1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh

130 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường EMA: trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA): TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA): TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA): trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Thu Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó Tất cả nội dung được kế thừa, tham khảo đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo theo quy định của nhà trường

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2018 (Đã chỉnh sửa ngày 30 tháng 10 năm 2018)

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới của đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 7

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng EMA 7

1.2 Nhận xét từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 22

2.1 Các khái niệm căn bản 22

2.1.1 Kế toán quản trị môi trường (EMA) 22

2.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán môi trường 22

2.1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị môi trường (EMA) 23

2.1.1.3 Thông tin của kế toán quản trị môi trường 26

2.1.1.4 Lợi ích của việc sử dụng kế toán quản trị môi trường 29

2.1.2 Phong cách lãnh đạo 31

2.1.2.1 Khái niệm lãnh đạo và phong cách lãnh đạo 31

2.1.2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo 34

2.2 Các lý thuyết nền tảng liên quan 39

Trang 5

2.2.1 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) 39

2.2.2 Lý thuyết hành vi lãnh đạo 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Thiết kế nghiên cứu 43

3.2 Khung nghiên cứu của đề tài 46

3.3 Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu 47

3.3.1 Mô hình nghiên cứu 47

3.3.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu 49

3.3.2.1 Phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA 49

3.3.2.2 Phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA 51

3.3.2.3 Loại hình sở hữu 53

3.3.2.4 Biến kiểm soát 57

3.4 Thang đo cho các biến nghiên cứu 57

3.4.1 Thang đo cho biến độc lập 57

3.4.1.1 Phong cách lãnh đạo chuyển đổi 57

3.4.1.2 Phong cách lãnh đạo chuyển giao 59

3.4.2 Thang đo cho biến phụ thuộc 60

3.4.3 Thang đo cho biến điều tiết và biến kiểm soát 61

3.5 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu 62

3.5.1 Mẫu nghiên cứu 62

3.5.1.1 Đối tượng khảo sát 62

3.5.1.2 Phạm vi mẫu 62

3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 63

3.5.2.1 Sự chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát 63

3.5.2.2 Nghiên cứu thí điểm 63

3.5.2.3 Phương pháp chọn mẫu 64

3.5.2.4 Công cụ thu thập dữ liệu 64

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 65

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66

Trang 6

4.1 Phân tích thống kê mô tả 66

4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến nghiên cứu 68

4.2.1 Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển đổi (TF) 68

4.2.2 Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển giao (TA) 71

4.2.3 Thang đo mức độ vận dụng EMA 71

4.3 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 74

4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng AMOS 78

4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết bằng mô hình SEM 82

4.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu 82

4.5.2 Kiểm định giả thuyết cho tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc 83

4.6 Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng SEM để kiểm định giả thuyết cho biến điều tiết 84

4.6.1 Kiểm định giả thuyết H3 84

4.6.2 Kiểm định giả thuyết H4 85

4.7 Phân tích ANOVA để kiểm đinh sự khác biệt cho biến kiểm soát quy mô 86

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN 88

5.1 Bàn luận về kết quả 88

5.1.1 Mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 88

5.1.2 Tác động của biến điều tiết đến mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc 90

5.1.3 Tác động của biến kiểm soát quy mô đến mức độ vận dụng EMA 92

5.2 Đóng góp của nghiên cứu 92

5.2.1 Hàm ý về mặt lý thuyết 92

5.2.2 Hàm ý về mặt quản trị 93

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 93

5.4 Kết luận 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 104

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết

CFA Comfirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comfirmatory Fix Index Chỉ số thích hợp so sánh

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EMA Environmental Management

TA Transactional Leadership Phong cách lãnh đạo chuyển giao

TF Transformation Leadership Phong cách lãnh đạo chuyển đổi TLI Tucker và Lewis Index Chỉ số phù hợp của Tucker và

Lewis

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1: Các yếu tố của định nghĩa lãnh đạo 33

Hình 2 2: Mô hình ngẫu nhiên cho việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán (AIS) 40

Hình 3 1: Thiết kế nghiên cứu 44

Hình 3 2: Khung nghiên cứu của tác giả 47

Hình 3 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 48

Hình 4 1: Kiểm định sự phù hợp của mô hình 79

Hình 4 2: Kết quả kiểm định mô hình SEM 82

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

EMA 10

Bảng 2 1: Tổng hợp một số khái niệm về kế toán quản trị môi trường 24

Bảng 2 2: Thông tin về EMA 28

Bảng 2 3: Tổng hợp định nghĩa về lãnh đạo 32

Bảng 2 4: Phân loại phong cách lãnh đạo 36

Bảng 2 5: Đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyển giao và chuyển đổi 37

Bảng 3 1: Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển đổi 58

Bảng 3 2: Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển giao 59

Bảng 3 3: Thang đo mức độ vận dụng EMA 60

Bảng 4 1: Tóm tắt mô tả mẫu nghiên cứu 67

Bảng 4 2: Kiểm định lần 1 Cronbach’s alpha cho biến TF 69

Bảng 4 3: Kiểm định lần 2 Cronbach’s alpha cho biến TF 70

Bảng 4 4: Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến TA 71

Bảng 4 5: Kiểm định Cronbach’s alpha lần 1 cho biến EMA 72

Bảng 4 6: Kiểm định Cronbach’s alpha lần 2 cho biến EMA 73

Bảng 4 7: Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s 75

Bảng 4 8: Bảng eigenvalues và phương sai trích 75

Bảng 4 9: Ma trận nhân tố Pattern Matrix với phép xoay Promax 76

Bảng 4 10: Chỉ số phù hợp của mô hình trong kết quả CFA 80

Bảng 4 11: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 81

Bảng 4 12: Hệ số độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 81

Bảng 4 13: Kết quả kiểm định giả thuyết tác động biến độc lập đến biến phụ thuộc 83

Bảng 4 14: Kiểm định Chi-square mô hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H3 84

Bảng 4 15: Kiểm định Chi-square mô hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H4 85

Bảng 4 16: Kiểm định phương sai cho quy mô 86

Bảng 4 17: Kiểm định ANOVA – Quy Mô 86

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dưới hình thức sự phát triển bền vững, sự nhận thức về môi trường đã trở thành một vấn đề trọng tâm trong cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội (Werther Jr and Chandler, 2010) Tsui (2014) nhận định các nghiên cứu trước cho thấy rằng kế toán tài chính không thể hỗ trợ đầy đủ cho sự phát triển bền vững bởi vì nó có những nguyên tắc

kế toán cụ thể dẫn đến việc thu thập và trình bày chi phí môi trường chưa đầy đủ Bên cạnh đó có nhiều phê bình cho rằng kế toán quản trị truyền thống chưa thu thập và đánh giá hiệu quả chi phí môi trường (Burritt, 2004) Kết quả là tính toán chưa đầy đủ về giá thành hoặc sai lệch về tỷ suất sinh lợi của từng sản phẩm, chưa điều chỉnh được hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp theo hướng bền vững

Để giải quyết những hạn chế trên, kế toán quản trị môi trường (EMA) đã được phát triển EMA nổi lên để đáp ứng với những thách thức mà hệ thống kế toán quản trị truyền thống phải đối mặt liên quan đến các hoạt động môi trường (Jamil et al., 2015) Các nghiên cứu trước cho thấy EMA có thể giúp doanh nghiệp nhận định các cơ hội tiết kiệm chi phí và phát triển các quy trình sản xuất hiệu quả hơn (Tsui, 2014) Tầm quan trọng của EMA được biết đến như là một công cụ mà doanh nghiệp có thể dễ dàng quản

lý hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường (Christ and Burritt, 2013)

Đã có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng và thực hiện EMA trên thế giới (Burritt and Saka, 2006; Christ and Burritt, 2013; Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016; Jalaludin

et al., 2011; Jamil et al., 2015; Phan et al., 2017; Tsui, 2014; Wijewardana, 2017) Tuy nhiên mức độ chấp nhận và thực hành EMA còn rất yếu ở những đất nước đang phát triển (Jamil et al., 2015) Hơn nữa, những nghiên cứu đều chỉ tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA một cách phân tán, chưa có sự nghiên cứu cụ thể vào một nhóm nhân tố nhất định

Trang 11

Ở Việt Nam các nghiên cứu về EMA được đăng tải trên tạp chí là rất ít, chủ yếu

là những nghiên cứu mang tính chất giới thiệu, tổng kết lý thuyết về kinh nghiệm và thực

tế vận dụng EMA tại các nước trên thế giới để từ đó nhận định những khó khăn khi áp dụng EMA tại Việt Nam và từ đó đề xuất giải pháp phù hợp Từ tầm quan trọng của vấn

đề và từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều là một khoảng trống cho tác giả tiếp tục nghiên cứu theo hướng vận dụng EMA tại Việt Nam

Trong những nghiên cứu trước, rất ít nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của nhà quản lý tới mức độ vận dụng EMA Trong nghiên cứu Phan et al (2017) tìm thấy sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao là một trong những nhân tố ngẫu nhiên tác động đến mức độ vận dụng EMA của 208 công ty ở nước Úc Kết quả nghiên cứu của Trịnh Hiệp Thiện (2010) cho thấy thiếu sự ủng hộ từ nhà quản lý cấp cao là nhân tố tác động nhiều nhất đến việc tổ chức không thực hiện EMA Abernethy et al (2010) nhận định phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị theo những cách đặc biệt, mà kế toán quản trị môi trường là một trong những công cụ kỹ thuật của

kế toán quản trị (Trần Ngọc Hùng, 2015) Do đó, phong cách lãnh đạo có phải là một trong những nhân tố tác động đến mức độ vận dụng EMA hay không là một vấn đề cần phải tiến hành nghiên cứu

Việt Nam một đất nước đang phát triển và hướng đến phát triển bền vững nên việc xây dựng đổi mới phong cách lãnh đạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các

tổ chức Thực tế cho thấy có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, không phải xuất phát

từ nhân viên mà do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp (Nguyễn Văn Ty, 2018) Phong cách lãnh đạo, có vai trò quan trọng trong việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ của tổ chức hay trong quá trình ra quyết định Có rất nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo khác nhau như: độc đoán, dân chủ, tự do (Lewin et al., 1939) Bartlett’s (1926) phân loại phong cách lãnh đạo gồm thể chế, thống trị, thuyết phục trích trong Bass (2009) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách phân loại của Avolio et al (1999) vì

Trang 12

nhóm tác giả này phân loại phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận qua lại và đây là cách tiếp cận phản ánh dòng suy nghĩ mới nhất về nghiên cứu lãnh đạo Theo đó, phong cách lãnh đạo chia làm hai loại là phong cách lãnh đạo chuyển giao và phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Từ việc xác định vẫn có khoảng trống cho tác giả tiếp tục nghiên cứu theo hướng vận dụng EMA tại Việt Nam, từ tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo tại Việt Nam

và qua khảo sát lý thuyết chưa có nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống mối quan

hệ giữa phong cách lãnh đạo và việc vận dụng EMA Qua đó, tác giả thấy được đây là một vấn đề mới, là một khe hổng trong nghiên cứu tại bối cảnh là Việt Nam, tác giả chọn

đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA): trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)”

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xem xét tác động của loại hình sở hữu đến ảnh hưởng giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra ở trên, nội dung chính của nghiên cứu cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): Nhân tố phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến

mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hay không? Và mức

độ ảnh hưởng là bao nhiêu của từng loại phong cách lãnh đạo (chuyển đổi, chuyển giao) đến mức độ vận dụng EMA?

Trang 13

Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Loại hình sở hữu tác động như thế nào đến mối quan

hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA ?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức

độ vận dụng kế toán quản trị môi trường trong trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở, những người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý cấp cao trong việc tham gia vào các quyết định và thực hiện chính sách trong hoạt động của đơn vị tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành khác nhau, cụ thể tác giả tập trung vào các lĩnh vực ngành phát sinh nhiều chất thải và chi phí liên quan đến môi trường như: nhà hàng- khách sạn, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, dược phẩm, vật liệu xây dựng,… trên địa bàn TP.HCM

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp và đi theo trường phái nghiên cứu thực chứng Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa vào lý thuyết nền là lý thuyết ngẫu nhiên (Contigency theory) và lý thuyết hành vi (Behavior theory)

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất được trả lời bằng cách trong số nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo, tác giả chỉ tập trung vào hai phong cách lãnh đạo chuyển đổi và chuyển giao, theo cách tiếp cận phân loại mới nhất Sau đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát Tiếp đến tác giả dùng phần mềm AMOS phân tích dữ

Trang 14

liệu để xác định mối quan hệ giữa những phong cách này với mức độ vận dụng EMA và mức độ ảnh hưởng của chúng là bao nhiêu

