Từ thực tiễn phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX và kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các nhà khoa học nêu ra khái niệm giai cấp công nhân như sau:
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Việt Nam Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một trong những lực lượng lao động xã hội mới, là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp tiến hành ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) giai cấp công nhân nước ta mới chỉ có khoảng 10 vạn người, trình độ thấp kém. Qua thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), giai cấp công nhân đã tăng lên 22 vạn chiếm 1,2% dân số. Nhiều xí nghiệp tập trung khá đông công nhân như nhà máy xi măng Hải Phòng có 1500 thợ, ba nhà máy Dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà nội cũng có tới 1800 thợ, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn cũng có tới 3000 thợ... Do chính sách chiếm ruộng đất ráo riết của thực dân Pháp đã diễn ra tình trạng vô sản hoá không lối thoát trong nông dân Việt Nam. Ban đầu giai cấp công nhân nước ta đa số từ nông dân bị phá sản trở thành công nhân, một bộ phận từ thợ thuyền, thợ thủ công. Số thợ thuyền chuyên môn giỏi từ các trường kỹ nghệ thực hành, từ những lính thợ trưởng thành tay nghề được đào tạo trong các cuộc chiến tranh và do Pháp tiến hành. Chính trong điều kiện lịch sử ấy đã làm cho giai cấp công nhân Viêt Nam không ngừng tăng lên về số lượng. Cùng với sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội họ đã bắt đầu chú ý đến ý thức giai cấp. Tính giai cấp công nhân ở nước ta trong thời kỳ này biểu hiện ở sự xuất hiện các cuộc bãi công biểu tình đầu tiên của giai cấp công nhân có sự tham gia của nhiều nhân vật tiêu biểu như cố Chủ tịch Tôn
Đức Thắng... Giai cấp công nhân Việt Nam đã thực sự hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng họ mới chỉ ở giai đoạn "giai cấp tự mình" hay "tự phát". Khi giai cấp này chuyển sang giai đoạn hình thành giai cấp "cho mình'" hay "tự giác" số công nhân hiện đại đã được tăng lên và phân bố thành công nhân mỏ, công nhân đồn điền, công nhân xí nghiệp khác. Đồng thời giai cấp công nhân Việt Nam có tổ chức tiền thân là Việt Nam cách mạng đồng chí hội, các nhóm cộng sản, có Công hội đỏ và làn sóng bãi công chính trị phát triển mạnh mẽ trong những năm 1925-1929 với nhiều cuộc bãi công nổi tiếng như cuộc đấu tranh của công nhân đóng tàu Ba son. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam; vừa mới lớn lên giai cấp công nhân Việt Nam đã được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất. Giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để nhất, đa số xuất thân từ nông dân lao động bị thực dân, phong kiến bóc lột bần cùng hoá nên có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân giai cấp công nhân đã xác lập được quyền lãnh đạo và thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở xác lập và củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội trí thức nên cách mạng nước ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ khi trở thành giai cấp cầm quyền giai cấp công nhân luôn phát huy được bản chất cách mạng trong xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, luôn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, là lực lượng tiên phong, là lực lượng chủ đạo, là cơ sở xã hội chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế thế giới, giai cấp công nhân nước ta đang có sự chuyển biến ngày càng rõ nét. Hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và trí óc hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp thu nhập bằng tiền lương và tiền công, những kỹ sư cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, lao động trực tiếp trong các nông lâm trường. Như vậy trong giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã từng bước có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của đất nước. Cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta qua mỗi thời kỳ đã góp phần làm cho giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên để có sự thay đổi đó cần phải có công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của giai cấp công nhân và của cả dân tộc. Có lẽ điều cốt yếu nhất, có tính chất quyết định nhất đối với giai cấp công nhân, đối với cách mạng Việt Nam mà Hồ Chủ tịch đề cập đến: một là cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường nào; hai là do giai cấp nào lãnh đạo.Vấn đề thứ nhất Nguyễn Ái Quốc khẳng định dứt khoát: Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga, con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin. Còn giai cấp lãnh đạo cách mạng Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng bằng cách liên minh với giai cấp nông dân". Trong những ngày đầu khi giai cấp này vừa mới được hình thành Người đã có nhiều bài viết quan trọng về giai cấp công nhân nước ta, khẳng định vai trò to lớn của giai cấp công nhân thông qua các tác phẩm của mình. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam