Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với cách làm ăn mạnh bạo của mình đã trở thành một hiện tượng , tạo ra thành công vượt bậc không chỉ tại thị trường di động Việt Nam mà còn cả trên t
Trang 1Chiến lược kinh doanh quốc tế của Tập đoàn Viễn thông
Quân Đội Viettel
I LỜI NÓI ĐẦU:
Khi thị trường trong nước đã ngày càng trở nên chật chội thì việc tìm kiếm thị trường nước ngoài là cần thiết để mở rộng quy mô của mỗi doanh nghiệp.Tuy nhiên không phải doanh nghiệp Việt Nam nào đầu tư ra nước ngoài đều thuận lợi và đạt thành công Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với cách làm ăn mạnh bạo của mình đã trở thành một hiện tượng , tạo
ra thành công vượt bậc không chỉ tại thị trường di động Việt Nam mà còn cả trên thị trường viễn thông quốc tế như Campuchia, Lào Tổng công ty viễn thông quân đội Vitetel từ khi thành lập đến nay đã là thương hiệu số 1 tại thị trường Việt nam và đang mở rộng hoạt động sang các thị trường lân cận nhờ có chiến lược xây dựng thương hiệu Viettel Để phát triển thêm về sự
thành công của Viettel trên trường quốc tế tôi sẽ tập trung phân tích “Chiến lược kinh doanh
quốc tế vào thị trường Myanmar của Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel”
II.PHÂN TÍCH:
1 Lý do chọn dịch vụ viễn thông Viettel đầu tư vào quốc gia Myanmar:
Do tình hình chính trị nội bộ phức tạp và bị bao vây cấm vận từ bên ngoài, đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Myanmar vẫn là một trong ít quốc gia Châu Á có nền công nghệ thông tin lạc hậu nhất và công tác thông tin tuyên truyền nghèo nàn nhất
Thực tế việc sử dụng các dịch vụ viễn thông tại Myanmar hiện tại rất khó khăn Theo thông tin từ các đơn vị đã tham gia đầu tư tại Myanmar, ở Myanmar điện thoại di động rất rẻ nhưng sim cực đắt,giá bán khoảng 200 USD/ Sim Hầu hết các khách sạn và những dãy phố trung tâm của các thành phố đều có một vài tiệm internet, giá khoảng 400 kyats một giờ ( khoảng 6.000 đồng Việt Nam ), tốc độ đường truyền cũng không đến nỗi chậm nhưng sử dụng thì cực kỳ vất vả, trung bình 10 – 15 phút, mạng sẽ bị rớt một lần Lý do để tránh việc truy cập hay tải các thông tin gây tổn hại đến an ninh đất nước Ngoài ra khi muốn gởi email, thì phải ít nhất hai hoặc ba ngày sau mới gửi được nếu nội dung hoàn toàn không có vấn đề gì theo quan điểm của cấp kiểm duyệt tại đây ( hiện tại Myanmar chỉ sử dụng được các địa chỉ Email của mạng @gmail.com, tuyệt nhiên mạng @yahoo.com không thể sử dụng )
Trang 2Trong năm 2008, số lượng điện thoại di động GSM ở Myanmar đã tăng mạnh lên 429.200 chiếc, từ 211.812 chiếc năm 2007 Ngành bưu chính viễn thông của Myanmar được nhận định là còn nhiều tiềm năng, điều này được thể hiện thông qua một loạt các doanh nghiệp viễn thông quốc tế đang quan tâm khá sát sao và sẵn sàng đầu tư khi có cơ hội
Theo : Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
Mạng Internet ở Myanmar được quản lý rất chặt chẽ Trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010 và trước khi thành lập chính phủ dân sự mới (tháng 3/2011), Bộ Bưu chính và Viễn thông Myanmar thường xuyên dựng “bức tường lửa” ngăn chặn các địa chỉ Website của Mỹ và Phương Tây cũng như các địa chỉ mạng có tính “nhạy cảm” đối với an ninh quốc gia và an ninh
xã hội của Myanmar Hơn nữa, mạng internet ở Myanmar thường xuyên bị cắt nhất là khi Myanmar có những sự kiện nội bộ quan trọng, hoặc đón tiếp những đoàn khách quốc tế liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Myanmar
Do Internet chưa phải là phương tiện truyền thông phổ cập ở Myanmar, vì vậy người dân Myanmar chưa có thói quen làm việc với đối tác nước ngoài qua mạng Internet Người nước ngoài làm việc tại Myanmar cũng gặp nhiều khó khăn trong sử dụng dịch vụ Internet Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế ở Myanmar cũng rất khó khăn do kỹ thuật và chất lượng kết nối kém, tín hiệu thu nhận không bảo đảm Hơn nữa giá cước thuê bao và cước phí điện thoại quốc tế đều cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Sử dụng điện thoại di động hiện tại ở Myanmar được coi là “xa xỉ” đối với tầng lớp bình dân vì giá bán điện thoại, thẻ sim và cước phí đều rất cao
Từ khi Myanmar thành lập chính phủ dân sự mới đến nay, nhất là sau khi Quốc hội Myanmar thông qua “Luật tụ tập và biểu tình hòa bình”, mở đầu cho thời kỳ dân chủ hóa ở Myanmar, các Bộ, Ngành liên quan của Myanmar đã từng bước nới lỏng hạn chế về thông tin truyền thông, tháo bỏ các "bức tường lửa" đối với một số mạng internet, trang Website của các nước Phương Tây
Giá SIM card và dịch vụ quá cao khiến điện thoại di động trở thành thứ xa xỉ ở quốc gia Myanmar Theo thống kê của AFP có đến 96% trong tổng số 60 triệu dân xứ sở Chùa vàng không sở hữu thiết bị này
Điều này sắp thay đổi khi ông Thein Tun - Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar công bố kế hoạch mở cửa, cho phép các nhà cung cấp viễn thông thế giới đấu thầu
Trang 3liên kết với ISP Yatanarpon Teleport (nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất tại Myanmar) và các nhà cung cấp điện thoại trong nước mở một loạt các dịch vụ di động, Internet trên toàn quốc với giá cả phải chăng
Rõ ràng, Myanmar là thị trường đầy tiềm năng dành cho các công ty viễn thông trong đó
có Viettel (Theo Tinhte/ Yahoo News)
Mặc dù thị trường Viễn thông Myanmar còn rất sơ khai và khó khăn do chế độ chính trị quy định nhưng đang có nhiều tín hiệu khởi sắc bởi những thay đổi về thể chế chính trị mới đây Đặc biệt từ sau chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Chính phủ Việt Nam và Myanmar, hai bên đã đi đến thỏa thuận và thống nhất trên một số lĩnh vực hợp tác Viễn thông cùng có lợi
Tình hình dịch vụ viễn thông tại Myanmar năm 2009 – 2010
Nguồn: Budde Comm – 2011
Tại Myanmar, tuy số ISP chỉ là 2, nhưng đây lại là một lợi thế rất lớn nếu chúng ta đầu
tư vào thị trường này bởi tính cạnh tranh chưa có, trong khi trình độ quản lý, kỹ thuật, công nghệ của chúng ta có những lợi thế so sánh vượt trội so với bạn Đặc biệt khi lộ trình mở cửa ngành Viễn thông, các vấn đề quản lý Internet và công nghệ di động của Myanmar được nới lỏng và bình đẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho Viettel kinh doanh tại đây, nhất là khi chúng ta thuộc một trong số ít các doanh nghiệp nước ngoài tiên phong đầu tư tại Myanmar
Trang 4trong lĩnh vực Viễn thông Với mức dân số khá đông gần 60 triệu người, Myanmar thực sự là một thị trường tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là nhu cầu trong lĩnh vực Viễn thông khi mà Myanmar đang chuyển mình mạnh mẽ để tiến tới một nền kinh tế mở và hội nhập quốc
tế theo cả chiều rộng và chiều sâu, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Bên cạnh đó, Myanmar có đường biên giới chung với Trung Quốc (2.185 Km), Lào (235 Km), Thái Lan (1.800 Km), Ấn Độ (1.463 Km) và Băng-la-đét (193Km), các nước láng giềng của Myanamar này đều là các nước đông dân và đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có ngành viễn thông phát triển và nhu cầu thị trường là to lớn, nếu chúng ta thiết lập mạng lưới viễn thông Myanamar thì sẽ tạo đà để mở rộng phát triển các dịch vụ như thoại, sang các nước này
Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở mạng lưới Viễn thông tại Myanmar là một sự cần thiết, cấp thiết và mang tính lâu dài, đồng thời kết hợp với những với những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của mình, chắc chắn rằng, Viettel sẽ phát triển mạnh mẽ, khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần tại đây là khả quan, hiệu quả kinh tế mang lại là rõ ràng
2.Kế hoạch cạnh tranh
2.1.Chiến lược cạnh tranh
a.Chiến lược chi phí thấp:
Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đi trước Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả
Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giá thành Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san sẻ Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thị trường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt Viettel sẽ mang những kinh nghiệm có được tại thị trường Việt Nam sang Myanmar
b.Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược về chất lượng sản phẩm với việc phủ sóng cân bằng ở tất cả các vùng với giá thành tốt nhất Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền mà giá trị nằm ở chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng Ngoài ra, Viettel cần có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Myanmar và thuê bao là kiều bào Myanmar tại Việt Nam Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng Những khách hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của công ty Ban lãnh đạo Tổng công ty sẽ có
Trang 5chính sách cho tất cả khách hàng của Viettel, không kể người Việt hay người Myanmar Đã là khách hàng của Viettel thì phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm
Hơn nữa, Viettel Myanmar cần thực hiện đúng triết lý kinh doanh của Viettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học,các bệnh viện Chính những hoạt động xã hội đó sẽ giúp thương hiệu Viettel đi sâu vào đời sống người dân Myanmar, chiếm được thiện cảm của người dân để từ đó
có chỗ đứng vững chắc trên đất nước Myanmar
2.2.Chiến lược phát triển
Viettel sử dụng chiến lược phát triển tập trung
Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực di động Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn
Viettel với thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường viễn thông từ thị trường trong nước sẽ đầu tư ồ ạt, phát triển cơ sở hạ tầng mạng tại Myanmar Tập trung phát triển vào các tuyến cáp quang và mạng lưới các trạm BTS phủ sóng tới khắp các huyện, thị xã Làm cơ sở để phát triển các dịch vụ viễn thông băng rộng trong tương lai, chiếm ưu thế so với các đối thủ khác
2.3.Chiến lược thâm nhập thị trường Myanmar
Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn chủ sở hữu để thâm nhập vào thị trường đang phát triển ở Myanmar.Triết lý: Mạng Viettel Myanmar là mạng của người Myanmar xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này Khi đến một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục" Ngoài ra, khi xây dựng mạng Viettel Myanmar thì lực lượng chính để xây dựng mạng này là người dân Myanmar, được xây dựng trên đất nước Myanmar Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những người Myanmar được hưởng Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp Myanmar, theo văn hóa, phong tục tập quán của Myanmar Nếu không xác định được Viettel Myanmar là mạng của người Myanmar, phục vụ người dân Myanmar thì sẽ không phát triển được Ngoài ra, những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp cho ngân sách chính phủ cũng nằm trong
kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, sẽ khiến Viettel thành công nhiều hơn trên thị trường này
2.4.Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Trang 6Khi tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi Viettel phải xem xét đến các yếu tố của môi trường tác nghiệp tại thị trường đó Các tác động theo mô hình cạnh tranh của M.Porter gồm :
2.5.Xây dựng và triển khai chiến lược
A.Xây dựng cơ cấu tổ chức:
Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Myanmar, cần có đội ngũ nhân sự với những con người tràn đầy nhiệt huyết, tính kỷ luật cao.
Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức Mục tiêu đặt ra là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó Cách làm này sẽ được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến cho đất nước họ Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự yêu mến,tin tưởng và thu hút được nhiều người tài
B Xây dựng cơ sở hạ tầng
Tại Myanmar, Viettel cần đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông Công ty sẽ đầu tư một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Myanmar Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông khác chỉ chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng viba
Xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS) Viettel đang đứng đầu về số lượng các
trạm thu phát sóng di động (BTS) Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm
2009 là 3.000 trạm.Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử hay như các
Trang 7chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân
2.6 Mục tiêu chiến lược
Viettel Myanmar là công ty 100% vốn do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettelnắm giữ Mạng Viettel Myanmar, thương hiệu của Viettel ở Myanmar, sẽ cố gắng nắm giữ vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất Tập đoàn Viettel cũng sẽ cam kết đầu tư dài hạn, và Viettel Myanmar sẽ xây dựng được hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn nhất,vùng phủ rộng và sâu nhất Myanmar Công ty sẽ đưa đất nước Myanmar trở thành một quốc gia sử dụng đường truyền băng rộng Sóng di động phủ đến 98% dân số, kể cả khu vực biên giới hải đảo bằng mạng lưới trạm phát sóng 2G và 3G Viettel Myanmar đưa dịch vụ Internet đến 100% tỉnh thành Khi có Viettel Myanmar với hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh, rộng khắp sẽ mang cơ hội tiếp cận các dịch vụ viễn thông đến mọi gia đình người Myanmar Bên cạnh đó, Viettel Myanmar còn tạo việc làm cho hàng ngàn nhân viên và có chương trình hỗ trợ
an sinh xã hội tại xứ này Viettel Myanmar cũng sẽ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đóng góp cho ngân sách chính phủ Myanmar Viettel Myanmar cũng thực hiện tốt các chương trình xã hội hỗ trợ cho chính phủ, các bộ ngành, sinh viên và người nghèo thông qua các chương trình cung cấp hệ thống cầu truyền hình cho chính phủ điều hành đất nước Đưa Internet miễn phí tới trường học cùng các dự án nhân đạo…
2.7.Kế hoạch điều chỉnh
Khi sản phẩm đã được thị trường chấp nhận thì chính sách giá có thể điều chỉnh tăng giảm tuỳ theo từng thời điểm và sản lượng bán ra Giá bán cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng với các nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hay nhóm người mua trực tiếp để đảm bảo không bị xung đột giữa các thành viên kênh phân phối và khuyến khích họ tích cực bán hàng Thúc đẩy hoạt động marketing hơn nữa Người tiêu dùng Myanmar cũng rất thích xem quảng cáo, do vậy muốn được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và chọn mua ,Viettel nên đầu tư thực hiện quảng cáo hơn nữa Các phương tiện quảng cáo hiệu quả hiện nay là radio, truyền hình, pa nô ngoài trời, báo viết… nhưng hiệu quả vẫn là quảng cáo qua radio vì hầu hết mọi nhà đều có Còn quảng cáo trên truyền hình chỉ hiệu quả đối với các đô thị và vùng ven đô vì nhiều vùng nông thôn Myanmar còn chưa có điện Hoàn thiện hệ thống phân phối
đến tất cả các phường xã trên cả nước để Viettel có thể trực tiếp tham gia cung cấp
dịch vụ viễn thông, thu cước và chăm sóc khách hàng được tốt hơn
3.Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào quốc gia Myanmar
Trang 8Các thông tin cơ bản về Myanmar
Tên đầy đủ: Liên bang Mianma (Myanmar)
Thủ đô : Nay Pyi Taw, là thủ đô hành chính, từ tháng 1/2006, trước đó là Yangon
Đứng đầu nhà nước: Tổng thống Thein Sein (4/2/2011)
Đứng đầu chính phủ: Tổng thống Thein Sein
Thành viên của các tổ chức quốc tế: UNESCO, WHO, UN, WTO v…v
