khách du lịch trong

va ngoài nước

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Võ Hằng Phượng — giảng viên Khoa Kinh Tế&Quản Trị Kinh Doanh — cô đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều và rất tận tình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm vừa qua Các thầy cô đã cho em một hành trang lý tưởng nhất để bước vào đời đó là kiến thức và niềm tin vào tương lai

Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, cô, chú đang làm việc tại Sở du lịch Cần Thơ đã cung cấp cho em những thông tin cần thiết cho bài luận văn

Sau cùng, em xin cảm ơn ban quản lý các khu du lịch sinh thái đã tạo điều

Zz A

kiện tốt nhất cho em tiếp cận du khách trong quá trình phỏng vấn thu thập số liệu

Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc! Cần Thơ, 05/2008 Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài đều là trung thực Đề tài không trùng với bất cứ nghiên khoa học nào

Cần Thơ, 05/2008

Trang 4

BAN NHAN XET LUANVAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

© Ho và tên ngu6i huGng dane oo eceeec ccc ecscseeseseeseeceseesesecsesecsesecsecceseeseseeneseenees

ca: ôm @ Chuyén nganh: Ơ ® Cơ quan CÔN (ẤC: .- - HH HH nọ ng ng

AI

xin 0 ® Chuyên ngành: - - 5-5 ni ch ch

“.: nh

NỘI DUNG NHAN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 7-5scccccscce-

"ni 0 3 Ý nghĩa môn học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tín cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: - -:s-seszrz

Trang 5

Luan van tot ng!

MUC LUC

CHU ONG 1: GIỚI THIỆU -. -

1.1 DAT VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài:

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .

1.2.1 Mục Tiêu Chung .-.«

1.2.2 Mục Tiêu Cụ ThỂ 255cc 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghí( 1.3.1 Giả ThuyẾt: c-cccccscecsrereesrsre 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - ««««-

1.4 PHAM VI NGHIÊN CỨU -

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯOC 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - s5 se sec: 2.1.1 Các khái niệm cơ bản: -

2.1.2 Sản phẩm du lịch . - +

2.1.3 Cơ sở lý thUYẾT . -cccccecccceecee 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 6

Luận văn tất nghiệp

3.2.4 Nhân lực phục vụ trong du lỊCH .- - - 5 St HT HH HH ng HH, 38

3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH CÀN THƠ .2- 5c c se crerrres 38 3.3.1 Tổng hợp tình hình hoạt động ngành du lịch Thành phố Cần Thơ 38 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TO ANH HUONG DEN CHAT LUQNG CUA CÁC SAN PHAM DU LICH SINH THAI VA VAN HOA TREN DJA BAN

TP.CAN THO 47

4.1 PHÂN TÍCH NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐÉN CHÁT LƯỢNG CÁC 47 SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ .- 5 5c ccccccecrrrrev 47 LH in sa nnỶễ 47 4.2 PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUGNG DEN SỰ HÀI LÒNG 55 CUA DU KHACH KHI DI DU LICH CAN THO ccsccscsscscsscsscsessesseesseestensessesseeees 55 CHU ONG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LICH VA PHAT TRIEN DU LICH THANH PHO CAN THƠ . - 69

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP - 2 S2 t1 221211 211211 1871712121211 c.xe 69

5.1.1 Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ - 2-2552 Sxv2cvsrxerxerxeerxees 69

5.1.2 Kết quả nghiên cứu thie 6 ccccessesssesseeesseeseesseeseesscesesteaseeseenseeseeseesnensees 70 5.1.3 Các lợi thế của du lịch Cần Thơ . 21 s2 SE EE2EEEE2E22E2E7E2E7EEEEExcer 73

bo cốc ÀỶìnỶŸỳiđtiđiđiiiiiii54Đ 74 5.1.5 Ý nghĩa của nâng cao chất lượng dịch VỤ - - 5-2 re 76

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LUGNG SAN PHAM DU LICH VA PHÁT TRIÊN DU LỊCH CẦN THƠ 22-5225 E2 S222 S2E2E52E2E271211 711111 xe 76

5.2.1 Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mơ - 2 ©22©2++Exe2+2xxeExerrerrrerxerrerrrrrrees 76 5.2.2 Nhóm giải pháp ở tầm vi mƠ - 222 ©22+Exv2x2xxevxerrerrrerxerrerrerrrees 81

CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 85

6.1 KẾT LUẬN S2 ETET21211212111 1111211211 1111111111111 1 xe 85 6.2 HAN CHE CUA 2020/1000 4 85 6.3 KIEN NGHI cscscssssssssssssssscsscssessessesessssssussessessessessesssessensenssssseeesesseessessensessesseeece 86

6.3.1 Di VOi Téng CUC ' ,Ô 86

6.3.2 Đối với Sở du lịch Cần Thơ -. - 52 2S E213 EEE32313217311712E7E 1E ce 86 6.3.3 Đối với Ủy ban nhân dân thành phố - ¿2-5225 +22 cSrxrrrrerrrrrrev 88

6.3.3 Đối với cộng đồng dân cư địa phương ¿2-2-5 crecccerxerrerrrerrees 89

TAI LIEU THAM KHAO 93

Trang 7

Luân văn tot ngl

DANH MỤC BIẾU

Bảng 1:BẢNG DẦU MONG ĐỢI SỰ TÁC ĐỘI THỎA MÃN CỦA DU KHÁCH Bảng 2: CƠ CÂU KHÁCH QUOC TE VA KHA

TRONG 3 NĂM (2005, 2006, 2007) Bang 3: MA TRAN SWOT 5

Bang 4: LUGNG KHACH DU LICH DEN CAN Bang 5: TOC DO TANG TRUONG LUONG Ki Bang 6: LUGNG KHACH DU LICH DEN CAN

Bang 6b: Co cau khách lữ hành và khách lưu trú

Bảng 7: TÔNG DOANH THU NGÀNH DU LỊC

Bang 8: DOANH THU CHIA THEO DOI TUG!

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

Hinh 1: BAN DO HANH CHINH TP.CAN THO Hinh 2: TRUNG TAM TP.CAN THG

Hình 3: LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG ======= Hình 4: ĐÌNH BÌNH THỦY

Hinh 5: BIEU DO LUGT KHACH DEN TP.CAN THO GIAI DOAN 2005 — 2007

Hinh 6: BIEU DO DOANH THU HOAT DONG DU LICH TP CAN THG GIAI DOAN 2005 — 2007

Hinh 7: BIEU BO SO NGAY LUU TRU BINH QUAN CUA DU KHACH 46

Trang 9

TOM TAT

Khi thu nhập cá nhân ngày càng tăng, thì khách hàng càng kỳ vọng vào sản phẩm/dịch vụ phải đạt chất lượng cao hơn trước Do đó, để thành công và tồn tại trên thị trường như hiện nay, các nhà quản trị du lịch cần phải thiết kế các chiến lược nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ để thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy, nghiên cứu này ra đời nhằm phân tích về du lịch Cần Thơ trên các khía cạnh sau: hiệu quả khai thác; các nhân tô ảnh hưởng đến “sự thỏa mãn của du khách” và “chất lượng sản phẩm du lịch”; từ đó đề ra các giải pháp để phát triển ngành đu lịch còn non trẻ của thành phó

Phương pháp hồi qui đa biến được sử dụng để xây dựng phương trình hồi qui

tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y “sự thỏa mãn của du khách”, với các biến độc lap X,

(¡ = 1,8) bao gồm: “chất lượng dịch vụ đu lịch”, “tổng chí phí cho chuyến đi”, “thu nhập”, “tuổi của đu khách” Ngoài ra, trong nghiên cứu này phương pháp phân tích nhân tố được triển khai để khám phá các nhân tổ cầu thành chất lượng dịch vụ du lịch,

từ đó fìm ra nhân tổ có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của các dịch vụ du lịch trên

địa bàn Tp.Cần Thơ

Sau quá trình phân tích, kết quả cuối cùng cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố “chất lượng dịch vụ du lịch”, “số lần dụ khách đến Cần Thơ”, “tuổi

của du khách”, “loại du khách” đối với “gự thỏa mãn của du khách”, trong d6 yếu tố “chất lượng dịch vụ đu lịch” là có tác động mạnh mẽ nhất Bên cạnh đó, kết quả

thực nghiệm cũng chỉ ra rằng “chất lượng dịch vụ du lịch” được câu thành bởi các nhân tố như “chất lượng của đội ngũ lao động và của các điều kiện thực hiện dịch vu”; “su da dang cua các loại hình dịch vụ” ; “nhân tố an toàn cơ bản” Các nhân tô này đều có tác động đương lên “chất lượng dịch vụ du lịch”, trong đó vai trò lớn nhất thuộc về nhân tố “sự đa đạng của các loại hình dịch vụ” Kết hợp giữa các kết quả nghiên cứu, định hướng phát triển ngành và thế mạnh của ngành, chúng ta tìm ra được một số giải pháp cần ưu tiên thực hiện nhằm nâng cao sự thỏa mãn của du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là: tăng cường khả năng liên kết trong ngành và trong vùng; triển khai các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe ngay tại các khu du lịch sinh thái; bồi đưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các nhân viên ngành du lịch và chuẩn

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài:

Với vai trò là một hình thức giải trí tích cực, hoạt động du lịch đã xuất hiện rất sớm từ thời cô đại, do những nhu cầu tự nhiên và da dạng của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như: nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thăm người thân, bạn bè, tham quan Ngày nay, du lịch đã được xã hội hóa cao và trở thành ngành kinh tế mỗi nhọn Trên thực tế khơng ai có thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của ngành du lịch vào sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia Chính vì vậy hoạt động du lịch đã trở thành một hiện tượng kính tế-xã hội, mà trong đó các thành phần tham gia đều nhận được những lợi ích nhất định

Với vị thế là thủ phủ của miền Tây, từ xưa Tp Cần Thơ đã được mệnh danh là “Tây Đô”, bao hàm ý nghĩa đây là nơi đô hội nhất Tây Nam Bộ Cần Thơ nằm ngay bên bờ sơng Hậu hiền hịa, có địa hình thuộc dạng đồng bằng phù sa châu thô thấp, bằng phẳng, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chẳng chịt, cung cấp một trữ lượng nước khá lớn cho những vườn cây ăn trái bốn mùa xanh tươi, những cánh đồng lúa bạt ngàn và cho cả những xóm làng yên ả Con người Cần Thơ chân thành và hiếu khách, lối sống mộc mạc mang đậm sắc thái văn hóa của vùng sơng nước Tất cả những điều đó đã tạo nên bức tranh bình dị nhưng rất đỗi Ấn tượng với khách thập phương khi chỉ một lần ghé thăm Cần Thơ Từ đây có thể khăng định Cần Thơ có lợi thế rất lớn trong việc khai thác các giá trị tự nhiên sẵn có, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Trang 11

với những lợi thế về thiên nhiên, về con người mà Cần Thơ đang có Số lượng khách sạn — nhà hàng còn ít, đồng thời trình độ nhân viên du lịch chưa đủ chuyên nghiệp để có thể đáp ứng được nhu cầu “chất lượng cao” của du khách, đặc biệt là khách quốc tế

Rõ ràng trong thời gian qua, hiệu quả khai thác du lịch ở Cần Thơ còn tương đối thấp, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của vùng Việc đầu tư không đúng trọng điểm, không đúng đối tượng đã gây ra những tốn thất và lãng phí khơng nhỏ cho cảnh quan môi trường và xã hội Một vấn đề được đặt ra, đó là làm thế nào dé tạo bước chuyên biến đột phá trong hoạt động du lịch, thúc đầy du lịch thành phố phát triển nhanh chóng và bền vững? Câu hỏi này chỉ có thể được giải quyết bằng cách “nâng cao sự thỏa mãn của du khách” thông qua việc “nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch”, đầu tư có trọng điểm vào các nhân

tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng dịch vụ du lịch của thành phố, có như vậy du lịch mới thực sự trở thành đòn bẩy để thay đổi đời sống dân cư địa phương

trong những năm sắp tới

Xem xét vấn đề từ những khía cạnh của thực tiễn, tôi quyết định thực hiện công việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái — văn hóa ở Tp Cần Thơ” Tôi tin rằng bài nghiên cứu hoàn thành sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các tổ chức, cá nhân, cũng như các cấp quản lý đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Tp.Cần Thơ Đồng thời, nó cũng là nguồn tài liệu làm cơ sở cho những bài nghiên cứu sau này