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai được tác giả trả lời bằng cách dựa vào các nghiên cứu trước để phân loại loại hình sở hữu và sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định tác động của chúng đến mối quan

hệ giữa từng loại phong cách lãnh đạo với mức độ vận dụng EMA

Thang đo được sử dụng trong đề tài là sự kế thừa từ các tác giả Avolio et al (1999), Ferreira et al (2010) Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhà quản lý cấp trung (trưởng phó các phòng ban, dự án…) và cấp cơ

sở (tổ trưởng, nhóm trưởng, admin…) ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM bởi vì

họ là những người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý cấp cao, được tham gia vào quá trình ra quyết định, quá trình triển khai dự án/chính sách của đơn vị và đánh giá được phong cách lãnh đạo của cấp trên một cách khách quan nhất

5 Đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý thuyết

Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận kế toán quản trị môi trường, cung cấp bằng chứng về tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo chuyển giao đến mức độ vận dụng EMA và tác động của loại hình

sở hữu đến mối quan hệ này

Về mặt thực tiễn

Cung cấp thông tin mang hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp đã và đang vận dụng

kế toán quản trị môi trường Sự hiểu biết rõ về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có cách thức xúc tiến, phương thức thích hợp để vận dụng EMA vào trong quy trình sản xuất cũng như quy trình cải tiến sản phẩm, từ đó góp phần điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Trang 15

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu của tác giả có cấu trúc như sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài

Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu trước: về vận dụng EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) Trên cơ sở đó tác giả xác định được khe hổng nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: chương này trình bày một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng và các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, phát triển giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả của việc phân tích dữ liệu qua các thống kê, kiểm định và các phân tích một cách chi tiết

Chương 5 Bàn luận và kết luận: trình bày bàn luận kết quả nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu, hạn chế, hướng nghiên cứu trong tương lai và rút ra kết luận

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, trong chương này tác giả tìm kiếm và xem xét các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng, thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các nước trên thế giới và Việt Nam bằng cách tìm kiếm trên google, google scholar, Emerald Insight, những cụm từ như “Environmental management accounting” (kế toán quản trị môi trường), “EMA”, “adoption environmental management accounting” (vận dụng kế toán quản trị môi trường), “environmental management accounting” & “practice” (kế toán quản trị môi trường và thực tiễn), và “Determinants of EMA Adoption” (yếu tố quyết định việc vận dụng EMA)

Với phương pháp tìm kiếm được mô tả ở trên, với các cụm từ tìm kiếm theo mục đích,

có rất nhiều bài báo về chủ đề kế toán quản trị môi trường được tìm thấy, nhưng tác giả chỉ chủ yếu xem xét những nghiên cứu nói về việc thực hiện EMA và các nhân tố ảnh hưởng/quyết định đến việc vận dụng EMA Từ mối quan hệ giữa các biến, từ hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai trong các nghiên cứu đó, tác giả xác định được khoảng trống cho nghiên cứu và sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng EMA

Nhằm đáp ứng mối quan tâm ngày càng tăng từ các bên liên quan, các công ty niêm yết trong những năm gần đây có xu hướng cung cấp thêm thông tin về các vấn đề môi trường trong hệ thống báo cáo quản trị và báo cáo tài chính hàng năm (Gadenne and Zaman, 2002) Hơn nữa, dân số và phát triển công nghiệp ngày càng tăng đã dẫn đến suy thoái môi trường, điều này trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội trên toàn thế giới Do đó, các công ty phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ nhiều bên liên quan, bao gồm cổ đông, khách hàng, nhân viên, chính phủ và cơ quan quản lý, về việc theo dõi và kiểm soát tác động của hoạt động công ty đối với môi trường tự nhiên (Phan et al., 2017) Tuy nhiên, các nhà quản lý thường không biết về chi phí môi trường

Trang 17

do tổ chức họ tạo ra nếu sử dụng hệ thống kế toán truyền thống vì hệ thống này không xác định, đo lường và báo cáo thông tin môi trường một cách riêng biệt, đặc biệt là chi phí môi trường (Burritt, 2005) Để giải quyết hạn chế này, một lĩnh vực kế toán mới mang tên kế toán quản trị môi trường đã nổi lên và gây được nhiều sự chú ý

Việc giới thiệu EMA đã được thực hiện bởi một số cơ quan chính phủ thông qua việc xuất bản tài liệu hướng dẫn do các tổ chức quốc tế phát hành như “Tài liệu hướng dẫn quốc tế EMA” của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC, 2005), “EMA workbook” của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI, 2002) Ban phát triển bền vững của liên hiệp quốc đã xuất bản quyển sách “Các nguyên tắc và quy trình kế toán quản trị môi trường” vào năm 2001 (UNDSD, 2001), ấn phẩm “Giới thiệu về kế toán môi trường như một công cụ quản lý kinh doanh: Các khái niệm và thuật ngữ chính” của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA, 1995)

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu thực hiện những nghiên cứu liên quan đến EMA Hơn vài thập kỷ qua, các dòng nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường được thể hiện ở nhiều mảng như: nghiên cứu dựa trên tình huống thảo luận về thực tiễn triển khai và vận dụng EMA ở một số quốc gia như nhật bản (Kokubu and Nashioka, 2005), Úc (Frost and Seamer, 2002; Gadenne, 2001), Hàn Quốc (Lee, 2011), Bồ Đào Nha (Lima Ribeiro and Aibar-Guzman, 2010), Lithuania (Staniskis and Stasiskiene, 2006); nghiên cứu về những thách thức và cơ hội cho việc thực hiện kế toán quản trị môi trường (Burritt, 2004; Burritt, 2005; Ferreira et al., 2010); và dòng nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đến việc vận dụng EMA (Buritt et al., 2006; Jalaludin et al., 2011; Christ and Burritt, 2013; Tsui, 2014; Jamil et al., 2015; Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016; Wijewardana, 2017; Phan et al., 2017)

Tại Việt Nam, nhằm bắt kịp xu hướng nghiên cứu trên thế giới, việc giới thiệu về kế toán quản trị môi trường, đúc kết kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và đưa ra bài học kinh nghiệm để áp dụng EMA tại Việt Nam được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu (Trịnh

Trang 18

Hiệp Thiện, 2010; Huỳnh Đức Lộng, 2015; Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016; Huỳnh Thị Thanh Thúy, 2017; Hà Thị Thúy Vân, 2017), một số nghiên cứu lại tập trung vào việc vận dụng EMA ở một số ngành cụ thể (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017; Ngô Thị Hoài Nam, 2017), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016) Bảng 1.1 sau đây cung cấp tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA.

