TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ KIM HẰNG TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THUỘC HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CPTPP Chu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM HẰNG
TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THUỘC
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
MÃ SỐ: 8 31 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN THANH HOÀN
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước thuộc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” là trung thực
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc
Tiền Giang, ngày 12 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Hằng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3Bằng tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơn
đến giảng viên TS Phan Thanh Hoàn, người hướng dẫn khoa học cho tôi thực hiện
Luận văn thạc sĩ “Tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các
nước thuộc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ” Xin cảm ơn quý Thầy, Cô lãnh đạo Trường Đại Học Kinh tế Huế,
Khoa Đào tạo Sau đại học, quí thầy cô Trường Đại học Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng viên dạy lớp Cao học Quản lý kinh tế K17D Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong chuyên môn cũng như định hướng nghiên cứu cho tôi trong quá trình nghiên cứu Xin cảm
ơn thầy TS Phan Thanh Hoàn – Trưởng Phòng Đào Tạo Đại học, Trường Đại học
Kinh tế Huế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Xin cảm
ơn Ban lãnh đạo cơ quan và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành khóa học này Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã chia sẽ, hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành khóa học này
Xin chân thành cảm ơn!
Tiền Giang, ngày 12 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Hằng ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ KIM HẰNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8310110
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THANH HOÀN
Tên đề tài: TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THUỘC HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản nước
ta giai đoạn 2016-2018, nghiên cứu đề ra những giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thuộc CPTPP
Đối tượng nghiên cứu: tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chỉ số thương mại kết hợp với phương pháp phân tích cân bằng từng phần đánh giá tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP
3 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu: luận văn làm rõ tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước thuộc CPTPP: những vấn đề cơ bản xuất khẩu, về CPTPP, hệ thống chỉ số thương mại và mô hình phân tích cân bằng từng phần
Phân tích tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang các nước thuộc CPTPP: tổng quan về CPTPP, cam kết của các thành viên, tổng quan về thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP,…
Phân tích những thuận lợi, khó khăn đề ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt nam
Kết luận: Thủy sản Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn khi CPTPP có hiệu lực bởi vì các nước cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng thủy sản của nước ta
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5Từ viết tắt Nghĩa
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
FTA Hiệp định thương mại tự do
PE Mô hình cân bằng từng phần
GM Mô hình trọng lực
CGE Mô hình cân bằng tổng thể
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
RCA Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện
GOM Chỉ số tăng trưởng thị trường
SMART Phương pháp đặt mục tiêu theo 5 yếu tố/ mô hình cân bằng từng phần TII Chỉ số tập trung thương mại
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ĐPT Đang phát triển
RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DN Doanh nghiệp
UNCTAD Cục đầu tư nước ngoài
VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
EU Liên minh Châu Âu
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
USD Đô la
NK Nhập khẩu
XK Xuất khẩu
Vasep Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
EUR Âu kim hay đồng tiền chung châu Âu
CAN Canada
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 60306 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ,
0307 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, …
0308 Động vật thủy sinh không xương sống …
1604 Cá đã được chế biến hay bảo quản,…
1605 Động vật giáp xác, động vật thân mềm ,…đã qua chế biến CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU iv
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 4
Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu 6
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hiệp định thương mại tự do FTA 10
1.1.3 Hiệp định đối tác toàn diện 11
1.1.4 Hệ thống chỉ số thương mại và mô hình phân tích cân bằng từng phần 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Tình hình phát triển Thủy sản Việt Nam 20
1.2.2 Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam 22
1.2.3 Đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản 25
1.2.4 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua 26
1.2.5 Bài học kinh nghiệm của một số nước trong xuất khẩu thủy sản 28 Chương 2 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 82.1 Tổng quan về CPTPP 32
2.1.1 Giới thiệu về các nước thành viên CPTPP 32
2.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của các nước CPTPP 33
2.2 Giới thiệu về hiệp định CPTPP 34
2.3 Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng 36
2.3.1 Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam 36
2.3.2 Tổng quan về xuất khẩu ngành thủy sản 36
2.4 Cam kết của các nước thành viên 40
2.4.1 Cam kết chung 40
2.4.2 Cam kết đối với mặt hàng thủy sản 41
2.5 Tổng quan về thương mại giữa Việt Nam với CPTPP 43
2.5.1 Thương mại giữa Việt Nam với các nước CPTPP 43
2.5.2 Thương mại của các nước trong CPTPP 44
2.6 Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015-2017 43
2.6.1 Thực trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2015-2017 43
2.6.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang CPTPP giai đoạn 2015-2017 45
2.6.3 Thuế nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước CPTPP giai đoạn 2015-2017 51
2.7 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang các nước CPTPP 52
2.7.1 Chỉ số tập trung thương mại của thủy sản trong thị trường CPTPP giai đoạn 2015-2017 52
