Trong những năm qua, đã có rất đề tài khoa học nghiên cứu về cácphương pháp dạy học hiện đại như: Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy họcVật lí; dạy học theo phương pháp thực nghiệm; d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
THIỀU THỊ HUỆ
SỬ DỤNG PHỐI HỢP DẠY HỌC THEO GÓC VÀ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG “MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG ” VẬT
LÍ 11- NÂNG CAO
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS TS TẠ TRI PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại họccùng quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS Tạ TriPhương đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn em trong quá trình làmluận văn, quan tâm, khích lệ, để em tự tin, quyết tâm, say mê nghiên cứu đểhoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổVật lí và các em học sinh lớp 11A2, 11A3 trường THPT Tam Dương đãgiúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm
Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các anh chị học viên caohọc lớp LL&PPDHBM Vật lý K19 đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡtôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Thiều Thị Huệ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn là công trình nghiên cứu của chính bản thân dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Tạ Tri Phương; đề tài nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước
đó Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Thiều Thị Huệ
Trang 4BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Giáo viên GV Học sinh HS Phương
pháp dạy học PPDH Phương
pháp dạy học hiện đại PPDHHĐ
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề PPDHGQVĐ Dạy học theo góc DHTG
Trang 5MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của đề tài 4
7.1 Đóng góp về mặt lí luận 4
7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU 6
1.1 Dạy học giải quyết vấn đề 6
1.1.1 Khái niệm dạy học giải quyết vấn đề 6
1.1.2 Cơ sở định hướng việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh 8
1.1.3 Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề 10
1.1.4 Ưu điểm nổi bật của dạy học GQVĐ 12
1.2 Dạy học theo góc 13
1.2.1 Khái niệm dạy học theo góc 14
1.2.2 Cơ sở của dạy học theo góc 14
1.2.3 Đặc điểm của dạy học theo góc: 16
1.2.4 Các kiểu dạy học theo góc 18
1.2.5 Qui trình tổ chức dạy học theo góc 20
Trang 61.3 Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập 27
1.3.1 Nguyên nhân của tính tích cực nhận thức 27
1.3.2 Biểu hiện của tính tích cực nhận thức 28
1.3.3 Biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong học tập: 28
1.4 Những ưu điểm nổi của sự phối hợp giữa PPDHGQVĐ và DHTG 29
1.5 Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học kiến thức quang hình ở trường phổ thông
30 1.5.1 Đối với học sinh 30
1.5.2 Tình hình dạy học của giáo viên 32
CHƯƠNG 2: : THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG "MẮT.CÁC DỤNG CỤ QUANG” - VẬT LÍ 11 NÂNG CAO VẬN DỤNG PHỐI HỢP DẠY HỌC THEO GÓC VÀ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 36
2.1 Cấu trúc và nội dung kiến thức chương “Mắt Các dụng cụ quang ”- Vật lí 11 nâng cao 36
2.2 Kiến thức, kỹ năng cần đạt được chương “Mắt Các dụng cụ quang” 38
2.3 Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức chương “ Mắt Các dụng cụ quang” – Vật lí 11 nâng cao với sự phối hợp phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và dạy học theo góc 39
2.3.1.Soạn tiến trình dạy học bài “ Lăng kính” 39
2.3.2 Soạn tiến trình dạy học bài “ Thấu kính mỏng” 46
2.3.3 Soạn tiến trình dạy học bài “ Kính lúp” 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 63
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 63
3.3 Đối tượng thực nghiệm 64
Trang 73.4 Thời điểm thực nghiệm 64
3.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 64
3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm 65
3.6.1 Về tính tích cực trong học tập của học sinh: 65
3.6.2 Về kết quả học tập 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
KẾT LUẬN CHUNG 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÕ HỌC SINH
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THĂM DÕ HỌC SINH
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THĂM DÕ GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THĂM DÕ GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 5: ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Trang 8đổi mới cần những con người có năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Thực tiễn đó đặt ra mục tiêu phải đổi mới nền
giáo dục đào tạo về mọi mặt, trong đó việc đổi mới PPDH có một vị trí đặcbiệt quan trọng góp phần thúc đẩy những đổi mới khác trong giáo dục nhằmnâng cao chất lượng giáo dục
1.2 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
theo Nghị quyết số 29- NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổimới PPDH theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biệnpháp đổi mới PPDH theo hướng này.[1]
1.3 Trong dạy học ở trường phổ thông có rất nhiều các PPDH, hình thức
Trang 9tổ chứ dạy học khác nhau Tuy nhiên không có một phương pháp nào có vaitrò độc tôn Sự phối hợp vận dụng hợp lí các PPDH luôn mang đến hiệu quảcao trong thực tiễn dạy học Việc đổi mới PPDH đang thực hiện bước chuyển
từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngườihọc, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâmđến việc HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó,phải thực hiện chuyển từ PPDH theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy học
theo “Phương pháp dạy học tích cực” Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều
28, quy định “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [2]
1.4 Trong những năm qua, đã có rất đề tài khoa học nghiên cứu về cácphương pháp dạy học hiện đại như: Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy họcVật lí; dạy học theo phương pháp thực nghiệm; dạy học giải quyết vấn đề ;dạy học theo góc Tuy nhiên trong những đề tài đó, rất ít đề tài chỉ ra cáchvận dụng phối hợp PPDH theo góc và dạy học giải quyết vấn đề với nhau.Trong chương trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay chương
"Mắt và các dụng cụ quang học"-chương trình Vật lí 11- nâng cao bao gồmcác bài dạy học về ứng dụng của Vật lí trong kĩ thuật Nội dung kiến thức nàyliên quan đến những vấn đề thực sự có ứng dụng trong thực tiễn đời sống vàsản xuất như ứng dụng của kính tiềm vọng, kính lúp, kính hiển vi, kính thiênvăn Áp dụng phương pháp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đềcho phần kiến thức này giáo viên có thể không chỉ phát huy cao độ tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh mà còn hình thành ở họ niềm tin
về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận
Trang 10thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phối hợp dạy
học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11- Nâng cao”
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề để tổchức dạy học một số kiến thức trong chương “ Mắt Các dụng cụ quang” –Vật lí 11 Nâng cao nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thứccủa học sinh từ đó nâng cao kết quả học tập của học sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động dạy và học một số kiếnthức chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11 Nâng cao
- Phạm vi nghiên cứu: Một số kiến thức chương “Mắt Các dụng cụquang” – Vật lí 11NC Cụ thể
+ Bài Lăng kính
+ Bài Thấu kính mỏng+ Bài Kính lúp
4 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học sử dụng phối hợp PPDH theo góc
và dạy học nêu vấn đề chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11 Nâng caothì sẽ góp phần phát huy được tính tích cực trong hoạt động nhận thức củahọc sinh từ đó nâng cao kết quả học tập của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về các phương pháp dạy học theogóc và dạy học giải quyết vấn đề, những đặc trưng điển hình của từng phươngpháp, những ưu điểm nổi bật khi có sự phối hợp của hai phương pháp trên
Trang 11- Phân tích chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11 Nâng caonhằm tìm hiểu cấu trúc nội dung và đặc điểm các kiến thức cần xây dựng.
- Tìm hiểu thực tế dạy học chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11Nâng cao ở trường THPT nhằm làm rõ những khó khăn và nguyên nhân củanhững khó khăn ấy trong việc tổ chức HĐ nhận thức tích cực, sáng tạo củaHS
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chủ đề “ Mắt Cácdụng cụ quang” Vật lí 11 Nâng cao theo định hướng phối hợp PPDH theo góc
và dạy học giải quyết vấn đề
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trìnhdạy học đã thiết kế
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cưu lý luận làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập và các tài liệutham khảo để phân tích cấu trúc logic của chương“ Mắt Các dụng cụ quang ”Vật lí 11 Nâng cao
- Khảo sát thực tiễn dạy học ở trường phổ thông
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông
- Sử dụng thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm
và kiểm định giả thuyết khoa học
7 Đóng góp của đề tài
7.1 Đóng góp về mặt lí luận
- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lí luận của PPDH theo góc và dạy học giảiquyết vấn đề, làm xuất hiện những ưu điểm nổi bật khi sử dụng phối hợp haiphương pháp trên vào thực tiễn dạy học
7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Vận dụng phối hợp PPDH theo góc và dạy học giải quyết vấn đề vào thiết kế
Trang 12tiến trình dạy học một số kiến thức chương “ Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí
11 Nâng cao Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho GV phổ thông, sinhviên và học viên chuyên ngành
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính củaluận văn bao gồm 3 chương:
Chương1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức chương“ Mắt.
Các dụng cụ quang” Vật lí 11 Nâng cao theo hướng vận dụng phối hợp PPDHtheo góc và dạy học giải quyết vấn đề
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 13mà còn có trách nhiệm là dạy cách sống, dạy phương cách thích nghi Haynói cách khác, là dạy cho người học cách thức giải quyết vấn đề tron g họctập và trong cuộc sống.
Với mục tiêu giáo dục đó, người thầy trong quá trình dạy học có vai tròđịnh hướng hoạt động nhận thức cho học sinh, hấp dẫn học sinh giải quyết cácvấn đề thực tế bằng kiến thức trong nhà trường, đưa kiến thức hàn lâm vàothực tiễn cuộc sống, hỗ trợ học sinh trong việc phát hiện vấn đề, nghiên cứuvấn đề và tìm câu trả lời cho vấn đề Trong quá trình đó, học sinh tự chiếmlĩnh kiến thức, rèn khả năng tự học, sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề Đểđạt được mục tiêu đó người dạy phải không ngừng đổi mới PPDH, tìm tòisáng tạo cách dạy sao cho có hiệu quả cao nhất, và việc sửu dụng các PPDHhiện đại là tất yếu
1.1 Dạy học giải quyết vấn đề
1.1.1 Khái niệm dạy học giải quyết vấn đề
Theo V.Ôkôn, có thể hiểu dạy học giải quyết vấn đề là toàn bộ cáchành động như: tổ chức các tình huống làm nảy sinh vấn đề, hỗ trợ HS trongviệc tự nêu ra được vấn đề cần giải quyết, chú ý giúp đỡ những điều cần thiếttrong quá trình HS giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết và lãnh đạo quá
Trang 14trình hệ thống hóa và củng cố kiến thức thu nhận được.
Dạy học giải quyết vấn đề có tác dụng phát huy hoạt động nhận thức
tự chủ, tích cực của HS, giúp cho HS chiếm lĩnh được các kiến thức khoahọc một cách sâu sắc, vững chắc, vận dụng được kiến thức cũng n hư kĩnăng giải quyết vấn đề trong cuộc sống Bên cạnh đó, dạy học giải quyếtvấn đề còn đảm bảo sự phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo của HS trongquá trình học tập
Các khái niệm trong dạy học giải quyết vấn đề được hiểu như sau:
+ Vấn đề: Một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà người học khôngthể giải quyết khi chỉ dùng tư duy tái hiện đơn thuần, mà cần phải tìm tòi sángtạo để giải quyết và sau khi giải quyết được thì người học thu được kiến thức,
Tình huống có vấn đề cần phải kích thích người học sao cho người học
tự nguyện và hăng hái tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề
+ Các kiểu tình huống có vấn đề:
Tình huống lựa chọn: Chủ thể lựa chọn một phương án thích hợp nhất
trong những điều kiện xác định để giải quyết vấn đề
Tình huống bất ngờ: Chủ thể ở trạng thái ngạc nhiên khi gặp một cái
mới lạ, chưa hiểu vì sao và cần có mô hình mới
Tình huống bế tắc: Chủ thể ở trạng thái túng bí và cần có mô hình mới Tình huống không phù hợp: Chủ thể ở trạng thái băn khoăn, nghi
Trang 15hoặc do gặp sự kiện trái với lẽ thường tình và cần có một mô hình mới thích hợp hơn.
Tình huống phán xét: Chủ thể cần kiểm tra hợp thức hóa các mô hình
đã được đề cập khi gặp trạng thái nghi vấn được giải thích với các cách khácnhau
Tình huống đối lập: Chủ thể cần phê phán, bác bỏ mô hình không hợp
thức, bảo vệ mô hình hợp thức [12]
Tùy thuộc vào nội dung dạy học và khả năng sáng tạo của người dạy
mà người dạy có thể đưa người học vào những tình huống hấp dẫn thuộc mộttrong các kiểu tình huống có vấn đề như trên Điều này rất quan trọng vì đó làtiền đề cho người học tham gia vào quá trình dạy học Nếu tình huống có vấn
đề không gây quan tâm hay hứng thú cho người học thì coi như đó là thất bạicủa người dạy ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình dạy học
1.1.2 Cơ sở định hướng việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh
1.1.2.1 Sự khác biệt giữa học sinh và nhà khoa học
Trong việc tổ chức dạy học theo tiến trình giải quyết một vấn đề khoahọc, để có thể thành công cần phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa nhàbác học và học sinh trong khi giải quyết vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất nhữngbiện pháp sư phạm thích hợp
Những điểm khác biệt đó là:
Về động cơ, hứng thú, nhu cầu: Nhà bác học khi giải quyết vấn đề là
đã tự xác định được rõ mục đích, tự nguyện đem hết sức mình giải quyếtbằng được vấn đề đặt ra, coi đó là nhu cầu bức thiết của cá nhân Còn ở họcsinh, động cơ, hứng thú đang được hình thành, ý thức về mục đích tráchnhiệm còn mờ nhạt, do đó chưa tập trung chú ý đem hết sức mình để giảiquyết vấn đề học tập
Về năng lực giải quyết vấn đề: Khi chấp nhận giải quyết một vấn đề,
Trang 16nhà bác học đã có trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết Tuy nhiên,nhiều khi nhà bác học cũng phải tích lũy thêm kinh nghiệm, sáng tạo thêmphương tiện lý thuyết và phương tiện vật chất để hoạt động Còn đối với họcsinh, đây mới chỉ là việc bước đầu làm quen với việc giải quyết một vấn đềkhoa học Vấn đề đặt ra cho HS phải giải quyết cũng như vấn đề đặt ra chonhà khoa học nhưng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của họ còn rất hạn chế.
Về thời gian dành cho việc giải quyết vấn đề: Những kiến thức mà học
sinh cần chiếm lĩnh là những kiến thức mà nhiều thế hệ các nhà bác học đãphải trải qua thời gian dài mới đạt được và mỗi nhà bác học cũng chỉ góp mộtphần công sức vào lâu đài khoa học đó, còn học sinh thì chỉ được dành mộtthời gian ngắn ngủi trên lớp hoặc có thêm chút thời gian ở nhà để phát hiện ramột định luật hay tìm hiểu một thuyết vật lý
Về điều kiện phương tiện làm việc: Nhà khoa học có trong tay hoặc
phải tạo ra những phương tiện chuyên dùng đạt độ chính xác cao và nhữngđiều kiện thích hợp nhất để giải quyết vấn đề Còn học sinh chỉ có nhữngphương tiện thô sơ của trường phổ thông với độ chính xác thấp, chỉ có điềukiện làm việc tập thể và có khi không được lặp đi lặp lại nhiều lần
Sự phân tích trên đây chỉ ra rằng, HS không thể hoàn toàn tự lực trongviệc xây dựng kiến thức khoa học, mà cần có sự hỗ trợ, định hướng, khuyếnkhích của GV trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực
1.1.2.2 Định hướng việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh:
Do có sự khác biệt giữa HĐ nhận thức của HS và của nhà khoa học nêntrong quá trình tổ chức HĐ nhận thức của HS theo chu trình sáng tạo khoahọc, người GV cần tập dượt cho HS vượt qua những khó khăn vừa sức theo líthuyết về "Vùng phát triển gần" của Vưgôtxki để tạo ra những điều kiện thuậnlợi để HS tình nguyện tham gia vào HĐ nhận thức, thực hiện thành côngnhiệm vụ được giao
Trang 17Về mặt tâm lí: GV cần phải xây dựng tình huống có vấn đề, trong đó có
mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS, tạo hứng thú cho HS tự nguyện tham giavào quá trình giải quyết vấn đề GV cần tạo môi trường sư phạm thuận lợi vàtạo cho HS có niềm tin vào khả năng của mình có thể giải quyết được vấn đề
