Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 34)

quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, công nhân là những người lao động làm thuê cho chủ nghĩa tư bản đế quốc, bị bóc lột nặng nề. Công nhân là những người đấu tranh dũng cảm nhất, cách mạng nhất. Nhờ có lý luận cách mạng soi đường, công nhân đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. Giai cấp công nhân có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình nhờ có Đảng tiên phong, có liên minh công-nông vững chắc, có công đoàn làm trường học cách mạng cho giai cấp. Sau khi cách mạng giành được chính quyền nhà nước, công nhân không còn là người làm thuê nữa mà đã cùng với các tầng lớp nhân dân lao động khác trở thành người làm chủ về mọi mặt, làm chủ trong cả sản xuất và phân phối. Sứ mệnh của công nhân trong chủ nghĩa xã hội là phải nâng cao năng suất lao động, tham gia quản lý sản xuất, quản lý xã hội, đi tiên phong trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" [33, tr.206]. Tiếp theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước ta cũng đã có bài viết về giai cấp công nhân Việt Nam.

1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân Việt Nam Việt Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951), trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương đã xác định: "Công nhân Việt Nam tuổi còn trẻ song ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, số lượng còn ít. Từ khi kháng chiến toàn quốc, một số phân tán về nông thôn và một số ít đổi nghề nhưng sau đó một phần đã tập hợp lại trong vùng bị tạm chiếm và số lượng công nhân trong vùng tự do cũng tăng lên. Còn về chất lượng giai cấp còn nhiều quan hệ với ruộng đất, giai cấp công nhân Việt Nam chưa được thuần tuý vô sản lắm, nhưng chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam mới có đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thành công. Giai cấp công nhân làm

cách mạng lật đổ giai cấp tư sản thì phải xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa cộng sản từng bước một. Về điểm này giai cấp công nhân khác với nông dân và thợ thủ công là những người sản xuất nhỏ trong xã hội cũ" [3].

Tại Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam (1966) đã đưa ra những luận điểm, một định nghĩa khoa học về giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: "Là con đẻ của xã hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp và là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, xã hội hoá và do đó nó là giai cấp tiên tiến nhất có khả năng cải tạo cả thế giới, tổ chức nên chế độ xã hội mới, xã hội tương lai của loài người là xã hội công sản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất trong tay, bị giai cấp tư sản bóc lột và bần cùng hoá cho nên nó là giai cấp cách mạng triệt để nhất có khả năng đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, tạo nên một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, do đó thúc đẩy nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển. Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền công nghiệp [9, tr.543].

Các luận điểm trên đây chứa đựng nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân. Nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa còn được biểu hiện cụ thể hơn thông qua các Nghị quyết của các đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là từ Đại hội VII của Đảng năm 1991. Từ các quan điểm nêu trên về giai cấp công nhân Việt Nam càng khẳng định quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin về giai cấp công nhân hiện đại vẫn là cơ sở phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam. Cần phải khẳng định rằng, đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân mà các ông nêu lên là lao động công nghiệp, là hiện thân của lực lượng sản xuất tiên tiên tiến hiện đại. Chính tính chất lao động này - lao

động mang tính chất xã hội hoá cao - mới là yếu tố quyết định địa vị tiên tiến của giai cấp công nhân trong sản xuất cũng như trong đời sống chính trị - xã hội, đạo đức, quyết định bản chất, khả năng, tinh thần triệt để và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam; quyết định tính tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết giai cấp. Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất vật chất đã có nhiều kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thực hành, công nhân lành nghề, người quản lý điều hành trực tiếp sản xuất... đều thuộc về giai cấp công nhân. Điều đó dẫn tới sự thay đổi trong qua niệm về giai cấp công nhân.

Cho đến nay có nhiều định nghĩa về giai cấp công nhân Việt Nam. Chẳng hạn định nghĩa của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (1999) cho rằng" giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là một tập đoàn những người có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sống và làm việc gắn liền với sản xuất kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do nắm giữ những cơ sở vật chất then chốt và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò đi tiên phong trong quá trình phát triển của lịch sử hiện đại Việt Nam". Theo Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì giai cấp công nhân Việt Nam được hiểu như sau: "Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn người mà lao động của họ gắn với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu của họ bằng làm công ăn lương, là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm xây dựng một nền kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức hiện đại vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" [34]. Với định nghĩa này khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay phản ánh được một số nội dung chủ yếu. Thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam là tập đoàn những người lao động làm công ăn lương. Thứ hai, về tính chất lao động họ là những người hoạt động trong các

lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại. Thứ ba, về vai trò vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức hiện đại, điều đó phản ánh tính đa dạng phong phú của cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời phản ánh xu thế trí thức hoá công nhân trong kinh tế tri thức. Hơn nữa giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ là lực lượng sản xuất chủ yếu mà còn là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây được coi là cơ sở để nhận biết, phân biệt giai cấp công nhân Việt Nam với các giai tầng khác trong cơ cấu xã hội, đồng thời để phân biệt giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân trên thế giới; cơ sở để đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi và xác định chủ trương chính sách để xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh toàn diện.