2.7.2 Lợi thế cạnh tranh (RCA) hàng thủy sản xuất khẩu trong CPTPP 57
2.7.3 Hướng tăng trưởng thị trường 60
2.7.4 Kết quả phân tích từ mô hình SMART 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 67 3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (ma trận SWOT) trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP 67
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 93.1.3 Phân tích điểm mạnh (S) 70
3.1.4 Điểm yếu (W) 71
3.1.5 Các chiến lược kết hợp nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu 72
3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản 72
3.2.1 Giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng 75
3.2.2 Nhóm giải pháp tác động vào phía cầu: đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định 76
3.3 Giải pháp tăng cường hợp tác các nước để hỗ trợ phát triển thủy sản 78
PHẦN III KẾT LUẬN 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10Bảng 1: Phương pháp đánh giá tác động tiềm năng của FTA 3
Bảng 1.1 Bảng mã hàng xuất khẩu thủy sản 18
Bảng 1.2: Tình hình phát triển thủy sản của Việt Nam 2015-2017 21
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của các nước CPTPP năm 2016 33
Bảng 2.2: Thương mại giữa Việt Nam với CPTPP năm 2015 -2017 44
Bảng 2.3: Bảng cán cân thương mại các nước trong CPTPP năm 2017 46
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng Thủy sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2015-2017 43
Bảng 2.5: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP năm 2015-2017 45
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng thị trường hàng thủy sản phân theo nhóm hàng của Việt Nam trong CPTPP năm 2015-2017 48
Bảng 2.7 Xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam phân theo thị trường sang các quốc gia CPTPP năm 2017 50
Bảng 2.8 Thuế quan trung bình (AHS) hàng thủy sản của Việt Nam trong CPTPP (%) năm 2015-2017 52
Bảng 2.9 Chỉ số tập trung thương mại (TII) theo mã hàng giai đoạn 2015-2017 của cả khối CPTPP 53
Bảng 2.10: Chỉ số tập trung thương mại (TII) năm 2015-2017 của ngành thủy sản Việt Nam trong CPTPP 56
Bảng 2.11: Lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA) theo sản phẩm và thị trường năm 2016 57
Bảng 2.12 Chỉ số lợi thế cạnh tranh (RCA) của Việt Nam đối với thị trường Úc năm 2015 - 2017 58
Bảng 2.13 Chỉ số lợi thế cạnh tranh (RCA) củaViệt Nam đối với thị trường Nhật Bản năm 2015-2017 59
Bảng 2.14 Chỉ số lợi thế cạnh tranh (RCA) của Việt Nam đối với thị trường Canada năm 2015-2017 60
Bảng 2.15: Hướng tăng trưởng thị trường theo mã hàng của ngành thủy sản Việt Nam trong CPTPP giai đoạn 2012-2016 63
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11số thị trường chính trong CPTPP 65
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2017 so với cùng
kỳ năm 2016 36 Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn năm 2015 – 2017 39 Biểu đồ 2.3: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 39 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ chỉ số tập trung thương mại 53
Biểu đồ 2.5: Hướng tăng trưởng thị trường (GOM) theo mã hàng xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang các nước CPTPP giai đoạn 2015-2017 62
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 131 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km2
Vì vậy nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành thủy sản và ngành này được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017 các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so với kết quả thực hiện trong năm 2016 Với kết quả này, thủy sản là nhóm hàng đứng thứ
6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2017
Tính đến hết năm 2017, các sản phẩm hải sản của Việt Nam đã xuất được sang hơn 184 thị trường trên thế giới Trong đó, Nhật Bản, EU, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt là 6 thị trường nhập khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm hơn 81% tổng giá trị XK hải sản Nhìn chung, XK hải sản của Việt Nam sang các thị trường chính không ổn định Nguyên nhân là khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam tại các thị trường này thấp, các thị trường ngày càng đưa ra nhiều rào cản: mức thuế suất cao, các yêu cầu về việc thực hiện quy định chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã và đang tác động đến kim ngạch XK hải sản sang các thị trường này
Vì vậy khắc phục những rào cản thương mại cũng như mở rộng thị trường hay tham gia các hiệp định thương mại tự do để gia tăng xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng đang được nước ta áp dụng
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile gồm 11 nước thành viên gồm: Việt Nam, Nhật Bản, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru
và Singapore (chiếm 13,5% nền kinh tế toàn cầu) hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng Tuy nhiên CPTPP cũng là thách thức đối với mặt hàng thủy sản ở nước ta Vì vậy,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14bối cảnh hội nhập CPTPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến nghị các chính sách nhằm khai thác tối ưu cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP, góp phần thúc đẩy xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước thuộc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” là thật sự cần thiết, giúp ngành thủy sản Việt Nam khai thác tốt hơn và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP ngày càng cao hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương nói riêng
- Đề ra những giải pháp phù hợp góp phần giúp ngành thủy sản Việt Nam khai thác tối đa cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
- Phân tích cơ hội, thách thức, và tiềm năng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập CPTPP
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tốt cơ hội, hạn chế thách thức, góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước thuộc CPTPP
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP
- Về thời gian: nguồn số liệu thứ cấp từ năm 2015 -2017
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 154 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: đề tài này chỉ sử dụng số liệu thứ cấp, từ các nguồn: Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên hiệp quốc (UN comtrade), World Bank, các báo cáo về xuất nhập khẩu thủy sản 2015-2017, các tạp chí, bài báo khoa học, luận văn, Internet,…