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp

du lịch Nói cách khác, chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tỉ lệ thuận với mức độ hài lòng của du khách, và do vậy nó cũng sẽ tỉ lệ thuận với số lượng khách đến và quay lại một điểm du lịch nào đó

Chất lượng hàng hóa là hữu hình và có thể đo lường bởi các tiêu chí khách quan như: tính năng, đặc tính,và độ bền Tuy nhiên chất lượng dịch vụ là vơ hình Do đó, tài liệu xác định chất lượng dịch vụ dựa theo: chủ quan, thái độ, và khả năng nhận biết

Zeithaml (1987) giai thich:

Chat lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hang về tính siêu việt và sự

tuyệt vời nói chung của một thực thể Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được

Lewis va Booms phat biéu:

Dịch vụ là một sự ảo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đẳng nhất

Nhận định này chứng tỏ rõ rằng chất lượng dịch vụ liên quan đến những mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ Parasuraman (1991) giải thích rằng để biết được sự dự đoán của khách hàng thì tốt nhất là nhận dạng và thấu hiểu những mong đợi của họ Việc phát triển một hệ thống định được những mong đợi của khách hàng là cần thiết Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược chất lượng cho dịch vụ có hiệu quả nhằm làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng

1.1.2.2 Căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn

a Can cự pháp lý

Trang 13

nghệ, trung tâm y tế văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và của cả nước”

- Dự thảo báo cáo tổng hợp qui hoạch tông thé phat triển du lịch Tp Cần Thơ đến năm 2010- định hướng đến năm 2020

b Căn cứ thực tiễn

Thực tế đã chứng minh rang, lợi ích kinh tế do du lịch đem lại cho các nước đang phát triển là rất lớn Khơng nằm ngồi quy luật đó, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng đang trên đà khẳng định vị trí và vai trị của mình Ngành du lịch non trẻ của nước ta đang đứng trước sự cạnh tranh gay gat của các nước bạn, sự cạnh tranh này càng trở nên khốc liệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới Không chỉ dừng lại ở đó, du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với hiện tượng du khách đến một lần thì khơng quay lại lần thứ hai — hiện tượng này đã kéo dài trong nhiều năm gần đây nhất là đối với du lịch ĐBSCL, vì đa phần du khách có nhận định cho rằng đi du lịch sinh thái ở một tỉnh của đồng bằng sẽ biết được sinh thái ở các tỉnh còn lại Do đó các tour ngắn ngày chỉ có thể đến Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long Cịn dài ngày thì chỉ có kết hợp đi An Giang qua Campuchia Khách ít chịu lưu trú lại các điểm du lịch miền Tây vì thiếu nơi vui chơi, mua sắm, chất lượng các dịch vụ lại không cao Chính những điều này đã kiềm hãm sự vươn lên của du lịch ĐBSCL và du lịch Cần Thơ Do đó cần phải có giải pháp và lộ trình cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của vùng một cách hiệu quả nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

Để khuyến khích sự phát triển của du lịch Cần Thơ, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành Những chính sách này chỉ có thể đi vào thực tế khi nó được dựa trên những nghiên cứu sâu sát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách du lịch Chính vì u cầu trên nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa ở Tp Cần Thơ”; với mục tiêu như

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp

1.2.1 Mục Tiêu Chung

Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến “sự thỏa mãn của du khách” và “chất lượng sản phẩm du lịch” ở Tp Cần Thơ, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thu hút du khách thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố

1.2.2 Mục Tiêu Cụ Thế

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng khai thác du lịch của Tp.Cần Thơ, nhằm cung cấp một nhận định tổng quát về những thuận lợi và khó khăn mà ngành đang gặp phải

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa ở Tp.Cần Thơ, đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa “chất lượng sản phẩm du lịch” và “sự thỏa mãn của du khách”

Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lịng của du khách thơng qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương

1.3 Các giả thuyết cần kiếm định và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Giả Thuyết:

* Giả thuyết 1: Chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự thỏa mãn của du khách khi đi du lịch đến Cần Thơ hơn là những nhân tố khác

Bang 1:BANG DAU MONG ĐỢI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TO DEN Sl’ THOA MAN CUA DU KHACH

xX Y

(các nhân tố ảnh hướng) (sự thỏa mãn của du khách) XI (tông chỉ phí cho chuyên đi ) +

Trang 15

> Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến

* Giả thuyết 2: Chất lượng dịch vụ du lịch được đánh giá thơng qua 3 nhóm yếu tố là: sự đa dạng của các loại hình dịch vụ; chất lượng của đội ngũ nhân viên du lịch; chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ

> Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố 1.3.2 Cầu hỏi nghiên cứu

- Ngành du lịch Cần Thơ đạt được hiệu quả kinh doanh nhự thế nào trong giai đoạn 2005-2007?

- Những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự tăng trưởng hay suy thoái của ngành trong giai đoạn 3 năm trở lại đây?

- Du khách đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ du lịch ở Cần Thơ hiện nay?

- Yếu tố nào có tác động mạnh mẽ đến sự thỏa mãn của du khách? - Các nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái — văn hóa của địa phương?

- Mơ hình hồi qui thể hiện mối tương quan giữa các nhân tố?

- Cần các giải pháp khả thi nào để phát triển du lịch Cần Thơ trong hiện tại và tương lai?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Giới hạn nội dung: hoạt động du lịch của các nước phát triển có tất cả 12

loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, DL văn hóa, DL tôn giáo, DL MICE, DL

khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao, lễ hội, chữa bệnh, mua sắm, âm thực và DL dã ngoại Tuy nhiên, trên thực tế ngành du lịch Cần Thơ mới chỉ hình thành 3 loại hình du lịch là: DL sinh thái sông nước - DL văn hóa truyền thống - DL vườn (trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng được gộp chung thành 2 loại với tên gọi là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa) Chính vì vậy trong phần nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp cho 2 loại hình du lịch mà Cần Thơ đã và đang khai thác

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp

+ Khu du lịch sinh thái Phù Sa: Nằm giữa dịng sơng Hậu hiền hòa, khu

du lịch Phù Sa được xây dựng với rất nhiều đặc trưng sông nước vùng ĐBSCL, và gần gũi với thiên nhiên Chỉ khoảng 10 phút ngồi xuồng máy đi từ bến Ninh Kiều - Tp.Cần Thơ đã đến với khu du lịch Phù Sa, du khách sẽ được hịa mình trong khoảng khơng gian tươi đẹp với 30ha rừng bần và bầu không khí trong lành trên cồn Âu thơ mộng

+ Khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh: Làng Du lịch Mỹ Khánh - một trong những điểm Du lich sinh thái hấp dẫn nhất tại ĐBSCL Với diện tích 50.000mỶ, nằm ngay trên lộ vòng cung lịch sử giữa hai Chợ nỗi Cái Răng và Phong Điền, thuận lợi cho việc tham quan cả đường thủy lẫn đường bộ Với hơn 20 loại trái cây, hệ thống nhà nghỉ Bungalow, nhà xưa Nam Bộ, đàn ca tài tử, karaoke, t6 chức tiệc, hội nghị, họp mặt, các trò chơi tham quan

+ Nhà cơ Bình Thủy: Tọa lạc tại số 26/1A trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ Nhà được xây vào năm 1870 Kiến trúc nhà kiêu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình

cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn,

mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thơng thống, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nỗi Tồn bộ gạch bơng hoa hồng đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang Đây là mẫu nhà cô hiếm hoi cịn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ĐBSCL

+ Bến Ninh Kiều: là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, năm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long Nằm ngay trên bến Ninh Kiều là chợ cổ Cần Thơ, vốn một trung tâm buôn bán lớn với nhiều loại hàng hóa phục vụ cho du lịch

+ Lang nghề bánh tráng Thuận Hưng: nghề làm bánh tráng ở xã Thuận Hưng (Thét Nét), đã có thâm niên trên 50 năm Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán Tết Sau đó, bánh ngon, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại

Trang 17

đây Hiện tại, 9/9 ấp trong xã đều làm bánh tráng nhưng phần đông số lò bánh tập trung ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh Nhiều gia đình khá, giàu nhờ nghề làm bánh tráng

- Thời gian của dữ liệu: các thông tin và số liệu của bài nghiên cứu được lấy trong khoảng thời gian tháng 2/2008 đến tháng 3/2008 Riêng các số liệu về lượng du khách đến Cần Thơ sẽ được lẫy từ các năm 2005, 2006, 2007 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Trương Hùng - Thanh Anh, 2007, NXB Hà Nội, “Giá Trị Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng”, tác giả đã đưa ra nhiều vấn đề mới mẻ như: phân tích hành vi khách hàng; sách lược làm hài lòng khách hàng xuất phát từ góc độ người tiêu dùng; giá trị khách hàng, giá trị doanh nghiệp, giá trị sản phẩm trong nghiên cứu quản lý doanh nghiệp; đi sâu tìm hiểu nội hàm giá trị khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt phương hướng kinh doanh, chế định sách lược làm hài lòng khách hàng để kinh doanh một cách có hiệu quả

Chương trình Tồn Cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, kỳ 44, phát sóng trực tiếp lúc 16h ngày 1/3/2008 trên kênh CVTV1, mang chủ đề “Mêkông — Cần Thơ 2008, hướng mở cho đầu tư và phát triển vùng”, với sự tham gia của hai diễn giả: TS Võ Hùng Dũng (Giám đốc VCCI- chi nhánh Cần Thơ) và ông Đinh Viết Khanh (Giám đốc Sở du lịch Cần Thơ) Hai diễn giả đã phân tích thực trạng du lịch Đồng Bằng SCL nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng Từ đó đề ra các giải pháp phát triển vùng mà trước hết là sự hợp tác giữa các Sở, giữa các công ty với nhau, bởi lẽ “Du lịch là ngành có mức độ liên kết rất cao” Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu Mêkông Delta đã được đề cập đến cùng với các chương trình quảng bá du lịch ra nước ngoài Ngoài ra, các chương trình đầu tư có trọng điểm cho du lịch như: đầu tư xây dựng các khách sạn 5 sao đạt chuân quốc tế;

khai thác các ưu thế về côn, bãi, cù lao của du lịch Cần Thơ; nâng cao chất lượng

dịch vụ đã được TS Võ Hùng Dũng trình bày một cách khá chỉ tiết trong phần cuối của chương trình

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp

chất lượng cảm nhận, kiến thức, sự thỏa mãn và hai dạng thức của sự trung thành, sự trung thành thái độ và sự trung thành hành vi, đối với cá của người tiêu dùng TP Nha trang Kết quả chứng tỏ rằng tồn tại các mỗi tương quan dương giữa giá, chất lượng cảm nhận, kiến thức đối với sự thỏa mãn Chất lượng cá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người tiêu dùng Quan hệ giữa sự thỏa mãn với cả hai dạng thức trung thành đều dương, nhưng quan hệ giữa sự thỏa mãn và sự trung thành thái độ là mạnh hơn rất nhiều so với quan hệ giữa sự thỏa mãn và trung thành hành vi cả về cường độ quan hệ lẫn sức giải thích Bên cạnh đó, một tác động dương của sự trung thành thái độ lên sự trung thành hành vi cũng được chỉ ra

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Các khái niệm cơ bản:

- Du lịch: Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyền Từ điển Oxƒord xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm

Bên cạnh đó, Luật Du Lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 thánh 01 năm 2006) đã nêu rõ:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp di du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch

- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai

- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền

^~,

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp

- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Mơi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch

- Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các

đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp

- Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu

2.1.2 Sản phẩm du lịch

2.1.2.1 Các định nghĩa

Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tôn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch

Theo Michael M Coltman, san pham du lich có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng khơng cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát

-Cơ cầu của sản phẩm du lịch:

+ Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

+ Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chat dé phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Trang 21

+ Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tô chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tô chức cung ứng du lịch

2.1.2.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt Những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch Bao gồm các đặc tính sau:

w Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm

w Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước >» Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm quá lâu w Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng

w Sản phẩm du lịch do sự tông hợp các ngành kinh doanh khác nhau w Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, nhà hàng, phịng ngủ khách

sạn đều khơng thê đề tồn kho

w Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng `Š

cầu của khách có thể gia tăng hoặc sút giảm

>» Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc khơng trung thành với công ty bán sản phẩm

w Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dé bị thay déi vì sự dao động `Š

về tiền tệ, chính trị

Tóm lại, để có thê đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái - văn hóa nói riêng, thì việc nắm vững những bản chất, đặc tính cốt lõi của sản phẩm du lịch là điều không thể thiếu trong suốt quá trình nghiên cứu

