1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Phân tích tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) đến hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam năm 2019

68 378 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 613 KB

Nội dung

1.Tổng quan chung về đề tài . Hội nhập là một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Điều này đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau, dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu hay hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trường mạnh để thực hiện tự do hoá trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác tài chính, tiền tệ. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế làm tăng khả năng phối hợp chính sách, giúp các quốc gia có thể vượt qua được thử thách to lớn và giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu. Mặt khác nó còn tạo khả năng phân bổ một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, trình độ khoa học, công nghệ của nhân loại và nguồn tài chính trên phạm vi toàn cầu góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Quá trình hội nhập giúp các nước sẵn sàng tận dụng ưu đãi của các thành viên khác đem lại cho mình. Cụ thể:Thứ nhất, tạo điều kiện cho các nước giảm bớt các khoản chi về an ninh, quốc phòng để tập trung các nguồn lực cho việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Sự ổn định này chính là điều kiện kiên quyết để thu hút đầu tư nước ngoài.Thứ hai, nhờ quá trình hội nhập mà mỗi quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các nước đi trước, tránh được những sai sót, từng bước điều chỉnh các chính sách và chế độ kinh tế phù hợp chuẩn mực của các tổ chức, các định chế kinh tế quốc tế tạo ra môi trường chuyển giao các công nghệ kỹ thuật cao, rút ngắn thời gian và khoảng cách đuổi kịp các nước trong khu vực và quốc tế.Thứ ba, quá trình hội nhập tạo ra mối kinh tế, chính trị đa dạng, đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, góp phần nâng cao vị thế quốc tế cho các quốc gia tham gia bình đẳng trong giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác sự giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các phân biêt đối xử chính thức và phi chính thức, kinh tế và phi kinh tế sẽ tạo cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, nền kinh tế nhỏ tham gia bình đẳng và rộng rãi vào guồng máy kinh tế thế giới.Thứ tư, các quốc gia có môi trường quan trọng để có thể tổ chức chấn chỉnh quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm vững thông tin, tăng cường khả năng cạnh tranh không những trên thị trường quốc tế mà cả trên thị trường nội địa.Thứ năm, nhờ quá trình này còn tạo điều kiện để mở rộng thị trường thương mại dịch vụ và đầu tư do được hưởng những ưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Các quốc gia được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT) và mức thuế quan thấp cho các nước đối tác.Chính vì thế mà tham gia hội nhập kinh tế là một tất yếu, khách quan, là đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.Xu thế hội nhập xuất hiện từ những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay với sự ra đời của hơn 40 tổ chức trong một khu vực và trên thế giới. Nhận thức được xu thế của thời đại và để động viên được mọi nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương “ Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tiến tới gia nhập WTO”. Mặt khác “ Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực để chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi ”. Cùng với phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” trong suốt quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại. Việt Nam đã tham gia và kí kết 12 FTA, trong đó có 7 FTA kí kết trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác hoặc kí kết với tư cách độc lập với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu cũng như EVFTA… FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2010, Việt Nam tham gia vòng đàm phán chính thức đầu tiên của Hiệp định TPP, được khởi động tại thành phố Melbourne, Australia. Đến tháng 22016, Việt Nam cùng các nước thành viên ký kết Hiệp định TPP tại New Zealand. Đầu năm 2017 khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Hiệp định TPP 12 đã được các quốc gia tham gia đàm phán và xây dựng với tiêu chuẩn rất cao trên các lĩnh vực và khi đạt được sự đồng thuận này thì tất cả các quốc gia đều hài lòng vì nó không những là một dự thảo Hiệp định với tiêu chuẩn chất lượng cao mà còn đạt được điểm cân bằng chung của các quốc gia tham gia Hiệp định này. Vì vậy khi Hoa Kỳ, một quốc gia có sức nặng kinh tế, với vai trò của mình rút ra khỏi Hiệp định TPP thì cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các quốc gia trong quan điểm tiếp tục duy trì Hiệp định TPP với tiêu chuẩn chất lượng cao như vậy. Mặc dù trong bối cảnh đó nhưng tất cả các quốc gia đều khẳng định quyết tâm và mong muốn của mình tiếp tục con đường này. Chính vì vậy mà CPTPP ra đời. CPTPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được ký kết ngày 08032018, với sự tham gia của 11 quốc gia thành viên (bao gồm các thành viên tham gia TPP, trừ Hoa Kỳ): Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile, Peru, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Cũng như TPP, CPTPP được coi là hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, ,môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước.Dưới những vấn đề trên cùng với xuất phát điểm là sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân vấn đề ảnh hưởng của CPTPP đến kinh tế quốc tế của Việt Nam đã thu hút chúng tôi. Bằng sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng – giảng viên bộ môn Kinh tế quốc tế, Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, nhóm nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương( CPTPP) đến hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN

VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ĐẾN HOẠT

ĐỘNG KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA 7

1.1 Một số vấn đề lý luận 7

1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 7

1.1.2 Khái niệm FTA và tác động của FTA 9

1.1.3 Nội dung của CPTPP 12

1.2 Nội dung cụ thể 15

1.2.1 Mở cửa thị trường hàng hóa với các nước thành viên 15

1.2.2 Đầu tư giữa các quốc gia thành viên 17

1.2.3 Hiệu lực của CPTPP 19

1.2.4 Rút khỏi hoặc gia nhập CPTPP 19

1.2.5 So sánh TPP và CPTPP 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) 23

2.1 Phân tích ảnh hưởng 23

2.1.1 Tích cực 23

2.1.2 Tiêu cực 26

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động Kinh tế quốc tế của Việt Nam khi tham gia CPTPP 30

2.2.1 Hoạt động Thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia CPTPP 30

2.2.2 Hoạt động đầu tư quốc tế của Việt Nam khi tham gia CPTPP 43

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP 47

3.1 Định hướng 47

3.2 Giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp 51

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước và Chính phủ 51

3.2.2 Giải pháp cho các Doanh nghiệp 56

3.3 Một số công việc cụ thể triển khai hiệp định CPTPP 58

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 4

Bảng 2.1: Tác động kinh tế vĩ mô của các Hiệp định Tự do thương mại đối với

nền kinh tế Việt Nam tính đến 2030 mô phỏng với giả định năng suấtbình thường (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở) 31Bảng 2.2: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước

thành viên CPTPP: Nhật Bản, Canada, Singapore, Newzeland,Malaysia 31Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng hóa theo mặt hàng tháng 1/2019 33Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang 4 nước thành viên:

Nhật Bản, Canada, Singapore, Malaysia, New Zealand (giai đoạn2014- 2018 và tháng 1/2019) 36Bảng 2.5: Xuất khẩu hàng hóa theo thị trường tháng 1 năm 2019 39Bảng 2.6: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn so với tổng giá

trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới 42

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan chung về đề tài

Hội nhập là một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại Cuộccách mạnh khoa học kỹ thuật và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trìnhchuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc

tế hoá cao độ Điều này đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau, dẫn tới sự hình thànhmạng lưới toàn cầu hay hội nhập kinh tế quốc tế Vậy quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế là một quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trườngmạnh để thực hiện tự do hoá trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ,đầu tư, hợp tác tài chính, tiền tệ Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế làm tăng khảnăng phối hợp chính sách, giúp các quốc gia có thể vượt qua được thử thách to lớn vàgiải quyết các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu Mặt khác nó còn tạo khả năng phân

bổ một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, trình độ khoa học, công nghệ củanhân loại và nguồn tài chính trên phạm vi toàn cầu góp phần đẩy mạnh tốc độ pháttriển kinh tế ở mỗi quốc gia Quá trình hội nhập giúp các nước sẵn sàng tận dụng ưuđãi của các thành viên khác đem lại cho mình Cụ thể:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho các nước giảm bớt các khoản chi về an ninh, quốcphòng để tập trung các nguồn lực cho việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Sự ổnđịnh này chính là điều kiện kiên quyết để thu hút đầu tư nước ngoài