- Phương pháp nghiên cứu: có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động tiềm năng của một Hiệp định thương mại tự do (FTA), và có tác động bổ sung cho nhau Một số phương pháp tập trung vào tác động ở cấp độ vĩ mô, trong khi những phương pháp khác tập trung vào tác động ở cấp độ ngành Theo cẩm nang của ADB về đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Tự do [13], có bốn phương pháp chính để đánh giá tác động kinh tế tiềm năng của một FTA, bao gồm: chỉ số thương mại (TI), mô hình cân bằng từng phần (PE), mô hình trọng lực (GM),
và mô hình cân bằng tổng thể (CGE) Kết quả đánh giá thu được từ các phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 1: Phương pháp đánh giá tác động tiềm năng của FTA
Tác động Chỉ số
thương mại
Cân bằng từng phần
Mô hình trọng lực
Cân bằng tổng thể
Hiệu suất các yếu tố sản
Nguồn: ADB (2011) Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreements
Nhưng do điều kiện về năng lực và thời gian hạn chế nên nghiên cứu này chỉ
sử dụng phương pháp chỉ số thương mại kết hợp với phương pháp phân tích cân bằng từng phần đánh giá tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường CPTPP
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 164.1 Chỉ số thương mại
Nhằm phân tích đặc điểm, xu hướng, lợi thế các ngành hàng của Việt Nam với các bạn hàng trong CPTPP bằng các phương pháp: Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA), chỉ số tăng trưởng thị trường (GOM), chỉ số tập trung thương mại (TII)
4.2 Cân bằng từng phần
Nhằm đánh giá tác động từng phần của CPTPP đến từng ngành hàng cụ thể Luận văn sẽ sử dụng mô hình SMART trong phân tích tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước CPTPP SMART là mô hình cân bằng từng phần
sử dụng trong phân tích chính sách thương mại được phát triển bởi Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) Mô hình SMART là một công cụ để đo lường tác động thương mại (Total Trade Effect – TTE), bao gồm: hiệu ứng tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi SMART chỉ xem xét tác động của từng ngành cụ thể mà không tính đến tác động liên ngành Trong khuôn khổ mô hình SMART, một sự thay đổi trong chính sách thương mại (chẳng hạn như
áp dụng thuế quan ưu đãi) không chỉ tác động tới chỉ số giá của một sản phẩm mà còn tác động tới giá cả tương đối của các sản phẩm khác Khi đó, độ co giãn cung xuất khẩu, độ co giãn cầu nhập khẩu, và độ co giãn sản phẩm thay thế, sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu dùng sản phẩm đó Bên cạnh đó, nó cũng sẽ làm thay đổi thành phần của các nguồn cung ứng cho sản phẩm Cả hai kênh này đều tác động đến dòng chảy thương mại song phương Những tác động này được phân loại thành tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
5 Kết cấu luận văn
Bao gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Chương 2: Phân tích tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thuộc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
- Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật" [9]
Về cơ bản thì từ "xuất khẩu" theo cả 2 cách định nghĩa cũng được hiểu là bán
hàng cho nước ngoài
1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
- Đóng góp của Xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu là cách mang ngoại tệ lớn nhất về cho đất nước, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị tường tiêu thụ, quy mô sản xuất, từ đó giúp nền kinh tế tăng trưởng
- Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hoá các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác và gặp phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các nước khác
- Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế
Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thật vậy kể từ khi Đảng và Nhà nước ta phát triển nền kinh tế dựa trên mô hình hướng về xuất khẩu kết hợp với mô hình thay thế nhập khẩu đã và đang làm cho cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực
Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau:
+ Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài
+ Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà các nước khác cần, điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển thuận lợi + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước Nói cách khác xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường
+ Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng, hạ giá thành
- Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân
+ Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt, trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20không thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại: Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế… đến lựơt nó, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều kiện hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật vật tư và công nghệ tiên tiến
Nguồn vốn nhập khẩu có thể sử dụng từ các nguồn:
+ Liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta
+ Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ
+ Xuất khẩu sức lao động
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… cũng phải trả bằng cách này hay cách khác để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nhập khẩu [8]
1.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu phổ biến
Có các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
- Xuất khẩu trực tiếp: hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế
- Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác Với hình thức này, bên
có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác Để thực hiện hình thức này, doanh
nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước
Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này Các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty thương mại xuất khẩu, nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, hay qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing của họ
- Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc gia có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…
Ngoài những hình thức phổ biến như trên, hiện nay, với mục tiêu kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro thì các doanh nghiệp ngoại thương còn có thể lựa chọn các hình thức xuất khẩu khác như sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân
nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22- Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời
đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập)
- Buôn bán đối lưu: người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng
hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng
- Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ: các doanh nghiệp
tiến hành xuất khẩu theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ, thường giữa các quốc gia có quan hệ mật thiết [8]
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hiệp định thương mại tự do FTA
- FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự
do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường,…
- Đặc điểm quan trọng của các FTA là sự nổi lên của các FTA song phương với phạm vi điều chỉnh rộng (bao gồm hầu hết các lĩnh vực chính như hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ v.v ), mức độ tự do hoá cao và hình thành trên cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực địa lý khác nhau, nhằm mục đích là được hưởng các ưu đãi, miễn trừ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường các nước phát triển Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa cơ cấu hàng xuất khẩu (thường mang tính bổ sung cho nhau) cũng là một lý do quan trọng đưa đến đàm phán FTA giữa nước phát triển và nước đang phát triển
Đối với các nước đang phát triển (ĐPT), việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu, đồng thời tạo sức ép để các nước này tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế Ngoài ra, FTA còn giúp các nước ĐPT củng cố quan hệ an ninh chính trị với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn Mặt khác, việc tham gia nhiều FTA sẽ tạo nên quá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23nhiều cam kết và quy định đan xen, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách thương mại quốc gia và tuân thủ, thực thi các cam kết, quy định của FTA Tuy nhiên, nếu đứng ngoài hoặc chậm chân với xu thế này, các nước sẽ phải chịu sự phân biệt đối
xử và nguy cơ đối mặt với hiệu ứng “ chệch hướng thương mại” khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả.[12]
1.1.3 Hiệp định đối tác toàn diện
Hiện nay nước ta có tham gia 02 hiệp định đối tác toàn diện:
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia
và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013 Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán
- Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết ngày 8/3/2018 và có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 do đã có 6 nước chính
thức thông qua gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, Newzealand, Canada và Australia
Nhìn chung hiệp định đối tác toàn diện cũng là một hình thức của hiệp định thương mại tự do FTA nhưng phát triển ở mức toàn diện hơn, cũng có thể hiểu là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không những nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch
vụ và đầu tư giữa các thành viên mà còn bao gồm các nội dung xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ,…
1.1.3.1 Đặc điểm của Hiệp định đối tác toàn diện
Hiệp định đối tác toàn diện có 5 đặc điểm chính:
- Tiếp cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và
các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24- Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết như tạo thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước
- Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại, thúc đẩy việc đổi mới,
năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu
- Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại bao gồm các yếu tố
mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại
để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định
- Nền tảng cho hội nhập khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền
kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương [21]
1.1.3.2 Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do
Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do FTA đang trở thành xu thế phổ biến Thống kê cho thấy FTA chiếm tới 85% trong số các hình thức hội nhập kinh tế toàn cầu Khi tham gia vào một FTA nào đó, nền kinh tế – xã hội các nước thành viên sẽ chịu nhiều tác động nhất định, trong đó quan trọng nhất
là hai loại hình tác động gồm các tác động tĩnh (static effects) và các tác động động (dynamic effects) Một số tác động có thể lôi kéo các nước tham gia vào tiến trình tự do hoá thương mại nhờ những lợi ích nhiều chiều mà nó mang lại Tuy nhiên, những tác động này cũng có thể gây ra những hiệu ứng không tốt khiến việc tham gia FTA với bất cứ giá nào không phải là phương án tối ưu đối với tất cả các nước
1.1.3.2.1 Tác động tĩnh
Tác động tĩnh được hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào Các tác động tĩnh bao gồm: tác động tạo thương mại và tác động chuyển hướng thương mại
- Tác động tạo thương mại là khi một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước Tác động tạo thương mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành công nghiệp dựa trên những lợi thế so sánh
Tác động tạo thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì được mua hàng hoá với giá thấp hơn Ngược lại ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu; các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận do đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và thị phần bị chia sẻ cho các DN nước ngoài Tuy nhiên, khi tổng hợp lại thì những tác động tạo thương mại vẫn giúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư mà người tiêu dùng nhận được vẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhà sản xuất nội địa
-Tác động chuyển hướng thương mại là khi các thành viên của FTA chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia không phải thành viên FTA sang các nước thành viên FTA Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nước nằm ngoài FTA, do nước nhập khẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối với các nước không phải thành viên của FTA Trong trường hợp này các nước phi thành viên
sẽ bị thiệt hại từ việc thành lập một FTA nào đó Như vậy tác động của chuyển hướng thương mại sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước phi thành viên
Tác động chuyển hướng thương mại, người tiêu dùng vẫn có lợi do vẫn được mua hàng với giá rẻ hơn so với hàng hoá đó được sản xuất nội địa; các nhà sản xuất thì mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa; ngân sách chính phủ cũng không thu được thuế vốn được áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu đó Tuy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26nhiên, trong trường hợp này phúc lợi ròng của xã hội sẽ bị ảnh hưởng khi tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được không bao hàm toàn bộ những mất mát mà DN nội địa cũng như chính phủ phải gánh chịu
