Sự phát triển của công nghiệp và công nhân Nam Định từ 1958-

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 58)

1958-1997

Công nhân Nam Định ra đời gắn với mối quan hệ phát triển công

nghiệp, gắn với tư sản Pháp và khi có chính quyền thì ảnh hưởng bởi chính sách của Nhà nước. Trong các mối quan hệ hàng đầu là mối quan hệ giữa công nhân với công nghiệp.

Thời gian sau đó, từ 1958 đến 1960 Nam Định đã tiến hành cải tạo xã hội có 4 cơ sở quốc doanh Trung ương và 18 cơ sở quốc doanh địa phương, 11 xí nghiệp công tư hợp doanh. Trên thực tế các xí nghiệp công tư hợp doanh ở Nam Định và các nơi khác ở miền Bắc đều do Nhà nước quản lý. Do đó bắt đầu từ thời gian này trở đi ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Nam Định chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế căn bản là công nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Cũng trong thời gian này Nhà máy Dệt Nam Định được trang bị các máy móc hiện đại của Ba - Lan, Tiệp - Khắc. Nhà máy đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất và đổi tên thành nhà máy Liên hợp dệt Nam Định, trở thành cơ sở dệt lớn nhất. Sự đầu tư tập trung có trọng điểm của Trung ương cũng như của tỉnh Nam Định đã từng bước làm cho tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn tăng nhanh. Sự phát triển của công nghiệp Trung ương trong thời kỳ này đã tạo điều kiện cho một số ngành công nghiệp địa phương phát triển. Cùng với sự lớn mạnh của ngành công nghiệp tại Thành phố Nam Định, các điểm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp cũng được mở rộng hoặc xây dựng mới ở các huyện, xã. Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới và các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp vừa mới mở rộng đều nằm trong các thị trấn, cạnh các trục giao thông chính. Chính nhờ có sự hình thành mạng lưới

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ tỉnh xuống huyện trong thời kỳ này đã xoá bỏ những điểm trắng công nghiệp của thời kỳ Pháp thuộc. Sự phát triển mở rộng điểm và cơ sở sản xuất công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ. Cuối năm 1968 giá trị tổng sản lượng của công nghiệp địa phương đã xấp xỉ bằng công nghiệp quốc doanh Trung ương trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong bối cảnh có chiến tranh công nghiệp địa phương vừa sơ tán vừa sản xuất đã thể hiện tính ưu thế và đã có thay đổi kịp thời thích ứng với hoàn cảnh mới đồng thời đáp ứng yêu cầu chiến đấu và tiêu dùng của địa phương. Với dây chuyền sản xuất thích hợp cùng với quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ nên đã tránh được những thiệt hại do chiến tranh của đế quốc xâm lược. Trong khi đó một số cơ sở công nghiệp quốc doanh Trung ương ở thành phố liên tục bị đánh phá nên đã không hoàn thành được mục tiêu.

Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản lƣợng công - nông nghiệp những năm 1960-1969

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Giá trị sản lượng

1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968

Tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp

289 321 328 329 343 350 373 395 376

Công nghiệp 75 82 96 100 100 102 113 117 119

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phục vụ tổng kết nông nghiệp 10 năm (1960-1969) của Chi cục Thống kê Nam Hà.

Tuy nhiên trong chiến tranh công nghiệp Nam Định vẫn phát triển. Riêng công nghiệp ở Thành phố do bị chiến tranh đánh phá nên tổng giá trị

sản lượng có phần giảm. Bắt đầu từ năm 1968 công nghiệp của tỉnh đã có bước tăng đáng kể. Một số cơ sở công nghiệp mới được xây dựng như than, xi măng,cơ khí... đã đi vào sử dụng. Trong thời kỳ này trên đia bàn có khoảng 40 đơn vị sản xuất cả cũ và mới bao gồm: ngành cơ khí, ngành dệt, chế biến thực phẩm... Giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh đạt gần 120 triệu đồng, các mặt hàng sản xuất truyền thống khá cao. Quá trình di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp Trung ương từ Thành phố về nông thôn và quá trình vươn lên của nghành công nghiệp địa phương nói chung và tiểu thủ công nghiệp nói riêng làm cho các ngành này xích lại gần nhau cả về không gian, kỹ thuật, chất lượng và chủng loại hàng hoá. Sau ngày Mỹ chấm dứt ném bom phá hoại lần thứ nhất được sự giúp đỡ của Trung ương ngành công nghiệp Nam Định đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và tiến hành sản xuất. Do đó hàng chục xí nghiệp từ Thành phố đến huyện xã đã được đầu tư mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao giá trị sản lượng công nghiệp. Trong thời gian này, Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng sản xuất lớn XHCN các cơ sở trên địa bàn chuyển dần sang quy mô tập trung và nhiệm vụ chính của ngành công nghiệp địa phương là tập trung sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong phương hướng xây dựng kinh tế của tỉnh một số ngành công nghiệp truyền thống được coi là những mũi tiến công của địa phương khi bước vào giai đoạn mới. Từ cuối thập niên 60 đến nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ XX mạng lưới công nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng được hình thành từ tỉnh xuống các hợp tác xã. Đây được coi là thời kỳ mà các cơ sở công nghiệp nhỏ được xây dựng với số lượng rất lớn. Hầu hết các hợp tác xã ở Nam Định đều có điểm hoặc xưởng cơ khí và cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Từ năm 1970 trở đi thì sản xuất công nghiệp vẫn nhằm vào mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ bản và sản xuất hàng tiêu dùng. Do đó hằng năm giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng từ 2-10%. Với kết quả đã đạt được từ 1968-1975 ngành công

nghiệp Nam Định có điều kiện phục hồi và phát triển. Còn trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp của các huyện tăng liên tục trong đó huyện Nghĩa Hưng có mức độ tăng nhanh nhất trên địa bàn tỉnh. Những năm 70 của thế kỷ XX các đơn vị công nghiệp trong tỉnh kể cả công nghiệp địa phương đều được sắp xếp lại theo hướng sản xuất kinh doanh có lãi. Trong khoảng 15 năm từ 1960 đến 1975 dù phải đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và dù đơn vị hành chính của tỉnh có thay đổi nhưng ngành Dệt vẫn đóng vai trò trung

tâm của toàn ngành công nghiệp ở Nam Định. Hơn nữa ngành công nghiệp

dệt Nam Định vẫn có tầm quan trọng đặc biệt đối với công nghiệp và kinh tế miền Bắc lúc đó. Điều này được thể hiện thông qua so sánh tổng số vải dệt Nam Hà (chủ yếu ở khu công nghiệp Nam Định) với các địa phương khác thuộc phạm vi tỉnh Nam Hà cũ, vị trí của ngành công nghiệp dệt, da, may, nhuộm có tỷ trọng rất cao trong một số ngành công nghiệp ở địa phương ngành dệt, da, may, nhuộm chủ yếu ở Nam Định ngày nay. Vào những năm 70 nhìn chung ngành công nghiệp Nam Định vừa đã đáp ứng được nhu cầu vừa sản xuất vừa chiến đấu và đã có những bước tiến đáng kể góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi về kinh tế xã hội ở Nam Định nói riêng và miền Bắc nói chung. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp Nam Định cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là kinh doanh kém hiệu quả. Nếu hạch toán một cách đầy đủ, nhiều đơn vị sẽ thua lỗ. Sau ngày đất nước thống nhất công cuộc xây dựng kinh tế ở Nam Định đã chuyển sang thời kỳ mới. Trong gần mười năm, từ 1976-1985 ngành kinh tế ở Nam Định gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó nhờ chính sách bao cấp nên công nghiệp Nam Định nhìn chung vẫn ổn định. Trong giai đoạn này nhiệm vụ trung tâm của ngành công nghiệp vẫn là phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Quá trình thực hiện mục tiêu cơ giới hoá phục vụ nông nghiệp, Nam Định đã phấn đấu đưa nhiều nông cụ sản xuất mới vào sản xuất nông nghiệp nhờ Trung ương hỗ trợ khá lớn.

Các loại máy canh tác do các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu mà chủ yếu do Liên Xô viện trợ, trong khi đó công nghiệp địa phương chủ yếu sản xuất các loại máy nhỏ. Vào những năm 80, về căn bản ngành công nghiệp của tỉnh đã đáp ứng đủ nhu cầu cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ở một số huyện xã trong tỉnh. Các xí nghiệp trong tỉnh với hàng chục các xí nghiệp đơn vị thuộc ngành công nghiệp sản xuất trong bốn nhóm ngành chủ yếu: Dệt, may, cơ khí, điện, điện tử. Trong đó dệt may có các xí nghiệp như Dệt Dân Sinh, Sơn Nam, Thắng Lợi... Cơ khí có: nhà máy cơ khí Nam Hà, nhà máy đóng tầu 1- 5... Ngoài ra còn nhiều hợp tác xã chuyên nghiệp và các đội tổ sản xuất khác. Ngành công nghiệp Nam Định trong giai đoạn này còn có đầu tư của Nhà nước và viện trợ của nước ngoài nên những năm đầu thập kỷ 80 một số nhà máy được xây dựng với kỹ thuật hiện đại. Từ khi kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa khủng hoảng nên công nghiệp Nam Định cũng chịu tác động. Để khắc phục tình trạng khó khăn, phát huy hết công suất máy móc nhiều doanh nghiệp đã từng bước cân đối sản xuất và tiêu dùng, mở rộng sản xuất ngoài kế hoạch. Ngoài phần giao nộp cho nhà nước theo giá chỉ định, các cơ sở sản xuất cũng bắt đầu tự thoả thuận, tự cân đối vật tư, tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt ở khu vực ngoài quốc doanh, ngoài phần gia công cho các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các tổ sản xuất và tư nhân đã tự tổ chức sản xuất và từng bước tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có cơ chế mới, đã làm cho ngành công nghiệp địa phương có điều kiện khắc phục khó khăn cải thiện đời sống người lao động. Ngành công nghiệp Nam Định từng bước khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nhất là khi có hàng ngàn quân nhân phục viên chuyển ngành, điển hình có Xí nghiệp Dệt kim Thắng lợi do thương binh bộ đội thành lập. Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp trong thời gian này đã có ít nhiều cải thiện hơn so với trước. Công nghiệp Nam Định vẫn ít được đầu tư, tốc độ tăng trưởng thấp. Các đơn vị sản xuất đã phát huy hết công suất máy móc song sản phẩm vẫn nghèo về chủng loại, chất lượng sản phẩm thấp, chưa

đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nhu cầu xuất khẩu. Cơ chế tập trung bao cấp cao độ cũng gây tâm lý dự trữ làm cho thị trường ngày càng khan hiếm hàng hoá, nhất là hàng hoá tiêu dùng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Khi khu vực công nghiệp quốc doanh gặp khó khăn thì khu vực hợp tác xã khá phát triển, song máy móc thiết bị lạc hậu chủ yếu sản xuất thủ công, dệt vải chủ yếu dệt gia công sản phẩm, sản phẩm nộp cho xí nghiệp quốc doanh. Phân bố các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phía bắc tỉnh Nam Định, nhất là ở thành phố Nam Định. Ngành dệt vẫn đóng vai trò chủ lực trong công nghiệp địa phương. Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu sản xuất hàng nội địa. Một số sản phẩm thêu ren xuất khẩu sang Liên xô và một số nước Đông Âu cũng gặp không ít khó khăn. Do khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa, nguồn nguyên liệu xuất và nhập bị giảm làm ảnh hưởng lớn tới dệt may và da giầy. Trong khi đó công thương nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng ổn định và có phần phát triển. Song nhìn chung công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng chậm khoảng 6,7% trong đó công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng bình quân 1,9% công nghiệp địa phương tăng 3,8%và công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,0%. Trong những năm đổi mới các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh kể cả các doanh nghiệp quốc doanh trung ương rất lúng túng khi tiếp cận với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh chao đảo, nhiều doanh nghiệp bị đình đốn. Hơn nữa các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô gặp khó khăn làm cho thị trường truyền thống bị thu hẹp lại; trang thiết bị trong các cơ sở sản xuất đều đã lạc hậu vì thế mà giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn dã giảm đi liên tục. Những năm 1986 - 1988 ngành công nghiệp Nam Định sa sút nhất là ngành dệt, may. Các làng nghề truyền thống ở địa bàn cũng giảm sút do chậm thích nghi với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và chưa phát huy được tính chủ động trong kinh doanh. Từ năm 1987 đi đôi với củng cố kinh tế quốc doanh Tỉnh uỷ đã đưa ra Nghị quyết số 06 và Nghị quyết số 09 để khuyến khích phát triển kinh tế hộ