Thứ hai, nhờ quá trình hội nhập mà mỗi quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệmtrong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các nước đi trước, tránh đượcnhững sai sót, từng bước điều chỉnh các chính sách và chế độ kinh tế phù hợp chuẩnmực của các tổ chức, các định chế kinh tế quốc tế tạo ra môi trường chuyển giao cáccông nghệ kỹ thuật cao, rút ngắn thời gian và khoảng cách đuổi kịp các nước trong khuvực và quốc tế

Thứ ba, quá trình hội nhập tạo ra mối kinh tế, chính trị đa dạng, đan xen, phụthuộc lẫn nhau, góp phần nâng cao vị thế quốc tế cho các quốc gia tham gia bình đẳngtrong giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế Mặt khác sự giảm dần các hàng rào thuếquan và phi thuế quan, các phân biêt đối xử chính thức và phi chính thức, kinh tế vàphi kinh tế sẽ tạo cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn chocả các công ty nhỏ, nền kinh tế nhỏ tham gia bình đẳng và rộng rãi vào guồng máykinh tế thế giới

Trang 6

Thứ tư, các quốc gia có môi trường quan trọng để có thể tổ chức chấn chỉnhquản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm vững thông tin, tăng cường khả năng cạnhtranh không những trên thị trường quốc tế mà cả trên thị trường nội địa.

Thứ năm, nhờ quá trình này còn tạo điều kiện để mở rộng thị trường thươngmại dịch vụ và đầu tư do được hưởng những ưu đãi cho các nước đang phát triển vàchậm phát triển Các quốc gia được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốcgia (NT) và mức thuế quan thấp cho các nước đối tác

Chính vì thế mà tham gia hội nhập kinh tế là một tất yếu, khách quan, là đòi hỏicấp thiết đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Xu thế hội nhập xuất hiện từ những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽcho tới ngày nay với sự ra đời của hơn 40 tổ chức trong một khu vực và trên thế giới.Nhận thức được xu thế của thời đại và để động viên được mọi nguồn lực cho sựnghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương “ Tiếp tục

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảothực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC,Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, tiến tới gia nhập WTO” Mặt khác “ Tiếp tục chínhsách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực để chuẩn bịcác điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ để thực hiện thành công quá trình hội nhậptrên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi ” Cùngvới phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồngquốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” trong suốt quá trình phát triểnkinh tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại Việt Nam đã tham gia vàkí kết 12 FTA, trong đó có 7 FTA kí kết trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác hoặckí kết với tư cách độc lập với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âucũng như EVFTA… FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, mộtnăm sau khi gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chứcthương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhậpkinh tế quốc tế

Năm 2010, Việt Nam tham gia vòng đàm phán chính thức đầu tiên của Hiệpđịnh TPP, được khởi động tại thành phố Melbourne, Australia Đến tháng 2/2016, Việt

Trang 7

Nam cùng các nước thành viên ký kết Hiệp định TPP tại New Zealand Đầu năm 2017khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp địnhTPP Hiệp định TPP 12 đã được các quốc gia tham gia đàm phán và xây dựng với tiêuchuẩn rất cao trên các lĩnh vực và khi đạt được sự đồng thuận này thì tất cả các quốcgia đều hài lòng vì nó không những là một dự thảo Hiệp định với tiêu chuẩn chấtlượng cao mà còn đạt được điểm cân bằng chung của các quốc gia tham gia Hiệp địnhnày Vì vậy khi Hoa Kỳ, một quốc gia có sức nặng kinh tế, với vai trò của mình rút rakhỏi Hiệp định TPP thì cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các quốc gia trongquan điểm tiếp tục duy trì Hiệp định TPP với tiêu chuẩn chất lượng cao như vậy Mặc

dù trong bối cảnh đó nhưng tất cả các quốc gia đều khẳng định quyết tâm và mongmuốn của mình tiếp tục con đường này Chính vì vậy mà CPTPP ra đời CPTPP làHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được ký kết ngày08/03/2018, với sự tham gia của 11 quốc gia thành viên (bao gồm các thành viên thamgia TPP, trừ Hoa Kỳ): Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile, Peru, Brunei,Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam Cũng như TPP, CPTPP được coi là hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyềnthống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trítuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới,phi truyền thống như lao động, ,môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệpNhà nước

Dưới những vấn đề trên cùng với xuất phát điểm là sinh viên chuyên ngànhKinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân vấn đề ảnh hưởng của CPTPP đếnkinh tế quốc tế của Việt Nam đã thu hút chúng tôi Bằng sự hướng dẫn tận tình củatiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng – giảng viên bộ môn Kinh tế quốc tế, Trường đại họcKinh Tế Quốc Dân, nhóm nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích tác động củaHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương( CPTPP) đến hoạtđộng kinh tế quốc tế của Việt Nam

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có chủ đề liên quan

Khi xem xét về hiệp định Đối tác toàn diên và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) đã có một số học giả nghiên cứu như sau:

Trong bài viết “ Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tácToàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam” của Ngân

Trang 8

hàng thế giới tháng 3 năm 2018 đã nhận định rằng dù không còn sự tham gia của Mỹnhưng CPTPP vẫn có khả năng gia tăng FDI và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ.Trong trường hợp Việt Nam lợi ích thu được sẽ tập trung chủ yếu vào một số ngành.Ngành may mặc, ngành dệt may, ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ có sản lượng

và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong CPTPP Mặc dù sẽ ít hấp dẫn hơn so với TPPtuy nhiên CPTPP sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thịtrường xuất khẩu Ngoài các vấn đề “thương mại” trong Hiệp định, CPTPP có thểkhuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch

vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, gia nhập tạm thời của các nhà cung cấpdịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ,đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hoá, quytắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các biện pháp SPS và TBT), cácbiện pháp khắc phục thương mại v.v CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và

hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam

Bài viết “ Đánh giá tác động của CPTPP đến một số ngành kinh tế của ViệtNam” của khối nghiên cứu chiến lược và quan hệ kinh doanh quốc tế - Ngân hàngTMCP Bưu Điện Liên Việt tháng 4 năm 2018 đã chỉ ra những tích cực và tiêu cực củaViệt Nam khi tham gia hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) chẳng hạn như việc giảm các hàng rào thuế quan đối với các nước thànhviên Nhưng bên cạnh đó các cam kết tự do hóa thương mại của Việt Nam đối với cácmặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một sốngành sản xuất trong nước như ngành thức ăn chăn nuôi; lương thực, thực phẩm, đồuống, thuốc lá…

Trong bài viết “Tác động của Hiệp định CPTPP tới các Ngành kinh tế” củaCông ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) tháng

3 năm 2018 đã đưa ra những lý thuyết chung về hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương CPTPP và so sánh những lợi ích của Việt Nam đạt được khitham gia TPP-12 và CPTPP

Bài viết “CPTPP – Cơ hội lớn, thách thức nhiều” của tác giả Lê Thúy của thờibáo kinh doanh đã chỉ ra những cơ hội và thách thức cùng với đó là những cách ứngphó của Việt Nam khi CPTPP được thực thi

Trang 9

Tuy nhiên những bài viết trên được viết vào khoảng thời gian trước khi CPTPPđược thực thi, hơn nữa chỉ nghiên cứu những vấn đề khái quát ở một góc độ riêngchưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với từngmặt hàng và từng thị trường.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của việc tham gia hiệp định Đối tácToàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP ) đến hoạt động kinh tế quốc tếcủa Việt Nam