Xét một cách tổng quát, khi tham gia một FTA nào đó quan hệ thương mại của các nước thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo thương mại và tác động chuyển hướng thương mại Tổng hợp tác động sáng tạo thương mại và chuyển hướng thương mại sẽ có hai trường hợp xảy ra: (1) nếu tổng giá trị mất đi do tác động chuyển hướng thương mại gây ra lớn hơn so với thặng dư do tác động sáng tạo thương mại tạo ra thì phúc lợi quốc gia sẽ bị suy giảm, và ngược lại, (2) quốc gia đó
sẽ gia tăng được phúc lợi quốc gia khi giá trị thặng dư do tác động sáng tạo thương mại tạo ra lớn hơn tổng giá trị bị mất của tác động chuyển hướng thương mại Khung khổ lý thuyết này có thể lý giải thực tiễn của các FTA hiện nay Trong khi một số FTA tỏ ra không hiệu quả thì các FTA khác lại đang trở thành lực hút, lôi kéo các nước khác tham gia vào cuộc chơi thương mại tự do
Nói một cách khái quát, khi một FTA được ký kết những tác động mà nó gây
ra có thể sẽ khiến chính sách của nhiều nước liên quan thay đổi FTA không chỉ tác động tới các nước thành viên và còn gián tiếp tác động tới các nước phi thành viên Việc bị phân biệt, đối xử và lợi ích mà những nước phi thành viên bị mất (do tác động chuyển hướng thương mại sang các nước FTA) có thể tạo ra những biến động trong phong trào FTA Điều này có thể dẫn tới hai hệ quả là thứ nhất các nước phi thành viên sẽ lập các FTA để đối trọng; thứ hai các nước phi thành viên sẽ đưa ra sáng kiến đề nghị tham gia FTA hiện có
Nếu khung khổ lý thuyết chỉ dừng ở đây thì có lẽ khó thuyết phục các quốc gia tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vì tác động tĩnh mới chỉ đề cập tới lợi ích của người tiêu dùng, có vai trò chính trị rất mờ nhạt ở bất cứ quốc gia nào, mà chưa đề cập tới lợi ích của nhà sản xuất, lực lượng chủ yếu quyết định tiến trình hội nhập Việc tham gia một FTA cũng mở ra cơ hội cho các DN có thể tiếp cận thị trường nước ngoài nhờ tác động động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 271.1.3.3 Tác động động
Tác động mang tính động là những tác động có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong bất cứ một FTA nào cũng như đối với bất cứ thành viên nào Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng những tác động mang tính động không trực tiếp và đáng kể như những tác động tĩnh Tuy nhiên không thể không xem xét các tác động này vì
đó là những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau, song về cơ bản đều bao gồm các tác động dưới đây:
- Mở rộng thị trường: việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc DN có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các DN, lực lượng thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia
- Nâng cao tính cạnh tranh: cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất mang tính động của FTA Khi một FTA được hình thành, các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nước thành viên FTA
Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trước đó
- Thúc đẩy đầu tư: hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng có thể gia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như công nghệ từ trong và ngoài nước Sự phát triển của các DN nội địa trước các cơ hội thị trường mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu tư không nhỏ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Ngoài yếu tố chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư
từ các thành viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tư ngoài FTA nói chung, lẽ đương nhiên khi các nước thiết lập FTA quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp
có tiềm năng
1.1.4 Hệ thống chỉ số thương mại và mô hình phân tích cân bằng từng phần
Để phân tích tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thuộc CPTPP, nghiên cứu tập trung phân tích xuất khẩu thủy sản theo các nhóm mã ngành
HS và đánh giá cơ hội xuất khẩu dựa vào các chỉ số thương mại đó là: chỉ số lợi thế
so sánh biểu hiện (RCA) nhằm đánh giá lợi thế so sánh của các nhóm ngành thủy sản; chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth Orientation of Makets – GOM) nhằm xác định tiềm năng thương mại của ngành thủy sản giữa Việt Nam với các nước CPTPP và chỉ số tập trung thương mại (TII) nhằm xác định mức độ tập trung xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP so với trung bình của Thế giới Trên
cơ sở những phân tích đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam nắm bắt các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang CPTPP
- Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của một sản phẩm được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của quốc gia so với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của thế giới, và được tính toán như sau:
RCAij = (xij / Xit) / (xwj / Xwt)
Trong đó: xij và xwj là giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm j của quốc gia
i và thế giới; Xit và Xwt là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i và thế giới Nếu RCA lớn hơn 1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j so với thế giới Ngược lại, RCA nhỏ hơn 1 biểu thị bất lợi (không có lợi thế so sánh) của quốc gia i về sản phẩm j
- Chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth Orientation of
Markets-GOM): Chỉ số này dùng để đo lường tiềm năng tăng trưởng của một ngành hàng
xuất khẩu bằng việc so sánh tốc độ tăng trưởng của ngành hàng của một quốc gia so với thế giới GOM được tính theo công thức sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29
Trong đó: x là giá trị xuất khẩu của sản phẩm k từ quốc gia i sang quốc gia j;
t 1 và t 2 là thời gian bắt đầu và kết thúc trong kỳ tính toán.GOM có giá trị từ -∞ đến
∞ GOM càng lớn biểu thị tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm k giữa hai
quốc gia càng cao và ngược lại
- Chỉ số tập trung thương mại (TII) được dùng để xác định mức độ tập trung thương mại của một quốc gia đối với một thị trường cụ thể TII được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia tại một thị trường trong tương quan với tỷ trọng xuất khẩu của thế giới vào thị trường đó TII được tính theo công thức sau:
TII = (xij / Xit) / (xwj / Xwt)
Trong đó: xij và xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j; Xit và Xwt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia
j TII lớn hơn (nhỏ hơn) 1 biểu thị quan hệ thương mại song phương giữa quốc gia i
