1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

22 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 46,87 KB

Nội dung

+ Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật+ Trình bày được cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh+ Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

Trang 1

3 Nội dung chi tiết

- Nội dung 1: Khái niệm cảm ứng ở động vật

+ Khái niệm cảm ứng ở động vật

+ Các thành phần trong một cung phản xạ

+ Phân biệt cảm ứng và phản xạ

- Nội dung 2: Cảm ứng ở các động vật hệ thần kinh dạng lưới

+ Cấu tạo của hệ thần kinh

+ Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

- Nội dung 3: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch+ Cấu tạo của hệ thần kinh

+ Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

- Nội dung 4: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

+ Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống

+ Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

4 Thời lượng

- Ở nhà: 1 tuần nghiên cứu và tìm tài liệu “Cảm ứng ở động vật”

- Số tiết học trên lớp: 2 tiết

+ Tiết 1 : Nội dung 1, 2, 3

+ Tiết 2 : Nội dung 4

5 Đối tượng : Học sinh lớp 11

6 Kế hoạch dạy chuyên đề

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ “ CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT”

I MỤC TIÊU

Sau khi học xong chuyên đề này học sinh phải

1 Kiến thức

+ Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật

+ Trình bày được cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng củađộng vật có hệ thần kinh dạng lưới

+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứngcủa động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống

+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh

+ Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

2 Kỹ năng

Rèn các kỹ năng:

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm

+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

+ Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên internet, sử dụng công nghệ thông tintrong học tập

+ Vận dụng kiến thức bài học xử lí các tình huống thực tiễn liên quan

4 Định hướng các năng lực được hình thành

Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập trong chuyên đề này, họcsinh được định hướng hình thành các năng lực sau

+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác được hình thành thông qua việc thựchiện các nhiệm vụ cá nhân và các nhiệm vụ của nhóm Sau các hoạt động HStrình bày kết quả, được tự đánh giá và tham gia nhận xét, đánh giá lẫn nhau, trực

Trang 3

tiếp nhận phản hồi từ GV và các bạn trong lớp…giúp các em hình thành và củng

cố năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, ứng xử và năng lực tự quản lí bản thân

+ Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống

+ Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức

+ Năng lực thu nhận và xử lí thông tin

1 Năng lực tự học, hợp tác - Tự nghiên cứu sách giáo khoa, thảo

luận nhóm hình thành kiến thức: cungphản xạ, phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện, cấu tạo và hoạt động của cảm ứng ở các đối tượng động vật

2 Năng lực giải quyết vấn đề - Tự tìm kiếm các ví dụ thực tiễn về

các dạng phản xạ ở người và động vật Xác định dạng phản xạ Từ đó hình thành nhiều kỹ năng thực tế

3 Năng lực sử dụng công nghệ

thông tin

- Học sinh về nhà tự tìm kiếm video

về cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật rồi trình chiếu

4 Năng lực thuyết trình, biểu

5 Năng lực tư duy - Phân tích được mối quan hệ giữa

cấu tạo và hình thức cảm ứng của các đối tượng động vật

- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện Tự lấy đượccác ví dụ thực tế

Trang 4

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn

- Hình 26.1, 26.2, 27.1, 27.2 và các hình ảnh liên quan tìm kiếm trên internet

khoang

Động vật Ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp

Cấu tạo hệ thần kinh Các tế bào thần kinh

nằm rải rác trong cơ thể liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, mạng lưới tế bào thần kinh

Các sợi thần kinh liên hệvới tế bào cảm giác và tếbào biểu mô cơ

Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh nối với nhau bởi các dây thần kinh

chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài

cơ thể

Hình thức cảm ứng Khi bị kích thích, thông

tin truyền từ tế bào cảm giác  mạng lưới thần kinh  các tế bào biểu

mô cơ  cả cơ thể co lại

Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của mộtvùng xác định của cơ thể

Trang 5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Phân biệt tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Đặc điểm Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