Về nội dung và biện pháp hỗ trợ HĐ nhận thức: GV có nhiệm vụ hỗ
trợ HS trong quá trình giải quyết vấn đề bằng cách định hướng tư duy c ho
HS thông qua một logic tiến trình tổ chức HĐ nhận thức hợp lý, giúp đỡkhi HS gặp bế tắc, cung cấp cho HS một số phương pháp giải quyết vấn đềtrong học tập như: phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình,phương pháp tương tự,…
Hai mục tiêu quan trọng cần hướng tới đối với việc tổ chức HĐ nhậnthức của HS là phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực nhận thức sángtạo Vì vậy, tổ chức HĐ giải quyết vấn đề cần dựa trên cơ sở những hiểu biếtsâu sắc về tính tích cực nhận thức và năng lực nhận thức sáng tạo của HS
1.1.3 Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề [14]
Để phát huy đầy đủ vai trò của học sinh trong sự tự chủ hành động xâydựng kiến thức và vai trò của giáo viên trong việc tổ chức tình huống học tập
và định hướng tìm tòi xây dựng tri thức của học sinh, cũng như phát huy vaitrò tương tác lẫn nhau trong tập thể học sinh đối với quá trình nhận thức củamỗi cá nhân học sinh, thì cần thực hiện tiến trình dạy học theo các pha tươngứng với các pha của tiến trình xây dựng tri thức vật lý trong nghiên cứu khoahọc Tiến trình này gồm các pha như sau:
+ Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề
GV giao cho HS một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề Dưới sự hướng dẫncủa GV, HS quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thựchiện nhiệm vụ
Trang 18Quan niệm và giải pháp ban đầu của HS được thử thách và HS ý thứcđược khó khăn Lúc này vấn đề đối với HS xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của
GV vấn đề đó được chính thức diễn đạt
Pha này tương ứng với (1) và (2) trong sơ đồ
+ Pha thứ 2: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề
Cùng với sự định hướng của GV, HS độc lập xoay trở để vượt quakhó khăn
HS diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về cách giải quyết vấn
đề và kết quả thu được, thông qua đó, có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp
Dưới sự trợ giúp của GV, hành động của HS được định hướng theo mộttiến trình hợp lý, phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học
Pha này tương ứng với (3) và (4) trong sơ đồ
+ Pha thứ 3: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới
HS tranh luận, bảo vệ cái xây dựng được dưới sự hướng dẫn của GV
GV chính xác hoá, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới
HS chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng
Trang 19suy đoán, thực hiện giải pháp
Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp của
Sơ đồ các pha của tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ
tri thức mới trong nghiên cứu khoa học
1.1.4 Ưu điểm nổi bật của dạy học GQVĐ
Mọi chiến lược học tập và dạy học hiện đại hiện nay đều bắt nguồn từ 5 dòng triết lí( cách tiếp cận lí thuyết chủ đạo)
- Triết lí kiến tạo
- Triết lí hợp tác
- Triết lí hành vi
- Triết lí GQVĐ
- Triết lí hiện thực, hiện sinh.[5]
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học thì DHGQVĐ tuy ra đời sớm nhấtnhưng hiện tại có vai trò quan trọng hàng đầu trong dạy học phổ thông vì
Trang 20những lí do sau:
1 DHGQVĐ dựa trên cơ sở lí thuyết nhận thức, mà con người chỉ bắt đầuquá trình nhận thức, bắt đầu tu duy khi đứng trước một tình huống cóvấn đề( Rubinstein) Như vậy lịch sử sáng tạo ra một khối lượng kiếnthức khổng lồ của nhân loại như hiện nay có liên quan trực tiếp tới kháiniệm GQVĐ Nói cách khác DHGQVĐ là PPDH có vai trò số mộttrong việc phát triển tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ
2 Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, do lượng thông tin bùng nổ như hiệnnay, nhà trường không còn đủ quỹ thời gian để thực hiện việc truyềnđạt lượng kiến thức đang tăng nhanh và số lượng vấn đề cần giải quyếtcủa con người cũng hết sức đa dang, phúc tạp Trước tình hình đó,DHGQVĐ giúp hình thành ở HS thói quen biết lựa chọn vấn đề, biếtđịnh hướng hành động của mình trong các dòng thông tin khổng lồđó.Đây là một mục tiêu vô cùng quan trọng cho giáo dục ở thế kỉ 21
3 Cũng theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, DHGQVĐ có ba đặc trưng cơbản:
- Tình huống có vấn đề
- Chứa đựng các “thao tác”, “giai đoạn” có tính mục đích chuyên biệt
- Phương pháp DHGQVĐ có thể thực hiện bằng nhiều hình thức tổ chức
đa dạng lôi cuốn người học như:
+ Làm việc theo nhóm nhỏ
+ Thực hiện các kĩ thuật hỗ trợ tranh luận
+ Xếp hạng, sắm vai, mô phỏng báo cáo, trình bày….[13]
1.2 Dạy học theo góc
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực (dạy học tíchcực) chính là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thứccủa học sinh Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, định hướng của giáo
Trang 21viên, người học được tham gia vào quá trình học tập từ khâu phát hiện vấn đề,tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận Quátrình đó giúp người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển nănglực sáng tạo.
