Các loại nhựa AcrylicSolution có ứng dụng trong sơn ở dạng: Oligomer, Polymer và Copolymer từ cácnguyên liệu monomer là Axit Acrylic, AxitMeta-Acrylic và các dẫn xuất củachúng là các Est
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5-2016
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Sơn chống nóng.
Sơn chống nóng là loại sơn hệ nước một thành phần, được chế tạo từ chấttạo màng có khả năng chịu khí hậu nóng bức, liên kết với phụ gia phản quang cócấu trúc tinh thể hình lá xếp lớp, có khoảng trống bên trong, ngăn cản truyền nhiệt
và phản xạ ánh sáng, tạo thành thể đồng nhất bám chặt lên bề mặt tường ngăn,ngăn cản tia nắng mặt trời
1.2 Nguyên lý chống nóng.
Sơn chống nóng theo quy luật phản xạ ánh sáng và cách nhiệt đồng thời,làm giảm nhiệt độ bề mặt vật liệu, làm tăng chênh lệch nhiệt độ bên ngoài tường,ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài nhà Nhiệt độ càng cao thì sự chênhlệch nhiệt bên ngoài và bên trong nhà càng lớn, đồng thời chống rêu mốc Có độđàn hồi cao, không rạn nứt (đặc biệt khi có gió mạnh) Được dùng để giảm nhiệt
độ cho nhà ở, xưởng sản xuất, các khu vực cần chống nóng như nhà mái tôn, khucông nghiệp, nhà kho…tiết kiệm điện năng, giảm chi phí, tăng tuổi thọ cho cácthiết bị, máy móc, vật liệu lưu kho (hoá chất, thực phẩm ) Có màu trắng hoặcxanh nhạt Cũng có thể pha nhiều màu khác, nhưng khả năng chống nóng giảmdần, khi độ đậm của màu tăng Không độc hại, không cháy nổ, không gây ô nhiễmmôi trường
Trang 3Hình 1.1 Bảng so sánh đặc tính phản xạ ánh sáng mặt trời của sơn thường và sơn
a Giới thiệu chung.
Nhựa acrylate là loại nhựa tổng hợp mới, được tạo thành do phản ứng trùnghợp của axit acrylic Nhựa acrylate có nhiều tính năng quý như: Không biến màu,chịu ánh sáng, chịu khí hậu, chịu ăn mòn hóa học,… Do đó màng sơn trên cơ sởnhựa acrylate có nhiều ưu điểm:
Màng sơn khô nhanh
Có độ bám chắc, tốt
Màng sơn có độ bóng cao, chịu ánh sáng và chịu tia tử ngoại
Có tính bền cơ học, chịu nước và bền màu
Song chúng có khuyết điểm là: Khả năng chịu mài mòn kém, hàm lượng chất rắn
ít, khi phun có hiện tượng đóng cục
Các loại Acrylic Resin được sử dụng trong ngành sơn ngay từ những năm 1930 vàthực sự phát triển ứng dụng rộng rãi từ những năm 1960 - 1970 cho đến nay Sở dĩnhư vậy là do nhựa Acrylic vừa có giá rẻ hơn một số loại nhựa có ứng dụng tương
tự, vừa vượt trội khi sử dụng ngoài trời
b Phân loại.
