Sự phát triển của công nghiệp và công nhân Nam Định từ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 58 - 67)

1997 đến nay

Năm 1997 có ý nghĩa quan trọng, sau 30 năm nhập tỉnh Nam Định lại được tái lập, là cơ hội để địa phương phát huy tiềm năng kinh tế của mình, thành tựu của công cuộc đổi mới đã đặt Nam Định trước cơ hội hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Liên hợp Dệt từng là đơn vị lớn, chiếc nôi của ngành, sau một thời gian khủng hoảng thua lỗ, năm 1998 Nhà nước, Tỉnh, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo cải tổ nhà máy, thay đổi tổ chức, tinh giản lao động... khuyến khích các đơn vị thành viên trong tổng công ty thu hút hàng ngàn lao

động dư thừa làm việc tại các công ty may mới. Do vậy nhà máy Dệt bắt đầu trở lại hoạt động và bước đầu đã có doanh thu hơn so với năm trước. Sau khi tách tỉnh 1997, công nghiệp quốc doanh Trung ương giảm hơn 10%, điển hình là nhà máy Dệt Nam Định. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy này nói riêng và ngành dệt may Nam Định nói chung, đã níu kéo toàn bộ các cơ sở công nghiệp nhất là các cơ sở công nghiệp quốc doanh phát triển chậm lại. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước đang tháo gỡ khó khăn thì khu vực tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh lại phát triển khá nhanh.

Trải qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, ngành công nghiệp Nam Định có nhiều thành phần cùng tồn tại trong đó có những lực lượng trước đây không được khuyến khích phát triển như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các làng nghề truyền thống... Bước đầu đã có đầu tư máy móc hiện đại để khai thác thế mạnh vùng kinh tế biển điển hình như nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh ở Nam Định và Giao Thuỷ với doanh thu tăng 1,7 lần. Trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh kết quả đổi mới thể hiện đầu tiên ở sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao. Do được giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp, đổi mới quản lý, đầu tư có trọng điểm một số xí nghiệp đã bắt đàu có sự chuyển biến như Công ty đóng tàu Sông Đào, dệt may Sơn Nam, may Sông Hồng, giấy Nhựa Nam Định... Giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng nhưng còn ở mức độ thấp, không đồng đều. Khu vực ngoài quốc doanh tăng khá còn khu vực quốc doanh Trung ương vẫn suy giảm, đặc biệt ngành Dệt May truyền thống, giá trị giảm hơn 9% so với năm trước (1996). Công nghiệp dệt may trên địa bàn chiếm khoảng 50% giá trị tổng sản lượng của ngành. Lúc đó dệt may có 9 doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương, ngoài quốc doanh có 13 doanh nghiệp may tư nhân và gần 200 đơn vị sản xuất khác. Để tháo gỡ khó khăn các doanh nghiệp này liên doanh với một số công ty lớn trong ngành, song chủ yếu làm gia công nên hiệu quả còn thấp. Cuối những năm 90 Nam

Định bắt đầu thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đứng thứ ba trong cả nước về số doanh nghiệp được cổ phần hoá. Đầu năm 2002 Nam Định có nhiều doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, chủ trương này đã thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu quả hơn.

Qua mấy thập kỷ xây dựng công nghiệp Nam Định đã trải qua những thời kỳ phát triển thăng trầm khác nhau. Từ những cơ sở công nghiệp được xây dựng từ thời Pháp thuộc, qua hơn nửa thế kỷ xây dựng chế độ xã hội mới, bức tranh của ngành công nghiệp Nam Định vào những năm cuối thế kỷ XX mà trọng điểm ở nội thành, cùng với các tiểu vùng công nghiệp ở các thị trấn thị tứ có nhiều khu công nghiệp cụm công nghiệp. Hiện nay nền sản xuất công nghiệp ở Nam Định có vai trò to lớn đối với kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Sự phục hưng của các làng nghề thủ công truyền thống, sự xuất hiện của các thành phần kinh tế mới... là kết quả của 20 năm đổi mới nhất là từ sau tái lập tỉnh.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm 1995 - 2000

(Theo thời giá năm 1994 - Tỷ đồng)

Năm Đơn vị

1997 1998 1999 2000

Công nghiệp Trung ương 427,5 502,3 525,1 549,7 Công nghiệp địa phương 652,2 723,8 796,9 927,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê (1999), Tư liệu kinh tế xã hội 61 tỉnh và thành phố, Nxb. Thống kê Hà Nội, tr.211 và Niên giám thống kê 2000, Nxb Thống kê Hà Nội, 2001, tr.284.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo giá so sánh năm 1994

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm

Cơ sở sản xuất

1997 1998 1999 2000

Trung ương quản lý 421,513 498,271 521,356 531,068 Địa phương quản lý 203,122 235,208 261,708 149,040 Ngoài quốc doanh 50,848 56,519 83,798 281,572