Tiến sĩ Bùi Đình Bôn cho rằng: "Giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động công nghiệp và dịch vụ mà lao động của họ có tính chất lao động công nghiệp; những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nghiên cứu áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, quốc phòng, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp cổ phần, tiểu công nghiệp khu vực tập thể và tư nhân công nhân" [2]. Họ đã và đang là lực lượng lãnh đạo cách mạng, lực lượng xã hội nòng cốt trong công cuộc xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN ở Việt Nam, là lượng sản xuất cơ bản nhất , có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy một trong những đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và nhiều hình thức tổ chức kinh doanh . Chính từ những đặc trưng kinh tế đó chẳng những quy định tính chất đa dạng và phức tạp của cơ cấu xã hội nói chung mà còn quy định tính chất đa dạng của cơ cấu giai cấp công nhân nói riêng. Có

thể nói vấn đề khó khăn nhất hiện nay là xác định khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Qua nghiên cứu thấy rằng khái niệm giai cấp công nhân là một phạm trù lịch sử, có sự khác nhau giữa các nước và ngay trong một nước cũng có sự khác nhau giữa các thời kỳ phát triển, đồng thời ở mỗi nước cũng luôn có những ý kiến khác nhau. Có một số ý kiến cho rằng hiện nay thực trạng giai cấp công nhân còn đang hình thành, do đó để có một định nghĩa đầy đủ về giai cấp công nhân sẽ còn mờ nhạt. Nhiều vấn đề cần bàn và làm rõ để xác định cụ thể những ai được xếp vào giai cấp công nhân như: có xếp tất cả 3,2 triệu đảng viên và giai cấp công nhân không?; tại sao một người từ giai cấp công nhân học giỏi trở thành tri thức lại ra khỏi giai cấp công nhân? những người có trình độ đại học có thuộc về giai cấp công nhân; Có ý kiến đề nghị xác định khái niệm giai cấp công nhân là những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ có đúng không. Từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa quan điểm của các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước (Trường Chinh, Lê Duẩn); từ thực tiễn giai cấp công nhân Việt Nam và quan điểm của các cơ quan nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học... Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đưa ra khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam như sau: "Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp". Với khái niệm này theo số liệu của tổng cục thống kê đã xác định được bước đầu số lượng công nhân nước ta đang không ngừng tăng lên trong quá trình phát triển, có sự đan xen chuyển dịch giữa các giai cấp tầng lớp xã hội. Do đó khái niệm này cũng chưa thể hoàn chỉnh. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước thì việc phân định thành phần giai cấp

và các tầng lớp xã hội chủ yếu gắn với tính chất công việc đang làm của mỗi người. Do vậy giữa các thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội xuất thân và hiện tại của mỗi người, ở mỗi thời điểm tuỳ thuộc vào tính chất công việc đang làm mà có thể xác định được người đó có thuộc giai cấp công nhân. Đã là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì về nguyên tắc đều mang bản chất giai cấp công nhân, là thành viên của đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhưng tuỳ thuộc vào công việc đang làm hiện tại của mỗi người mà chúng ta có thể xác định một cách cụ thể thuộc về giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào. Từ cơ sở đó, xác định được cụ thể số lượng của giai cấp công nhân nước ta. Theo khái niệm công nhân đã nêu trên hiện nay có hơn hai triệu lao động ở các hộ kinh doanh cá thể (có thuê lao động) trong các ngành khai khoáng, chế biến, chế tạo... được tính là công nhân. Do vậy nếu xác định giai cấp công nhân chỉ bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp thì lại không bao gồm số lao động này. Các hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn dưới hình thức doanh nghiệp được xếp vào hoạt động dịch vụ có tính chất công nghiệp, lao động trong lĩnh vực này cũng được gọi là công nhân. Không xếp vào hoạt động có tính chất công nghiệp những người lao động trong các nhà hàng khách sạn của các hộ kinh doanh cá thể.

Giai cấp công nhân nước ta, từ chỗ là những người vô sản làm thuê trong các chế độ cũ, nay đại bộ phận đã trở thành những người là chủ xã hội, không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; phát huy truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc, của giai cấp. Họ có Đảng đưa đường chỉ lối, có tổ chức công đoàn làm trường học, luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là lực lượng chủ chốt trong xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giai cấp công nhân nước ta đóng vai trò tiên

phong trong sự nghiệp phấn đấu cho mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh". Họ cũng là người có đóng góp tích cực vào phong trào công nhân quốc tế và tiến bộ xã hội của toàn thể loài người trong thời đại mới. Cho đến nay cơ cấu giai cấp công nhân có biến chuyển nhanh chóng, đặc điểm tính chất của công nhân cũng có những cái mới, vị trí vai trò của giai cấp công nhân cũng được nâng cao hơn trước, cho nên với định nghĩa nêu trên về giai cấp công nhân nước ta vẫn còn những hạn chế bất cập, do đó cần phải được bổ sung hoàn thiện để đi tới một định nghĩa đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 34)