2.1.3 Cơ sở lý thuyết Sự thỏa mãn

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp

đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kính doanh dịch vụ dựa trên việc từng tiếp xúc hay giao dịch với công ty đó (Bitner & Hubbert, 1994)

Sự thỏa mãn là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kì vọng của người đó (Philip Kotler, 2001) Kỳ vọng được xem như là ước mong hay mong đợi của con người Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thơng tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin, truyền miệng từ bạn bè, gia đình Trong đó nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình thành tử nhận thức của con người mong muốn thỏa mãn cái gì đó như nhu cầu thông tin liên lạc, ăn uống, nghỉ ngơi

Như vậy dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, có thể chia sự thỏa mãn

thành ba mức độ cơ bản khác nhau:

+Mức khơng hài lịng: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kì vọng

+Mức hài lịng: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng kì vọng +Mức rất hài lịng và thích thú: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng lớn hơn kì vọng

Chất lượng cảm nhận

Chat lượng cảm nhận đã được khái niệm, hiện thực hoá va ứng dụng theo nhiều cách thức khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm sự tuyệt hảo, giá trị, phù hợp với yêu cầu, vừa vẹn để sử dụng, tránh được mất mát và đáp ứng hoặc vượt qua những kỳ vọng của người tiêu dùng (Reeves và Bednar, 1994) Tuy nhiên, bài nghiên cứu này định nghĩa và đo lường chất lượng cảm nhận với tư cách là đánh giá về những niềm tín nỗi trội liên quan đến chất lượng của một sản phẩm/dịch vụ, trong trường hợp này là sản phẩm du lịch sinh thái — văn hóa

Múi quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn

Trang 23

dịch vụ đó Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ khơng bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó Do vậy, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc khơng hài lịng sẽ xuất hiện

Giá cảm nhận

Đối với người tiêu dùng, giá là cái bị từ bỏ để đạt được một sản phẩm (Zeithaml, 1988) Các bộ phận của giá bao gồm: giá của đối tượng, giá phi tiền tệ được cảm nhận, và cái từ bỏ Nghiên cứu này định nghĩa và đo lường khái niệm giá cảm nhận dưới góc độ là tơng chi phí cho chuyến đi của du khách

Quan hệ giữa giá và sự thỏa mãn:

Tác động của giá lên sự thỏa mãn nhận được sự quan tâm ít hơn nhiều so với vai trò của sự kỳ vọng và các cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, nhưng các đề xuất dựa vào giá đối với sự thỏa mãn được đề nghị nghiên cứu và thực hành khá rộng rãi Tuy nhiên, các ấn phẩm về sự thỏa mãn chỉ cung cấp một cái nhìn rất hạn chế liên quan đến tác động có thê có của các quyết định về giá lên sự thỏa mãn của người tiêu dùng Từ đó, Voss và các đồng nghiệp (1998) đã xác định vai trò của giá đối với sự thỏa mãn Họ cho rang các cảm nhận về giá sau khi mua có tác động dương lên sự thỏa mãn và bản thân nó chịu ảnh hưởng dương của các cảm nhận về giá trước khi mua, mặt khác cảm nhận giá trước khi mua cũng có tác động dương lên sự thỏa mãn

Mối quan hệ giữa kinh nghiệm đi du lịch; học vẫn và sự thỏa mãn của du khách

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp

Loại du khách ảnh hướng đến nhân tố sự thóa mãn

Nơi cư trú thường xuyên của du khách là cơ sở để chúng ta phân loại khách (gồm 2 loại là khách quốc tế và khách nội địa) Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thỏa mãn và các nhận định khác của khách Bởi lẽ, khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục tập quán, tính cách dân tộc sẽ càng lớn Do vậy du khách thường có tâm lý đánh giá cao các giá trị vật chất - tính thần mà đối với họ đó thật sự là những điều mới lạ Điều này cũng đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu của 2 tô chức là ISTC và ATLAS”:“Không hề ngạc nhiên rằng văn hóa dường như là một phần quan trọng tạo nên sự thỏa mãn của mọi người sau khí du hành bởi lẽ khám phá những nền văn hóa khác là động cơ quan trọng nhất của các chuyến đi Đặc biệt, những người từng trải hơn cả cho biết họ hiểu biết hơn về các nền văn hóa khác qua các chuyến đi và thường thích tiếp xúc với người dân địa phương” Thu nhập du khách liên quan đến sự thóa mãn cúa họ khi đi du lịch

Theo John Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao sẽ chi cho các dịch vụ nhiều hơn Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có chất lượng cao Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kì vọng, và như vậy sự thỏa mãn sẽ khó dat được hơn

“ISTC: Liên minh Lữ hành Sinh viên Quốc tế là mạng tồn cầu của các tơ chức lữ hành sinh

viên hàng đầu thế giới tại 106 quốc gia, cung cấp kinh nghiệm mang tính giáo dục cho hơn 10 triệu du khách là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên mỗi năm

ATLAS: Hiệp hội Giáo dục Du lịch và Giải trí là diễn đàn thúc đây giao lưu giữa cần bộ và sinh viên, nghiên cứu liên quốc gia và tạo điều kiện phát triển chuyên môn và chương trình giảng dạy cho các hội viên đến từ hơn 50 nước

Trang 25

Mối quan hệ giữa tuỗi của du khách và sự hài lòng của du khách

Mỗi một lửa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau Chẳng hạn, du lịch Cần Thơ chỉ phát triển loại hình du lịch sinh thái — văn hóa, loại hình này thường thích hợp với những người ở tuổi trung niên trở lên, họ muốn được nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hóa dân tộc, cội nguồn Cịn nhóm tuổi thanh thiếu niên hiếu động lại thiên về xu hướng du lịch khám phá, tham gia các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh Do đó, nghiên cứu này mong đợi tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tuổi và sự hài lòng của du khách

Riêng đối với yếu tố “giới tính”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phuong pháp chung

- Phương pháp quan sát: Đối với nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, một trong những phương pháp quan trọng, được sử dụng khá thuận lợi là phương pháp quan sát khoa học Quan sát khoa học chính là việc sử dụng các giác quan để trí giác trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu, nhằm thu thập những tài liệu sống động về các biểu hiện, các hoạt động của đối tượng Từ đó có thể rút ra những nhận xét, những kết luận xác đáng về đối tượng