Đầu tư nước ngoài - 1,871 5,838 4,063

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2000, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo giá so sánh năm 1994

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Cơ sở sản xuất

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Trung ương quản lý 803877 895178 904017 998009 1114622 1197793

Địa phương quản lý 199029 251284 62255 54358 48797 51165

Ngoài quốc doanh 562428 674363 1093844 1420389 1686575 2129239

Đầu tư nước ngoài 27787 40908 127713 146662 368398 551938

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Cùng với sự hình thành và phát triển của công nghiệp Nam Định, đội ngũ công nhân Nam Định đã hình thành và không ngừng phát triển về mọi mặt. Dù đội ngũ còn nhỏ bé so với dân số Nam Định nhưngvẫn là lực lượng nòng cốt giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đội ngũ công nhân Nam Định là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam cho nên đội ngũ này cũng từng bước phát triển cùng với giai cấp công nhân Việt Nam. Sau tách tỉnh một số khu công nghiệp chế suất được hình thành chủ yếu tập trong ở Thành phố thị trấn nên sự phát triển số lượng công nhân theo các vùng trong tỉnh là không đồng đều. Sự thay đổi diễn ra nhiều ở các huyện như Ý Yên, Vụ Bản, Xuân Trường, Mỹ Lộc làm cho giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, năm 1997 đạt 1.150.437 tỷ đồng thì năm 2001 tăng gấp đôi lên 2.250.133 tỷ đồng. Sự phát triển của khu công nghiệp cũng dẫn tới sự phát triển nhanh số lượng công nhân, chẳng hạn năm 1997 có 840.460 công nhân, chiếm khoảng 5% dân số của tỉnh thì đến 2001 con số đó là 852.222 công nhân chiếm khoảng hơn 6% dân số của tỉnh. Tuy còn nhỏ so với dân số nhưng đội ngũ công nhân vẫn là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực.

Nghị quyết 54 NQ/TW Chính phủ đã quyết định lập đề án xây dựng Thành phố Nam Định trở thành trung tâm công nghiệp dịch vụ đào tạo của tiểu vùng phía nam châu thổ đồng bằng Sông Hồng. Đây là thời cơ và yêu cầu mới cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện chủ trương trên tỉnh Nam Định tiếp tục đầu tư cho ngành công nghiệp để duy trì tốc độ phát triển cao, đi đôi với nâng cao chất lượng phát triển, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20-30%/năm. Để đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Nam Định và Thái Bỡnh (5-8-2009), Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đó nờu lờn định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp với 20 dự án có tổng mức đầu tư gần 500 triệu USD. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. Trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, Tỉnh chú trọng phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến nông sản, đầu tư khai thác vùng bói bồi, phỏt huy lợi thế của vựng kinh tế biển.Trong lĩnh vực cụng nghiệp, định hướng thu hút các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào 5 ngành quan trọng. Đó là, (1) công nghiệp dệt may nhằm tiếp tục duy trỡ năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của các công ty dệt may để đến năm 2010 đạt 95-100 triệu mét vải các loại, 10 triệu sản phẩm quần ỏo dệt kim. Tuy nhiờn, trong lĩnh vực này Nam Định chỉ khuyến khích đầu tư phát triển ở khu vực nông thôn. (2) Ngành công nghiệp cơ khí, như xây dựng nhà máy đóng tàu, nhà máy cơ khí quy mô lớn, các dự án sản xuất, lắp ráp máy nông nghiệp; phụ tùng, linh kiện thiết bị thay thế trong ngành may mặc và công nghiệp phụ trợ. (3) Điện tử, điện lạnh được khuyến khích đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất lắp ráp máy lạnh, điều hoà nhiệt độ; đồ điện gia dụng. (4) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó ưu tiên khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng mới có đặc tính ưu việt về độ bền, chịu nhiệt, chịu mưa nắng, nhẹ, rẻ...thay thế vật liệu thông thường, phát triển bê tông thương phẩm phục vụ các công trỡnh xõy dựng. (5) Cụng nghiệp chế biến thực phẩm, đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

