6. Tổng quan tài liệu tham khảo
2.3. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN ĐẾN (GIAI ĐOẠN 2011 - 2020)
Trong 5 năm qua (2006 - 2011) nền kinh tế của tỉnh Phú Yên tăng trƣởng trung bình hàng năm 12,44%; giai đoạn 2012 - 2020, dự báo kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trƣởng cao (13 - 15,3%). Đây là những điều kiện thuận lợi để tăng vốn đầu tƣ cho đào tạo nhân lực, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực nhằm thỏa mãn thị trƣờng lao động sôi động, sẽ đòi hỏi cả về số lƣợng và chất lƣợng lao động đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trƣởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tới. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2020.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng tƣơng ứng của cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp là 40% - 40% - 20% và đến năm 2020 là: 43% - 47% - 10%. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, làm cho số lao động cần chuyển đổi ngành nghề do di dời, giải tỏa, mất đất sản xuất… và lao động tăng thêm hằng năm, lao động dôi dƣ là những áp lực trong đào tạo nhân lực, giải quyết việc làm. Điều đó đòi hỏi cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực KH&CN nói riêng, trong giai đoạn tới phải điều chỉnh để đáp ứng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa nói
trên. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN các ngành Dịch vụ (giáo dục - đào tạo; y tế; tài chính - ngân hàng; du lịch…), Công nghiệp - Xây dựng sẽ tăng mạnh hơn so với các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của tỉnh. Phú Yên đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, với trọng tâm là lọc, hóa dầu gắn với Khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà theo hƣớng đa ngành, đa chức năng; là cực phát triển quan trọng, trung tâm giao thƣơng quốc tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 Khu công nghiệp tập trung, diện tích 387 ha và các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 10 - 20 ha ở các huyện. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã đầu tƣ đi vào hoạt động có hiệu quả nhƣ: Công ty cổ phần Pymepharco; Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu; Nhà máy đƣờng KCP của Ấn Độ; Nhà máy đƣờng Tuy Hoà; Công ty Thai Nakorn Patana; Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh; nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ … đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tƣ, ƣu tiên sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi phải chuẩn bị nguồn lao động nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng đáp ứng đƣợc sự đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN khối kỹ thuật - công nghệ tăng mạnh; nhân lực KH&CN nhóm ngoài công lập sẽ tăng tỷ trọng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế, nguồn vốn và nguồn lao động có nhiều điều kiện để dịch chuyển giữa các quốc gia, các khu vực, vùng miền. Đây là thời cơ quan trọng để tỉnh Phú Yên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp lọc hóa dầu, đóng tàu, thu hút nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế tri thức, có tác động tích cực đến phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động; trong lĩnh vực đào tạo sẽ có nhiều cơ hội liên kết để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,
đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lƣợng đào tạo quốc tế và khu vực. Với lợi thế là một trung tâm đào tạo lớn của khu vực và của cả nƣớc, dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN trong lĩnh vực đào tạo tiếp tục tăng.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, tuổi thọ trung bình của các công nghệ ngày càng rút ngắn do các công nghệ mới tiên tiến hơn liên tục đƣợc tạo ra thay thế cho các công nghệ cũ lạc hậu hơn. Đây là một thách thức không nhỏ đối với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc thời kỳ 2011- 2020 chọn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao là khâu đột phá. Vì vậy, các ngành, các cấp quan tâm ƣu tiên đầu tƣ lớn hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN.
Dự báo chung về nhu cầu nhân lực KH&CN tỉnh Phú Yên
Nhƣ vậy, những vấn đề trình bày trên đây cho thấy nhu cầu về nhân lực KH&CN trong giai đoạn tới (2011 - 2020) sẽ tiếp tục tăng mạnh để đáp ứng các đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung, sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Phú Yên nói riêng.
Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN của tỉnh tăng nhanh (trên 18%/năm), có sự điều chỉnh ngành nghề để phù hợp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Dự báo sự điều chỉnh trong cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực KH&CN sẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng nhóm ngành Dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ giáo dục - đào tạo; dịch vụ du lịch; dịch vụ chăm sóc sức khỏe…), Công nghiệp - Xây dựng (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao); giảm tỷ trọng nhóm ngành Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp (số tuyệt đối nhân lực KH&CN của ngành này vẫn tăng, nhƣng tăng chậm hơn các nhóm ngành khác nên tỷ trọng
trong tổng số nhân lực KH&CN sẽ giảm).
Hiện nay nƣớc ta đang tiến hành cải cách hành chính theo hƣớng tiến tới một nền hành chính tinh gọn, hiện đại; việc tinh giảm biên chế đang đƣợc triển khai thực hiện trên toàn quốc, trong khi nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đang khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập phát triển. Dự báo, nhu cầu nhân lực KH&CN do tỉnh quản lý vẫn tăng, nhƣng có tốc độ tăng chậm; tỷ trọng nhóm nhân lực KH&CN do trung ƣơng quản lý (chủ yếu ở Đại học xây dựng Miền Trung, Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, Học viện Ngân hàng phân viện Phú Yên, các viện nghiên cứu đóng trên địa bàn tỉnh) và nhóm nhân lực KH&CN ngoài công lập đều tăng mạnh.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Tỉnh Phú Yên trong quá trình xây dựng và phát triển, nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào cho nên trong những năm qua tỉnh đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị - an ninh quốc phòng; có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về lƣợng và chất. Một trong những yếu tố quyết định nên những thành công đó là Phú Yên đã quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đặc biệt là phát huy nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phƣơng.
Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Phú Yên đƣợc chia làm 3 nhóm: Nhóm nhân lực KH&CN do địa phƣơng quản lý; Nhóm nhân lực KH&CN do trung ƣơng quản lý (là đội ngũ cán bộ, viên chức của các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu đóng trên địa bàn Tỉnh); Nhóm nhân lực KH&CN không thuộc biên chế của các cơ quan Đảng, chính quyền, đơn vị sự nghiệp công lập (nhóm nhân lực KH&CN ngoài công lập).
Để tăng cƣờng nguồn nhân lực KH&CN cho các nhóm này. Trong thời gian qua tỉnh đã tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp, quy hoạch các cơ sở giáo dục ngày càng chuẩn và hiện đại đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Hiện nay Phú Yên có 2 trƣờng Đại học là trƣờng Đại học Phú Yên và trƣờng Đại học Xây dựng miền Trung; 2 trƣờng Cao đẳng là Cao đẳng Xây dựng số 3 và trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. Ngoài ra, tỉnh còn có Học viện Ngân hàng (Phân viện Phú Yên) tập trung đào tạo ở lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và 1 trƣờng Trung học y tế.
Tuy nhiên nguồn nhân lực KH&CN của Phú Yên chất lƣợng thấp, do đó trong sản xuất khó áp dụng đƣợc thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động thấp. Việc phát hiện, sử dụng cán bộ trẻ, chuyên gia giỏi và thu hút nhân tài còn hạn chế; cơ chế chính sách chƣa đồng bộ…
Việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật thông qua đào tạo chƣa phù hợp về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng. Sự phân phối và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật chƣa phù hợp với yêu cầu và tiềm năng phát triển, cơ chế chính sách đào tạo, tuyển dụng và sử dụng còn nhiều bất cập. Thực trạng đó đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hƣớng tới tỉnh công nghiệp năm 2020, Phú Yên phải tìm ra những bƣớc đột phá trong giải pháp thực hiện để tiến trình phát triển của mình trong quá trình thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN
ĐẠI HOÁ Ở TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2020
3.1.1. Quan điểm định hƣớng
a. Quan điểm định hướng chung
Trên cơ sở Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 31/10/2012 Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ; Quyết định số 4009/QĐ – BKHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2011 về quy hoạch phát triển nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ… định hƣớng chung về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là:
- Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nƣớc và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Đầu tƣ cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tƣ cho
phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ [24].
- Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nhằm thực hiện thành công mục tiêu của định hƣớng phát triển khoa học và công nghệ các giai đoạn 2011- 2015 và 2015 - 2020; của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ vừa đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu ngành, khu vực, vừa đảm bảo theo hƣớng tập trung phát triển nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ ƣu tiên. Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ vừa có tính chiến lƣợc dài hạn, vừa có tính thƣờng xuyên liên tục, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ bảo đảm gắn liền với việc quản lý và sử dụng, trọng dụng nhân lực nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức ngành khoa học công nghệ. Phát triển khoa học và công nghệ phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế [5].
b. Quan điểm định hướng cụ thể đối với việc phát huy nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên
- Phát triển nhân lực KH&CN nhằm góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. (Chƣơng trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch 60/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Chƣơng trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 22/01/2013 của Tỉnh ủy Phú Yên về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của tỉnh, mang tính liên ngành, liên vùng, có giá trị khoa học, thực tiễn và có tính khả thi. Kết quả
nghiên cứu có khả năng áp dụng vào sản xuất và cuộc sống, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phù hợp với Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ (Quyết định 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ) [47].
- Phát triển nhân lực KH&CN vừa đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu theo ngành, vừa đảm bảo theo hƣớng tập trung phát triển nhân lực cho các lĩnh vực ƣu tiên có lợi thế so sánh của tỉnh, tập trung cho các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - du lịch…), công nghiệp (chế biến, chế tác), xây dựng (quản lý đô thị, kiến trúc).
- Phát triển nhân lực KH&CN bảo đảm gắn liền với việc quản lý và sử dụng, trọng dụng nhân lực nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân lực KH&CN.
- Phát triển nhân lực KH&CN phải gắn với yêu cầu của hội nhập và phát triển. - Phát triển nhân lực KH&CN là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội (Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức và ngƣời dân); nhiệm vụ này phải đƣợc hệ thống chính trị quan tâm xây dựng và phát triển thƣờng xuyên.
3.1.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đƣợc đội ngũ nhân lực KH&CN đủ về số lƣợng, đạt trình độ khá trong khu vực và dần tiếp cận với trình độ tiên tiến của cả nƣớc; có cơ cấu trình độ, ngành nghề hợp lý; vừa đảm bảo quy hoạch chung về phát triển nhân lực của tỉnh, vừa tập trung cho các lĩnh vực KH&CN ƣu tiên. Đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
b. Mục tiêu cụ thể
KH&CN do tỉnh quản lý đến năm 2015 tăng 5-6 nghìn ngƣời, trong đó số nhân lực trên đại học khoảng 0,115%, đến năm 2020 đạt 0,12%. Trọng tâm phát triển nhân lực cho các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, y dƣợc, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
Đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ KH&CN đủ năng lực để quản lý, điều hành, tiếp nhận và làm chủ dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên phát triển của tỉnh.
Đến năm 2015, đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu