Tăng nhanh về số lượng, chất lượng đội ngũ công nhân trong các

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 73 - 77)

các ngành, các thành phần kinh tế

Với xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, làm giảm dần lực lượng lao động trong nông nghiệp, tăng lực lượng lao động trong công nghiệp, số lượng công nhân liên tục tăng nhanh. Thực hiện cải cách hành chính, ưu tiên thu hút đầu tư, tranh thủ những yếu tố ngoại lực để phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế công nghiệp, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nông dân giảm đi từ 2 đến 4 lần, số người làm trong các ngành công nghiệp theo quy trình công nghiệp tăng lên gấp 2 lần. Người làm trong khu vực dịch vụ cũng tăng lên. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang tác động tới chiều hướng phát triển của công nhân Nam Định cả về

số lượng và chất lượng trong các ngành, các thành phần kinh tế. Đội ngũ công nhân phát triển theo hướng phong phú đa dạng về ngành nghề, số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm mạnh, có sự chuyển dịch lực lượng lao động sang các thành phần kinh tế khác. Sự mở rộng các khu công nghiệp còn thu hút một lực lượng công nhân không nhỏ từ các tỉnh lân cận đến, vì vậy số lượng công nhân trong tỉnh tăng khá nhanh. Hơn nữa qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cùng với quá trình đô thị hoá cũng tác động mạnh mẽ đến việc chuyển hoá một bộ phận nông dân trở thành công nhân. Xu hướng tăng chủ yếu ở trong các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời với số lượng công nhân đông đảo làm việc trong các doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng xuất hiện thêm những lao động làm việc tại các đơn vị kinh tế hộ gia đình dưới hình thức gia công, hình thành những cơ sở sản xuất vệ tinh, cũng góp phần làm cho đội ngũ công nhân tăng lên.

Sự tăng công nhân lao động giản đơn tỷ lệ nghịch với tiến độ áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất, với trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Tỷ lệ công nhân có tay nghề cao lại từng bước có thay đổi trong các ngành trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ thuận với việc áp dụng khoa học kỹ thuật và trình độ hiện đại trong tổ chức quản lý sản xuất; tỷ lệ tăng sẽ không đều ở các ngành. Các ngành đang phát triển, mũi nhọn như may, chế biến hay cơ khí dịch vụ sẽ có tốc độ tăng trưởng công nhân nhanh hơn. Ví dụ ngành dịch vụ năm 1997 có 18.000 công nhân chiếm 2% lực lượng lao động trong tỉnh, năm 2007 tăng 32.000 lao động , chiếm 3,2 %. Theo báo cáo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII (2006) cơ cấu lao động bước đầu đã có sự thay đổi phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lao động trong ngành nông nghiệp từ 78,2% (năm 2000) giảm xuống còn 74,9% (năm 2005); lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng từ 12,7% tăng 14,5%; lao động dịch vụ từ 5% tăng lên 10%; lao động qua đào tạo tăng từ 21% lên 33%. Dự đoán đến 2010 thì lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm

xuống còn 50% trong khi lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên khoảng 20% đến 24%. Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm nhiệm kỳ (1997 - 2001) tỷ trọng kinh tế có sự chuyển dịch nông nghiệp 41,6%, công nghiệp dịch vụ 58,4%; tăng trưởng bình quân 6,85%/năm. Năm năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong điều kiện thuận lợi tăng trưởng bình quân 7,6%. Tốc độ phát triển công nghiệp hiện nay đang có xu hướng tăng trở lại nhất là ở một số ngành công nghiệp truyền thống trên địa bàn.

Chất lượng của đội ngũ công nhân trong tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên khá rõ rệt. Từ thời Pháp thuộc công nhân Nam Định đã được đánh giá là có trình độ tay nghề, có kỹ thuật. Nhưng hiện nay cùng với những sự thay đổi, công nhân Nam Định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, và có nguy cơ tụt hậu so với công nhân trong cả nước. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhờ sự phát triển lớn mạnh của khoa học kỹ thuật công nghệ nhất là trong các lĩnh vực điện tử tin học, một mặt đã trí thức hoá lực lượng lao động, mặt khác thực tế đó đã đặt yêu cầu cao hơn cho đội ngũ công nhân trong địa bàn tỉnh. Nếu muốn tự khẳng định vai trò của mình công nhân phải vươn lên đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ. Bắt nguồn từ nhận thức trên, bằng những hành động cụ thể như trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, trình độ lý luận... mà giai cấp công nhân đã có bước tiến về chất lượng. Thực tế hiện nay có sự cạnh tranh khá gay gắt về chất lượng công nhân, nếu không có sự chuẩn bị tích luỹ nâng cao chất lượng của mình thì sẽ bị tự sa thải. Chính vì thế xu hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển khoa học công nghệ cũng như công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu. Để nâng cao trình độ người công nhân cần phải qua đào tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật dạy nghề đáp ứng cơ bản về nhu cầu đào tạo cho các ngành công nghiệp trong toàn tỉnh. Xu hướng hiện nay là trí thức hoá công nhân, đúng như dự báo của Ănghen và quan điểm của Đảng

ta trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khoá X năm 2008 Đảng bộ tỉnh cho rằng giai cấp công nhân phải coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện trí thức hoá công nhân, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới. Một lớp công nhân mới có trí tuệ, có nhân cách, có bản lĩnh sẽ ra đời. Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh, nếu năm 1997 có 40% số công nhân có trình độ học vấn PTTH, đến nay con số đó là 58,5%, tới 2010 đạt khoảng 62 %. Hiện có khoảng 30 % công nhân qua đào tạo. Xu hướng một bộ phần công nhân có trình độ học vấn và tay nghề cao sẽ hút sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì, ở đây sản xuất với có đòi hỏi thiết bị công nghệ cao, có sự chọn lọc và đào thải lao động khe khắt nghiêm khắc, bù lại mức lương của họ cũng cao hơn. Một số doanh nghiệp thua lỗ không đảm bảo việc làm và quyền lợi cho người lao động thì lực lượng lao động cũng chuyển sang doanh nghiệp khác có khả năng cạnh tranh đứng vững cao hơn, chẳng hạn Công ty May Nam Hải có tới 50% công nhân chuyển sang Công ty May Youngone sau khi công ty May Nam Hải thua lỗ. Một số công nhân có tay nghề cao lại chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân, họ thu hút được những lao động lành nghề với mức chi trả lương cao hơn.

Bảng 2.8. Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp

Đơn vị: người

Ngành 2000 2005 2006 2007 2008

Công nghiệp khai thác mỏ

23.569 24.392 23.376 26.125 26.970

Công nghiệp chế biến 83.585 108.620 114.100 118.556 119.027 Sản xuất và phân phối

điện

1.230 2.100 2.161 4.321 4.470

Xây dựng 12.255 15.606 16.188 18.381 19.514

Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 73 - 77)