Trang 6

Bẩm sinh, có tính bền vững -Hình thành trong đời sống

-Do học tập, rèn luyện khôngbền, dễ bị mất

2 Khả năng

di truyền

Có di truyền, mang tính chủng loại

Không di truyền, mang tính

cá thể3.Bộ phận

2 Chuẩn bị của học sinh

- Đọc và nghiên cứu trước các bài cảm ứng ở động vật

- Tìm kiếm video cảm ứng động vật, thực vật trên mạng internet

- Bài báo cáo video của nhóm

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ Nhóm 2, 4: Tìm kiếm hình ảnh những phản xạ có điều kiện ở người và động vật-> nêu các đặc điểm của phản xạ không điều kiện -> làm bài trình chiếupowerpoint để báo cáo trước lớp

- Học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trước bài dạy 1 tuần

B HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

* Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động

1 Mục đích

Trang 7

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh

- Bộc lộ những hiểu biết, kiến thức học sinh thu tập được về cảm ứng của độngvật khác biệt với thực vật như thế nào

- Kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá kiến thức trong bài học

- Định hướng cho học sinh những nội dung sẽ được học trong chuyên đề

3 Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh.

- HS trình bày được video của nhóm mình đã chuẩn bị

- HS ăn miếng chanh sẽ đủ biểu hiện để kích thích phản xạ ở những học sinh kháctrong lớp

4 Kỹ thuật tổ chức

- HS lên trình bày video, các HS khác ở dưới quan sát Sau hai video về cảm ứngcủa động vật và thực vật, giáo viên yêu cầu các HS trả lời câu hỏi: Cảm ứng độngvật khác gì cảm ứng thực vật (tốc độ cảm ứng) lí do vì sao?

- HS trả lời câu hỏi: Tốc độ cảm ứng của động vật nhanh hơn thực vật vì động vật

có hệ thần kinh

- GV dẫn dắt vào bài

* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

1 Mục đích

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật, sự khác biệt với cảm ứng ở thực vật

- Nêu được các thành phần trong một cung phản xạ

- Phân biệt phản xạ với cảm ứng của bộ phân tách rời

- Phân biệt được cấu tạo, hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thầnkinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống

Trang 8

- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ không điều kiện Lấy đượccác ví dụ minh họa tương ứng.

- HS tự rút ra khái niệm cảm ứng động vật qua video trong hoạt động khởi động

- HS quan sát hình ảnh, hoạt động nhóm hoặc cá nhân nêu các thành phần trongmột cung phản xạ

II Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh

- Học sinh hoạt động nhóm và quan sát hình ảnh hoàn thành phiếu học tập số 1(phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch ) Qua đó rút ra cấu tạo và hoạt động cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 ( phân biệt phản xạ có điềukiện và không có điều kiện ) thông qua việc nêu các ví dụ về hai dạng phản xạ đểtìm ra sự khác biệt

4 Kỹ thuật tổ chức

GV chiếu hình ảnh một số động vật cảm

ứng với môi trường: Chim xẻ xù lông khi

trời lạnh, chó thè lưỡi khi trời nóng

GV cho HS phát biểu rút ra khái niệm cảm

tay khi kim nhọn đâm vào ngón tay dưới

dạng sơ đồ câm và trả lời câu lệnh trong

sách giáo khoa

I Khái niệm cảm ứng ở động vật

- Cảm ứng là khả năng tiếpnhận kích thích và phản ứng lạicác kích thích từ môi trường sống -> sinh vật tồn tại, phát triển

- Ở động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng là những phản xạ

Trang 9

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Một bạn lỡ chạm tay vào gai nhọn và có

phản ứng rụt tay lại Hãy chỉ ra tác nhân

kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích,

bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin,

bộ phận thực hiện phản ứng của hiện

tượng trên?

HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

- GV chính xác hóa nội dung và giới thiệu

các thành phần của cung phản xạ

- GV cho HS quan sát 2 video : kích thích

vào đùi con ếch còn sống và đùi tách rời

khỏi cơ thể Yêu cầu HS:

Nêu hiện tượng xảy ra? Hiện tượng nào

không phải là phản xạ? Giải thích?