và j tập trung (không tập trung), hay nói cách khác là quan trọng hơn (không quan trọng) so với quan hệ thương mại giữa quốc gia với thế giới
Bên cạnh sử dụng các chỉ số thương mại, nghiên cứu sử dụng danh mục phân loại hàng hóa theo mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System) Hệ thống hài hòa
mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012 Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS
Đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thì hiện nay được phân làm 10 mã hàng chính xuất khẩu sang các nước CPTTP gồm:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Bảng 1.1 Bảng mã hàng xuất khẩu thủy sản
Cá, đông lạnh, trừ phi- lê cá và các loại thịt cá khác,… 0303
Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống,… 0307
Động vật giáp xác, động vật thân mềm,… đã được chế
biến, bảo quản
1605
Nguồn: Trích Thông tư 65 của Bộ Tài chính
SMART là mô hình cân bằng từng phần sử dụng trong phân tích chính sách thương mại được phát triển bởi Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development)
Mô hình SMART là một công cụ để đo lường tác động thương mại (Total Trade Effect – TTE), bao gồm: hiệu ứng tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi SMART chỉ xem xét tác động của từng ngành cụ thể mà không tính đến tác động liên ngành Trong khuôn khổ mô hình SMART, một sự thay đổi trong chính sách thương mại (chẳng hạn như áp dụng thuế quan ưu đãi) không chỉ tác động tới chỉ số giá của một sản phẩm mà còn tác động tới giá cả tương đối của các sản phẩm khác Khi đó, độ co giãn cung xuất khẩu, độ co giãn cầu nhập khẩu, và độ
co giãn sản phẩm thay thế, sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu dùng sản phẩm đó Bên cạnh đó, nó cũng sẽ làm thay đổi thành phần của các nguồn cung ứng cho sản phẩm
Cả hai kênh này đều tác động đến dòng chảy thương mại song phương Những tác động này được phân loại thành tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Tác động tạo lập thương mại (Trade Creation Effect – TCE) là kết quả của việc thay đổi của nhu cầu trong nước đối với hàng nhập khẩu từ một đối tác thương mại do giá hàng hóa nhập khẩu thay đổi sau khi thay đổi thuế quan hoặc thay đổi giá của sản phẩm thay thế trong nước Còn tác động chuyển hướng thương mại (Trade Diversion Effect – TDE) là sự thay thế của hàng hóa đến từ các đối tác ngoài FTA bằng hàng hóa từ các đối tác trong FTA Mô hình SMART cũng cho phép tính toán những tác động về giá cả, thu nhập và phúc lợi từ tự do hóa thương mại
Thiết lập mô hình SMART cho một hàng hóa cụ thể được giả định trên cơ sở
có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nước ngoài về hàng hóa đó cho thị trường nội địa Vì thế, nguồn cung này biến động phụ thuộc vào độ co giãn của cung xuất khẩu SMART cũng được thiết lập dựa trên giả thiết của Armington về hành vi tiêu dùng, đó là sự thay thế không hoàn toàn của các hàng hóa thay thế, nghĩa là hàng hóa nhập khẩu, mặc dù cùng loại, từ nhiều nước khác nhau cũng không thay thế cho
nhau hoàn toàn (Jammes, O M Olarreaga, 2005) Có 3 loại co giãn trong mô hình
SMART như sau:
Co giãn cung: đây là mức độ co giãn của cung xuất khẩu SMART sử dụng độ
co giãn cung xuất khẩu là 99%, nghĩa là co giãn gần hoàn toàn Điều này có nghĩa một sự gia tăng về cầu đúng bằng sự gia tăng về sản lượng của nhà xuất khẩu, trong điều kiện không có tác động về giá
Co giãn thay thế: là độ co giãn về cầu của hàng hóa thay thế từ các nhà cung cấp khác nhau Giả thiết Armington cho rằng hàng hóa tương tự nhau từ các nước khác nhau không thể thay thế hoàn toàn cho nhau Vì thế, độ co giãn được sử dụng trong mô hình là 1,5
Co giãn cầu: là mức độ biến động của cầu nhập khẩu khi giá cả thay đổi SMART áp dụng độ co giãn cầu nhập khẩu giống nhau cho các đối tác nhưng khác nhau đối với từng hàng hóa
Theo WITS-SMART (2010), lợi thế chính của cách tiếp cận cân bằng từng phần là yêu cầu tối thiểu về dữ liệu Dữ liệu cần thiết cho mô hình bao gồm: kim ngạch thương mại song phương, thuế quan, và độ co giãn Những dữ liệu này luôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32có sẵn và có độ tin cậy cao Một ưu điểm khác (như đã đề cập ở trên) là SMART cho phép phân tích tác động thương mại ở cấp độ ngành (hàng hóa) chi tiết, điều mà rất khó hoặc không thể thực hiện được trong mô hình cân bằng tổng thể Nói chung, nhờ sự đơn giản, kết quả phân tích từ mô hình cân bằng từng phần dễ dàng giải thích và có ý nghĩa vận dụng thực tiễn cao hơn
Nguồn số liệu về thương mại ngành thủy sản sử dụng trong nghiên cứu này được trích xuất từ cơ sở dữ liệu United Nations Comtrade Database
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình phát triển Thủy sản Việt Nam
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
-Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng
-Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại
-Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại
-Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá Tra - BaSa, Sò huyết, Nghêu
và một số loài cá biển
- Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá Tra - Basa, cá Rô phi, cá Chép,…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Theo thống kê, cả nước có trên 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau, TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng,…[3]
Bảng 1.2: Tình hình phát triển thủy sản của Việt Nam 2015-2017
Đơn vị tính: Diện tích (ngàn ha), Sản lượng (triệu tấn)
Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) Tổng sản lượng 6,56 6,7 7,28 5,34
Tổng diện tích 1.280 1.300 1.100 -7,30 Tôm nước lợ
Nguồn: Trích báo cáo tổng kết ngành Thủy sản năm 2015, 2016, 2017
Từ bảng 1.2 cho thấy ngành thủy sản của nước ta đều tăng qua các năm, năm
2015 tổng sản lượng đạt 6,56 triệu tấn, năm 2016 đạt 6,7 triệu tấn và năm 2017 đạt sản lượng 7,28 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác chiếm 46-47 % tổng sản lượng và sản lượng nuôi trồng chiếm 53-54% tổng sản lượng và có xu hướng giảm
về diện tích nuôi trồng Tổng sản lượng thủy sản luôn tăng qua các năm là do nước
ta có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, đồng thời với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng tổng sản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34lượng thủy sản của cả nước Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản
tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác, tăng khá thấp trong các năm qua Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản năm 2017 tăng 5,34 % so năm 2015