Dạy học theo góc là một trong nhiều phương pháp dạy học tích cực
giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
1.2.1 Khái niệm dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một mô hình dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.[15]
Chúng ta biết mỗi học sinh thường có phong cách học khác nhau Có họcsinh thích học qua phân tích (nghiên cứu tài liệu, đọc sách để rút ra kết luậnhoặc thu nhận kiến thức); có học sinh thích học qua quan sát (quan sát ngườikhác làm, quan sát qua hình ảnh để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức);
có học sinh thích học qua trải nghiệm khám phá (khám phá, làm thử để rút rakết luận hoặc thu nhận kiến thức); có học sinh thích học qua thực hành ápdụng (học thông qua hành động để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức).Học theo góc thể hiện sự đa dạng, do đó học sinh có sở thích và năng lựckhác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìmcách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình Điều này cho phép giáo viêngiải quyết vấn đề đa dạng trong hoạt động học tập của học sinh.[4]
1.2.2 Cơ sở của dạy học theo góc
Dạy học theo góc dựa trên cơ sở phong cách học
Các kết quá nghiên cứu ở lĩnh vực tâm lí học chỉ ra rằng: Mỗi học sinhđều có những khác biệt về sở thích, phong cách học, mức độ nhận thức, nhịp
độ học tập và các kĩ năng khác Do đó việc dạy học phải chú ý đến cái riêng
Trang 22Cụ thể
Cụ thể ngẫu
của mỗi người, đặc biệt là nhu câu húng thú Dạy học như vậy gọi là dạy họcphân hóa(phân hóa theo phong cách học, phân hóa theo mức độ nhận thức,phân hóa theo động cơ lợi ích của người học)
Sự đa dạng về phong cách học:
*) Khái niệm về phong cách học:
Phong cách học là những điểm riêng có tính ưu thế, tương đối bền vữngcủa cá nhân, quy định cách tiếp nhận, xử lí và phản hồi thông tin trong môitrường học tập
*) Phân loại phong cách học:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu về gen và môi trường A.Gregoic khẳng định: Trí óc của con người khi tương tác với môi trường thông qua hai quá trình:+ Qúa trình tri giác( là sự tiếp nhận thông tin) gồm cụ thể và trừu tượng.+ Quá trình sắp xếp( là sự chuyển đổi, truyền tải thông tin) gồm tuần tự
và nẫu nhiên
Từ đó ông đưa ra bốn kênh thu nhận và thể hiện thông tin:
Cụ thể tuần tự
Cụ thể ngẫu nhiên nhiên
Trừu tượng ngẫu nhiên
Trừu tượng tuần tự
Ngẫu nhiên
*) Đặc điểm của mỗi phong cách học:
Trừu tượng
Trang 23- Phong cách trừu tượng - tuần tự: Thích cách tiếp cận mang tính phântích, thích các khái niệm logic, thích những vấn đề chặt chẽ mang tính logic(học qua phân tích).
- Phong cách cụ thể - trừu tượng: người học có mục đích cao, tri thứcđược tạo ra bằng việc sử dụng các khái niệm chung vào tình huống cụ thểnhằm đạt được kết quả từ những kiến thức đã có ( học qua thực hành)
- Phong cách học trừu tượng – ngẫu nhiên: trí tưởng tượng phong phú, trithức được hình thành qua quan sát trực quan kết hợp với kinh nghiệm cụ thể.(học qua quan sát)
- Phong cách học cụ thể - ngẫu nhiên: Người học thích thử nghiệm,thông qua thử - sai – sửa chữa( học qua trải nghiệm)
1.2.3 Đặc điểm của dạy học theo góc:
Khi nói tới học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập có tínhkhuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập Các hoạt động có tính đadạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá vàthực nghiệm
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta đã tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể Quá trình học được chia thành các
khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập, để có mộtcái nhìn tổng quát tốt, một cấu trúc rõ ràng sẽ được áp dụng nhằm giúp họcsinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung.Các em biết những khu vực nào đang sẵn sàng và cần làm gì khi hoàn thànhnhiệm vụ: liệu các em có cần các tư liệu để tự sửa chữa, trong điều kiện nàocác em có thể tự chuyển sang một khu vực khác vv Tất cả đều được tổ chức
để tạo ra một bầu không khí nh nhàng và không ồn ào Có thể áp dụng cách
vẽ hình như một biện pháp hỗ trợ thực hiện nhằm khuyến khích hoạt động vàthúc đẩy việc học tập
Trang 24Học theo góc kích thích học sinh tích cực họat động và thông qua hoạt động mà học tập.Các tư liệu và nhiệm vụ học tập là những thử thách, là
những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn nhận thức mà học sinh cầnphải giải quyết Mục đích là để học sinh khám phá các giới hạn của việc học
và tăng cường sự tiến bộ của các em
Học theo góc phải thể hiện được sưi đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau Mỗi khu vực các nhiệm vụ học tập đều đa dạng về cả