HS suy luận trả lời được: cả 2 video đều có

hiện tượng co cơ Co cơ ở ếch còn sống là

phản xạ vì có sự điều khiển của hệ thần

kinh

- GV cho HS so sánh phạm vi của cảm ứng

và phản xạ

GV chiếu hình ảnh sự tiến hóa của hệ thần

kinh với các đại diện điển hình của từng

Động vật có

hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin

+ Đường dẫn truyền ra

+ Bộ phận thực hiện phản ứng

II Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

1 Động vật có hệ thần kinh dạng lưới

2 Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Đáp án phiếu học tập số 1

Trang 10

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

tốn năng

lượng

HS hoạt động 4 nhóm theo sự chỉ đạo của

giáo viên Các nhóm hoàn thành nội dung

phiếu trong 6 phút Nhóm nào hoàn thành

trước được cộng điểm

Sau khi hoàn thiện các nhóm nộp sản phẩm

cho giáo viên GV mời đại diện 2 nhóm lên

trình bày cảm ứng ở 2 nhóm động vật, sau

đó giáo viên trình chiếu đáp án phiếu học

tập cho các nhóm chấm chéo và cho điểm

GV cho HS quan sát H27.1 SGK rồi trình

chiếu hình ảnh lên màn hình Yêu cầu HS :

Nêu các thành phần cấu tạo hệ thần kinh

dạng ống ở các ô trống trong hình vẽ

HS trả lời sau đó giáo viên chỉnh sửa nếu

chưa chính xác

GV chiếu hai hình ảnh tương ứng với 2

dạng phản xạ rồi đưa ra hệ thống câu hỏi

Hình 1 ( H27.2 )

Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai

nhọn và có phản ứng rụt tay lại

- Thành phần tham gia ?

- Tại sao khi chạm tay vào gai nhọn

lại rụt tay lại?

- Đây là kiểu phản xạ gì?

GV gợi ý cho HS

- Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: Thụ

quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần

kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây

thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay

- Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón

3 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

- Đại diện: động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú và người

- Cấu tạo: Một số lượng lớn tế bào thần kinh tập trung lại thành ống nằm dọc ở phía lưng của cơ thể Bao gồm:

+ Thần kinh trung ương: não bộ

và tủy sống+ Thần kinh ngoại biên: hạch thần kinh và dây thần kinh

- Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

Cảm ứng theo nguyên tắc: phảnxạ

Phản xạ gồm:

+ phản xạ có điều kiện+ phản xạ không điều kiện

Trang 11

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả

động vật và người Khi kim châm vào tay,

thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ

đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón

tay lại

- Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện

vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có

đặc trưng cho loài và rất bền vững

Hình 2 : Hình ảnh một con chó dại

Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một

con chó dại ngay trước mặt

- Bạn sẽ có phản ứng (hành động) gì?

- Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích

thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết

định hành động, bộ phận thực hiển của

phản xạ tự vệ khi gặp chó dại

- Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn

ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó

dại

- Đây là phản xạ không điều kiện

hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi và

phận điều khiển hành động là não, bộ phận

thực hiện là cơ chân, tay

+ Các suy nghĩ diễn ra trong đầu như: nên

làm thế nào bây giờ, chó dại có vi trùng

gây bệnh dại, nếu bị cắn có thể chết, nên

bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy

chó sẽ đuổi

+ Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua

học tập rút kinh nghiệm mới biết được chó

dại có biểu hện như thế nào, dựa vào kinh

nghiệm đã có mà mỗi người có cách xử lí

khác nhau

Trang 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HS hoàn thành phiếu học tập số 2

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản

xạ không điều kiện

Đặc điểm Phản xạ

không điều kiện

Phản xạ

có điều kiện

Sau đó GV cho các nhóm HS lấy các ví dụ

về phản xạ có điều kiện hoặc không điều

kiện Sau đó GV chiếu lên màn hình các ví

dụ, yêu cầu HS phân loại phản xạ, GV

chỉnh sửa nếu chưa chính xác

Trang 13

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Chẳng dại gì

chơi đùa với lửa

x

Cấu tạo của hệ thần kinh có liên quan như

thế nào đến việc thực hiện phản xạ ở động

vật?

GV cho HS nêu ý nghĩa của phản xạ có

điều kiện

HS nêu được : Phản xạ có điều kiện (phản

xạ học được) có tính mềm dẻo, thích nghi

với điều kiện sống giúp cơ thể tồn tại và

phát triển được

Động vật có hệ thần kinh càng phức tạp thì :

- Số lượng phản xạ càng nhiều,

- Phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng,

- Hình thức phản ứng càng phong phú, đa dạng

- Số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều

* Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập

- Câu hỏi trắc nghiệm

+ Xác định ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuối hạch so với với thần kinh dạnglưới

+ Xác định phản xạ trong số các ví dụ được đưa ra

Trang 14

+ Câu hỏi liên quan đến đặc điểm hệ thần kinh một ngành động vật

+ Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống…

Cụ thể như sau

* Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh

GV để các ô sắp xếp lộn xộn và chia làm 2 cột, HS phải sắp xếp lại cho đúng các

ý ở hai cột phù hợp với nhau

Thần kinh dạng lưới ở ruột khoang

Phản ứng định khu, thiếu chính xác

Phản ứng chính xác, mau lẹ, phức tạp

Phản ứng toàn thân, thiếu chính xác

Phản ứng định khu, chính xác hơn.Đáp án :

Thần kinh dạng lưới ở ruột khoang

Thần kinh dạng chuỗi hạch ở giun

Phản ứng chính xác, mau lẹ, phức tạp

* Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 : Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A Cơ, tuyến Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmHệ thần kinh (HTK)

B Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmCơ, tuyếnHTK

Trang 15

C HTKThụ thể hoặc cơ quan thụ cảmCơ, tuyến

D Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmHTKCơ,tuyến

Câu 2.Những thành phần nào sau đây là thành phần của một cung phản xạ?

A Tế bào thần kinh, tủy sống và cơ quan vận động

B Tế bào thần kinh, cơ quan vận động và cơ quan thụ cảm

C Tế bào thần kinh, trung ương thần kinh và cơ quan thụ cảm

D Trung ương thần kinh, cơ quan thụ cảm và cơ quan vận động

Câu 3.Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm của phản xạ không điều kiện?

A Phức tạp vì là hoạt động thần kinh bậc cao

B Đơn giản vì là hoạt động thần kinh bậc thấp

C Phức tạp do có lượng lớn tế bào thần kinh tham gia

D Đơn giản vì hình thành các đặc điểm thích nghi cho sinh vật

Câu 4 Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh chuỗi hạch

A.Sứa, san hô, hải quỳ

B.Giun đất, bọ ngựa, cánh cam

C Cá, ếch, thằn lằn

D.Trùng roi, amip

Câu 5 Đáp án nào sau đây không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch so với hệ thần kinh dạng lưới?

A Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh cùa động vật tăng lên

B Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành những mốiliên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường

C Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểmthì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng

D Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vậtphản ứng chính xác hơn tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới

Câu 6 Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

B của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

Trang 16

C định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

D của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

Câu 7 : Tính cảm ứng của động vật có sự tham gia của HTK được gọi là :

A Tập tính B Ứng động C Phản xạ D Phản ứng

Câu 8 Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa

(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

Câu 9 Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự nào sau đây?

A Tế bào cảm giác tế bào biểu mô cơmạng lưới TK

B Tế bào biểu mô cơ tế bào cảm giácmạng lưới TK

C Tế bào cảm giác  mạng lưới TK  tế bào biểu mô cơ

D Mạng lưới TK  tế bào cảm giác  tế bào biểu mô cơ

Câu 10 Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi

bị kích thích vì

A số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D các hạch thần kinh liên hệ với nhau

3 Dự kiến sản phẩm học sinh

- Học sinh có thể sắp xếp chưa chính xác, sau đó GV sẽ hỗ trợ

- Các nhóm trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới hình thức thi phản ứngnhanh Nhóm nào sai thì nhóm còn lại không được trả lời nữa Dự kiến có thể cónhóm sẽ trả lời sai, GV sẽ đưa ra đáp án đúng

Ngày đăng: 01/02/2019, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w