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục tiêu tổng quát trên, đề tài đi sâu nghiên cứu một số nhiệm vụ tổng quátsau:

Một là, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tếquôc tế và tác động của các FTA

Hai là, phân tích ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của việc tham gia hiệp định Đốitác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP ) đến hoạt động kinh tếquốc tế của Việt Nam

Ba là, định hướng một số đề xuất nhằm giúp Việt Nam tận dụng tốt ảnh hưởngtrên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) trên phương diện tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh tế quốc tế của ViệtNam

b) Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Lựa chọn các mặt hàng, thị trường của các nước thành viênNhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore, Malaysia khi đẩy mạnh quan hệ vớinhau

- Thời gian : 2014-2019

- Chủ thể: Quản lý nhà nước

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp chung

Trang 10

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Sửdụng các phương pháp thông kê toán, phương pháp đối chiếu so sánh, phương phápbiểu đồ hình vẽ

5.2 Phương pháp cụ thể

5.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoánhững tài liệu lý thuyết liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứuảnh hưởng của CPTPP đến kinh tế quốc tế của Việt Nam

5.2.2 Nhóm phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được nhóm tác giả thu thập từ báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu từnăm 2014-2018 của Tổng cục Thống Kê

Chương 2: Phân tích ảnh hưởng khi việc tham gia hiệp định Đối tác Toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP ) đến hoạt động kinh tế quốc tế của ViệtNam

Chương 3: Định hướng và đưa ra một số giải pháp

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với công cuộc đổi mới bên trong, nước ta đã và đang hội nhập ngày càngsâu rộng với nền kinh tế quốc tế theo các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnhvực cam kết, từ thấp tới cao về mức độ cam kết Trên thực tế, nước ta đã hội nhập vàoKhu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), tiếp đến là các diễn đàn Á – Âu (ASEM),châu Á – Thái Bình Dương (APEC) rồi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chứctoàn cầu Ngày nay nước ta tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận về FTA rộnghơn, theo tiêu chuẩn cao hơn với EU, Liên minh Á – Âu, Hiệp định đối tác toàn diện

và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do châu Âu (EFTA)

… Bởi thế, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành cụm từ khá quen thuộc Trên giảngđường hay trong công sở, người ta sử dụng nó một cách thông dụng Tuy vậy, khôngphải ai cũng thực sự hiểu một cách đầy đủ về khái niệm này Hiện nay vẫn còn cónhững tranh cãi khác nhau giữa những nhà học thuật về nhiều khía cạnh của hội nhậpkinh tế quốc tế Trong bối cảnh nước ta đang “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua, việc xác định đúng ýnghĩa, bản chất, nội hàm, xu hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế làrất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách vàcác biện pháp cụ thể của nước ta trong quá trình hội nhập

Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nướcngoài (tiếng Anh là “international integration”) Đây là một khái niệm được sử dụngchủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảnggiữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủtrương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy

cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu

Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về kháiniệm “hội nhập quốc tế” Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:

Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho rằnghội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình Sản phẩm đó là

sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ Để đánh giá sự

Trang 12

liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luậtđịnh và thể chế.

Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W Deutsch là trụ cột, xem hội nhập trước hết là

sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu

tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng anninh (security community) Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộngđồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên nhưkiểu Tây Âu Như vậy, cách tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quátrình vừa là một sản phẩm cuối cùng

Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi cácnước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công laođộng quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi

Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhậptrong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khía cạnh luậtđịnh và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhà nước liên bang.Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễn của quá trình hộinhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên thế giới.Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một Nhà nước liên bang Cách tiếpcận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình tiếntriển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụthể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn

đề của hiện tượng này Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng,không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập, dovậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trìnhhội nhập

Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hộinhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm

chính sách ở Việt Nam Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào

mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưuquốc tế Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với

Trang 13

hợp tác quốc tế Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy

đủ và thiếu chính xác

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phùhợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hộinhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận phùhợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện vàthường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định Theo đó, hội nhập quốc tế đượchiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ vớinhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyềnđịnh đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chếhoặc tổ chức quốc tế Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tếđáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tếvượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật caocủa các chủ thể tham gia Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên vàcủng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế.Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: (i) hoặc là một tổ chức liên chínhphủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳnghạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), (ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia(các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hìnhthái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ,Canada…), (iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viêntrao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phầnchủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay)

Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan

hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kếtquốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổnghợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế

1.1.2 Khái niệm FTA và tác động của FTA

1.1.2.1 Khái niệm FTA

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặcnhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏhàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực

Trang 14

mậu dịch tự do Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 Hiệp địnhthương mại tự do có hiệu lực Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiệngiữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gianhư Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thươngmại tự do ASEAN-Trung Quốc.

FTA có thể là song phương (được ký kết giữa 2 nước) hoặc đa phương (ký giữanhiều nước) Tuy nhiên, dù là song phương hay đa phương, FTA thường đem lại lợiích rất lớn cho các nước thành viên trong việc thúc đẩy thương mại, tận dụng nhữnglợi thế so sánh của nhau Không những thế, do có phạm vi hợp tác rộng, FTA còn xúctiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hóa thủ tục hải quan vànhiều dịch vụ khác

FTA ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, nhất

là trong bối cảnh bế tắc của các vòng đàm phán do WTO chủ trương, khiến các nước

đã phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm tìm giảipháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ Điều này lại tiếp tục dẫn tới việcnhững nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi, nêndường như FTA trở thành một xu hướng chung Ngoài ra, tham gia FTA còn tạo chocác nước một sự “yên tâm” hơn khi có những bất ổn trong kinh tế, thương mại toàncầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao vị thếcủa họ trong đàm phán

Nhìn chung mục đích ký kết FTA của Việt Nam cũng giống như các nước khác

là mong muốn tăng cường xuất khẩu, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nướcngoài, tăng cường vị thế và gây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế FTA còn

có tác dụng gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy nhiên,

sự đa dạng và phức tạp của quy tắc xuất xứ trong các FTA có thể sẽ gây nhiều khókhăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện FTA Sự tương đồng về lợi thếcạnh tranh, cũng như chênh lệch về trình độ phát triển của các nước tham gia cũng dễdẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hoặc là có các rào cản lớn để các bên đàm phán đượcmột FTA toàn diện

1.1.2.2 Một số tác động của FTA

1.1.2.2.1 Mở rộng thị trường

Trang 15

Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thịtrường các nước thành viên FTA Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanhnghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận Đây

là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các doanh nghiệp, lực lượng thị trường đóngvai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia

1.1.2.2.2 Nâng cao tính cạnh tranh

Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhấtmang tính động của FTA Khi một FTA được hình thành, các hàng rào thuế quan nộikhối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không còn nhậnđược sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước Họ sẽ phải đốimặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nước thành viên FTA

Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phảivận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mớihoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ,hạ giá thành sản phẩm Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thấtbại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trướcđó

Bên cạnh đó khi gia tăng cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ phải giảm chi phí sảnxuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm Người tiêu dùng sẽ thu được nhiều lợi íchhơn và có nhiều lựa chọn hơn

1.1.2.2.3 Thúc đẩy đầu tư

Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng có thểgia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như công nghệ từ trong và ngoài nước Sự phát triểncủa các DN nội địa trước các cơ hội thị trường mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới côngnghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu tư không nhỏ Ngoài yếu tố chủ quan đó thìviệc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các thành viên của FTA nóiriêng và các nhà đầu tư ngoài FTA nói chung, lẽ đương nhiên khi các nước thiết lậpFTA quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tìmkiếm cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng

Trang 16

1.1.2.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra thì nhiều mặt hàng sẽ không cònđược nhà nước bảo hộ Từ đó thúc đấy chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu đểphù hợp với hoàn cảnh

1.1.3 Nội dung của CPTPP

Năm 2010, Việt Nam chính thức bước vào vòng đàm phán của Hiệp định TPP.TPP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm

12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, NhậtBản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam TPP được chính thức ký ngày4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa

Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dựkiến ban đầu 11 nước còn lại bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam thông báo tiếp tụchướng tới thực thi thỏa thuận mà không có Mỹ, đổi tên Hiệp định TPP thành CPTPP(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) Trongcuộc họp báo được tổ chức vào ngày 11/11/2017 bên lề Tuần lễ cấp cao APEC tạiThành phố Đà Nẵng, Việt Nam Trong cuộc họp này, Bộ trưởng 11 nước tham gia đãtuyên bố Hiệp định CPTPP cần đảm bảo quyền cơ bản của các quốc gia thành viêntrong việc điều hành chính sách; linh hoạt trong việc thiết lập các ưu tiên về mặt phápluật và chính sách; mỗi nước thành viên có quyền bảo tồn, phát triển và thực thi chínhsách về văn hóa của nước mình CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 Nhưvậy, CPTPP đã bổ sung 2 từ "Toàn diện" (Comprehensive) và "Tiến bộ" (Progressive)

Sự bổ sung này khẳng định tầm vóc, chất lượng và ý nghĩa của CPTPP – một hiệpđịnh có tính tiêu chuẩn cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Hiệp định Đối tác toàndiện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phêchuẩn bởi ít nhất 50% số quốc gia tham gia Hiệp định Quốc gia thứ sáu phê chuẩnHiệp định này là Úc vào ngày 31/10/2018 Vào ngày 2/11/2018, Hiệp định CPTPP vàcác tài liệu liên quan đã được trình lên Quốc hội Việt Nam để phê chuẩn Quốc hộiViệt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn CPTPP vào ngày 12/11/2018 và việcphê chuẩn này được thông báo tới các nước thành viên còn lại vào ngày 15/11/2018.Các Bên tham gia Hiệp định này, quyết tâm:

Trang 17

KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp địnhĐối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 02 năm 2016 (sauđây gọi là “Hiệp định TPP”);

HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệpđịnh này và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó; ĐÓNG GÓPnhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hộikinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;

THÚC ĐẨY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các Bên;

TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực; KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳnggiới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, trithức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mìnhvì các lợi ích công cộng;

HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham giaHiệp định này;

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục Cụ thể:

(i) Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương;

(ii) Tạm đình chỉ một số điều khoản;

(iii) Hiệu lực;

(iv) Rút khỏi Hiệp định;

(v) Gia nhập;

(vi) Rà soát Hiệp định CPTPP;

(vii) Các lời văn xác thực;

Phụ lục Danh mục một số điều khoản tạm đình chỉ thực hiện theo Hiệp địnhCPTPP bao gồm 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn áp dụng theo Hiệp định CPTPP

Phụ lục về 7 điều liên quan đến những điểm kỹ thuật của hiệp định CPTPP

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa

vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bốicảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, hai nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua

Trang 18

sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan

và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụTài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên,toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyêntrong Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêuchuẩn cao và toàn diện, không chỉ đề cập các lĩnh vực truyền thống, như cắt giảm thuếquan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuậtliên quan thương mại, mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như laođộng, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước,… Hiệp định nàyđặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giảiquyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ

Về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định thống nhất xóa bỏ cho nhaugần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; Tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sởtuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước Theo đó,CPTPP vừa tạo sự gắn kết giữa các quốc gia vừa bảo đảm lợi ích của tất cả các bên,bảo đảm quyền bảo vệ, phát triển và thực thi các chính sách văn hóa riêng của từngthành viên

Với sự rút lui của Mỹ, quy mô thị trường của CPTPP bị thu hẹp đáng kể, từ chỗchiếm 40% xuống còn 13,5% GDP toàn cầu so với TPP Dù vậy, giới chuyên gia chorằng, đây vẫn là hiệp định hết sức quan trọng, mở ra thị trường rộng lớn với tổng dân

số 500 triệu người

CPTPP về cơ bản kế thừa toàn bộ nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phépcác nước thành viên tạm hoãn khoảng 20 nghĩa vụ so với TPP để bảo đảm sự cân bằngtrong bối cảnh mới Trong đó, có 11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Mỹ

là quốc gia đề xuất trước đây Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý

để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, muasắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông

Hiệp định còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lạiCPTPP trong tương lai, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và có thể sẵn sàng cho nhữngđợt kết nạp thành viên mới

Trang 19

Nguyên tắc hoạt động của hiệp định CPTPP

Nguyên tắc hoạt động của CPTPP là phải duy trì được tiêu chuẩn cao, có sự cânbằng tổng thể và đảm bảo tính toàn vẹn của Hiệp định, trong khi đó vẫn đảm bảo lợiích về không chỉ thương mại, mà cả các lợi ích khác của tất cả các nước tham gia

1.2 Nội dung cụ thể

1.2.1 Mở cửa thị trường hàng hóa với các nước thành viên

Cam kết về thuế quan

Các cam kết về thuế quan trong CPTPP bao gồm 02 nhóm: cam kết về thuếnhập khẩu và cam kết về thuế xuất khẩu Trong CPTPP, các cam kết về thuế quanđược thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế và mỗi nước CPTPP sẽ cómột Biểu cam kết thuế quan riêng áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tácCPTPP Các Biểu cam kết thuế quan ưu đãi trong CPTPP - Có 07 nước CPTPP đưa raBiểu thuế quan áp dụng chung cho tất cả các đối tác CPTPP khác, bao gồm: Úc,Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam; - Có 04 nước CPTPP đưa

ra Biểu thuế quan áp dụng riêng cho từng đối tác CPTPP khác, bao gồm: Canada,Chile, Nhật Bản, Mexico

Các cam kết dành ưu đãi thuế quan trong CPTPP thường là theo 03 hình thức:

- Cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực:Đối với các trường hợp này, thuế quan sẽ là 0% vào thời điểm CPTPP có hiệu lực;

- Cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ trình: Thuế quan sẽ được đưa về 0% nhưngkhông phải ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực mà là sau một khoảng thời giannhất định (lộ trình) Trong CPTPP phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên cũng nhiềutrường hợp lộ trình là 10, 15 năm, cá biệt có những trường hợp lộ trình trên 20 năm;

- Cam kết hạn ngạch thuế quan: Đối với các trường hợp này thuế quan chỉgiảm hoặc loại bỏ với một số lượng, khối lượng hàng hóa…nhất định (gọi là mức hạnngạch); còn vượt ra khỏi mức hạn ngạch thì thuế quan sẽ cao hơn (hoặc thuế quankhông được ưu đãi)

Thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin Đối với các sản phẩm

công nghệ thông tin, các nước CPTPP cam kết sẽ trở thành thành viên và thực thi Hiệpđịnh Công nghệ Thông tin của WTO (ITA) Việt Nam đã là thành viên của ITA vàhiện cũng đang cùng với các nước CPTPP khác đàm phán trong khuôn khổ WTO để

mở rộng ITA (còn gọi là ITA2) Theo ITA các nước sẽ phải xóa bỏ thuế quan và các

Trang 20

loại thuế khác áp dụng đối với phần lớn các sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồmmáy tính, thiết bị viễn thông, chất bán dẫn, các thiết bị khoa học dùng để sản xuất vàthử nghiệm chất bán dẫn… và hầu hết các bộ phận của các sản phẩm này