Trang 19

Bảng 1 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA

Thực hiện EMA có mối tương quan với mức độ mà các tổ chức chủ động và tích hợp môi trường

tự nhiên vào các kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty rộng lớn hơn

Kế thừa từ thang đo của Banerjee et al (2003) Được

đo lường qua 4 biến quan sát với thang đo likert 7 điểm

Như dự đoán của tác giả, giả thuyết đặt ra được chấp nhận

Wijewardana (2017)

Có mối tương quan giữa chiến lược môi trường được sử dụng bởi các công ty sản xuất và mức độ vận dụng EMA

Tác giả không đề cập Giả thuyết được chấp

nhận

Cấu trúc

tổ chức

Christ and Burritt (2013)

Các tổ chức với một cấu trúc hữu

cơ có nhiều khả năng cung cấp một môi trường có lợi cho hoạt động của EMA hơn so với các tổ

Thang đo được kế thừa từ Gordon and Narayanan (1984)

Giả thuyết đặt ra không được ủng hộ

Trang 20

chức có cấu trúc có thể được mô

tả là cơ giới (kiểu chuẩn hóa)

Ngành

công

nghiệp

Christ and Burritt (2013)

Mức độ nhạy cảm môi trường vốn

có trong một ngành có mối tương quan dương đến vai trò hiện tại của EMA và tương lai cho các hoạt động EMA

Thang đo được kế thừa từ những tác giả Deegan and Gordon, 1996; Frost and Wilmshurst, 2000; Patten,

Các tổ chức có quy mô lớn thường xem xét tầm nhìn về môi trường nhiều hơn và phải đối mặt với dư luận của công chúng và sự giám sát chính trị, dẫn đến họ phải tăng cường tham gia các hoạt động EMA (Patten, 2002)

Được đo lường bằng số lượng nhân viên

Giả thuyết đặt ra được chấp nhận

Wijewardana (2017)

Có mối tương quan giữa quy mô của công ty sản xuất và mức độ chấp nhận EMA

Được đo lường bằng số lượng nhân viên

Giả thuyết được chấp nhận

Trang 21

Phan et al

(2017)

Quy mô của tổ chức có mối tương quan dương với mức độ sử dụng EMA

Được đo lường bằng số lượng nhân viên toàn thời gian trong mỗi tổ chức

Trái ngược với giả thuyết đặt ra, không có mối tương quan đáng kể giữa quy mô

tổ chức và mức độ sử dụng EMA

Nhân tố

công nghệ

Ibrahim bin and Jaafar binti (2016)

Nhân tố công nghệ của việc thực hành EMA có mối tương quan dương đến thái độ và nhận thức về môi trường của những công ty Logistic ở Maylasia

Nhân tố công nghệ gồm ba biến đại diện:

+ Lợi thế tương đối + Khả năng tương thích + Độ phức tạp

Tác giả chỉ dừng lại ở việc

đề xuất mô hình nghiên cứu

Wijewardana (2017)

Có một mối tương quan giữa công nghệ sản xuất tiên tiến của một công ty sản xuất và mức độ vận dụng EMA

Tác giả không đề cập Giả thuyết đặt ra được chấp

nhận

Nhân tố tổ

chức

Ibrahim bin and Jaafar binti (2016)

Nhân tố tổ chức có mối tương quan dương đến thái độ và nhận

Nhân tố tổ chức gồm ba biến đại diện:

+ Sự hỗ trợ của tổ chức

Tác giả chỉ dừng lại ở việc

đề xuất mô hình nghiên cứu

Trang 22

thức về môi trường của những công ty Logistic ở Maylasia

+ Chất lượng của nguồn nhân lực

+ Quy mô công ty

Nhân tố bối cảnh môi trường có mối tương quan dương đến thái

độ và nhận thức về môi trường của những công ty Logistic ở Maylasia

Nhân tố bối cảnh môi trường gồm biến đại diện:

+ Áp lực khách hàng + Áp lực quy định + Hỗ trợ của chính phủ + Sự không chắc chắn về môi trường

Tác giả chỉ dừng lại ở việc

đề xuất mô hình nghiên cứu

Thang đo kế thừa từ Husain and Gunasekaran (2002)

độ mà các tổ chức vận dụng EMA

Thang đo kế thừa từ DiMaggio and Powell (1983)

Giả thuyết đặt ra không được hỗ trợ

Cuộc khảo sát sau phỏng vấn cho kết quả ngược lại

Kế toán viên được phỏng

Trang 23

vấn nói rằng họ bị áp lực bởi khách hàng, cổ đông,

cơ quan đầu ngành và chính phủ về hiệu quả môi trường

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều lên ý định áp dụng EMA

Thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Jamil et al

Thang đo kế thừa từ Burritt et.al (2002) và Jalaludin et al

(2011)

Chấp nhận giả thuyết Tuy nhiên, khảo sát sau phỏng vấn cho thấy kết quả ngược lại

Jalaludin et

al (2011)

Một trong những cơ chế của áp lực thể chế là áp lực quy chuẩn sẽ ảnh hưởng đến mức độ mà các tổ chức vận dụng EMA

Thang đo kế thừa từ DiMaggio and Powell (1983)

Giả thuyết đặt ra được chấp nhận Phỏng vấn sau cuộc khảo sát cho thấy điều ngược lại

Trang 24

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Áp lực tuân thủ quy chuẩn có tác động cùng chiều lên ý định áp dụng EMA

Tác giả kết hợp thang đo của Jamil et al (2014), Jalaludin

et al (2011) và Wachira (2014)

Giả thuyết được chấp nhận

Thang đo kế thừa từ Burritt et.al (2002) và Jalaludin et al

Tác giả dự đoán áp lực mô phỏng

Có mối tương quan giữa hiệu quả tài chính và mức độ vận dụng EMA trong thực tiễn

Tác giả chưa đề cập Giả thuyết được chấp

nhận

Trang 25

Có mối tương quan giữa số năm hoạt động của công ty và mức độ vận dụng EMA trong thực tiễn

Số năm hoạt động Chấp nhận giả thuyết

Nhận thức

sự hữu ích

của EMA

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Nhận thức sự hữu ích của EMA

có tác động cùng chiều lên ý định

áp dụng EMA

Kế thừa từ nghiên cứu của Deegan (20003) và Gibson and Martin (2004)

Chấp nhận giả thuyết

Nhận thức

về rào cản

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA có tác động ngược chiều lên

ý định áp dụng EMA

Tác giả tổng hợp thang đo của các nghiên cứu Jamil et al., (2014) và Trịnh Hiệp Thiện, (2010)

Thang đo được kế thừa từ tác giả Phan and Baird (2015)

