6. Tổng quan tài liệu tham khảo
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan có dân số 66,72 triệu ngƣời (năm 2011), chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) năm 2011 là 0,682, GDP năm 2011 (tính theo sức mua tƣơng đƣơng) là 616,783 tỷ USD. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 là 9.396 USD. Để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lên công nghiệp, Thái Lan xác định việc phát triển nguồn nhân lực là con đƣờng duy nhất và nhanh chóng nhất. Vì vậy, Chính phủ rất quan tâm đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo. Từ năm 1960, nền giáo dục - đào tạo của Thái Lan đã bắt đầu phát triển mạnh với các viện đại học, các trƣờng đại học, các trƣờng cao đẳng và trƣờng dạy nghề, viện đại học mở cả công lập và dân lập… để tạo cơ hội cho mọi ngƣời dân có thể học tập.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực đƣợc chú trọng cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề. Đây là chỗ dựa vững chắc cho thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Lan. Chính phủ và hệ thống các trƣờng rất quan tâm đến đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động, bao gồm cả kỹ năng chung và kỹ năng chuyên ngành. Đối với đào tạo kỹ năng chung, Nhà nƣớc chủ trƣơng đào tạo diện rộng các kỹ năng thích ứng với nhu cầu thị trƣờng luôn thay đổi. Việc đào tạo kỹ năng chuyên ngành đƣợc tập trung cho một số ngành chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng.
Do có chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của thị trƣờng và cùng với việc quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đào tạo kỹ năng nên
Thái Lan đã có một số thị trƣờng lớn ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng làm việc tại các thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng các nƣớc Trung Đông và châu Á.
Theo dự án do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng triển khai, tổng số sinh viên Thái Lan đƣợc gửi ra nƣớc ngoài đào tạo từ năm 1990 đến 2000 theo học bổng của Chính phủ là 789 ngƣời trong giai đoạn 1 và 1199 ngƣời trong giai đoạn 2. Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra các chuyên gia KH&CN hàng đầu trong các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên cao nhất, gồm: Công nghệ vật liệu và năng lƣợng, máy tính và điện tử, khoa học cơ bản, quản lý khoa học và công nghệ. Những ngƣời đƣợc nhận học bổng sẽ trở lại Thái Lan để làm việc trong các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các trƣờng đại học, nhằm giải quyết những thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ nghiên cứu và kỹ sƣ, đồng thời nâng cao năng lực khoa học và công nghệ.
Văn phòng Trung ƣơng của Cục Phát triển KH&CN của Thái Lan có các loại hình hoạt động về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việc học tập các mô hình đào tạo từ các nƣớc phát triển không chỉ giúp cho Chính phủ Thái Lan hoàn thiện công nghệ đào tạo nguồn nhân lực của mình, mà còn tạo mối liên kết để Chính phủ Thái Lan nhận đƣợc sự trợ giúp từ nhiều nƣớc.