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: người nghiên cứu cần phải phân tích và tổng hợp các tri thức đã thu nhận được từ tài liệu tham khảo Từ đó hình thành một hệ thống kiến thức để nắm bắt được các nội dung cơ bản và hiểu sâu sắc, tường tận những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lý thuyết cũng như của đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: “Du lịch sinh thái — văn hóa” 2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều

nguồn khác nhau nhự: sách, báo, Internet, tạp chí chuyên ngành, văn kiện, tài liệu, nghị quyết, luận văn khoa học, dự thảo, thống kê của các sở, ban, ngành hay

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp

một số công đoạn nào đó , mà sẽ được tiến hành liên tục, song song trong suốt quá trình nghiên cứu để nội dung bài viết luôn luôn mang tính hiện đại và hệ thống

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thông tín cần thiết được lấy bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến Cần Thơ Cụ thể: du khách được chia làm 2 nhóm dựa trên cơ sở khu vực địa lý nơi họ sinh sống như sau:

+ Nhóm 1: Khách du lịch quốc tế (là khách đến tử các quốc gia khác) + Nhóm 2: Khách du lịch trong nước (khách du lịch đến từ các tỉnh, thành, quận, huyện khác)

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện Cụ thể là trước hết ta phân chia các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm, tầng theo các đặc tính, sau đó lấy mẫu theo tầng, nhóm Trong mỗi nhóm sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tức là các đơn vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm và vào một thời gian nhất định

- Phương pháp xác định cỡ mẫu: xét trên phương diện lý thuyết thì cơ sở để xác định cỡ mẫu là 10% của tổng thể Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí nên tơi chỉ chọn cỡ mẫu là 100 mẫu (tương ứng với 100 du khách được phỏng vấn) Bên cạnh đó, đề tài sẽ dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Sở du lịch Tp.Cần Thơ giai đoạn 2005 —- 2007 để xác định cơ

cau mau

Bang 2: CO CAU KHACH QUOC TE VA KHACH NOI DJA DEN CAN THO TRONG 3 NAM (2005, 2006, 2007)

PV tinh: lượt khách

1 Tổng khách Tỉ lệ

Chỉ tiêu Nam 2005 | Nam 2006 | Nam 2007

trong 3 nim (%) Tông số lượt , 462.141 543.650 693.055 1.698.846 100 khách đên Khách quốc té 104.841 121.221 155.735 381.797 22,47

Khach néi dia | 357.300 | 422.429 | 537.320 1.317.049 77,53

(Nguồn: Sở du lịch Tp Cán Thơ)

Trang 27

Từ kết quả phân tích trên ta sẽ lấy 25 mẫu trong nhóm khách quốc tế và 75 mẫu trong nhóm khách nội địa dé tiến hành phỏng vấn

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Phương pháp thống kê trong kinh doanh và kinh tế

- Một cách tông quát, thống kê được định nghĩa như là tông hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thơng tín được thu thập trong điều kiện không chắc chắn

- Théng kê thường được chia làm 2 lĩnh vực:

+ Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn các đặc trưng khác nhau đề phản ánh một cách tông quát đối tượng nghiên cứu

+ Thống kê suy luận (thống kê suy diễn) là nghiên cứu các phương pháp qui nạp dựa trên thông tin thu thập qua quan sát mẫu đại diện và suy luận cho tổng thể cần nghiên cứu Thống kê suy luận còn dựa trên căn bản lý thuyết xác suất và đặc tính của sai số chọn mẫu

2.2.3.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các cơng đoạn của phân tích kinh doanh

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tông

hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng

Tăng (+)Giảm(-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp

+ Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau Trong hai

mức độ đó, mức độ ở tử số (y;) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (yạ) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ

Sở so sánh)

+ Số tương đối kế hoạch (%): dùng đê lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành

+ Số tương đối kết cấu (%): dùng đề xác định tỉ trọng của từng bộ phận cau thành nên một tổng thể, chăng hạn như có bao nhiêu phần trăm doanh thu từ khách du lịch quốc tế trong tông doanh thu của ngành du lịch Tp Cần Thơ

+ Số ương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị tính của tử số và mẫu số trong cơng thức tính

+ Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau

2.2.3.3 Phương pháp hồi qui và tương quan 4/ Khái niệm:

Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên

hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến

được giải thích) Phương pháp này được ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên

Phương trình hồi qui đa biến có dạng:

Y =Bo+BiX: + P¿X¿ + BaX¿ + + PkXx

Trong đó: Y là biến phụ thuộc X; là các biến độc lập

Bo B: Ba ñ„ là các tham số hồi qui

Kết quả tính tốn có các thơng số cơ bản như sau:

Trang 29

Hệ số xác định R” (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi

Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R7 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui

P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa œ nhỏ nhất mà ở đó bắt đầu bác bỏ giả thuyết Hạ

Residual: phần dư của mơ hình SS (sum of squares): tổng bình phương df: d6 ty do

Number of obs: s6 lượng các quan sát (số lượng mẫu)

* Phương pháp ước lượng thường dùng nhất trong việc khảo sát các mơ hình tuyến tính là phương pháp bình phương bé nhất — ordinary least squares (OLS) b/ Vận dụng trong nghiên cứu:

Từ số liệu thu thập được qua 100 mẫu phỏng vấn, ta tiến hành phép phân tích hồi qui, với ý nghĩa của các biến số như sau:

Y: mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Cần Thơ Biến phụ thuộc Y là một biến giả - dummy, nhận 2 giá trị:

1 là hài lòng; 0 là khơng hài lịng

XI: là tơng chí phí cho chuyến đi của du khách Đối với khách đi tour:

Tổng chí phí = chi phi mua tour + chi phí cơ hội + chi phí chí tiêu tại điểm Đối với khách đi lẻ:

Tổng chỉ phí = chi phí vận chuyển + chỉ phí lưu trú (nếu có) + chi phí cơ hội + chỉ tiêu tại điểm

X2: là kinh nghiệm đi du lịch của khách (được lượng hóa bằng số lần du khách đến Cần Thơ)

X3: là học vẫn (được đo lường bằng số năm đáp viên đến trường học) X4 là loại du khách Đây là một biến giả - dummy, nhận 2 giá trị:

1 là khách quốc tế; 0 là khách nội địa

Xã: là chất lượng dịch vụ du lịch mà mỗi du khách cảm nhận được Thể hiện qua

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp

X6: là thu nhập hàng tháng của cá nhân du khách X7: là tuổi của du khách

Xã: là giới tính, trong đó 1: nam; 0: nữ, của 100 khách du lịch trong và ngoài nước

c/ Các lỗi thường gặp của một mơ hình hơi qui tuyến tính c1/ Phương sai sai số thay đối

Khi ước lượng mơ hình hồi qui tuyến tính, chúng ta dựa trên một giả định quan trọng là phương sai của sai số U; không thay đổi, nghĩa là, E(U;) = O° voi mọi i Tuy nhién, d6i khi điều này không xảy ra, nghĩa là phương sai của sai số U; thay déi với các quan sát khác nhau, E(U;) = Gể Chúng ta gọi trường hợp này là phương sai của sai số thay đơi (hay cịn được gọi là phương sai sai số không đồng đều hay phương sai sai số không bằng nhau hay phương sai sai số không đồng nhất) [7, tr.68]

c2/ Đa cộng tuyến

Trong mô hình hồi qui đa biến, chúng ta đã giả định giữa các biến giải thích của mơ hình khơng có tương quan với nhau (khơng có hiện tượng cộng tuyến) Thuật ngữ “đa cộng tuyến” do Ragnar Frisch đề nghị Khởi đầu nó có nghĩa là sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính “hồn hảo” hoặc chính xác giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong một mơ hình hồi qui Nghiêm khắc mà nói thì đa cộng tuyến đề cập đến sự tổn tại của nhiều hơn một mối quan hệ tuyến tính chính xác, và cộng tuyến là nói đến sự tồn tại duy nhất một mối quan hệ tuyến tính Nhưng trong thực tế, đa cộng tuyến thường được dùng cho cả hai trường hop [7, tr 111]

Cách thường dùng để phát hiện đa cộng tuyến là sử dụng yếu tố phóng đại phương sai (VIF) Téc độ gia tăng của phương sai và hiệp phương sai có thé thay qua yếu tố phóng đại phương sai ( Variance Inflation Factor: VIF)

Đối với trường hợp tông quát có (k — 1) biến giải thích thì:

1

VIF, = 1-R

Trang 31

và khi đó VIF; sẽ lớn Vì vậy một số tác giả sử dụng VIF như là một dấu hiệu xác định đa cộng tuyến Giá trị VIF càng lớn thì biến X; cộng tuyến càng cao Nhưng VIF là bao nhiêu thì ta có thể coi là có xảy ra hiện tượng cộng tuyến Như một quy tắc kinh nghiệm nếu VIF của 1 biến vượt quá 10 (điều này xảy ra nếu R”; > 0,9) thì biến này được coi là có cộng tuyến cao [7, tr.119]

c3/ Tự tương quan

Thuật ngữ tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo)

Trong mô hình hồi qui tuyến tính cô điễn, ta giả định rằng khơng có tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên U;, nghĩa là:

Cov(U;, U) = 0 { # j)

Nói một cách khác, mơ hình cô điển giả định rằng sai số ứng với quan sát nào đó khơng bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với một quan sát khác

Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra hiện tượng mà sai số của các quan sát lại phụ thuộc nhau, nghĩa là:

Cov(U;, U;) #0(#j) [7, tr.87]

c4/ Bư sót biến

Khi xây dựng những mơ hình để phân tích thực tế, chúng ta có thể thấy có các dạng sai sót của dạng mơ hình như sau:

- _ Bỏ sót biến quan trọng

- _ Đưa biến không liên quan vào mơ hình - _ Sử dụng dạng hàm không đúng - _ Sai số trong đo lường

- _ Xác định dạng hàm của phần sai số không đúng

Trong các loại sai sót trên, bến loại sai sót đầu tiên được gọi là sai sót về dạng mơ hình, cịn sai sót cuối cùng được gọi là sai sót về chọn nhằm dạng mơ hình [7, tr.127]

đ/ Tiêu chuẩn lựa chọn mơ hình

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp

hoặc bang R” R’ sé gia tang chỉ khi giá trị tuyệt đối của t của biến được bố sung lớn hơn 1 Do vậy, so sánh giữa R? và R? thì R? là tiêu chuẩn tốt hơn RẺ Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng biến phụ thuộc phải giống nhau giữa các mơ hình được so sánh [7, tr 147]

2.2.3.4 Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu dé thu nhỏ và tóm tắt các đữ liệu Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được Trong phân tích nhân tố khơng có sự phân biệt biến phụ

thuộc và biến độc lập Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến) Phân tích nhân tố được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, khơng có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mơ hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

ÄX¡= A¡iFI + AsF¿ + + AimEm + V:Ũ¡ Trong đó:

X.: biến thứ ¡ được chuẩn hóa

A¡: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến ¡ F: các nhân tố chung

V;: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng ¡ đối với biến ¡ U¡: nhân tố đặc trưng của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

F, = witX1 + WioX2 + + WikXk

Trong đó:

F;: ước lượng nhân tố thi i

Trang 33

w¡: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến

2.2.3.5 Tiến trình phân tích Cross - Tabulation hai biến:

Bảng phân tích Cross — Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến

Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc

Trong phân tích Cross - Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan

hệ giữa các biến

Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau: H0: Khơng có mối quan hệ giữa các biến HI: Có mối quan hệ giữa các biến

Giá trị kiêm định x2 trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value) Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng œ (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiếm định hồn tồn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau Ngược lại thì các biến khơng có liên hệ nhau

2.2.3.5 Ma tran SWOT

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp

Bang 3: MA TRAN SWOT

Những điểm manh (S) Liệt kê những điểm mạnh 1

Những điểm yếu (W) Liệt kê những điểm yếu 1

SWOT; 3 : 3

Các cơ hội (O) Các chiến lược SO Các chiến lược WO Liệt kê các cơ hội Sử dụng các đểm mạnh | Vượt qua những điểm 1 để tận dụng cơ hội yếu bằng cách tận dụng 2 1, các cơ hội

3 2 1

3 2

3

Các mối đe dọa (T) Các chiến lược ST Các chiến lược WT

Liệt kê các mối đe dọa

Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 1

2

3 Tối thiểu hóa những điểm

yếu và né tránh các mối đe dọa 1 2 3 Vận dụng trong nghiên cứu:

+ Đối với mục tiêu I: sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng về hiệu quả khai thác du lịch ở Cần Thơ Qua đó đưa ra nhận định về chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên mức độ hài lịng của du khách đơi với các sản phâm du lịch của vùng

+ Đối với mục tiêu 2: Trải qua 2 bước như sau:

1/ Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa các biên, phân nhóm các biên và biên đôi tập hợp biên gôc thành các biến mới để từ đó tiếp tục phép phân tích hồi qui dựa trên bộ dữ liệu của các biến moi nay

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp

2/ Sử dụng phương pháp xây dựng mơ hình hồi qui đa biến (bao gồm cả những biến giả-dummy), trong đó các lỗi của mơ hình như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan đều được xử lý Từ phương pháp này ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thông qua hệ số tương quan bội R và hệ số xác định RỂ

Trang 36

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUA KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

SINH THÁI-VĂN HOA TREN DJA BAN TP.CAN THO

3.1 TONG QUAN VE TP.CAN THO 3.1.1 Vi tri dia ly

Thành phố Cần Thơ nằm trên bờ phải phía tây sơng Hậu và nằm ngay trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ giáp với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đơng giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp

Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 1389,60 km’, có diện tích nội thị là 53 km”, Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkông với nhiều hệ thống sơng ngịi, kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ,

sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các

tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

TP CAN THƠ - TRỰC THUOC TRUNG UONG

oO

TINH HAU GIANG

Hinh 1: BAN DO HANH CHINH TP.CAN THO

Trang 37

3.1.2 Lịch sử hình thành Tp.Cần Thơ

Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 — 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thô sông Cửu Long Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Ĩc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Cơng ngun, do hồn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài

Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mơ thức văn hóa khác Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai-Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên)

Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh tran Ha Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Tran Dinh (Gia Dinh), Long H6 Dinh (Vinh Long) va Trấn Hà Tiên Sau khi Mạc Cửu mắt, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đây mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hồn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Tran tea Giang (Can Tho), Trấn Di (Bạc _ Liéu) duge s4p nhập vào đất Hà Tiên Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam

Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiên lược đê làm hậu cứ vững chắc Hình 2: TRUNG TÂM TP.CÀN THƠ

cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa Từ 1753, được sự đồng tình của

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp

Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang

Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử nước nhà, Cần Thơ đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội Vốn nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hịa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về moi mit, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, có trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kính tế (GDP) vào khoảng 19% (2007) (Nguén: www.cantho.gov.vn), tr thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

3.1.3 Các điều kiện về kinh tế - xã hội

Với đặc trưng là một ngành kinh doanh sử dụng giá trị đầu ra của các ngành kinh tế khác, du lịch được xem là sự tổng hòa của các lĩnh vực, các mối quan hệ trong xã hội Sự tăng trưởng hay suy thoái của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế-xã hội và định hướng phát triển của quốc gia hay của vùng Về kinh tế-xã hội, trong những năm qua Cần Thơ đã đạt được thành tựu nhu sau:

3.1.3.1 Trên lĩnh vực kinh tế và phát triển đô thị

Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao Nhịp độ tăng trưởng kính tế bình qn trong 5 năm (2001 - 2005) 13,5% (chỉ tiêu 9 - 10%) Giá trị GDP năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2000 Trong đó khu vực I tăng bình quân 6,82% (chỉ tiêu tăng 3-4%); khu vue II tang bình quân 17,9% (chỉ tiêu tăng 16- 17%); khu vực II tăng bình quân 13,73% (chỉ tiêu tăng 10-11%) Đến cuối năm

2005, tỷ trọng GDP giữa các ngành là: khu vực I chiếm 17,76%, khu vực II chiếm 38,16%, khu vực TH chiếm 44,08% (chỉ tiêu khu vực I: 32,50%, khu vực

II: 32%, khu vực II: 35,50%)

Trang 39

3.1.3.2 Điểm hẹn của giao thương và du lịch

Với ưu thế về địa lý, Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch, tâm điểm của cả vùng trong việc thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư và khách du lịch Vào thời điểm xu hướng của khách du lịch đang hướng đến những giá trị bền vững của thiên nhiên, Cần Thơ nhanh chóng trở thành điểm đến lý tưởng Năm 2007, thành phố đón trên 693.055 lượt khách du lịch — trong đó khách quốc tế chiếm 22,5%, doanh thu du lịch đạt 365.000 (triệu đồng), đóng góp cho ngân sách trên 30.000 (triệu đồng) (Nguôn: Sở du lịch Tp Cản Thơ) Tù thế mạnh tự nhiên, thành phố đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch sông nước; du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm Đó cũng là sự chuẩn bị cho sự kiện thành phố Cần Thơ đăng cai tô chức “Năm du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”diễn ra trong năm 2008

Bên cạnh đó, việc phát triển thương mại, dịch vụ để đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng cũng được đặc biệt quan tâm Để tạo nền tảng phát triển cho các ngành này, trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương các siêu thi Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại đã và đang được xây dựng Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mơ và tầm cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy của các doanh nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp

thông qua hội chợ tại Cần Thơ đã tìm được đầu ra cho hàng hoá của mình thơng qua các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước

3.2 TIEM NANG PHAT TRIEN DU LICH CAN THƠ

3.2.1 Tiém nang du lich ty nhién 3.2.1.1 Khi hau - thoi tiét

Tp.Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa - Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa tử 26 đến 27 độ Mưa tập trung chủ trong các tháng 9&10

- Mùa khô: tử tháng 12 đến tháng 04 năm sau; gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 độ Có số giờ nắng cao nhất trong năm

vào các tháng 1,2,3

Nếu xét trên góc độ kinh tế du lịch, thì số giờ nắng trong năm chính là một “lợi thế cạnh tranh” của du lịch Cần Thơ Điều này thật sự có ý nghĩa khi ta nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu là những người đến từ xứ lạnh, hay người có nhu cầu tránh rét trong những ngày đông giá lạnh

3.2.1.2 Dia hinh va thé nhuéng

Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam Do được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ Nhìn chung, khí hậu và thơ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật ni Chính điều này đã đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham

quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt

vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước

3.2.1.3 Sơng ngịi và tài nguyên nước

Ngày đăng: 03/07/2017, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN