Vai trò của việc phát huy nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (full) (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu tham khảo

1.2.2. Vai trò của việc phát huy nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- CNH, HĐH đất nước là con đường tất yếu phải trải qua trong thời kỳ quá độ lên CNXH và nó càng trở nên cấp thiết đối với nước ta - một nước không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa (TBCN), nền sản xuất lạc hậu, chủ yếu là lao động nông nghiệp lại trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá, xuất phát điểm đi lên CNXH rất thấp.

Nghị quyết Trung ƣơng khoá VII chỉ rõ:

“Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nƣớc ta là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động và công nghệ phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

định “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại…” và “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”. Để thực hiện mục tiêu đó cần “Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo cán bộ khoa học ở trong và ngoài nƣớc” [16, tr. 81,85,105].

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta tiếp tục xác định “Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm …” và “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc…” [20, tr. 91- 92].

Đặc biệt, tại Đại hội X, Đảng ta bổ sung quan điểm “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” và nhấn mạnh: “Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức”, “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ” [22, tr. 87, 98].

Đại hội XI đề ra đƣờng lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và “cần phải phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nƣớc; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trƣởng” [23, tr. 218] và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ phải đƣợc xác định là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt động của các ngành, các cấp - trong đó “Đầu tƣ cho nhân lực khoa học và

công nghệ là đầu tƣ cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ” [24, tr. 3].

Thực tiễn đã khẳng định, nhân tố con ngƣời luôn giữ vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Các nguồn lực khác thƣờng có giới hạn, chỉ nguồn lực con ngƣời là vô hạn. Hơn nữa, để khai thác, phát huy tốt hiệu quả các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội cần có nguồn nhân lực có trình độ, năng lực. Có thể khẳng định, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng có tác động to lớn đến thành công của công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc.

- Phát triển nhân lực KH&CN thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - một trong những cơ sở quan trọng thực hiện thành công CNH, HĐH đất nƣớc.

Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới gần 30 năm qua đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, thúc đẩy việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, lôi cuốn tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị.

Phát triển nguồn nhân lực KH&CN là một giải pháp hữu hiệu để chúng ta có thể từng bƣớc vƣợt qua những thách thức đó nhằm nâng cao sự hấp dẫn đối với đầu tƣ của nƣớc ngoài, khai thác và phát huy hiệu quả các hoạt động đầu tƣ, xuất, nhập khẩu hàng hóa, công nghệ, tham gia tích cực vào sự phân công lao động quốc tế. Đặc biệt, với tỉnh Phú Yên có truyền thống và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển.

Phát triển nguồn nhân lực tạo ra khả năng di chuyển dễ dàng lao động Việt Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế, do đó có tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, điều đó tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao

động kỹ thuật sang các nƣớc thành viên WTO nhƣ: Mỹ, Canada và các nƣớc việc đào tạo nhân lực có chất lƣợng cao.

- Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả hơn phương tiện kỹ thuật hiện có và thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc đòi hỏi tất cả các bƣớc, các khâu của quá trình này đều gắn với phát triển KH&CN. Quá trình sản xuất, hoạt động dịch vụ và quản lý trong từng sản phẩm đều đòi hỏi sự kết tinh tri thức khoa học. Việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN giữ vai trò quyết định hoàn thành đƣợc sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ giúp khai thác và sử dụng hiệu quả hơn phƣơng tiện kỹ thuật hiện có của nền kinh tế. Trong công cuộc đổi mới, chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều quy trình kỹ thuật, dây truyền công nghệ hiện đại đã đƣợc nhập khẩu về Việt Nam góp phần giảm tiêu hao sức lao động, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, còn nhiều tính năng kỹ thuật và thế mạnh của công nghệ tiên tiến chƣa đƣợc khai thác tốt. Nguyên nhân chủ yếu do chất lƣợng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại đƣợc nhập khẩu và trang bị cho các cơ sở sản xuất kinh doanh song việc đào tạo nhân lực, khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng những công nghệ hiện đại đƣợc nhập khẩu bằng nhiều ngoại tệ nhƣng không khai thác đƣợc, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế. Điều này sẽ dần đƣợc khắc phục khi nguồn nhân lực đƣợc quan tâm đào tạo, phát triển, từng bƣớc tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới. Nguồn nhân lực đƣợc coi trọng phát triển không những giúp việc khai thác tối đa tính năng kỹ thuật của trang thiết bị mà qua thực tiễn sử dụng phƣơng tiện ngƣời lao động còn khám phá, cải tạo, nâng cấp để thiết bị đó phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động chuyên môn.

- Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Cùng với khai thác tốt các tính năng kỹ thuật của phƣơng tiện kỹ thuật hiện có, phát triển nhân lực KH&CN còn thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi có nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ thúc đẩy việc cập nhật và vận dụng thích hợp các phƣơng thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thƣơng mại tiên tiến trên thế giới gắn với các phƣơng tiện hiện đại nhƣ: hoạt động thƣơng mại điện tử; tin học hoá và tự động hoá các hoạt động sản xuất, thanh toán và giao nhận, bảo quản, quản lý và giám sát; phát triển các loại hình dịch vụ thuận tiện, chất lƣợng cao để tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất theo hƣớng vừa đa dạng hoá sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng hàng hoá, phục vụ tốt đời sống nhân dân, vừa đảm bảo chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, công nghệ thông tin, viễn thông và mạng thông tin toàn cầu có bƣớc phát triển vƣợt bậc và có khả năng ứng dụng vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng nhƣ sản xuất, kinh doanh. Vấn đề đặt ra cần quan tâm là tập trung đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài để ứng dụng thiết thực những thành tựu KH&CN đó vào những ngành, lĩnh vực mà nƣớc ta có khả năng. Phát triển nhân lực KH&CN rất cần chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác và phát huy các sáng chế và các giải pháp hữu ích phục vụ việc đổi mới phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ đổi mới quy trình công nghệ bằng việc tạo lập thị trƣờng KH&CN. Đổi mới và tăng cƣờng chính sách quản lý về KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 phía: hoạt động sáng tạo KH&CN và hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN hƣớng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

nghệ ngày càng thân thiện thúc đẩy CNH, HĐH phát triển bền vững.

Trong hệ thống các nguồn lực xã hội, nguồn lực KH&CN có đặc điểm chung của các nguồn lực khác, đó là đều có tác động tích cực đến sự phát triển chung, nhƣng nó khác biệt ở chỗ, các nguồn lực khác chỉ là hữu hạn và cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng và chỉ tồn tại dƣới dạng tiềm năng và tự nó không thể phát huy tác dụng nếu không có sự tác động của con ngƣời, của KH&CN.

Trái lại, nguồn nhân lực KH&CN là nguồn lực trí tuệ và tiềm năng của nó là vô tận. Nếu đƣợc sử dụng và phát triển hợp lý trong môi trƣờng thuận lợi thì nguồn lực trí tuệ đó sẽ đƣợc nhân lên và không ngừng phát triển, trở thành sức mạnh có vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn lực trí tuệ không chỉ quyết định hiệu quả việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới quyết định tốc độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội. Vì vậy, nguồn nhân lực KH&CN đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra năng suất lao động cao, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đến lƣợt nó, những thành quả của tăng trƣởng kinh tế lại góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, tạo tiền đề vật chất cho phát triển giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN, thúc đẩy CNH, HĐH phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (full) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)