1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

21 460 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 85,75 KB

Nội dung

Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quanriêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiệnđược thống nhất

Trang 1

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

I Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của TPP-CPTPP Nội dung của

TPP-CPTPP.

1 Lịch sử hình thành và phát triển của TPP-CPTPP.

 Tiền thân của CPTPP là hiệp định đối tác xuyên Thái Thái Bình Dương TPP

 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự dođược đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada,Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei,Malaysia và Việt Nam TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ

có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPPtrong cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 11/11/2017 tại TP Đà Nẵng (ViệtNam), khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu

 Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tênTPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thànhviên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này Dự kiến sẽ cóhiệu lực vào đầu năm 2019

 CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kếtcủa Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và(iii) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP

2 Nội dung của CPTPP.

Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quanriêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiệnđược thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêngbiệt đó

Trang 2

KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 02 năm 2016 (sau đây gọi là

“Hiệp định TPP”) Bao gồm 30 chương :

Chương 1: Các điều khoản và định nghĩa chung

Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa

Chương 3: Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ

Chương 4: Dệt may

Chương 5: Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại

Chương 6: Phòng vệ Thương mại

Chương 7: Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

Chương 8: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Chương 9: Đầu tư

Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

Chương 11: Dịch vụ Tài chính

Chương 12: Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh

Chương 13: Viễn thông

Chương 14: Thương mại điện tử

Chương 15: Mua sắm Chính phủ

Chương 16: Chính sách cạnh tranh

Chương 17: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền chỉ định

Chương 18: Sở hữu trí tuệ

Chương 19: Lao động

Chương 20: Môi trường

Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực

Chương 22: Tính cạnh tranh và Thuận lợi hóa kinh doanh

Chương 23: Phát triển

Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương 25: Hài hòa hóa các quy định

Trang 3

Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng

Chương 27: Các điều khoản hành chính và thể chế

Chương 28: Giải quyết tranh chấp

Chương 29: Các ngoại lệ và các điều khoản chung

Chương 30: Các điều khoản cuối cùng

HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệp định này

và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;

ĐÓNG GÓP nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ranhững cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;THÚC ĐẨY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các Bên;

TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực;

KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới,quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thứctruyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì cáclợi ích công cộng;

HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia Hiệp địnhnày;

ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:

Điều 1: Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

1 Các Bên theo đây nhất trí rằng, theo các điều khoản của Hiệp định này, các điều khoảncủa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Aukland ngày 04 tháng 02năm 2016 (“Hiệp định TPP”) được tích hợp, bằng cách tham chiếu, vào thành một phầncủa Hiệp định này với những sửa đổi phù hợp, ngoại trừ Điều 30.4 (Gia nhập), Điều 30.5(Hiệu lực), Điều 30.6 (Rút khỏi) và Điều 30.8 (Lời văn xác thực)

2 Vì mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới ngày ký trong Hiệp định TPP đượchiểu là ngày ký Hiệp định này

Trang 4

3 Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa Hiệp định này với Hiệp định TPP thìkhi Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng ở mức độ khácbiệt đó.

Điều 2: Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản

Tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ tạm đình chỉ thực hiện các điềukhoản quy định tại Phụ lục của Hiệp định, cho đến khi các Bên đồng ý kết thúc việc tạmđình chỉ thực hiện một hay nhiều hơn các điều khoản đó[2]

Điều 3: Hiệu lực

1 Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất sáu nước ký kết hoặc ítnhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào cho giá trị nhỏ hơn,thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lýhiện hành của mình

2 Đối với bất kỳ nước ký kết nào của Hiệp định này mà với nước đó Hiệp định chưa cóhiệu lực theo khoản 1, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nước ký kết

đó thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tụcpháp lý hiện hành của mình

Điều 4: Rút khỏi Hiệp định

1 Bất kỳ Bên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách gửi thông báo bằng vănbản tới Cơ quan lưu chiểu Bên rút khỏi Hiệp định sẽ đồng thời thông báo cho các Bênkhác về việc rút khỏi Hiệp định thông qua các đầu mối chung được chỉ định tại Điều 27.5(Đầu mối liên lạc) của Hiệp định TPP

2 Việc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi một Bên gửi thông báobằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu theo khoản 1, trừ khi các Bên đồng ý về một khoảngthời gian khác Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực với cácBên còn lại

Điều 5: Gia nhập

Trang 5

Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quanriêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiệnđược thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêngbiệt đó.

Điều 6: Rà soát Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Bên cạnh Điều 27.2 của Hiệp định TPP (Các chức năng của Ủy ban), nếu việc có hiệu lựccủa Hiệp định TPP sắp xảy ra hoặc nếu Hiệp định TPP có xu hướng không thể có hiệulực, các Bên, theo yêu cầu của một Bên, sẽ rà soát việc vận hành của Hiệp định này nhằmxem xét bất kỳ sự sửa đổi nào đối với Hiệp định này và các vấn đề có liên quan

Điều 7: Các lời văn xác thực

Các lời văn bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp của Hiệp định này có giátrị xác thực như nhau Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự không thống nhất nào giữa cáclời văn này, lời văn tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng

Singapore là nước cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngaysau khi thực hiện CPTPP 100% biểu thuế của các thành viên CPTPP sẽ được đưa về 0%theo lộ trình Với các nước phát triển, lộ trình này là 7 năm; nhưng Việt Nam được ưutiên kéo dài hơn, khoảng 10 năm, để phù hợp với điều kiện phát triển

3 Một số nội dung cần lưu ý

Lộ trình cắt giảm thuế của các nước trong CPTPP

Với CPTPP, toàn bộ hàng công nghiệp sẽ đưa thuế nhập khẩu hàng Việt Nam về 0%,thậm chí có nước dành cho Việt Nam trên 90% mặt hàng thuế về 0% ngay khi hiệp định

có hiệu lực (như Canada, Nhật Bản) Các mặt hàng hải sản như tôm, cá ngừ đại dương,hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, cao su… của Việt Nam cũng nằm trongdanh sách được hưởng lợi ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau 3 - 5 năm

Về phía Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòngthuế sẽ về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực; 85,5% về 0% vào năm thứ 4; 97,8% về 0%

Trang 6

vào năm thứ 11; các mặt hàng còn lại (được xem là nhạy cảm) cam kết xóa bỏ thuế nhậpkhẩu với lịch trình tối đa vào năm thứ 16, hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Cụ thể, ở nhóm hàng công nghiệp như ô tô, sẽ bỏ thuế vào năm thứ 13 với các loại ô tômới và về mức 0% sau 16 năm; sắt, thép, xăng dầu chủ yếu xóa bỏ vào năm thứ 11; nhựa

và các sản phẩm từ nhựa xóa bỏ vào năm thứ 4; dệt may và giày dép xóa bỏ ngay khiCPTPP có hiệu lực

Ở nhóm các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế vào nămthứ 11 đối với thịt gà; với thịt heo tươi vào năm thứ 10 và thịt đông lạnh vào năm thứ 8;gạo xóa bỏ ngay khi CPTPP có hiệu lực; bắp xóa bỏ vào năm thứ 5; thực phẩm chế biến

từ thịt xóa bỏ từ năm thứ 8 đến năm thứ 11; chế biến thủy sản vào năm thứ 5…

Quy định về xuất xứ hàng hóa.

 Quy định về xuất xứ hàng hoá từ sợi trở đi

 Không Bên nào được yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ nếu:

(a) giá trị hải quan nhập khẩu không vượt quá US $1000 hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của Bên nhập khẩu hoặc một số tiền lớn hơn do Bên nhập khẩu quy định; hoặc(b) Bên nhập khẩu không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa đó hoặc nhà nhập khẩu được Bên nhập khẩu miễn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, với điều kiện việc nhập khẩu không là một phần của một chuỗi nhập khẩu liên tiếp được thực hiện hoặc sắp đặt nhằm mục đích né tránh quy định pháp luật của Bên nhập khẩu về yêu cầu hưởng

ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này

Quy định về lao động.

Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các quyền dướiđây như được nêu trong Tuyên bố ILO:

(a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;

(b) loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

(c) bãi bỏ lao động trẻ em, cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất; và

(d) Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp;

Trang 7

Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các điều kiệnlàm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sứckhỏe lao động.

Điểm khác biệt lớn giữa CPTPP và TPP.