gia đình. Mặc dù còn nhiều khó khăn về vật tư, năng lượng, thiết bị, vốn song nhờ có chính sách đổi mới bước đầu năng lực sản xuất được giải phóng tạo thêm nhiều việc làm và tạo ra sự đa dạng của hàng hoá trong tỉnh. Các hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tổ chức khoán trực tiếp ký hợp đồng sản xuất để giảm bớt chi phí bỏ khâu ở trung gian điều chỉnh cơ cấu mặt hàng theo của thị trường và mở rộng liên kết liên doanh trong sản xuất. Nhờ vậy sau một năm thực hiện sản xuất và kinh doanh phát triển đời sống của người lao động được cải thiện. Khu vực doanh nghiệp quốc doanh địa phương thời gian này cũng có bước tăng trưởng khá hơn. Chẳng hạn ngành dệt tuy có giảm sút nhưng các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu khá năng động, đầu tư đổi mới máy móc, tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường. Một số xí nghiệp may như may Nam định, may Sông Hồng,... ngành cơ khí cũng có một số hợp tác xã...Mặc dù chủ trương đổi mới theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước nhưng trong những năm đầu về cơ bản công nghiệp của tỉnh vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp và chỉ đạo theo kế hoạch tập trung. Do đó phần lớn các xí nghiệp vẫn lúng túng bế tắc khi tiếp cận với cơ chế mới nhiều doanh nghiệp đình đốn thiếu việc làm, đời sống người lao động giảm sút nhất là ở những đơn vị do huyện quản lý. Không ít các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phải giải thể. Tính đến năm 1989 toàn tỉnh có 124 xí nghiệp quốc doanh thì có 48 xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất, 24 xí nghiệp thực sự khó khăn còn một số xí nghiệp giải thể, công nhân nghỉ việc và một số khác không có việc làm thuờng xuyên. Để giải quyết nguồn lao động dư thừa nhiều xí nghiệp đã tổ chức thêm dây chuyền phụ hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật. Biện pháp đó làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội song yêu cầu tổ chức lại sản xuất là cần thiết cho công nghiệp tỉnh từng bước thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đi vào hạch toán kinh doanh. Một số cơ sở sản xuất từng bước đi vào tìm kiếm thị trường định hướng sản xuất kinh doanh. Vì vậy sản xuất cơ bản vẫn ổn định điều đó được thể hiện bằng giá trị tổng sản phẩm liên tục tăng. Đặc

biệt có sự giúp đỡ của công nghiệp trung ương công nghiệp địa phương có điều kiện đầu tư cả về chiều sâu và giải quyết việc làm cho người lao động. Giá trị sản kượng công nghiệp hàng tiêu dùng bình quân trong 5 năm (1986- 1990) tăng 14,3%. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX giá trị sản xuất công nghiệp giảm 14% trong đó khu vực công nghiệp trung ương giảm gần 20%, công nghiệp quốc doanh địa phương giảm 4,6% . Do mất thị trường Đông Âu

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)