Có 5 loại nhựa Acrylic là:
− Nhựa Acrylic nhiệt dẻo dạng latex
− Nhựa Acrylic nhiệt dẻo dạng dung dịch (trùng hợp trong dung môi)
− Nhựa Acrylic nhiệt rắn dạng dung dịch
− Nhựa Acrylic dạng nước (Aqueous Solution)
Trang 4− Nhựa Acrylic dạng phân tán trong dung môi không nước (là dung môi,hoặc chất tạo màng sơn) thường gọi tắt là Non – Aqueous Dispersion – NADCác loại Acrylic Resin có ứng dụng nhiều nhất trong ngành sơn là AcrylicEmulsion (latex), Acrylic nhiệt dẻo (Thermo Plastic Solution Acrylic Resin) vàAcrylic nhiệt rắn (Thermo Setting Solution Acrylic Resin) Các loại nhựa AcrylicSolution có ứng dụng trong sơn ở dạng: Oligomer, Polymer và Copolymer từ cácnguyên liệu monomer là Axit Acrylic, AxitMeta-Acrylic và các dẫn xuất củachúng là các Ester, Amide, Nitril vv…, tuỳ theo các nguyên liệu sử dụng vàphương pháp công nghệ các sản phẩm thu được là Acrylic nhiệt dẻo hoặc nhiệt rắn
Tính chất và ứng dụng
(i) Tính chất:
- Tạo màng nhựa trong suốt, không màu
- Kém phản ứng với bột màu
- Trộn lẫn được với nhiều loại chất tạo màng khác dùng trong sơn
- Bền với tác dụng của nước và hoá chất
(ii) Ứng dụng:
Trang 5Được sử dụng rộng rãi trong sơn ở nhiều lĩnh vực
- Lĩnh vực sử dụng chính là sơn tân trang xe hơi và thay thế hoàn toàn cho các loạisơn NC lacquer trong xe hơi chế tạo mới OEM
- Ngoài ra được chọn sử dụng trong sản xuất sơn và mực in dùng cho các bề mặtplastic, màng mềm và lá kim loại
- Cũng được sử dụng làm lớp phủ sơn sàn chống trượt, chống thấm cho ngói lợpnhà bằng xi măng vv…
− Nhựa Acrylic nhiệt rắn (Thermo Setting Acrylic)
Lựa chọn monomer
Có nhiều loại monomer được sử dụng
Thường Acrylic nhiệt rắn có chứa monomer và một hoặc một số monomer có chứacác nhóm chức phản ứng như Amide, Carboxyl, Hydroxyl và Epoxy, các nhómchức này có khả năng kết nối kiểu đóng rắn làm Acrylic có tính chất nhiệt rắn vớichất lượng cao
Tính chất
Nhựa Acrylic nhiệt rắn khác với nhựa Acrylic nhiệt dẻo là tạo được màng sơn códạng lưới (3 chiều) với chất lượng sử dụng cao hơn hẳn Chúng được sử dụng rộngrãi trong các loại sơn công nghiệp, tạo được màng sơn cao cấp dưới tác dụng đóngrắn bằng nhiệt Tính chất vượt trội của Nhựa Acrylic nhiệt rắn so với nhựa Acrylicnhiệt dẻo là:
- Trọng lượng phân tử thấp hơn do đó có hàm lượng rắn cao hơn ở độ nhớt thicông
- Sử dụng dung môi rẻ tiền hơn
- Sau khi sấy, màng sơn khô bóng hơn và đẹp hơn
- Bền hơn với tác dụng của hoá chất, dung môi axit, kiềm
Phân loại và ứng dụng
(i) Nhựa Acrylic nhiệt rắn từ Acrylamide Copolymer [3,5] Các monomer được lựachọn là styren hoặc methyl-methacrylate, ethyl-acrylate và acrylamide để tạo
Trang 6thành copolymer có nhóm chức acrylamide (-CONH2) Thường chọn dùng styrenvới tỷ lệ cao để giúp copolymer hoà tan dễ hơn và trộn lẫn được với nhiều loạinhựa tạo màng sơn khác.