 Thứ nhất: đó là thay đổi về tên gọi TPP cũ có tên đầy đủ là Hiệp định Đối tácxuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) Hiệp định mới lần này đã bổsung 2 từ "Toàn diện" (Comprehensive) và "Tiến bộ" (Progressive) vào tên gọichính thức

 Thứ hai: số lượng thành viên trong Hiệp định CPTPP mới còn 11 nước, bao gồm

Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,Singapore và Việt Nam, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 13,5% GDP và 15,2%tổng kim ngạch thương mại toàn cầu, thấp hơn khá nhiều so với quy mô của TPPkhi có Mỹ (38.2% GDP và 26.5% kim ngạch thương mại toàn cầu)

 Thứ ba: thay đổi về hiệu lực của Hiệp định Theo quy định của TPP cũ, để Hiệpđịnh có hiệu lực thì tổng GDP của các nước triển khai phải bằng 85% tổng GDPcủa 12 nước đã ký từ năm 2013 Như vậy, với tình huống Mỹ, quốc gia chiếm tới60% GDP toàn khối, rút lui khỏi TPP, thì 11 nước còn lại sẽ phải thay đổi điềukhoản hiệu lực để CPTPP có thể bắt đầu Theo đó, chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thànhviên ký phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký

Trang 8

 Thứ tư: CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ, chủ yếu là cáccam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây Cụ thể, có11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người

sở hữu sáng chế CPTPP sẽ hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật vàthông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, bao gồm cả chế phẩm sinh học,không bị cạnh tranh bởi các thuốc gốc (generic drug)

 CPTPP cũng đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trườnghợp do sự chậm trễ cuả cơ quan cấp bằng hoặc những trì hoãn bất hợp lý trongviệc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vàocác nước thành viên Ngoài ra, các nước thành viên của Hiệp định mới sẽ khôngcần phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền từ 50 lên 70 năm …

 Các điều khoản còn lại bị hoãn thuộc lĩnh vực đầu tư Đối với cơ chế giải quyếttranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư (ISDS), CPTPP đã thu hẹp phạm vi chophép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thànhviên sở tại (nước tiếp nhận đầu tư)

 Theo đó, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ không đượcphép sử dụng cơ chế ISDS nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa hai bên Cáccông ty trong nước cũng không được sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủnước đó nhưng có thể sử dụng để khởi kiện Chính phủ một nước thành viên kháctrong khối

Ngoài ra, về việc thành lập Ban trọng tài của ISDS, CPTPP quy định Ban trọng tài có bathành viên bao gồm một đại diện do Chính phủ cử ra, một đại diện do nguyên đơn lựachọn và một trọng tài chủ tọa cùng do Chính phủ và nguyên đơn thống nhất lựa chọn

II Vì sao Hoa Kỳ rút khỏi TPP và TPP không có Hoa Kỳ thì ảnh hưởng như

thế nào đến VN?

1 Vì sao Hoa Kỳ rút khỏi TPP?

Trang 9

TPP được xem như một phiên bản mở rộng của hiệp định thương mại mà Canada

và Mỹ đã ký kết gần đây – hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Khi đó, ngườidân Canada sẽ có quyền gia nhập vào nền kinh tế Mỹ và Mexico, đồng thời được hưởngcác giao dịch mua – bán tốt nhất thông qua biên giới của cả 2 quốc gia Với TPP, 12 quốcgia thành viên có thể chia sẻ đặc quyền từ các cơ hội của hiệp định thương mại tự domang lại như giảm hoặc cắt bỏ hàng rào thuế quan đánh trên hàng hóa, các quy định mới

về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đàm phán về trợ cấp trong ngành sản xuất

và nông nghiệp cũng như nhiều điều khoản khác

Vậy tại sao Hoa kỳ rút khỏi TPP, theo đó ông Trump cho rằng:

Điều khoản về ngành bò thịt trong TPP sẽ làm tổn thương đến người lao động Mỹ

và làm giảm lợi nhuận của các công ty Mỹ Trên quan điểm bảo hộ thương mại, ôngTrump tin rằng tầng lớp nông dân và công nhân Mỹ sẽ mất đi nhiều cơ hội việc làm vàotay lực lượng lao động giá rẻ đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam và Malaysia.Tất nhiên, quan điểm của ông Trump hoàn toàn không sai Chúng ta có thể thấy nhiềucông việc đòi hỏi kỹ năng thấp một thời từng là “xương sống” của các thành phố côngnghiệp Mỹ, thì hiện nay đều đã bị chuyển ra nước ngoài Các tập đoàn theo đuổi lợinhuận đều tập trung vào việc cắt giảm chi phí, và không có lý do gì để họ tiếp tục sảnxuất ở một đất nước có chi phí lao động cao như Mỹ “Thay vì thỏa thuận với 12 nướcthành viên TPP, ông Trump nghĩ rằng ông ấy có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho

Mỹ nếu có ít quốc gia trên bàn đàm phán hơn Đây là thời điểm khá thú vị cho các thỏathuận thương mại Và ông Trump đang muốn đảo lộn mọi thứ” - Stuart Trew, chuyên giakinh tế đến từ Viện chính sách kinh tế Canada phân tích

Trong chiến dịch tranh cử tại bang Ohio, ông Trump từng nói: “Hiệp định TPP làmột thảm họa khác và được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích đặc biệt Đó là nhưng ngườimuốn cưỡng đoạt đất nước này, chỉ muốn tiếp tục cưỡng đoạt đất nước này”, theo NBCNews

Theo MSNBC, mục tiêu chính của Mỹ với TPP là để chi phối thương mại ở châu

Á, tạo lên một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này Về mặt kinh tế,hiệp định có thể tăng xuất khẩu của Mỹ thêm 123 tỷ USD, theo Viện Peterson Và chính

Trang 10

quyền ông Obama ước tính hiệp định giúp tăng thêm 650.000 việc làm Nhưng theoMSNBC, các hiệp định tự do thương mại như TPP hay NAFTA đều không có hiệu quả.Vấn đề là chính phủ đang giúp các công ty thêm giàu có, nhưng không có ràng buộc nào

để các công ty phải tăng thêm việc làm hay tăng lương cho người lao động Bình luậnviên của MSNBC, Velshi nói: “Các công ty thích tự do thương mại Các công ty đượctăng thêm lợi nhuận, chính phủ có thêm thuế Nhưng người lao động không được lợi”.Derek Scissors, một chuyên gia ở Học viện Doanh nghiệp Mỹ nói: “Các hiệp định chỉ làngoại giao Không có lợi ích Không có lợi về kinh tế” Hơn nữa, khi hiệp định hoạt độngthì các tập đoàn sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng hậu trường Evan Greer, giám đốc của mộtchiến dịch chống TPP nói: “Hiệp định TPP gồm 5.000 trang giấy thật ra có rất ít điều liênquan đến thương mại Thay vào đó, các tập đoàn đều cố vận động hành lang để có chínhsách có lợi cho họ Vì vậy có một phong trào rộng lớn chống lại TPP”

Kết luận cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP,ngày 23/1/2017.Ông Donald Trump đã gọi quyết định rút khỏi TPP nêu trên là "điều tốtđẹp dành cho người lao động Mỹ" “Điều chúng ta vừa mới làm là một điều vô cùng tolớn cho người lao động Mỹ”, ông Trump nói khi đặt bút ký lệnh xóa bỏ sự tham gia của

Mỹ trong hiệp định này Sắc lệnh của ông Trump mang tính biểu tượng lớn nhằm hiệnthực hoá cam kết tranh cử, đồng thời cho thấy vị tân Tổng thống hết sức nghiêm túc trongviệc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ sản xuất và việc làmtrong nước

 Vì các doanh nghiệp Mỹ mong muốn sản xuất hàng hóa với chi phí thấp nhất đểthu được nhiều lợi nhuận khi bán sang những thị trường khác

 TPP khiến người Mỹ cảm nhận phải đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích mơ hồ

 Kỳ vọng quá lớn của Tổng thống Obama cùng những đối tác của mình đã tạo nênmột hiệp định thương mại tự do mang tầm thế kỷ TPP được tiếp cận theo kiểu “đaphương hoá, đa dạng hoá” khiến cho nó không còn tính chất của một hiệp địnhthương mại thuần túy, từ lĩnh vực trao đổi thương mại đến đối tượng điều chỉnh, từnội dung bàn thảo đến hình thức văn bản thể hiện

Ngày đăng: 06/02/2019, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w