6. Tổng quan tài liệu tham khảo
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc có dân số 1,339 tỷ ngƣời (2011). Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) năm 2011 là 0,687, GDP năm 2011 (theo sức mua tƣơng đƣơng) là 11.299 tỷ USD, bình quân đầu ngƣời năm 2011 là 8.328 USD.
Trung Quốc là một trong những nƣớc luôn quan tâm đến việc tạo dựng những công nghệ cần thiết cho cuộc cách mạng về công nghệ. Trung Quốc đã có lò nhiệt luyện để sản xuất thép và sản lƣợng thép lúc đó không một quốc gia nào trên thế giới sánh kịp. Thuốc súng và súng thần công dùng trong quân sự, la bàn và bánh lái để phục vụ mục đích thám hiểm, giấy in, bản in chữ di động, máy đập lúa, máy gieo hạt… là những sản phẩm nổi tiếng nhờ vào khả năng
khoa học kỹ thuật mà ngƣời Trung Quốc đã tạo ra. Trung Quốc đã có thể là cái nôi của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhƣng họ lại bị một nền văn hóa và thể chế chính trị ngăn cản bƣớc tiến của mình. Chính sách đóng cửa kéo dài hàng trăm năm trong các triều đại phong kiến, cuộc cách mạng văn hóa trong thập kỷ 1960, đã làm cho Trung Quốc tụt hậu xa với các nƣớc phƣơng Tây. Vƣợt qua những hạn chế của tƣ tƣởng Khổng giáo và khắc phục những tồn tại yếu kém trong cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã tìm con đƣờng đi mới cho mình. Con đƣờng đó xuất phát từ chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ kết hợp với việc bồi dƣỡng giáo dục và sử dụng nhân tài để đƣa Trung Quốc từ đất nƣớc nghèo đói, lạc hậu trở thành quốc gia thịnh vƣợng.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực với các quyết sách như:
Ƣu tiên giáo dục - đào tạo trong nƣớc bằng cách đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và mở rộng trƣờng lớp; cải cách nội dung chƣơng trình giáo dục - đào tạo, trong đó ƣu tiên cho việc cập nhật tri thức mới, công nghệ mới; mời chuyên gia nƣớc ngoài tham gia giảng dạy tại các trƣờng cao đẳng, đại học; đồng thời gửi giáo viên đi học tập, trao đổi ở nƣớc ngoài…
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đi du học ở nƣớc ngoài, nhất là ở Mỹ, Anh, Ôxtrâylia, Pháp, Đức…
Xây dựng các khu Công nghệ cao với những tổ hợp “đào tạo - nghiên cứu - sản xuất” (vừa đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sƣ, chuyên gia, vừa nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất tại chỗ), điển hình là khu công nghệ cao Thâm Quyến có 25 cơ quan khoa học và đào tạo hàng đầu thế giới tham gia. Công viên khoa học Thƣơng Hải là công viên lớn nhất, tạo điều kiện chuyển giao nhanh chóng các thành tựu nghiên cứu khoa học áp dụng vào các khu công nghiệp để sản xuất. Đào tạo thợ lành nghề bậc cao, chuyên gia kỹ thuật để xuất khẩu lao động.
Chỉ sau 20 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã có nguồn nhân lực khá mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.
“Trung Quốc đầu tƣ cho giáo dục 3,2% GDP, cho khoa học công nghệ 1,3% GDP. Trong tổng ngân sách đầu tƣ cho giáo dục có tới 1/3 đầu tƣ đào tạo tài năng trẻ” [52, 191]. Nhờ có khả năng tiếp thu công nghệ cao và làm chủ công nghệ từ nƣớc ngoài do đó họ sản xuất ra hàng hóa giá rẻ, chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trƣờng thế giới. Trong những năm qua Trung Quốc đầu tƣ thích đáng cho khoa học cơ bản nhƣ toán học, vật lý, công nghệ cao để sản xuất ra các thiết bị tối tân chinh phục vũ trụ.
Đến nay, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và thật sự đã trở thành trụ cột, lực lƣợng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Những thành tựu rất đáng khâm phục, đƣợc quốc tế thừa nhận, đã nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế. Điều đó chứng tỏ chiến lƣợc bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài của họ đã phát huy tác dụng.