Giả thuyết được ủng hộ

Trang 26

Thang đo gồm 4 biến quan sát được kế thừa từ Krumwiede (1998), Grover (1993) và Baird et al (2007)

Gỉa thuyết đặt ra được ủng

hộ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 27

1.2 Nhận xét từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước

Việc vận dụng kế toán quản trị môi trường đã được nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới ở nhiều dòng nghiên cứu khác nhau Các nghiên cứu trước đã khám phá được ảnh hưởng của các nhân tố như chiến lược môi trường (Christ and Burritt, 2013; Wijewardana, 2017), cấu trúc tổ chức (Christ and Burritt, 2013), quy mô tổ chức (Christ and Burritt, 2013; Wijewardana, 2017; Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016; Phan et al., 2017), ngành công nghiệp (Christ and Burritt, 2013), nhân tố công nghệ (Christ and Burritt, 2013; Wijewardana, 2017), nhân tố môi trường (Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016), áp lực cưỡng chế (Jamil et al, 2015; Jalaludin et al, 2011; Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016), tính toàn diện của hệ thống quản lý môi trường (Phan et al., 2017), áp lực quy chuẩn (Jamil et al, 2015; Jalaludin et al, 2011; Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016), áp lực

mô phỏng (Jamil et al, 2015; Jalaludin et al, 2011; Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016), hiệu quả tài chính (Wijewardana, 2017), số năm hoạt động của công ty (Wijewardana, 2017), nhận thức về sự hữu ích (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016), sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao (Phan et al., 2017) và nhận thức về rào cản (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016) ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA tại các doanh nghiệp

Qua khảo sát lý thuyết, tác giả nhận thấy rằng tại Việt Nam vẫn còn thiếu các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng EMA, cụ thể nên có những nghiên cứu định tính và định lượng để đào sâu hơn một nhóm nhân tố nhất định tác động đến mức

độ vận dụng EMA, bên cạnh đó tác giả cũng nhận thấy tại Việt Nam chưa có nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng EMA Câu hỏi đặt

ra là liệu phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường tại một tổ chức hay không còn đang cần lời giải đáp Đó cũng chính là khe hổng nghiên cứu mà tác giả cần phải thực hiện một cuộc nghiên cứu để làm rõ vấn đề Khe hổng nghiên cứu này quan trọng vì trong nghiên cứu của Trịnh Hiệp Thiện (2010, p.57) khi nghiên cứu về thực trạng vận dụng EMA tại Việt Nam đã nhận thấy rằng “Quá trình

tổ chức hệ thống quản trị môi trường sẽ không thực hiện thành công nếu không có sự

Trang 28

ủng hộ và hỗ trợ từ phía những nhà quản lý cấp cao Bởi lẽ trong phạm vi và quyền hạn của mình, những nhà quản lý cấp cao là những người có quyền lực thiết lập tất cả mọi chính sách hoạt động của doanh nghiệp”

Do đó, vì nhận thức được tầm quan trọng của nhà quản lý trong quyết định thực hiện hoạt động của một tổ chức, vì tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường trong sự phát triển bền vững của các nước đang phát triển, cụ thể là tại Việt Nam một đất nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường, nghiên cứu này của tác giả được thực hiện nhằm xem xét sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng EMA trong bối cảnh là các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM tại đất nước Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa (Nguyễn Đức Thành và Đinh Minh Tuấn, 2011), đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2017) Trước năm 1986, Việt Nam áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mô hình chủ yếu học từ Liên Xô cũ Hệ thống kế toán chỉ tập trung vào yêu cầu quản lý của chính phủ Việt Nam và cơ quan thuế (Đỗ Thị Hương Thanh, 2016) Do

đó, trong bối cảnh này thì các nhà quản lý chủ yếu sử dụng hệ thống kế toán để hỗ trợ cho thành quả hoạt động của họ trong các chức năng sản xuất để sản xuất và phân phối sản phẩm theo kế hoạch tập trung của nhà nước (Nguyen, 2014) Từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế Mục tiêu của cải cách kinh tế là để tạo ra một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Quyền sở hữu kinh doanh mới như các DN tư nhân hay DN nước ngoài đã xuất hiện và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Việc chuyển đổi của các DN Nhà nước thành công ty cổ phần, công ty tư nhân đã được tiến hành dần dần và tiếp tục tại Việt Nam Thị trường cạnh tranh đã được thiết lập ở nền kinh tế Việt Nam, các DN buộc phải cạnh tranh với nhau trên thị trường Thông tin kế toán để kiểm soát hoạt động và ra quyết định trở nên quan trọng trong các DN Việt Nam (Đỗ Thị Hương Thanh, 2016)

Trang 29

Bên cạnh đó, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, phạm vi cung cấp thông tin của kế toán quản trị cũng thay đổi, nó được quyết định bởi nhu cầu của công tác quản lý, nhằm cung cấp thông tin giúp cho từng nhà quản trị thực hiện các chức năng: lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra và ra quyết định (Đoàn Ngọc Quế, 2008)

Đề tài ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng EMA được tác giả nghiên cứu trong bối cảnh là các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM bởi vì:

Thứ nhất, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh

tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước (Phan Xuân Biên, 2017), do đó nơi đây tập trung rất nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều đặc điểm văn hóa tổ chức khác nhau và trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp này luôn chú trọng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh Thứ hai, hiện nay, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được kỳ vọng ổn định hơn khi chính phủ chuyển sang chính sách tăng trưởng phát triển bền vững, trong đó có phát triển môi trường và quản lý nguồn tài nguyên Sự xuất hiện của ngành công nghiệp 4.0 và môi trường bền vững là hai vấn đề trong đó kế toán có thể mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó, đặc biệt là thông qua các lĩnh vực kế toán môi trường (Đinh Thị Kim Thiết, 2018) Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nghiên cứu và vận dụng các công cụ quản trị hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới trong đó có công cụ kế toán quản trị môi trường

Thứ ba, Nguyen (2014) đã nhận định rằng văn hóa Việt Nam rất phức tạp Các giá trị cốt lõi truyền thống của Việt Nam đã cùng tồn tại với các giá trị văn hóa từ Trung Quốc, Pháp và Mỹ, sau một lịch sử lâu dài bị ảnh hưởng bởi các nước này Những giá trị hỗn hợp này ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý Việt Nam Phong cách lãnh đạo đa dạng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị khác nhau Kế toán quản trị môi trường được xem chính là một phần mở rộng của kế toán quản trị truyền thống (Chang, 2007) Do đó, các doanh nghiệp trên Việt Nam nói