Cam kết về thuế xuất khẩu đối với hàng hóa Trong WTO, Việt Nam đã cam

kết xóa bỏ thuế xuất khẩu ngoại trừ một số sản phẩm mà Việt Nam bảo lưu quyền tiếptục áp thuế xuất khẩu Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối vớiphần lớn các sản phẩm còn bảo lưu/giữ quyền áp dụng thuế xuất khẩu trong WTO (với

lộ trình xóa bỏ thuế là từ 5-15 năm) và chỉ giữ lại quyền áp dụng thuế xuất khẩu đốivới 70 sản phẩm CPTPP nhắc lại các nghĩa vụ trong WTO, theo đó các nước khôngđược ban hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩunào ngoại trừ các trường hợp đã có cam kết và các ngoại lệ trong WTO Như vậy, trừcác trường hợp đã quy định trong cam kết, Việt Nam sẽ không thể cấm, hạn chế nhậpkhẩu hay xuất khẩu hàng hóa Bên cạnh các nghĩa vụ trong WTO, CPTPP còn yêu cầucác nước Thành viên không được áp dụng các biện pháp có tính hạn chế xuất/nhậpkhẩu sau đây:

- Các yêu cầu về giá xuất khẩu, nhập khẩu, ngoại trừ các trường hợp thực hiệncác biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp;

- Các biện pháp cấp phép nhập khẩu dựa trên tiêu chí về hoạt động(performance requirement), ví dụ yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu, yêu cầu về mức

độ nội địa hóa…;

- Chỉ cho phép tham gia nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu một loại hàng hóanếu có quan hệ hợp đồng hoặc quan hệ khác với một nhà phân phối nội địa;

- Các hạn chế xuất khẩu tự nguyện theo yêu cầu của một nước nhập khẩu nào

đó không phù hợp với các quy định của WTO

Cấp phép nhập khẩu CPTPP không cấm các nước sử dụng giấy phép nhập

khẩu, mà chỉ yêu cầu các nước phải tuân thủ các yêu cầu về giấy phép nhập khẩu trongHiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO (chủ yếu là các yêu cầu để đảmbảo thủ tục cấp phép được rõ ràng, thuận lợi) Các nước Thành viên sẽ không được ápdụng bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu nào đối với các hàng hóa từ các thành viênCPTPP khác nếu không thông báo cho tất cả các Thành viên khác về các thủ tục cấpphép nhập khẩu đang tồn tại và đăng công khai các thủ tục cấp phép nhập khẩu mớihoặc sửa đổi

Trang 21

Trợ cấp đối với nông sản CPTPP chỉ ràng buộc các nước Thành viên về các

biện pháp đối với trợ cấp xuất khẩu cho nông sản Cụ thể, CPTPP cấm các nước thànhviên trợ cấp xuất khẩu cho nông sản sang các nước Thành viên CPTPP khác Ngoài ra,các nước CPTPP cam kết sẽ cùng làm việc với nhau trong WTO để xây dựng các quytắc đa phương về tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm và bảo lãnh tín dụngxuất khẩu CPTPP không có cam kết về trợ cấp nội địa đối với nông sản Vì vậy, cóthể hiểu là Việt Nam vẫn có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp trợ cấp nội địa chonông sản mà WTO cho phép (ví dụ các biện pháp trợ cấp cho nông nghiệp nông thônkhông hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại, trợ cấp trong chương trình “hỗ trợphát triển sản xuất” như các trợ cấp đầu tư, “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp chonông dân nghèo hoặc các vùng khó khăn, hoặc hỗ trợ các vùng chuyển đổi…) Vềdoanh nghiệp nhà nước hoạt động xuất khẩu nông sản, CPTPP không có quy định cụthể liên quan đến các doanh nghiệp thương mại Nhà nước xuất khẩu các sản phẩmnông nghiệp Tuy nhiên, các nước CPTPP có cam kết sẽ cùng làm việc với nhau trongmột Hiệp định của WTO về vấn đề này nhằm yêu cầu

- Xóa bỏ các hạn chế gây bóp méo thương mại trong việc trao quyền xuất khẩucác sản phẩm nông nghiệp

- Xóa bỏ bất kỳ hình thức cấp vốn đặc biệt nào mà một thành viên WTO, dùtrực tiếp hay gián tiếp, dành cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩuchiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng xuất khẩu một sản phẩm nông nghiệp của nước đó

- Tăng cường minh bạch hóa sự vận hành và duy trì của các doanh nghiệpthương mại nhà nước xuất khẩu

1.2.2 Đầu tư giữa các quốc gia thành viên

Khoản đầu tư của nhà đầu tư CPTPP được hiểu là bất kỳ khối tài sản nào mànhà đầu tư CPTPP sở hữu hoặc kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, có tínhchất đầu tư (bao gồm các đặc tính như cam kết dành một khoản vốn, với mục đích thulợi nhuận và suy đoán là có rủi ro) ở Việt Nam Khoản đầu tư này bắt buộc phải tồn tạitại hoặc sau thời điểm CPTPP có hiệu lực với Việt Nam Như vậy với các khoản đầu

tư của các nhà đầu tư CPTPP đã thực hiện nhưng đã kết thúc hoặc chấm dứt trước khiCPTPP có hiệu lực với Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền theo quy định củaCPTPP

Các nguyên tắc về đầu tư

Trang 22

(i) Nhóm các nguyên tắc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đầu tư

- Các nguyên tắc về không phân biệt đối xử (National Treatment – NT và MostFavoured-Nation Treatment – MFN)

- Nguyên tắc liên quan tới “Các yêu cầu về hoạt động” (PerformanceRequirements)

- Nguyên tắc liên quan tới “Nhân sự quản lý cao cấp và Ban lãnh đạo”

(ii) Nhóm các nguyên tắc nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản của nhà đầu tư

- Nguyên tắc “chuẩn đối xử tối thiểu” (Minimum Standard of Treatment –MST)

- Nguyên tắc Bảo vệ tài sản của nhà đầu tư trước các biện pháp tịch thu, cưỡngchế, quốc hữu hóa

- Nguyên tắc Bảo đảm việc chuyển vốn tự do

(iii) Các bảo lưu và ngoại lệ được CPTPP thừa nhận trong đối xử với nhà đầu tưnước ngoài

Trong CPTPP, các Thành viên cam kết mở cửa đầu tư theo phương thức

chọn-bỏ (khác với phương thức mở cửa kiểu chọn-cho trong WTO) Các Thành viên camkết sẽ mở cửa các lĩnh vực đầu tư theo đúng các nguyên tắc trên ngoại trừ các hạn chếđối với một số lĩnh vực đầu tư

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và Nhà đầu tư nước ngoài (ISDS)

Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng nhưđưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ Đối với cơ chế giảiquyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư (ISDS), CPTPP đã thu hẹp phạm vicho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thànhviên sở tại (nước tiếp nhận đầu tư)

Theo đó, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ không đượcphép sử dụng cơ chế ISDS nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa hai bên Các công

ty trong nước cũng không được sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủ nước đó,nhưng có thể sử dụng để khởi kiện Chính phủ một nước thành viên khác trong khối

Ngoài ra, về việc thành lập Ban trọng tài của ISDS, CPTPP quy định Ban trọngtài có ba thành viên, bao gồm một đại diện do Chính phủ cử ra, một đại diện do

Trang 23

nguyên đơn lựa chọn và một trọng tài chủ tọa cùng do Chính phủ và nguyên đơn cùngthống nhất lựa chọn.