Diện tích: 676,578 km2
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô từ tháng12 đến tháng 4 Tài nguyên: dầu, khí đốt, gỗ, kẽm, đá quý, quặng , khí đốt…
Dân số: 54,584,650 Tuổi trung bình: 26.9 tuổi (2011)
Dân tộc: Burman (68%), Shan(9%), Rakhine (4%), Trung Quốc (3%), Ấn Độ (2%), Mon(2%)
và các dân tộc khác chiếm 5%
Tôn giáo: Phật giáo (89%), Đạo hồi(4%), Thiên chúa (4%) và các đạo khác
Ngôn ngữ : Miến Điện và một số tiếng dân tộc thiểu số
Trang 9a Thuận lợi
Myanmar trước đây là thuộc địa của Anh, đất nước bước đầu xây dựng được những cơ
sở hạ tầng nhất định Chính quyền và người dân sử dụng tiếng Anh phổ biến, nền tảng về pháp luật được xây dựng theo tinh thần của luật Anh nên các doanh nghiệp dễ tiếp cận
Myanmar hiện đã trở thành một quốc gia dân chủ đa đảng (khoảng gần 40 đảng phái chính trị), hệ thống chính trị tam quyền phân lập theo chế độ tổng thống, lưỡng viện Theo ông Soe Thein, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban đầu tư Myanmar, Myanmar hoan nghênh đầu tư của tất cả các nước vào Myanmar trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế Như vậy, nhìn về tổng thể, Myanmar đón chào đầu tư nước ngoài mang tính chất bình đẳng, không thiên vị
Riêng với Việt Nam, do hai nước có những bước thắt chặt quan hệ trong thời gian trước thời gian Myanmar tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao chính phủ dân sự, nên hai nước cũng
có những ưu đãi riêng nhất định cho nhau Chính phủ hai nước đã ký tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực (tham khảo tại các trang web với keyword
“Vietnam Myanmar Joint Statement”) Với những lĩnh vực nêu trong tuyên bố chung này, hoặc những thỏa thuận riêng biệt trong các cuộc gặp của lãnh đạo các cấp hai nước, Myanmar xem xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đẳng
Trang 10Những thay đổi chính trị quan trọng trong vòng hơn 1 năm trở lại đây đang đem lại cho Myamar những vận hội mới Một loạt các quốc gia phương Tây, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước này và lên tiếng ủng hộ những nỗ lực cải cách mà chính phủ của Tổng thống Thein Sein đang tiến hành
Cùng với làn sóng cải cách đã bước sang giai đoạn thứ hai được ông Thein Sein tuyên
bố từ giữa tháng 6 vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để chiếm lĩnh thị trường được đánh giá là giàu tài nguyên trong khu vực Đông Nam Á
Về kinh tế, Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú, có thể coi là mảnh đất vàng cuối cùng chưa bị khai thác của châu Á Sau khi chuyển thành công sang chính quyền dân sự, đầu tư trực tiếp nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh, tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 90 Myanmar còn có dân số khoảng hơn 60 triệu người, lực lượng lao động trẻ, chi phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 70-120 đô la Mỹ/tháng) Người dân Myanma cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc
Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar đã đề ra nhiều chủ trương nhằm khuyến khích thương mại và hỗ trợ đầu tư Một số luật như Luật Đầu tư nước ngoài với các sửa đổi liên quan đến vấn đề thuê đất và sử dụng ngoại tệ, Luật Đặc khu kinh tế, v.v đã mở ra những cánh cổng đối với đầu tư nước ngoài tại Myanmar
Về mặt thị trường, Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Thị trường Myanmar không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm tương đương với hàng từ Nhật, Mỹ, nên hàng hoá của Việt Nam có khả năng sẽ thâm nhập tốt
và mở rộng được tại Myanmar Qua các đợt triển lãm và hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar năm 2009, 2010 và 2011, hàng của Việt Nam đưa sang đều được người tiêu dùng Myanmar đón nhận rất tích cực
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar
do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như viễn thông, du lịch, Vì vậy, đây là cơ