Thủy sản của nước ta rất phong phú, có rất nhiều loại khác nhau, trong đó phải kể đến 02 mặt hàng thủy sản nuôi trồng chủ lực của nước ta là mặt hàng Tôm nước lợ
và cá Tra, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ và cá tra năm 2015 là 696,8 ngàn ha chiếm 54% diện tích nuôi trồng thủy sản và cho sản lượng 1,816 triệu tấn chiếm 51,4% sản lượng nuôi trồng thủy sản; năm 2016 có diện tích nuôi trồng 2 loại này là
705 ngàn ha chiếm 54% diện tích nuôi trồng Thủy sản và cho sản lượng 1,8 triệu tấn chiếm 50% sản lượng nuôi trồng thủy sản; năm 2017 có diện tích nuôi trồng 2 loại này là 727,3 ngàn ha chiếm 66% diện tích nuôi trồng Thủy sản và cho sản lượng 1,933 triệu tấn chiếm 50% sản lượng nuôi trồng thủy sản Trong 3 năm 2015-
2017 diện tích nuôi 2 loại này chiếm từ 54-66% diện tích nuôi thủy sản của cả nước nhưng sản lượng thu được từ 02 mặt hàng này chỉ chiếm trên 50% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước là bởi các nguyên nhân sau: do diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, cũng như trình độ thâm canh của người nông dân cũng phần nào còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng của 02 loại thủy sản chủ lực này
1.2.2 Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
Theo Trung tâm WTO, hiện nay Việt Nam đã ký kết, thực thi 12 FTA và đang đàm phán 4 FTA khác.Trong 12 FTA đã ký kết và thực thi có 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (giữa ASEAN với các đối tác AEC, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc - New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu) và Hiệp định Đối tác chiến lược toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Bốn FTA còn lại đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam – EFTA, Việt Nam – EU (EVFTA), Việt Nam - Israel
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Các FTA thế hệ mới có phạm vi rộng hơn, nội dung đều vượt ra ngoài cam kết
về thương mại, dịch vụ và một phần đầu tư, đề cập nhiều đến thể chế, pháp luật trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp (DN) nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, và cả những quy định “ngoài kinh tế” hay “kinh tế chính trị” Các FTA này khi có hiệu lực sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới thể chế của các bên liên quan Tham gia các FTA giúp chúng ta có cơ hội cơ cấu lại xuất, nhập khẩu lành mạnh hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác sẽ tăng cao sau khi có FTA
Tuy nhiên, khía cạnh này được thể hiện rõ hơn trong quan hệ FTA với những đối tác có cơ cấu xuất, nhập khẩu mang tính bổ sung như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc Với các đối tác còn lại (ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ) tính bổ sung thấp, nếu như không nói là cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc Với việc có thêm nhiều FTA, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đối mặt bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp
Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), quan hệ đầu
tư, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được cải thiện FTA giữa Việt Nam - Hàn Quốc mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn từ Hàn Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là có thể kỳ vọng dòng vốn chảy vào các lĩnh vực, như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, nông nghiệp chế biến Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước, như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% - 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như: tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241% đến 420%, do đây là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc)
Cùng với EEU, chúng ta nối lại quan hệ buôn bán, đầu tư đã có từ rất lâu với quy mô lớn giữa Việt Nam với các nước trong khối, đặc biệt là Nga, Belarus và Kazakhstan Quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 3 nước này được dự kiến cao gấp 3 lần hiện nay, sẽ tăng với tốc độ 18% - 20%/ năm và quy mô đến năm
2020 sẽ đạt khoảng từ 7,2 tỷ USD đến 8 tỷ USD
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Khi EVFTA được ký kết, sẽ bổ sung 7% - 8% tăng trưởng trung bình của Việt Nam, có tới 90% hàng hóa vào thị trường EU được hưởng thuế suất 0%, tạo ra lợi thế về lượng xuất khẩu và phần giá trị gia tăng thu được Xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 10% đến năm 2025
Những khó khăn và thách thức
Bài học từ việc gia nhập WTO hay các hiệp định thương mại khác vẫn được các chuyên gia nhắc đến như một lời cảnh báo, khi không ít ngành đã phải chịu sự tổn thương do không có sự chuẩn bị tốt khi hội nhập Có thể hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng được hưởng lợi về thuế, song với những vấn đề “không thuộc về thuế”, đặc biệt là các rào cản bảo hộ mà nhiều nước đặt ra, nếu DN không đáp ứng được thì nguy cơ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” là hoàn toàn có thể
Thực thi các FTA, xung đột lợi ích luôn luôn xảy ra vì cơ hội của ngành này lại có thể là thách thức của ngành kia và ngược lại Đây cũng là điều thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế dù Việt Nam có tham gia FTA hay không Song tổng hòa lại, lợi ích thu được từ các FTA đối với Việt Nam vẫn lớn, mặc dù cơ hội và thách thức của mỗi DN là khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, ngành hàng, thị trường xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nguy
cơ ngày càng gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại, chống trợ cấp, tự vệ, chống bán phá giá tại các thị trường Việt Nam sắp tham gia FTA Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các yêu cầu kiểm dịch từ các thị trường này cũng sẽ tăng lên Với số vốn đăng ký thành lập bình quân khoảng 6 tỷ đồng/DN (chưa đến 300.000 USD/DN), tuyệt đại đa số DN Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, chưa thể vươn tầm ra đến khu vực, nên từ trước đến nay, họ ít quan tâm tới hội nhập Vài năm gần đây, mỗi năm có đến 50.000 DN - 60.000 DN ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân sâu xa là một bộ phận lớn các DN không chịu nổi sức
ép của hội nhập Đây là cái giá phải trả khi chúng ta “mở cửa” thị trường Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng vì các FTA thế hệ mới sẽ có những tiêu chuẩn cao vượt quá sức chịu đựng của các nhóm dễ bị tổn thương (nông dân, DN nông nghiệp, DN vừa
và nhỏ) và các đối tượng xã hội nhạy cảm (người lao động, người bệnh, )
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 371.2.3 Đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản
1.2.3.1 Đặc điểm của ngành thủy sản
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2
Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc Vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế [23]
Dù ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết để thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, nhưng đã có nhiều mô hình đầu tư công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất thủy sản, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm Việc tự chủ vượt qua các khó khăn của thị trường nhập khẩu, năm 2017 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn vượt mục tiêu xuất khẩu đề ra, mang về giá trị lớn cho ngành nông nghiệp cả nước
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2017 ngành thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2016 Có thể thấy rằng, đây là một nỗ lực rất lớn trong một năm đầy những thách thức lớn, khó
có thể xoay chuyển
1.2.3.2 Vai trò của ngành thủy sản
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam: 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Hiện nay các mặt hàng thủy sản đang ngày càng
có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm: Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn
- Xoá đói giảm nghèo: Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, một bộ phận dân cư các vùng ven biển, vùng sâu vùng xa đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn: Việt Nam có đầy đủ điều kiện
để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển Hiện nay nuôi trồng thuỷ sản nước mặn là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng
kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai: Ao hồ nhỏ là một thế
mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh
- Nguồn xuất khẩu quan trọng: Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 6 -7 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên sáu tỷ USD Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 8,3 tỷ USD
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng
xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo: Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
1.2.4 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua
Xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016 (năm 2016 chỉ tăng trưởng 7,3%; năm 2015 giảm 16,1%)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39Về cơ cấu mặt hàng: so với năm 2016, tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc tăng
trưởng mạnh, cá tra tăng nhẹ
Cụ thể:
- Tôm: Xuất khẩu tôm năm 2017 đạt trên 3,85 tỷ USD, chiếm 46%, tăng 22,3%
so với năm 2016
- Cá tra: Xuất khẩu cá tra năm 2017 đạt 1,79 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016
- Cá ngừ: Xuất khẩu cá ngừ năm 2017 đạt 593 triệu USD, tăng 16,3% so với năm 2016
- Mực và bạch tuộc: Xuất khẩu mực và bạch tuộc năm 2017 đạt 620,8 triệu USD, tăng 41,4% so với năm 2016
Về cơ cấu thị trường: Năm 2017 đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu thị
trường so với năm 2016, theo đó xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng mạnh, bù đắp cho các khó khăn về thị trường tại Hoa Kỳ và EU Cụ thể:
- EU: Năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,48 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2016 (cao hơn mức tăng chung thủy sản cả nước) Với kết quả này, EU đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng trưởng tốt trên 20% nhưng xuất khẩu cá tra có hướng sụt giảm
- Hoa Kỳ: Xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, giảm 2,5% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu tôm và cá tra đều giảm nhưng cá ngừ tăng mạnh
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,5% trong đó tôm và cá ngừ là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất
- Trung Quốc: Hiện là thị trường xuất khẩu tôm sú lớn nhất và đã vượt EU trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam, tổng xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 1,28 tỷ USD, tăng 48,4% so với năm 2016, trong đó các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, mực và bạch tuộc đều tăng trưởng cao ở mức trên 40%
Xuất khẩu thủy sản năm 2017 mặc dù tăng trưởng tốt nhưng vẫn đang phải đối mặt nhiều khó khăn như: (1) cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác và rào cản kỹ thuật, thương mại tại các thị trường nhập khẩu (xu hướng bảo hộ tại Hoa Kỳ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại, hiện tượng truyền thông bôi nhọ tại
EU, ); (2) giá nguyên liệu cá tra (Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017)
1.2.5 Bài học kinh nghiệm của một số nước trong xuất khẩu thủy sản
1.2.5.1 Kinh nghiệm từ Thái Lan
Thủy sản là 1 trong những mặt hàng đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu Thủy sản của Thái Lan được đánh giá là 1 đầu mối quan trọng trong thương mại thủy sản toàn cầu Sản phẩm xuất khẩu Thủy sản của Thái Lan chủ yếu là sản phẩm
đã qua chế biến, chỉ một phần nhỏ là sản phẩm đông lạnh, cá tươi nguyên con, cá sống, thủy sinh khác
- Người dân Thái Lan luôn luôn chú trọng việc đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế
về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tính toàn vẹn môi trường, trách nhiệm
xã hội và nội quy lao động Để giảm chi phí sản xuất, ngành thủy sản nước này cũng tiến hành nghiên cứu thêm về các công thức nuôi trồng thủy sản, phát triển hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng và cải thiện kết quả xét nghiệm
- Mối quan hệ 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và thương nhân luôn phối hợp với nhau chặt chẽ và hài hòa về lợi ích làm cho sản xuất ổn định, có hiệu quả và giữ được giá cả sản phẩm
- Chính phủ dành nhiều ưu đãi về vốn, tăng cường bảo hiểm cho người nông dân, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ” là khi giá thị trường thấp chính phủ bỏ tiền ra bao tiêu sản phẩm của nông dân.[6]
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan, tháng 1/2018, Thái Lan tiếp tục đẩy mạnh XK sang Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, trong đó,
Mỹ là thị trường XK hàng đầu của tôm Thái Lan, chiếm 32,3% tổng XK Tôm đông lạnh (HS 030617) chiếm tỷ trọng XK lớn nhất của các DN Thái Lan trong thời gian này tương đương 44,6% tổng giá trị XK Ngoài ra, sản phẩm tôm chế biến (HS 160521) và tôm chế biến (HS 160529) cũng được gia tăng XK trong đầu năm 2018 sang 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật Bản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