Trang 30

chung và các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM cần phải tìm hiểu phong cách lãnh đạo nào có thể mang lại sự hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vận dụng EMA để hướng doanh nghiệp tới sự phát triển bền vững trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương này tác giả trình bày những cơ sở lý thuyết tổng quát về các vấn đề thuộc

kế toán quản trị môi trường cũng như phong cách lãnh đạo Tác giả bắt đầu từ việc giới thiệu các khái niệm về EMA cũng như lợi ích của EMA trong việc hỗ trợ các nhà quản trị DN ra quyết định Tiếp đến, tác giả cũng khái quát khái niệm về phong cách lãnh đạo

và phân loại phong cách lãnh đạo Đồng thời, tác giả cũng trình bày những lý thuyết nền liên quan về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng EMA Từ đó, tác giả sẽ làm rõ cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo tác động đến mức độ vận dụng EMA tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

2.1 Các khái niệm căn bản

2.1.1 Kế toán quản trị môi trường (EMA)

2.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán môi trường

Nghiên cứu của Hà Thị Thúy Vân (2017) phân chia sự phát triển của kế toán môi trường thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1971 - 1987: Đây là giai đoạn mà các nghiên cứu về kế toán môi trường bắt

đầu được quan tâm Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nghiên cứu lý thuyết đầu tiên chưa tách biệt hai lĩnh vực kế toán môi trường và kế toán xã hội Sau đó, vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, các nghiên cứu bắt đầu phân biệt kế toán xã hội và kế toán môi trường, gia tăng các nghiên cứu về báo cáo môi trường so sánh với báo cáo xã hội Cũng trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện sách kế toán viết về khía cạnh xã hội và môi trường, tuy nhiên kiểm toán môi trường và kế toán quản trị môi trường chưa được tách biệt Các xuất bản về kế toán môi trường cũng như các quy định của Luật pháp về môi trường rất ít

Giai đoạn 1988 - 1994: Vấn đề kế toán môi trường trở thành chủ đề được bàn luận khá

nhiều Điều này xuất phát từ việc gia tăng chú ý của xã hội về môi trường nhằm để phát

Trang 32

triển bền vững Các nhà quản trị và cả các kế toán viên bắt đầu quan tâm đến vấn đề kế toán môi trường Đã có một số sách và bài báo về kế toán môi trường, tuy nhiên các luật

lệ về kế toán môi trường phát triển khá chậm, nhưng nhanh hơn nhiều so với kế toán xã hội

Giai đoạn 1995 - 2001: Kế toán môi trường ở cả mặt lý thuyết và thực hành bắt đầu phát

triển nhanh chóng, đặc biệt ở các nước phát triển Số lượng nghiên cứu trong giai đoạn này tăng, giai đoạn này có thể gọi là “thời kỳ nền tảng” của kế toán môi trường Những thành phần của kế toán môi trường như kế toán chi phí môi trường, kế toán quản trị môi trường và kiểm toán môi trường bắt đầu phát triển Các nghiên cứu về kế toán môi trường bắt đầu giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực này, số lượng các nghiên cứu gia tăng đáng

kể Mục tiêu chính là hướng tới xây dựng chuẩn mực về quản trị môi trường và kiểm toán môi trường

Giai đoạn từ 2002 đến nay: Kế toán môi trường được nghiên cứu mở rộng sang các

nước đang phát triển Các tác giả đóng góp tiêu biểu cho lĩnh vực nghiên cứu này như là: C Deegan, ODonovan, Freedman và Stagliano, Cormier, Mobus, Gray, Chatterger, Aerts và Cornier

2.1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị môi trường (EMA)

Khái niệm về EMA được phát triển trong những năm 1990 là kết quả của sự công nhận tầm quan trọng của kế toán phát triển bền vững (Phan et al., 2017) Trong thuật ngữ “kế toán quản trị môi trường” có các cụm từ, đó là “kế toán”, “môi trường”, “quản trị”, “kế toán quản trị” và “quản lý môi trường” Sự hiểu được nghĩa của mỗi cụm từ sẽ là nền tảng để hiểu được khái niệm kế toán quản trị môi trường (Burritt, 2005, p.22)

 Môi trường – một khái niệm bao gồm các khía cạnh kinh tế và xã hội Do đó, sự cân nhắc về môi trường sẽ tiến gần hơn đến phát triển bền vững

 Quản trị - được đại diện bởi các chức năng (các hoạt động cụ thể của chu kỳ sống sản phẩm - từ nghiên cứu và phát triển, thông qua sản xuất tới sản phẩm), vai trò

Trang 33

(chủ thể quản lý - cấp cao, cấp trung, giám sát sản xuất, quản lý sản phẩm, kế toán, vv), hoặc đối tượng được quản lý (con người, vật thể, danh tiếng)

 Kế toán – hệ thống thu thập và sử dụng thông tin tiền tệ và phi tiền tệ (vật chất)

về tổ chức, việc sử dụng có thể bởi nhà quản lý bên trong và các bên liên quan bên ngoài tổ chức Báo cáo thông tin kế toán nếu là báo cáo tiền tệ thì thường được thể hiện bằng báo cáo tài chính, còn nếu là báo cáo phi tiền tệ thì được trình bày bằng báo cáo môi trường

 Quản lý môi trường - một quá trình quản lý liên quan đến việc cải tiến liên tục

 Kế toán quản trị - thường tập trung vào đo lường bằng tiền và phi tiền tệ để giúp người quản lý đưa ra quyết định nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

Phát triển bền vững ngày càng trở thành một phần mục tiêu của nhiều tổ chức, điều này dẫn đến việc áp dụng và sử dụng hệ thống EMA ngày càng nhiều (Ferreira et al., 2010) Hơn nữa, “để ra được quyết định phù hợp nhà quản trị cần phải có dòng thông tin mang tính chuyên biệt, thể hiện được đầy đủ nội dung, tính chất của thành quả kinh tế và môi trường nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững Từ đó, kế toán quản trị cần phải phát triển một bộ phận cấu thành riêng biệt với mục tiêu xử lý, cung cấp thông tin phục

vụ quản trị môi trường đó là kế toán quản trị môi trường” (Ngô Thị Hoài Nam, 2017, p.34)

Qua khảo sát lý thuyết, tác giả nhận thấy có rất nhiều khái niệm về kế toán quản trị môi trường được tác giả trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2 1: Tổng hợp một số khái niệm về kế toán quản trị môi trường

Trang 34

(1998 p.3-4)