1.2.3 Hiệu lực của CPTPP

Theo quy định tại văn kiện Hiệp định CPTPP thì Hiệp định này sẽ chính thức

có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày có ít nhất 06 thành viên hoặc một nửa số thành viênHiệp định (tùy số nào ít hơn) thông báo cho New Zealand (nước đóng vai trò Cơ quanLưu chiểu của Hiệp định) về việc đã hoàn tất các thủ tục pháp lý (phê chuẩn) nội bộcủa mình Đối với các nước không thuộc nhóm đề cập ở trên, CPTPP sẽ có hiệu lựcvới nước đó sau 60 ngày để từ ngày nước đó thông báo với New Zealand về việc hoàntất thủ tục phê chuẩn nội bộ của mình

1.2.4 Rút khỏi hoặc gia nhập CPTPP

CPTPP là một hiệp định mở, cho phép kết nạp thêm thành viên mới, cho phépthành viên hiện tại có thể rút khỏi Hiệp định với các điều kiện tương đối đơn giản

- Về việc kết nạp thêm thành viên mới: CPTPP cho phép bất kỳ quốc gia hoặckhu vực lãnh thổ thuế quan nào nếu muốn đều có thể gia nhập Hiệp định, với điều kiệnduy nhất là thỏa thuận được về điều kiện và cách thức với tất cả các thành viên củaCPTPP

- Về việc rút khỏi Hiệp định: CPTPP quy định nếu một nước Thành viên muốnrút khỏi Hiệp định thì phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu (NewZealand), đồng thời thông báo cho tất cả các thành viên khác của Hiệp định về việc rútkhỏi này Việc rút khỏi sẽ có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày gửi thông báo đến NewZealand, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Hiệp định sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực vớicác thành viên còn lại

Trang 24

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương(Comprehensive and ProgressiveAgreement for Trans-PacificPartnership)

Nội dung Gồm 30 chương bao quát rộng

về thương mại, thuế quan, đầu

tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môitrường

- Về cơ bản giữ nguyên nộidung đã đàm phán của TPP nhưng

có thêm 2 phụ lục:

+ Phụ lục thứ nhất về Danh mục 20nghĩa vụ tạm hoãn thực thi bao gồm

11 nghĩa vụ liên quan đến Chương

Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quanđến Chương mua sắm của Chínhphủ, 7 nghĩa vụ liên quan đếnChương Quản lý Hải quan và Tạothuận lợi thương mại, Đầu tư,Thương mại dịch vụ xuyên biêngiới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông,Môi trường, Minh bạch hóa vàChống tham nhũng Bên cạnh đó,

Trang 25

Phụ lục còn điều chỉnh nội dung dẫnchiếu liên quan đến thời điểm cóhiệu lực cho phù hợp hơn với Hiệpđịnh CPTPP đối với bảo lưu cácbiện pháp không tương thích trongdịch vụ và đầu tư của Brunei và bảolưu về doanh nghiệp nhà nước củaMalaysia, giải quyết tranh chấp(trừng phạt Thương mại) và ngoại lệ

về văn hóa (Canada)

+ Phụ lục thứ hai về 7 điều liênquan đến những điểm kỹ thuật củahiệp định CPTPP

- Hiệp định còn bổ sung cácquy định về quy trình rút lui, gianhập, rà soát lại CPTPP trong tươnglai, tạo tính linh hoạt của Hiệp định

và có thể sẵn sàng cho những đợtkết nạp thành viên mới

- Về lộ trình cắt giảm thuếxuất nhập khẩu, các nước tham giaHiệp định CPTPP thống nhất xóa bỏcho nhau gần như toàn bộ thuế nhậpkhẩu theo lộ trình (có lộ trình đưathuế xuất nhập khẩu về 0%) Điềunày giúp các nước tham gia có thờigian chuẩn bị cho việc cắt giảm thuếquan và hạn chế tối đa tác động độtngột tới ngân sách nhà nước của cácquốc gia thành viên

Trong khi đó, theo TPP, các nướcthành viên sẽ xóa bỏ thuế suất nhập

Trang 26

khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lựchoặc theo thời điểm nhất định Ví

dụ, liên quan đến thuế nhập khẩu,

Bộ Tài chính cho biết Việt Namcam kết một biểu thuế chung cho tấtcả các nước TPP, trong đó trên 65%

số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuếnhập khẩu ngay khi Hiệp định cóhiệu lực và gần 98% số dòng thuếsau 10 năm; các mặt hàng còn lại có

lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụnghạn ngạch thuế quan (TRQ)

Trang 27

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH

Dưới dây là cái nhìn cụ thể về sự ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP trên mọilĩnh vực:

Một là, về lĩnh vực kinh tế Việt Nam hiện đang đánh giá những lợi ích kinh tế

thu được từ việc hội nhập sâu rộng vào thương mại khu vực theo các Hiệp định thươngmại tự do có thể tham gia.Có thể nhận thấy rằng, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thống nhất những vấn đề cốt lõi theo hướng

kế thừa toàn bộ nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũnhưng cho phép các nước thành viên tham gia ký kết tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ gồm

11 nghĩa vụ liên quan đến chương sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến chương muasắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ liên quan đến 7 chương là quản lí hải quan và tạothuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chínhviễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng để đảm bảo sự cân bằng

về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh mới với chất lượngcao của Hiệp định Chính vì thế, những yêu cầu trong Hiệp định CPTPP không gâythêm bất kỳ trở ngại hay thách thức mới nào cho Việt Nam

Hiệp định CPTPP thể hiện sự toàn diện và tiến bộ, bảo đảm quyền lợi thiết thựcđối với mọi người dân, hướng tới muc tiêu chung làm sao để mọi người dân của cácquốc gia thành viên đều được hưởng lợi từ các hoạt động thương mại, đầu tư, cho đếnnhững cơ hội việc làm rộng mở mà Hiệp định này mang lại

Cụ thể, lợi thế lớn nhất mà Hiệp định CPTPP mang tới cho lĩnh vực kinh tếViệt Nam là việc tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn với mức thuế suất thấp hơn

Cụ thể với CPTPP mức thuế xuất nhập khẩu bình quân gia quyền áp dụng cho các

Trang 28

doanh nghiệpViệt Nam xuất khẩu sang các thị trường CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống0,2% , hơn nữa đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều loại mặt hàng củaViệt Nam được tiếp cận sang các thị trường lớn khác như Canada, Mexico, Peru, Chile– những thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi khá khắt khe về chất lượng sản phẩm.Hiện Việt Nam đang chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất xuất khẩu, với những ưuđãi về thuế quan và sự thông thoáng trong các hàng rào kỹ thuật Hiệp định CPTPP sẽmang lại những lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Namgồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các camkết trong Hiệp định CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trongviệc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn đầu tư nước ngoài Đặc biệt,Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào các ngành, các lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển, qua đó tranh thủnguồn vốn, kinh nghiệm quản lí và trình độn công nghệ tiên tiến từ các nước có trình

độ phát triển cao hơn Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầutư), lũy kế đến nay các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 56,2 tỷ USD.Con số này của nhà đầu tư Singapore là 46,2 tỷ USD, còn Malaysia là 12,5 tỷ USD,Canada là 5 tỷ USD, Australia gần 1,86 tỷ USD, Brunei hơn 1 tỷ USD… Hiện naytrong 11 quốc gia thành biên tham gia ký kết Hiệp định CPTPP, ngoài Peru chưa có dự

án đầu tư vào Việt Nam thì tất cả các thành viên còn lại đều đã đầ tư vào Việt Nam.Tổng cộng các nước thành viên CPTPP đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 1243 tỷ USD,chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ vừaqua Đây là một con số không hề nhỏ, cho thấy đầu tư của các quốc gia thành viênCPTPP có ý nghĩa rất lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam Thêm vào đó, các nướcnày cũng là những quốc gia mà Việt Nam chưa thực hiện lý kết hiệp định tự do thươngmại

Đặc biệt, Hiệp định CPTPP sẽ góp phần vào việc thúc đẩy cán cân thương mạicủa nước ta Đối với các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico …

đã mở ra một tiềm năng lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Với CPTPPxuất khẩu dự báo tăng thêm 4,2%, nhập khẩu tăng thêm 5,3% và sẽ tăng cao hơn lầnlượt ở các mức 6,9% và 7,6% với kịch bản có năng suất tăng Mức tăng trưởng caonhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, maymặc, hàng da, dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất

Trang 29

công nghiệp và dịch vụ Xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thựcphẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, hàng da, hóa chất, sản phẩm da và nhựa, thiết bị,phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị khác, Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả cácngành Hơn thế nữa, với lợi thế có sự bình ổn chính trị thì việc thu hút dòng vốn đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam đang có nhu cầu phát triển mạnh mẽ hơn

Khi ký kết Hiệp định CPTPP, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường rộng lớn hơn,giúp tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do Hiệp địnhĐối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã mở cửa cho các nước vàvùng lãnh thổ khác tham gia trong đó có thể kể đến Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia,Philippines hay Thái Lan Việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định CPTPP cũng chính làmột bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợptác quốc tế của Việt Nam CPTPP sẽ mở thêm nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi, gópphần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các nước ở cả 3 châu lục: Châu Á,Châu Mỹ và Châu Đại Dương Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam cho rằng: “Hiệp định CPTPP mang lại cơ hội mở rộng quan hệthương mại với các thị trường mới đầy tiềm năng ở Châu Mỹ, đồng thời nâng cấp vàlàm sâu sắc thêm mối liên hệ cộng hưởng với các thị trường còn lại, trong đó có nhiềuđối tác chiến lược quan trọng”

Không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối vớihàng hóa nhập khẩu, mở cửa phát triển thị trường dịch vụ – thị trường tiềm năng, sởhữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… CPTPP còn giải quyết đượcnhững vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chínhphủ, doanh nghiệp Nhà nước…

Hiệp định CPTPP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do chất lượngcao, với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay Các nước thành viên CPTPP đã tạothành một thị trường rộng lớn với 500 triệu dân chiếm khoảng 15% GDP và 15% tổngthương mại toàn cầu Vì vậy, khi tham gia Hiệp định CPTPP Việt Nam có quyền tiếpcận ưu đãi với khoảng 500 triệu người tiêu dùng ở một trong những thị trường của cácquốc gia thành viên – trong đó có các thị trường phát triển năng động nhất thế giới

Hai là, về lĩnh vực chính trị, Hiệp định CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa các

nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực Từ đó tác

Trang 30

động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương.

Cụ thể, ngày 12/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghịquyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) Hiệp định CPTPP là tập hợp có ý nghĩa của 11 nền kinh tế thành viên baogồm: Australia, Brunei, Canada, Mexico, Chile, Peru, Nhật Bản, Việt Nam Malaysia,New Zealand, Singapore, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế cho Việt Nam.Việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Namtrong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, triển khaimạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm tranh thủ thời cơ, tạo môitrường và điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa đất nước phát triền nhanh

và bền vững

Tham gia Hiệp định CPTPP là cách để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế,pháp luật kinh tế trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trường và cơ cấu lại nền kinh tế

Ba là, lĩnh vực đối ngoại Việc tham gia Hiêp định CPTPP với tư cách là một

trong những thành viên đầu tiên, thể hiện mạnh mẽ chủ trương hội nhập quốc tế củaĐảng, Nhà nước ta Các yêu cầu trong Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam nâng caonăng lực cạnh tranh quốc tế, khẳng định vai trò, vị thế địa - chính trị quan trọng củaViệt Nam trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Châu Á – Thái Bình Dương, nângcao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới

Các nước thành viên tham gia ký kết Hiệp định CPTPP cũng ký với nhau một

số cam kết, thỏa thuận song phương dưới các hình thức khác nhau, có thể kể đến nhưcác thư, thư trao đổi và bản ghi nhớ liên quan đến các nội dung thuộc quan tâm riêngcủa mình theo hướng được phép có những linh hoạt, điều chỉnh hoặc một khoảng thờigian chuyển đổi nhất định để thực thi một số cam kết của Hiệp định

Trang 31

khá nhiều những thuận lợi song đây cũng đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế quốc tếcủa Việt Nam.

Thứ nhất, nhiều mặt hàng bị xem là yếu thế hơn do nội lực của các ngành này

còn yếu, cả về nhân lực lao động và công nghệ Đặc biệt là ngành cơ khí Chúng ta chỉ

Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 chỉ ra rằng Việt Nam

đã bước vào thời kỳ mà các nhà nhân khẩu học và kinh tế gọi là thời kỳ “dân số vàng”tức là trong thời kỳ này, ít nhất hai người hoạt động kinh tế sẽ hỗ trợ cho một ngườikhông hoạt động kinh tế Tuy nhiên, các con số của Tổng cục Dân số và Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO) cho thấy giai đoạn “dân số vàng” của Việt Nam ngắn hơn nhiều sovới các nước khác do Việt Nanm có thời kỳ “dân số vàng” và “già hóa dân số” diễn racùng một lúc Chúng ta đều biết rằng con người được xem là yếu tố cơ, năng động cho

sự phát triển bền vững Mặc dù lực lượng lao động trong nước khá dồi dào nhưng chấtlượng lại không tỷ lệ thuận với số lượng Chất lượng lao động thấp không đáp ứngđược sự phát triền của công nghiệp, thương mại hay dịch vụ… Lao động hiện nay chủyếu là lao động giản đơn, lao động phổ thông không có tay nghề, hoặc tay nghề thấptrong khi đó cuộc cách mạng khoa hoc – kỹ thuật công nghệ hiện đại trên toàn cầu vớitính thị trường hóa ngày càng cao đã tạo ra những khó khăn đối với nước ta Do đó,lực lượng lao động rất cần được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật

Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cácnhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực nghiên cứu phát triển theo định hướng ứng dụngnhiều hơn để tạo ra công nghệ mới, hiện đại tuy nhiên vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ

Cụ thể, các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồnnhân lực khoa học công nghệ nói chung và nhân lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp4.0 nói riêng còn thiếu hụt trầm trọng Một số ngành khoa học liên quan đến việcnghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên như sinh thái, địa chất, địa lí… không còn nhiềunữa do sự cạn kiệt của nó Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ của Việt Nam

Trang 32

tụt hậu khá xa so với thế giới, nhìn chung Việt Nam vẫn chưa sở hứu được các côngnghệ cốt lõi để phát triển công nghiệp, phần lớn nhập khẩu công nghệ từ các quốc giatiên tiến hoặc gia công cho họ Đặc biệt, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn thiếuhụt (nhất là nhân lực nghiên cứu rô- bốt, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối), hạtầng cơ sở đầu tư cho nghiên cứu còn hạn chế…

Ngoài ra có thể kể đến một thực tế, trong lĩnh vực nông nghiệp như canh tácmía và ngành công nghiệp mía đường hiện nay của Việt Nam còn rất chậm chạp trongđổi mới, tái cơ cấu Hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành này còn rất yếu so vớicác quốc gia khác Điều này cho thấy Hiệp định CPTPP sẽ tác động tiêu cực, đe dọatới lợi ích của người nông dân, người tiêu dùng và bộ phận dễ bị tổn thương, yếu thếtrong xã hội