uống, chế biến nông sản, thuỷ sản gắn với vùng nguyên liệu ổn định, có năng suất và chất lượng cao; ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng nâng cao công suất các cơ sở sản xuất hiện có. Để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, UBND tỉnh Nam Định cam kết hỗ trợ nhà đầu tư, thực hiện những ưu đói đầu tư về đơn giá thuê đất trong và ngoài KCN, hỗ trợ việc san lấp mặt bằng, kinh phí đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các chính sách cần thiết phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả; duy trỡ cơ chế trao đổi thông tin định kỳ với doanh nghiệp và giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trỡnh hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, cùng với việc thu hút các dự án đầu tư vào công nghiệp, tỉnh cũng coi trọng kêu gọi đầu tư, mở rộng giao thông (tuyến đường nối QL10 với QL21); Quốc lộ ven biển, Cảng Thịnh Long,...), dự ỏn trung tâm nhiệt điện tại Hải Hậu. Đến năm 2002, công nhân các ngành kinh tế đã tăng đáng kể, chiếm 8% dân số Nam Định. Nếu phân chia theo cơ cấu ngành nghề, công nhân Nam Định bao gồm công nhân công nghiệp, công nhân xây dựng, công nhân giao thông vận tải, bưu điện, công nhân nông nghiệp. Trong đó công nhân công nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Nếu phân chia theo thành phần kinh tế thì thì lao động trong các ngành quốc doanh và công ty hợp doanh chiếm tỷ lệ cao. Đến năm 2008 đã có 169.981 công nhân lao động trong các ngành kinh tế chiếm 10% dân số trong tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.558.934 triệu đồng.

Bảng 2.5. Tỷ lệ công nhân trong các ngành sản xuất công nghiệp năm 2008

Đơn vị: người

Ngành Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Công nhân khai thác mỏ 26.970 1,5

Công nhân chế biến 119.027 6,5

Công nhân nông nghiệp 342.457 18,5

Công nhân vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 17.788 0,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh đội ngũ công nhân Nam Định đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó lực lượng lao động khác ở thành thị, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển khá nhanh, là đội quân hậu bị cho công nhân Nam Định trong giai đoạn mới. Đội ngũ công nhân Nam Định là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên nó cũng có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra còn có các đặc điểm riêng, quy định những mặt mạnh và hạn chế của đội ngũ công nhân Nam Định, đồng thời lý giải tại sao đội ngũ này còn tương đối non trẻ, chưa phát triển về mặt số lượng và chất lượng còn hạn chế nhưng vẫn giữ vai trò lãnh đạo, vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh trong các thời kỳ. Sinh trưởng ở nước thuộc địa nửa phong kiến với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển đa số xuất thân từ nông dân và thợ thủ công, đầu thế kỷ XX có khoảng 1,5 vạn công nhân có ảnh hưởng của phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga, cách mạng Trung Quốc... nên sớm tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, sớm giác ngộ ý thức giai cấp nhận rõ kẻ thù dân tộc cũng chính là kẻ thù giai cấp, sớm gắn vấn đề dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Công nhân Nam Định là một trong những hạt nhân của phòng trào đấu tranh công nhân Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự hình thành chính đảng ở giai cấp công nhân nước ta. Từ khi Đảng ta ra đời lãnh đạo đến nay họ vẫn giữ truyền thống cách mạng, thống nhất tư tưởng và tổ chức. Đội ngũ công nhân Nam Định là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, do đó mang trong nó bản chất, đặc điểm của

giai cấp công nhân. Đó là giai cấp công nhân Việt Nam sớm hình thành tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để, là nét điển hình nhất và là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân. Họ có mối liên hệ mật thiết với dân tộc, số phận lợi ích của họ gắn với số phận lợi ích của dân tộc, ý thức giai cấp và ý thức dân tộc hoà quyện vào nhau, yêu nước gắn với yêu CNXH, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của dân tộc vì thế ngay từ đầu họ đã là đại biểu cho cho lợi ích của dân tộc. Vai trò lãnh đạo của họ cũng sớm được cả dân tộc thừa nhân. Do nguồn gốc xuất thân của giai cấp công nhân, đã sẵn có mối quan hệ tự nhiên máu thịt với giai cấp nông dân, với trí thức và nhân dân lao động. Đó là cơ sở tình cảm, cơ sở xã hội thuận lợi vững chắc đảm bảo vị trí lãnh đạo trong sự nghiệp cách mạng giành chính quyền và xây dựng chính quyền mới. Tuy nhiên họ cũng ra đời muộn hơn ở các nước công nghiệp phát triển, số lượng lúc đầu còn nhỏ bé song họ sớm tỏ ra là đội ngũ kiên cường trong đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH. Do đó chẳng những lôi cuốn tập hợp được cả dân tộc theo mình mà còn tạo ra sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn của nhân loại tiến bộ, họ kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong nước và quốc tế tạo ra sức mạnh tổng hợp nhân lên sức mạnh của giai cấp và dân tộc trong quá trình đấu tranh cách mạng. Như vậy vai trò lãnh đạo của giai cấp được quần chúng nhân dân thừa nhận chứ không phải sự gán ghép chủ quan của mình. Họ cũng là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên cũng mang những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân quốc tế và có sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quốc tế. Hơn nữa giai cấp công nhân Việt Nam còn có lãnh tụ sáng suốt vĩ đại Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân - vạch đường chỉ lối, giáo dục rèn luyện. Ngay từ đầu Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đề ra cương lĩnh cứu nước, con đường giải

phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Do vậy giai cấp công nhân đóng vai trò

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 58 - 67)