(Tellus

Institute)

Kế toán quản trị môi trường là cách thức mà các DN ghi nhận việc

sử dụng vật liệu và CPMT trong hoạt động kinh doanh của mình

Kế toán nguyên vật liệu là một phương tiện ghi nhận dòng vật liệu xuyên suốt một dây chuyền thiết bị để mô tả các đầu vào và đầu ra cho mục đích của đánh giá cả hiệu quả nguồn lực và các cơ hội cải thiện môi trường Kế toán CPMT là cách thức mà các CPMT được nhận diện và phân bổ cho các dòng vật liệu và các dòng hiện vật khác trong các hoạt động của một DN

UNDSD (2001) Kế toán quản trị môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích

và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường

Bouma and

Correlj (2003)

EMA là tập hợp con của kế toán môi trường là hệ thống kế toán và

kỹ thuật cung cấp cho người ra quyết định và nhà quản lý thông tin tài chính và phi tài chính về công ty hoặc tổ chức và môi trường của

IFAC (1998),

dẫn lại theo

Kế toán quản trị môi trường là quá trình quản lý hoạt động kinh tế

và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện hệ thống kế

Trang 35

IFAC (2005,

p.19)

toán phù hợp với các vấn đề môi trường Kế toán quản trị môi trường thường đặc biệt liên quan đến chi phí theo chu kỳ sống, kế toán chi phí toàn bộ và đánh giá lợi ích, hiệu quả và lập kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường

Burritt and

Saka (2006)

Kế toán quản lý môi trường (EMA) là một công cụ quản lý môi trường tương đối mới được thiết kế ban đầu để theo dõi chi phí môi trường và các dòng chảy môi trường vật chất

Nguồn: Hiệu chỉnh và bổ sung từ Burrit (2005)

Như vậy, khái niệm về kế toán quản trị môi trường được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm trên đều nêu lên được mục đích của việc sử dụng thông tin kế toán quản trị môi trường là cho việc tính toán nội bộ tổ chức và ra quyết định Về bản chất, kế toán quản trị môi trường là sự phát triển tiếp theo của kế toán quản trị (Birkin, 1996) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa EMA của UNDSD (2001), theo đó kế toán quản trị môi trường được hiểu là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: thông tin vật chất về việc

sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải)

và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường (UNDSD, 2001)

2.1.1.3 Thông tin của kế toán quản trị môi trường

Theo cơ quan phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD, 2001), kế toán quản trị môi trường sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ đó là thông tin vật chất được gọi là EMA vật chất (PEMA) và thông tin tiền tệ gọi là EMA tiền tệ (MEMA)

EMA tiền tệ (MEMA)

MEMA tập trung vào thông tin về tác động của doanh nghiệp đối với môi trường thể hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ, ví dụ, chi phí phát sinh để xử lý chất thải (Burritt et al

Trang 36

2002) Nó cung cấp một công cụ quan trọng để theo dõi và xử lý các chi phí phát sinh

do các hoạt động của tổ chức liên quan đến môi trường (Burritt et al., 2002), như chi phí

mà công ty trả cho việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: nước, năng lượng) và các chi phí khác mà công ty thanh toán cho việc kiểm soát hoặc ngăn chặn thiệt hại về môi trường (Tsui, 2014)

EMA vật chất (PEMA)

PEMA cung cấp thông tin về tác động của doanh nghiệp gây ra môi trường được thể hiện dưới dạng đơn vị vật lý như kg (Burritt et al 2002) Những tác động môi trường được định lượng theo các đơn vị vật lý và có giá trị định mức vật lý cụ thể, chứ không thể định giá bằng tiền trên thị trường (Ngô Thị Hoài Nam, 2017) Tất cả các đầu vào vật

lý (năng lượng, nước và vật liệu) cuối cùng sẽ trở thành kết quả đầu ra (sản phẩm hoặc chất thải và khí thải), và đảm bảo rằng đầu vào vật lý và đầu ra nên được theo dõi để không có một lượng đáng kể nào thất thoát (IFAC, 2005) Thông tin vật chất sẽ được sử dụng để tạo ra các chỉ số hoạt động môi trường (EPI), từ đó giúp các nhà quản lý đặt ra các mục tiêu môi trường và báo cáo hiệu quả môi trường (Tsui, 2014) Bảng 2.2 sau đây

sẽ cung cấp một khung lý thuyết toàn diện về thông tin liên quan đến kế toán quản trị môi trường

Trang 37

Bảng 2 2: Thông tin về EMA

Kế toán quản trị môi trường (EMA)

Trọng tâm ngắn

hạn

Trọng tâm dài hạn

Trọng tâm ngắn hạn

Trọng tâm dài hạn

chí phí động, chi phí tổng hợp, chi phí hoạt biến đổi)

Chi phí vốn và doanh thu cho môi trường

Kế toán dòng nguyên liệu và năng lượng (tác động ngắn hạn đến môi trường - sản phẩm, phòng ban và công ty)

Kế toán tác động vốn môi trường (hay tự nhiên)

Thông

tin rời

rạc

Đánh giá trước và sau các quyết định chi phí môi trường có liên quan

Chi phí môi trường vòng đời sản phẩm (và mục tiêu) Đánh giá đầu tư của từng

dự án trước đây

Đánh giá trước

và sau các tác động môi trường ngắn hạn (ví dụ tại xưởng hoặc sản phẩm)

Kiểm kê vòng đời sản phẩm Hậu đánh giá đầu

tư của việc thẩm định đầu tư môi trường vật chất

Hoạch định tài chính môi trường dài hạn

Ngân sách môi trường không bằng tiền (dòng

và lưu kho) (vd:

lập ngân quĩ hoạt động

Hoạch định môi trường vật chất dài hạn

Trang 38

Lập ngân quĩ vốn môi trường bằng tiền (kho)

nguyên liệu và năng lượng)

Thông

tin rời

rạc

Các chi phí môi trường liên quan (vd : đơn hàng đặc biệt, khó khăn giữa chủng loại sản phẩm và công suất)

Thẩm định đầu tư môi trường tiền

tệ Lập ngân quỹ môi trường vòng đời sản phẩm và định giá mục tiêu

Các tác động môi trường có liên quan (vd:

các khó khăn trước mắt của hoạt động)

Thẩm định đầu tư môi trường phi tiền tệ Phân tích vòng đời của dự án cụ

thể

Nguồn: (Burritt et al., 2002)

2.1.1.4 Lợi ích của việc sử dụng kế toán quản trị môi trường

Có nhiều lợi ích liên quan đến việc áp dụng EMA Chúng bao gồm giảm chi phí, cải thiện giá thành sản phẩm, thu hút nguồn nhân lực và cải thiện danh tiếng (T.sui, 2014) EMA cho phép các công ty phát triển các quy trình hiệu quả hơn và cũng dẫn đến đổi mới quy trình (Ferreira et al., 2010) Kế toán quản trị chi phí môi trường giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế của kế toán quản trị truyền thống đối với việc cung cấp thông tin về chi phí môi trường gắn với hoạt động của doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017) Một số lợi ích mang lại từ các hoạt động EMA:

 Xác định các cơ hội tiết kiệm chi phí

 Cải thiện kết hợp sản phẩm và các quyết định về giá

 Tránh chi phí trong tương lai liên quan đến quyết định đầu tư

Trang 39

 Cải thiện hiệu suất môi trường

(Burritt et al., 2002; Deegan, 2003; Ferreira et al., 2010)

Trong nghiên cứu của Gibson and Martin (2004) cho thấy EMA mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức, cụ thể là 8 lợi ích sau:

 Cung cấp thông tin tốt hơn phục vụ quá trình ra quyết định

 Phát hiện cơ hội tăng lợi nhuận

 Cải thiện giá bán sản phẩm

 Lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài

 Xây dựng lợi thế cạnh tranh

 Nâng cao giá trị thương hiệu

 Giữ chân và thu hút nhân viên

 Mang lại lợi ích cho xã hội

Tóm lại, ngày nay môi trường đang trở thành vấn đề thời sự có tính chất toàn cầu Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi trường và mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững đã dẫn đến kế toán quản trị môi trường được vận dụng và sử dụng EMA là công cụ hữu hiệu để giải quyết những áp lực của cộng đồng và xã hội nhằm đạt tới sự hợp pháp trong hoạt động, nâng cao vị thế và hình ảnh nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh chiến lược đồng thời kiểm soát chi phí để đạt được lợi ích kinh tế - môi trường (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017), làm tăng giá trị cho hệ thống kế toán quản trị truyền thống và cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp để quản lý và cải thiện thành quả, tiến tới phát triển bền vững (IFAC, 2005)

Trang 40

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) gần đây định nghĩa lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng và hướng dẫn người khác hướng tới xây dựng và đạt được một tầm nhìn chung (Gregoire et al., 2004)

Lãnh đạo được xem là một nhân tố ảnh hưởng chính đến thành quả của tổ chức, người quản lý và nhân viên Các nghiên cứu trước đã cố gắng xác định các phong cách lãnh đạo hiệu quả (dân chủ, định hướng xã hội hoặc định hướng mục tiêu) và liên kết chúng với các khía cạnh khác nhau của thành quả tổ chức (Vigodagadot, 2007)

Tannenbaum et al (1961) trích trong nghiên cứu của (Bass, 1990) đã định nghĩa lãnh đạo là ảnh hưởng giữa các cá nhân, thực hiện trong một tình huống, và chỉ đạo, thông qua quá trình giao tiếp, hướng tới việc đạt mục tiêu hay mục tiêu cụ thể Lãnh đạo là một quá trình tương tác giữa các cá nhân và các nhóm bao gồm một tình hình có cấu trúc hoặc tái cấu trúc

Nghiên cứu của Gregoire et al (2004) tổng hợp định nghĩa lãnh đạo được phản ánh trong

100 năm qua Các định nghĩa về lãnh đạo được thể hiện trong bảng 2.3 sau đây

Ngày đăng: 05/02/2019, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017. Kế Toán Quản Trị Chi Phí Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Chế Biến Dầu Khí Thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế Toán Quản Trị Chi Phí Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Chế Biến Dầu Khí Thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam
8. Huỳnh Lợi, 2008. Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
11. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, 593 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội
13. Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016. Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các doanh nghiệp việt nam. Tạp chí Tài chính, 1, 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính
14. Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam Việt Nam
15. Nguyễn Trần Hà Mi, 2015. Tác động của thực tiến quản trị nguồn nhân lực và loại hình sở hữu đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của thực tiến quản trị nguồn nhân lực và loại hình sở hữu đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại TP.HCM
17. Ngô Thị Hoài Nam, 2017. Kế Toán Quản Trị Chi Phí Môi Trường Tại Các Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế Toán Quản Trị Chi Phí Môi Trường Tại Các Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Việt Nam
20. Trần Ngọc Hùng, 2016. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
21. Trịnh Hiệp Thiện, 2010. Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Vào Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.Danh mục tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Vào Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam
3. Abernethy, M. A., Bouwens, J. & Van Lent, L. 2010. Leadership and control system design. Management Accounting Research, 21, 2-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Accounting Research
5. Avolio, B. J., Bass, B. M. & Jung, D. I. 1999. Re‐examining the components of transformational and transactional leadership using the Multifactor Leadership. Journal of occupational and organizational psychology, 72, 441-462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of occupational and organizational psychology
6. Barrow, J. C. 1977. The variables of leadership: A review and conceptual framework. Academy of Management Review, 2, 231-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Academy of Management Review
7. Bass, B. M. 1990. From transactional to transformational leadership: Learning to share the vision. Organizational dynamics, 18, 19-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational dynamics
8. Bass, B. M. & Avolio, B. J. 1990. Developing transformational leadership: 1992 and beyond. Journal of European industrial training, 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of European industrial training
9. Bass, B. M. & Bass, R. 2009. The Bass handbook of leadership: Theory, research, and managerial applications, Simon and Schuster Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Bass handbook of leadership: Theory, research, and managerial applications
10. Bouma, J. J. & Van Der Veen, M. 2002. Wanted: A theory for environmental management accounting. Environmental management accounting: Informational and institutional developments. Springer Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental management accounting: Informational and institutional developments
12. Burritt, R. L. 2004. Environmental management accounting: roadblocks on the way to the green and pleasant land. Business Strategy and the Environment, 13, 13-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Strategy and the Environment
13. Burritt, R. L. 2005. Challenges for environmental management accounting. Implementing environmental management accounting: Status and challenges. Springer Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing environmental management accounting: Status and challenges
14. Burritt, R. L., Hahn, T. & Schaltegger, S. 2002. Towards a comprehensive framework for environmental management accounting—Links between business actors and environmental management accounting tools. Australian Accounting Review, 12, 39- 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australian Accounting Review
15. Burritt, R. L. & Saka, C. 2006. Environmental management accounting applications and eco-efficiency: case studies from Japan. Journal of Cleaner Production, 14, 1262-1275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Cleaner Production

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w