Thứ hai, trong thỏa thuận của Hiệp định CPTPP có một điều kiện để hàng hóa

được tham gia vào quá trình trao đổi đó là quy tắc xuất xứ hàng hóa tính theo hàmlượng giá trị khu vực (RVC) tính bằng giá trị hàng hóa trừ đi phần nguyên liệu màkhông có xuất xứ trong khối các nước tham gia CPTPP trên tổng số hàng hóa

Chúng ta đều biết rằng, các nước đang phát triển không đồng bộ về tay nghề,cũng như kinh nghiệp còn yếu trong quá trình hội nhập Chính vì thế việc phụ thuộcvào các nước phát triển trong quá trình sản xuất để đưa ra sản phẩm là điều đươngnhiên, đây cũng chính là lợi thế dễ nhận thấy nhất đằng sau việc ký Hiệp định này củacác nước phát triển có tiềm lực tài chính, kỹ thuật mổi trội trong tất cả các khâu xuất,nhập khẩu mà đang là thành viên như Nhật Bản, Singapore,…

Mỗi hiệp định FTA đều có quy tắc xuất xứ riêng để đảm bảo tính trung thực củahàng hóa xuất và nhập khẩu Nếu hàng hóa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ sẽ đượchưởng các ưu đãi thuế quan từ các nước thành viên mang lại Tính đến năm 2015, ViệtNam đã ký kết và thực hiện 8 Hiệp định khu vực Thương mại tự do (FTA), và gần đâynhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP

Mới dây, ngày 22/1/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP Theo Bộ Công Thương,việc bạn hành văn bản này có ý nghĩa hết sức quan trong trong việc thể hiện tinh thầnkhẩn trương thực hiện cam kết tại CPTPP So với các Hiệp định thương mại tự do(FTA) Việt Nam đã kết và tham gia trước đây, quy tắc xuất xứ hàng hóa của CPTPP

có một số điểm mới bao gồm:

Trang 33

Một là, quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa;

Hai là, quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo;

Ba là, ngoài công thức tính RVC trực tiếp và RVC gián tiếp còn có thêm côngthức tính RVC theo giá trị tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ ápdụng đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô);

Bốn là, danh mục PSR được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể

Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP

Thông tư gồm 3 danh mục PSR là: danh mục PSR đối với các mặt hàng dệtmay, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với cácmặt hàng khác

Thứ năm, về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam

áp dụng cơ chế CO do cơ quan tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp Thờigian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứhàng hóa được thực hiện 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương Cơ chếnhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngàyCPTPP có hiệu lực

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiệntheo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan

Khi kí kết tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam được đánh giá là sẽ có nhiềubước chuyển mình rõ rệt trong một số ngành như may mặc, đồ uống… Tuy nhiênchúng ta có thể thấy một ví dụ cụ thể như sau: mặc dù ngành dệt may của Việt Namđang được cho là có lợi thế trong CPTPP nhưng thực tế nguyên liệu xuất xứ của ngànhnày phần lớn là nhập khẩu từ các nước không phải thành viên tham gia Hiệp địnhCPTPP Do đó nếu tính theo tiêu chí về quy tắc xuất xứ thì có khả năng rất cao lànhiều sản phẩm dệt may không thoả mãn các điều kiện xuất khẩu Việt Nam phải có lộtrình chủ động nguyên liệu trong nước, hoặc nhanh chóng chuyển từ nhập nguyên liệucủa các quốc không phải là thành viên của Hiệp định CPTPP sang các nước tham gia

ký kết Hiệp định này để có đủ điều kiện quy tắc xuất xứ

Trang 34

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động Kinh tế quốc tế của Việt Nam khi tham gia CPTPP.

2.2.1 Hoạt động Thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia CPTPP

Năm 2019, dự báo tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn diễn biến một cáchphức tạ và khó lường với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xennhau Kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại nhất là trong bối cảnh hiệnnay - chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung, giữa hai nền kinh tế đứng thứ nhất vàthứ nhì trên thế giới thì ảnh hưởng của nó mang tầm thế giới và khu vực, trong đó cóViệt Nam Điều này dẫn tới sự biến động tỷ giá ngoại tệ và lãi suất cũng như rủi rotrên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng Ngày 22/01 năm 2019, Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF) đã điều chỉnh hạ tăng trường GDP toàn cầu trong năm 2019 từ mức3,7% trong báo cáo tháng 10/2018 xuống còn 3,5% và dự báo giảm xuống còn 3,7%trong năm 2020

Trước thực trạng đó, ở trong nước, kế thừa và tiếp tục đà phát triển những nămtrước, nền kinh tế Việt Nam đã tạo dựng các động lực có nền tảng cho tăng trưởngkinh tế năm 2019 và dự kiến cho các năm tiếp theo, đó là hội nhập kinh tế quốc tế.Việt Nam đã có những bước chuyển mình sang giai đoạn mới, gắn kết chặt chẽ với nềnkinh tế khu vực và toàn cầu Gần đây nhất, Việt Nam đã ký kết và triển khai FTA thế

hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)với những cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnh vực

Những thỏa thuận trong FTA này tạo độnglực cho tăng trưởng kinh tế ViệtNam, đồng thời tăng cơ hội thu hút và tận dụng dòng vốn FDI Hiệp định CPTPP cũngtồn tại những mặt tiêu cực song chúng ta không thể phủ nhận những cơ hội mà nómang lại Tuy nhiên Hiệp định này có tác động tích cực không quá lớn tới kinh tế ViệtNam do lợi ích của nó mang lại thấp hơn so với lợi ích từ TPP Có thể thấy rằng,CPTPP dự kiến sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,1%, con số này chưa đạt 1/3 sovới mức 3,6% mà TPP mang lại Về kim ngạch xuất khẩu, CPTPP công bố con số tăngthêm là 4,2% (Bảng 2.2) trong khi đó đối với TPP thì con số 19,1 % này gấp tới gần 5lần Đứng trên góc độ của lĩnh vực nhập khẩu, Hiệp định này ước tính tăng trưởngkhoảng 5,3% (Bảng 2.2) thấp hơn rất nhiều so với mức 21,7% khi Việt Nam tham giaTPP

Ngày đăng: 14/04/2020, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Lê Thị Thùy Vân và Lê Minh Hương (2015), Hội nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ FTAs và TPP: Thuận lợi và thách thức đối với các ngành hàng, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số tháng 6/2015 Khác
2) Mutrap (2010, 2011), Đánh giá tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam Khác
3) Benedictis, L.D và Taglioni, D. (2010), The Gravity Model in International trade, Báo cáo đánh giá tác động của các FTA đối với kinh tế Việt Nam Khác
4) Ngân hàng thế giới (2018), Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam Khác
5) Ngân hàng TMCP Liên Việt (2018), Đánh giá tác động của CPTPP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam Khác
6) Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2018), Tác động của Hiệp định CPTPP tới các Ngành kinh tế Khác
7) Tổng cục Thống kê, Báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa 2014, 2015, 2016, 2017,2018 Khác
9) Thái Linh (2018), Tác động CPTPP đến các ngánh kinh tế, báo Nhân Dân 10) Vụ chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương (2019), Giới thiệu chung về hiệp định CPTPP Khác
11) Vụ chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương (2019), Hiệp định CPTPP mang lại những cơ hội gì Khác
12) Phong cầm (2019), Tham gia CPTPP: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc, Tạp chí Tài chính Khác
13) Thục Quyên (2019), CPTPP vẫn còn nhiều thách thức, báo Tiền Phong 14) Hoàng Hải Đăng (2019), CPTPP cam kết đổi mới và hội nhập quốc tế 15)Bảo Anh (2019), Tham gia CPTPP Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng tốc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w