Nhựa Acrylamide Copolymer nhiệt rắn phối hợp với 1 lượng nhỏ Bis-Phenol AEpoxy được sử dụng rộng rãi trong sơn phủ cho đồ gia dụng, yêu cầu sấy ở 150oC– 30 phút
Nhựa Acrylamide Copolymer phối với nhựa melamineformaldehyde dùng cho lớpphủ sơn xe hơi chịu mài bóng rất tốt, hoặc được dùng rộng rãi cho sơn can và coilcoating
Nhựa Acrylamide Copolymer có trị số axit cao được trung hoà bằng amine có thểdùng cho sơn công nghiệp gốc nước
(ii) Nhựa Acrylic nhiệt rắn dạng Axit Carboxyl Copolymer [3,5] Các monomerđược chọn dùng là methacrylic axit và mono alkyl maleate Copolymer tạo thànhkhông có khả năng tự đóng rắn bằng nhiệt thường phối với nhựa Epoxy, tuy nhiêncần đóng rắn ỡ nhiệt độ cao với xúc tác có tính kiềm và không ổn định chất lượngkhi lưu kho vì vậy thường sử dụng theo kiểu 2 thành phần riêng biệt, đóng rắnnguội
Nhựa Acrylic Carboxyl Copolymer phối với các nhựa aminoformaldehyde, sấy ởnhiệt độ cao cho màng sơn bóng có chất lượng cao
Nhựa Acrylic Carboxyl Copolymer được ứng dụng làm sơn phủ xe hơi, sơn đồ giadụng, coil coating và sơn thùng phuy, nhưng không phổ biến bằng nhựa Acrylicnhiệt rắn copolymer từ acrylamide và copolymer hydroxy
(iii) Nhựa Acrylic – Hydroxy Copolymer - nhiệt rắn [3]
Là loại nhiệt rắn ở nhiệt độ thấp 120oC – 30 phút khi phối với các loại nhựa aminoformaldehyde
Các monomer được chọn có chứa nhóm hydroxy (-OH), ví dụ:
Trang 7Hoặc điều chế từ copolymer acrylic chỉ chứa nhóm carboxyl sau đó cho tác dụngvới các phoxide gốc ethylene, propylene hoặc butylene để tạo ra copolymer acryliccarboxyl – hydroxy có cấu tạo như sau:
Nhựa nhiệt rắn Copolymer Acrylic – Hydroxy không có khả năng tự đóng rắn màcần phối trộn với nhựa amino sấy ở nhiệt độ thấp hơn (120oC – 30 phút) hoặc chếtạo sơn 2 thành phần với chất đóng rắn là các isocyanate adducts
Nhựa nhiệt rắn Copolymer Acrylic – Hydroxy phối với nhựa melamineformaldehyde (MF) được sử dụng rộng rãi trong sơn xe hơi có tính vượt trội hơn
hệ sơn Alkyd/MF về độ bền màu và chịu thời tiết
Bảng 1.1 Các loại nhựa nhiệt rắn Acrylic và các chất phối hợp tạo khả năng
đóng rắn.
Loại nhựa Copolymer
Acrylic có nhóm chức Loại Monomer sử dụng Chất phối hợp đóng rắn
Acrylamide Acrylamide hoặc
Methacrylamide Nhựa Epoxy tự đóng rắnCarboxylic Acid Acrylic hoặc
Methacrylic Acid Nhựa EpoxyHydroxy Hydroxy Ethyl hoặc
Propyl Methacrylate Nhựa MF, UF, Isocyanate
− Nhựa Acrylic dung dịch nước (Aqueous Solution Crylic)
Cũng là loại lai chất tạo màng sơn kiểu hoà tan trong nước (Water Reducible)
− Nhựa Acrylic dạng phân tán trong dung môi không nước, viết tắt là Nhựa NADs (Non – Aqueous Dispersion)
Trang 8Là kiểu polymer acrylic phân tán không phải trong môi trường nước mà phân tántrong dung môi hữu cơ hoặc dung dịch nhựa tạo màng Trọng lượng phân tử của
nó nằm giữa giá trị M của polymer acrylic dung môi và Acrylic Latex (H2O) Ứngdụng quan trọng của nhựa Acrylic NADs là cho phân tán trong nhựa Acrylic nhiệtrắn thông thường, qua vòi phun màng sơn sẽ được tạo thành, sau đó cho qua sấy,sơn này sau khi khô có độ bóng rất cao sử dụng cho lớp phủ cho sơn xe hơi OEM
Bảng 2: So sánh tính chất của các loại Nhựa Acrylic dung dịch và Acrylic phân
tán
Các tính chất
Acrylic dung dịch Acrylic phân tán
Trọng lượng phân tử Trung bình Thấp Rất cao Cao
Độ dễ dàng xây dựng
công thức Thông thường đơn giản Thường phức tạp
Độ dầy màng sơn Có độ màng lý tưởng Độ dầy của sơn high build
Tốc độ khô màng Có thể điều
Có thể điềuchỉnhCác nhà phân phối và sản xuất các loại nhựa Acrylic được chấp nhận ở Việt Nam
về giá cả và chất lượng là:
SYNTHESE MALAYSIA: 6 loại Acrylic nhiệt rắn thông thường 15 loạiAcrylic Polyol (có nhóm OH) dùng cho PU, 2 loại Acrylic có nhóm chứa amine vàepoxy dùng cho sơn Acrylic Epoxy, 2 loại Acrylic NADS
ETERNAL CHEMICAL Co., Ltd – TAIWAN: Nhựa Acrylic nhiệt dẻo 10loại cho sơn trang trí thông dụng, 3 loại cho sơn plastic – Nhựa Acrylic nhiệt rắn:
7 loại cho sơn can, coil coating, 24 loại Acrylic Polyol cho sơn PU
BAYER: Các loại Acrylic Polyol (nhóm OH) cho sơn PU
1.3.2 Bột màu
Trang 9Bột màu là những hạt rắn mịn, không hòa tan và phân tán đều và còn lạitrong chất tạo màng sau khi màng tạo thành Bột màu chiếm 10-20% trọng lượngsơn, tạo cho sơn có gam màu theo ý muốn, đồng thời góp phần làm tăng tính năng
cơ lý của màng sơn Bột màu có tác dụng:
Tạo màu
Tạo độ đục cho màng phủ
Bột màu làm thay đổi đặc tính sử dụng của màng phủ
Bột màu phần lớn là muối oxit hay kim loại, được thêm vào với chất tạomàng không những làm cho bề mặt sơn nhẵn, có màu sắc mà còn ảnh hưởng nhiềuđến tính chất lý hóa của màng sơn Trong nhiều trường hợp bột màu làm tăng tínhbền cơ học, tăng tính chống ăn mòn, tăng độ bền thời tiết và một số tính chất khác.Bột màu phải kết hợp tốt với chất tạo màng Sơn có bột màu sáng thường phảnnhiệt, ánh sáng tốt hơn
Bột màu thường chia hai loại: loại ưa nước nhưa oxit kẽm, oxit chì…và loạikhông ưa nước như graphit, muội đèn…Kích thước và hình dạng của bột màucũng ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn, bột màu càng mịn càng tốt Kíchthước của hạt khoảng 0,5µm đến 10µm nếu kích thước của hạt quá bé dưới 0,5 -1µm thì khả năng phủ kém (g bột màu/ m2 bề mặt sơn) nghĩa là tốn nhiều sơn, nếukích thước lớn đến giới hạn nào đó có thể vừa giảm được lượng sơn, vừa tăngphẩm chất của màng sơn Hình dạng của hạt của ảnh hưởng đến sức bền của màngsơn
Vì bột màu có tác dụng và ảnh hưởng nhiều đến tính chất của màng sơn, nên tùymục đích sử dụng mà ta chọn bột màu thích hợp Khi chọn nên căn cứ vào nhữngyếu tố chính sau đây:
− Mức độ mịn của bột màu: Bột màu thường mịn nhưng không nên quá mịnnhững cũng không nên quá mịn vì sẽ hao phí bột màu
− Khả năng phủ của bột màu: Là số lượng bột màu cần thiết để phủ lên 1m2
bề mặt sơn Cần làm sao khả năng phủ lớn nghĩa là tốn ít bột màu
Trang 10− Yêu cầu về màu sắc và độ bền màu, độ bền của nó với tác dụng của khíquyển và môi trường xung quanh.
− Độ ngầm dầu (chất tạo màng) của bột màu là lượng nhựa tối thiểu phảidùng để ngấm với bột màu thành một loại bột nhão Độ ngấm càng bé càng tốt,căn cứ vào độ ngấm dầu để xác định lượng nhựa cần phải dùng, trong thực tếlượng nhựa cần dùng gấp đôi lượng ngấm dầu
1.3.3 Môi trường phân tán.
Trang 11CHƯƠNG 2 CÔNG THỨC SƠ BỘ.
PHỐI MÀU
Tài liệu sơn
TÀI LIỆU
Giới thiệu các loại Sơn và Chất phủ
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Trang 12CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU SƠN VÀ CHẤT PHỦ
Lĩnh vực “chất phủ kiến trúc” bao gồm một diện rộng các sản phẩm gồm sơn,phẩm màu, sơn lót, chất trét, vec-ni, chất bảo quản, chất nhựa đàn hồi và nhiều thứkhác nữa Mặc dù có nhiều chất phủ kiến trúc như vậy, tất cả hầu như phục vụ cho
2 mục đích chính:
Bảo vệ vật liệu công trình xây dựng, kiến trúc hay vật thể được phủ
Trang trí, làm cho chúng thêm hấp dẫn
Tập tài liệu này sẽ chủ yếu quan tâm đến sơn và các hệ thống sơn mặc dù cũng cóvài phần đề cập đến những loại chất phủ khác Đó là vì, sơn là chất phủ kiến trúcphổ thông nhất được dùng bởi những nhà thi công sơn lành nghề cũng như lànhững người tự mình làm lấy
Sơn là gì?
Theo định nghĩa thông thường nhất, sơn là bất kỳ chất lỏng nào có màu và hóalỏng được hoặc là một hỗn hợp mát-tic được thiết kế để phủ một màng mỏng lênmột chất nền, sau khi thi công thì chuyển trạng thái thành một màng rắn mờ đục Mục đích của sơn
Trang 13Sơn chủ yếu được dung để bảo vệ, trang trí hay phục vụ một số mục đích chứcnăng đặc biệt
Giá trị bảo vệ của sơn thì quan trọng đối với các bề mặt nội hoặc ngoại thất nhưngmôi trường ngoài thì đặc biệt thách thức đối với sơn Chính vì vậy mà ở đây sơnphải có khả năng đặc biệt chịu được những thử nghiệm khắc khe nhất
Sơn ngoại thất phải bảo vệ bề mặt khỏi các tác nhân độ ẩm, phóng xạ, cực tím(UV) và các chất ô nhiễm trong khí quyển và sự tăng trưởng vi nấm vốn làm thoáihóa gỗ, các công trình nề và ngay cả các bề mặt kim loại Đây là vấn đề không nhỏkhi phải xem xét đến sự kiện rằng màng sơn thường phải không dầy hơn 50-75micron - tức khoảng bề dầy một tờ báo
Giá trị trang trí của sơn thì hiển nhiên; không có cách nào thông dụng hơn để trangtrí nội ngoại thất bằng việc thêm vào một lớp phủ sơn mới
Các mục đích chức năng đặc biệt của sơn là điều khó nhận ra hơn Sơn mờ giúpche giấu các khiếm khuyết bề mặt Sơn có độ bóng cao hơn có tác dụng hiệu chỉnhánh sáng và bức xạ nhiệt Một số loại sơn có tác dụng cung cấp khả năng chốngbào mòn lớn hơn cho bề mặt được sơn Một số khác cung cấp khả năng làm chậmtiến trình cháy Có loại sơn thì chỉ nhằm mục đích bắt mắt (giúp dễ nhận ra) v.v…Tuy nhiên, cho dù mục tiêu của sơn là gì đi nữa thì mức độ thành công chính là ởkhả năng mà chất phủ bảo vệ, trang trí hay chức năng, gắn kết được với chất nền
và giữ lại được những đặc tính thiết yếu của nó Phải lựa chọn thật thận trọng để
có được một hệ chất phủ thích hợp (từ sơn lót đến lớp phủ ngoài cùng) Đặc biệtlưu ý đến việc xử lý bề mặt và sự thi công lành nghề
Thành phần chủ yếu của sơn
Mỗi loại sơn bao gồm các thành phần rắn và thành phần lỏng Thành phần của mọiloại sơn gồm 4 yếu tố chính:
Trang 14SẮC TỐ hay CHẤT MÀU: tạo màu sắc và sự che phủ.
CHẤT KẾT DÍNH: giữ cho các hạt của chất tạo màu gom lại với nhau và tạo ra sựkết dính
CHẤT LỎNG: có tác dụng như một chất mang đối với chất tạo màu và chất kếtdính
PHỤ GIA: gia tăng một số đặc tính như dễ cọ rửa và chống nấm mốc…
Thành phần chất rắn trong sơn bao gồm: chất kết dính, chất màu và nhiều chất phụgia khác nhau; phần chất lỏng có thể là nước trong trường hợp sơn latex, hoặc làcồn khoáng chất hay dung môi khác trong trường hợp sơn dầu Sơn latex cũngchứa đựng những thành phần chất lỏng khác như glycols và các tác nhân kết hợp.Glycols được dùng như một chất chống đông và làm chậm quá trình khô Các tácnhân kết hợp được dùng để giúp các hạt kết dính latex gắn kết lại với nhau để tạothành một màng sơn liên tục
Các chất rắn trong sơn là những thành phần còn lại ở dạng màng phủ khô dínhxuống chất nền Những chất lỏng sẽ bay hơi khi sơn khô, và chúng sẽ không hiệndiện trong màng sơn khô Bởi vì các chất rắn trong sơn cũng bao gồm cả màng sơnnên chúng đặc biệt quan trọng đối với hiệu năng lâu dài của lớp sơn
Từ giữa những năm 70, sơn đã không còn chứa chì hay thủy ngân, ngoại trừ trongmột vài chất phủ dùng vào mục đích kỹ nghệ Chì được dùng như là một chất màuche phủ, thủy ngân được dùng để khống chế sự tăng trưởng của nấm mốc Trongnhững loại sơn ngày nay, chì được thay thế bởi ô-xyt ti-tan, thủy ngân được thaythế bởi những chất diệt nấm mốc khác
Chất kết dính thì đặc biệt quan trọng bởi vì nó gắn kết các hạt sắc tố lại với nhau
và làm cho lớp sơn bám chặt xuống lớp nền
Chất kết dính trong các sơn gốc dung môi thì được phân thành loại tự nhiên và loạitổng hợp Cả 2 loại thường cho sự kết dính tốt, dễ thi công, kháng nước và các tínhnăng tạo độ bóng, Chất kết dính trong sơn latex hay sơn gốc nước là sơn tổng hợp
Trang 15với 2 loại chất kết dính phổ biến nhất là Arcrylic (hay 100% Arcrylic) và ArcrylicVinyl (PVA).
Các nhà sản xuất sơn xác định và xây dựng công thức tính độ cân bằng giữa cáctính năng của sơn bằng cách sử dụng các chất màu, chất kết dính, chất lỏng và chấtphụ gia khác nhau Tỷ lệ giữa những thành phần này thay đổi phụ thuộc vàonhững loại sơn Một khía cạnh quan trọng khi kinh doanh bán sơn là hiểu rõ nhữngthành phần tạo nên chất lượng cao trong những sản phẩm sơn Một phần lớn chấtlượng sơn có liên quan đến hàm lượng chất rắn chứa trong sơn Nếu nhìn vào một
số nhãn hiệu sơn, bạn sẽ thấy những mô tả về hàm lượng như là “40% lượng chấtrắn” Những chất rắn này là các thành phần của sơn đọng lại thành màng khô trênlớp nền Chất lỏng là những thành phần bay hơi khi sơn khô đi, chất lỏng khôngđọng lại không cấu thành màng sơn khô So sánh với loại sơn có hàm lượng chấtrắn thấp thì loại sơn có hàm lượng chất rắn cao sẽ tạo ra một màng sơn dày hơn,cho sự che phủ và bảo vệ tốt hơn trên chất nền Đây là một khía cạnh đặc biệt củasơn chất lượng cao
Trong một chất phủ, các chất lỏng thường được xem như là các thành phần bayhơi, các chất rắn được xem là các thành phần không bay hơi
CHẤT RẮN + CHẤT LỎNG = CHẤT PHỦ
(không bay hơi) (bay hơi)
Chất bay hơi là chất sẽ chuyển trạng thái từ chất lỏng sang chất hơi
Chúng ta hãy khảo sát kỹ hơn về các thành phần chất rắn trong sơn Hầu hết cácchất rắn trong một thùng sơn gồm 2 loại: chất tạo màu và chất kết dính
CHẤT MÀU + CHẤT KẾT DÍNH = CHẤT RẮN
Chất màu: là những vật liệu được tán nhuyễn, không tan trong dung dịch, dạng tựnhiên hoặc tổng hợp, và có thể hữu cơ hay vô cơ Chúng thường được cung cấp
Trang 16cho nhà sản xuất sơn ở dạng bột khô (một số được cung cấp ở dạng hỗn hợp lỏng
cô đặc được gọi là chất nhuộm) Hơn nữa, chất màu còn có thể ảnh hưởng đếnnhiều thuộc tính quan trọng của sơn như là: độ chiết quang, độ rắn, độ bền, khảnăng chống chùi rửa và khả năng chống ăn mòn
Thuật ngữ “chất màu” được sử dụng để bao gồm những chất độn cũng như nhữngsắc tố trắng và sắc tố màu khác Chất độn là những vật liệu giống như đất sét, bộttalc, mica, ô-xyt si-lic có chức năng làm tăng trọng lượng thô cho sơn mà khônglàm giảm nhiều những tính năng khác, và cũng không làm tăng giá thành baonhiêu
Chất màu cũng ảnh hưởng đến độ sáng hay bóng của màng sơn, tùy thuộc vào loại
và mức độ sử dụng trong công thức sơn Độ trắng trong sơn có được thường là từchất màu ô-xyt ti-tan Đây là một loại chất màu có độ che phủ cao và đắt tiền Sơn
có màu trắng và màu sáng chất lượng cao thường có hàm lượng ô-xyt ti-tan tươngđối cao - trong vài trường hợp thì khoảng 350 kg/1000 lít sơn Công thức hóa họccủa ô-xyt ti-tan là TiO2
Hầu hết các loại sơn nhất là sơn mờ, sơn tạo ra vẻ bề ngoài giống như lụa hay tanh (satins, eggshells) chứa nhiều chất màu: từ loại chất màu đắt tiền nền trắng có
xa-độ che phủ cao đến loại những chất màu kiêm chất xa-độn rẻ tiền hơn như đất sét, bộttalc, ô-xyt si-lic, cac-bon-nat can-xi - CaCO3, có chức năng “kéo giãn” sơn và tạonên độ phủ
Chất kết dính: Bởi vì chất tạo màu là những hạt rắn (nghĩa là ở dạng bột), chúngcần được gắn kết với nhau trong màng sơn; màng sơn này cần kết dính với bề mặtđược sơn Trong sơn, chất kết dính là thành phần đáp ứng những mục đích này.Một cách tổng quát, chất kết dính là chất liệu nhựa, bao phủ xung quanh các hạtsắc tố Khi sơn khô đi chất kết dính sẽ hình thành nên màng sơn liên tục và bền, cóchức năng bám dính lên bề mặt được sơn một cách lâu dài Tất nhiên, sơn không
có hoặc có ít chất kết dính sẽ đạt hiệu năng rất thấp: sơn “tẩy trắng”, như tên gọicủa nó, là một loại sơn không có chất kết dính nào cả ! Tùy vào loại và mức độ