nội dung lẫn hình thức tổ chức, do đó học sinh có sở thích và năng lực khácnhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách đểthích ứng và thể hiện năng lực của mình Điều này cho phép giao viên giảiquyết vấn đề đa dạng trong nhóm
Dạy học theo góc phải hướng tới việc học sinh được thực hành thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động Khi thực hiện nhiệm vụ
học tại các góc, học sinh sẽ bị cuốn vào việc học tập tích cực, không chỉ vớiviệc thực hành các nội dung học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập mớimẻ: Cơ hội “khám phá”, “thực hành”; cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo( thínghiệm mới, bài viết mới….); cơ hội đọc hiểu ccs nhiệm vụ và các bảng hướngdẫn của giáo viên; cơ hội cho mỗi cá nhân tự áp dụng, tự khẳng định, tự pháttriển năng lực của mình cũng như năng lực hợp tác học tập với nhau;….Trong
đó việc trải nghiệm và khám phá trong học tập sẽ có nhiều cơ hội được pháthuy hơn Học sinh sẽ có nhiều cơ hội gần gũi hơn với các tư liệu học tập [15]
Trang 25Giảng viên/Giáo viên
Tác động qua lại trong môitrường học tập an toàn
Học sinh Học sinh
Tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau
1.2.4 Các kiểu dạy học theo góc
- Kiểu 1: Tổ chức các góc đáp ứng phong cách học (cùng nội dung kiếnthức khác cách thức thực hiện nhiệm vụ)
Trang 27- Góc 4: Nhiệm vụ 4
1.2.5 Qui trình tổ chức dạy học theo góc
1.2.5.1 Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp
Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phùhợp theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt độngkhác nhau
Không gian lớp học là điều kiện chi phối việc tổ chức học theo góc.Không gian phải phù hợp với số học sinh để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồdùng học tập trong các góc và các hoạt động của học sinh tại các góc
1.2.5.2 Thiết kế kế hoạch bài học
Mục ti u bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng, cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độclập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc
Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối
hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp trực quan, học tập hợptác theo nhóm, giải quyết vấn đề…
Chu n bị: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học,
xác định nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện đểhọc sinh tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học
Trang 28ác định t n của mỗi góc và nhiệm vụ ph hợp
mỗi góc c n có: tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng thiết bị, tài liệu phù
hợp với hoạt động của góc Ví dụ: S , tài liệu cho góc phân tích; tivi, máy
vi tính, tài liệu cho góc quan sát.
hiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung cụ
thể của bài học, vào đặc trưng của phương pháp học theo góc và không giancủa lớp học, giáo viên cần:
- Trong học theo góc, học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặphoặc theo nhóm tại mỗi góc Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tính tựgiác, tích cực, chủ động và kỉ luật trong học tập
Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học: Vào cuối giờ
học sau khi học sinh đã được học luân chuyển qua đủ các góc, giáo viên tổchức cho học sinh báo cáo, thảo luận, bổ sung kết quả học tập ở mỗi góc
Trang 29Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đềtrọng tâm, đảm bảo cho học sinh học sâu và học thoải mái.[15]
vụ tại các góc và cho phép học sinh chọn góc xuất phát
- Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích, tuynhiên giáo viên sẽ phải điều chỉnh nếu như có số học sinh quá đông cùngchọn một góc hoặc nếu cần thiết giáo viên có thể tự sắp xếp các góc xuất pháttheo ý mình
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc, giáo viên quan sát, hỗ trợ
- Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, giáo viên yêu cầu học sinh luânchuyển góc
- Kết thúc giờ học tại các góc, giáo viên yêu cầu đại diện các góc trìnhbày kết quả, các học sinh khác nhận xét, đánh giá Cuối cùng là nhận xét củagiáo viên về kết quả học tập của học sinh, chốt lại kiến thức trọng tâm của bàihọc
Có rất nhiều khả năng để tổ chức học theo góc có hiệu quả Đối với mỗi V khi muốn triển khai học theo góc, nên bắt đầu từ việc phân tích lớp học và bối cảnh trường học Việc tổ chức tốt phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:
Trang 30a Định hướng hoạt động học của học sinh
Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời chođược câu hỏi: Mức độ tự định hướng của học sinh như thế nào? Mức độ hoạtđộng độc lập nào các em có thể thực hiện?
Khả năng tự định hướng của học sinh càng tốt thì việc tổ chức lớp họccàng ít phải bận tâm Do đó, học sinh sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớphọc Và tất nhiên sẽ có nhiều hơn một khả năng để thực hiện: từ hình thứcgiáo viên kiểm soát lớp học (định hướng từ bên ngoài) chuyển thành hìnhthức học sinh được thỏa sức đưa ra các sáng kiến
Trong quá trình tổ chức dạy học theo góc, sự định hướng của giáo viênvới học sinh được thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cánhân
Không giống như hệ thống luân chuyển do giáo viên chỉ định như sẽtrình bày dưới đây, cách tổ chức này sẽ cho các em thêm cơ hội để thể hiệncác sáng kiến
Các thỏa thuận sau sẽ được áp dụng:
- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong mộtkhoảng thời gian nhất định
- Học sinh được quyền lựa chọn thứ tự các góc
Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn
đề tại các góc khác nhau bằng sơ đồ sau:
Trang 31B
Sơ đồ biểu diễn cách thức học sinh giải quyết vấn đề tại các góc
Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tưởng, với điều kiện của hầu hếtcác nhà trường phổ thông ở Việt Nam thì còn gặp nhiều khó khăn khi thựchiện theo cách thức tổ chức này
Chúng ta cũng không thường nhắc tới công thức này với tên gọi là cácgóc “có thể” và “phải” thực hiện Có thể tích hợp hai dạng hoạt động và khiếnviệc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả hơn
Trong trường hợp đó chúng ta cần phải giới hạn số lượng học sinh trongmột góc Nếu không sẽ có trường hợp có các nhóm có số lượng học sinh quáđông, ví dụ nhóm góc máy tính, bài tập nghe… vì đây là các dạng phổ biếnhọc sinh muốn tham gia
Nếu giáo viên có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tư liệucho nhóm học sinh đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bướcđệm để giới hạn thời gian học sinh phải chờ đợi Tuy nhiên nên tránh sử dụngcác hình thức “vui vẻ” làm bước đệm Cần phải đảm bảo cho các học sinh cómức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này
Để giám sát những học sinh đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, giáo viên
có thể áp dụng hai hệ thống:
- Giáo viên có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng namchâm hay bảng phấn đều được) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoànthành Bằng cách này, giáo viên có thể xác định được những học sinh đang bị
Trang 32tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.
- Giáo viên cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽđánh dấu các góc đã hoàn thành
Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể được lồng ghéptrong các góc Nhiều giáo viên có xu hướng chọn các góc với các tư liệu dạyhọc đã có sẵn trên lớp Điều này hoàn toàn chấp nhận được Học theo góckhông nhất thiết phải quá phức tạp
b Tổ chức không gian học theo góc
Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số học sinh và kích thước củakhông gian học tập Chúng ta không sử dụng từ “phòng học” trong trườnghợp này vì hoạt động học tập có thể diễn ra tại các không gian bên ngoàiphòng học truyền thống Một cách tự nhiên, những giáo viên có không gianlớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn các đồng nghiệp có diện tích nhỏhơn và có nhiều học sinh
Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học kể cả trong cácđiều kiện giới hạn Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghépcác bàn học lại với nhau, chia học sinh thành cặp, đặt các tư liệu dạy học lênphía trước lớp học
Nếu các góc có thể được giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thờigian, giáo viên sẽ có thêm các khả năng khác và giảm bớt hoạt động tổ chứclớp học Học sinh cũng có thể quay lại vị trí đang làm việc Do đó phươngpháp học tập sẽ trở nên minh bạch hơn đối với các em Các tấm bình phong
để ngăn riêng các góc có thể hỗ trợ việc sắp xếp không gian
c Tổ chức tư liệu trong học theo góc
Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lượng của tư liệu/tàiliệu đang có ở trường Chúng ta có thể tạo ra một môi trường lớp học ở mức
độ nào? Tình huống hiện tại ở trường học như thế nào? Tôi có thể mượn gì từ
Trang 33đồng nghiệp trong trường? Chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy trước khi tiến hành bố trí lại các khu vực trong lớp học.
Một môi trường học tâp được tổ chức là một yếu tố chủ yếu để hỗ trợ sựhọc tập tích cực Sự đa dạng của các tư liệu (vật liệu) có ích lợi với trẻ em, đặttại các góc khác nhau cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tất cả thời gian để họcsinh có thể thao tác và khai thác nó
Kết luận: Khi sử dụng PPDH theo góc trong dạy học có những ưu điểm và
- Học sinh được tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: nghiêncứu lý thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng, do đó học sinh hiểu sâu, nhớlâu hơn so với phương pháp thuyết trình (là phương pháp mà học sinh nghegiáo viên giảng một cách thụ động)
- Học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho những thời điểm họctập mang tính tích cực Các nhiệm vụ và hình thức học tập thay đổi tại cácgóc tạo hứng thú và kích thích tính tích cực của học sinh
- Học sinh có nhiều khả năng lựa chọn hơn, điều đó tạo điều kiện chohọc sinh hợp tác cùng học tập, tạo ra sự tương tác cao giữa học sinh với họcsinh Giáo viên có nhiều thời gian để hỗ trợ cá nhân, học sinh có nhiều cơ hộiđược trợ giúp, do đó tạo ra sự tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh.Dạy học theo góc cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi, phù hợp với trình độ
Trang 34và nhịp độ học tập của mỗi học sinh.
Hạn chế
Tuy nhiên, để tổ chức được những tiết học theo phương pháp dạy họctheo góc cần có rất nhiều các yếu tố về không gian, thời gian, cơ sở vật chất,
và cả sự đầu tư chuẩn bị công phu của giáo viên cũng như của học sinh Vấn
đề đầu tiên cần quan tâm khi tổ chức dạy học theo góc là giáo viên cần thiết
kế số góc phù hợp với không gian lớp học, với số lượng học sinh tại mỗi lớp.Cùng với một nội dung nhưng học sinh được tiếp cận theo các cách khác nhaunên cần nhiều thời gian, ngoài ra còn mất thời gian cho việc học sinh chọngóc, chuyển góc Để tổ chức dạy học theo góc giáo viên cần thiết kế nhiệm vụhọc tập, đồ dùng phương tiện học tập tại các góc, thảo luận trước với học sinhcách thức làm việc; còn học sinh cũng phải có sự chuẩn bị bài trước khi đếnlớp
1.3 Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập
1.3.1 Nguy n nhân của tính tích cực nhận thức
Tính tích cực nhận thức của HS tuy nảy sinh trong quá trình học tậpnhưng nó lại là kết quả của nhiều nguyên nhân Có những nguyên nhân phátsinh lúc học tập, có những nguyên nhân được hình thành từ quá khứ, thậm chí
từ lịch sử lâu dài của nhân cách Nhìn chung, tính tích cực nhận thức phụthuộc vào các nhân tố sau đây: Hứng thú; nhu cầu; động cơ; năng lực; ý chí;sức khoẻ; môi trường
Những nhân tố trên đây, có những nhân tố có thể hình thành ngaynhưng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình lâu dài dướiảnh hưởng của rất nhiều tác động Như vậy, việc tích cực hoá hoạt động nhậnthức của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt độnggia đình, nhà trường và xã hội
Trang 351.3.2 Biểu hiện của tính tích cực nhận thức
- Dấu hiệu HS có tích cực hay không:
+ HS có chú ý học tập không?
+ Có hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập không (thể hiện ởhành động giơ tay phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm, ghi chép )?
+ Có học vì một nguyên nhân bên ngoài nào ép buộc không?
+ Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?
+ Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
+ Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?+ Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không?
+ Tốc độ học tập có khẩn trương không?
- Dấu hiệu thể hiện mức độ tích cực của HS:
+ Thực hiện nhiệm vụ của GV ở mức độ nào?
+ Có thường xuyên tích cực không?
+ Tính tích cực ngày càng tăng, giữ nguyên hay giảm dần?
+ Có kiên trì vượt khó hay không?
1.3.3 Biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong học tập:
- GV cần nói cho HS biết ý nghĩa lí thuyết, ý nghĩa thực tiễn và tầmquan trọng của vấn đề sẽ nghiên cứu
- Nội dung dạy học phải mới, nhưng không quá xa lạ vơi HS, cái mớiphải liên hệ và phát triển từ cái cũ
- Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩhàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của HS
- Sử dụng, kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học một cách đadạng, linh hoạt: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết giảng,trò chơi, [12]
- Kiến thức phải được trình bày trong dạng động và mở, phát triển và
Trang 36mâu thuẫn với nhau Những vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt có lúc cần diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.
- Sử dụng một cách hợp lí các phương tiện dạy học trong quá trình tổchức HĐ nhận thức của HS
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phong phú: Cá nhân, nhóm,tập thể, tham quan, làm việc trong phòng TN
- Luyện tập kiến thức được học dưới nhiều hình thức khác nhau: làmbài tập luyện tập, ứng dụng giải thích các hiện tượng mới, sử dụng kiến thứctrong các bài toán thực tế,…
- Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa GV với HS,động viên, khen thưởng của thầy cô và bạn bè khi có thành tích tốt
1.4 Những ưu điểm nổi của sự phối hợp giữa PPDHGQVĐ và DHTG
Phân tích những ưu nhược điểm của DHGQVĐ và DH theo góc chúng tôi cho rằng sự phối hợp giữa hai phương pháp này mang lại những ưu điểm điểnhình sau đây:
1 Cho phép thực hiện( vừa có tính bản chất, vừa có tính hình thức) haidòng triết lí cơ bản trong dạy và học: triết lí hợp tác và triết lí GQVĐ
2 Nếu DHGQVĐ có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển
tư duy sáng tạo thì dạy học theo góc lại có vai trò quan trọng trong việcphát triển tư duy phê phán Hơn nữa, một số nghiên cứu gần đây cònchỉ ra rằng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán có mối quan hệ trực tiếpđến nhau, hỗ trợ cho nhau
3 Sự kết hợp giữa DHGQVĐ và DHTG là một hình thức tổ chức dạy họctạo cơ hội thuận lợi cho việc chia sẻ ý tưởng, kĩ năng, thói quen học tậpcủa từng HS với nhau, của từng nhóm HS với nhau Ngoài những lợiích về góc độ thu nhận tri thức, phát triển trí tuệ, sự phối hợp này cònmang lại những lợi ích ở góc độ nhân văn( cảm thông, chia sẻ, hỗ
Trang 374 Sự kết hợp của hai hình thức này làm cho quá trình học trở thành quátrình kiến tạo tích cực Quá trình học được tiến hành trong các chủ đềphức hợp và theo tình huống Kết quả học tập là quá trình kiến tạo phụthuộc cá nhận và tình huống cụ thể, không nhìn thấy trước
5 Sự kết hợp này cũng làm thay đổi tích cực của việc đánh giá: quá trìnhhọc là đối tượng đánh giá nhiều hơn là kết quả học tập(đánh giá quátrình có vai trò quan trọng hơn đánh giá tổng kết) Học sinh cùng đượctham gia vào quá trình đánh giá và việc đánh giá cũng chú trọng nhiềuvào việc ứng dụng tri thức trong các tình huống hành động
6 Nếu DHGQVĐ làm cho người học suy nghĩ và hành động như một nhànghiên cứu vật lí thì sự kết hợp này làm cho người học suy nghĩ vàhành động như những nhà chuyên môn theo nghĩa rộng hơn: nhà tổchức hoạt động, nhà thiết kế các mô hình kĩ thuật…
7 Nếu DHGQVĐ có thế mạnh để hình thành năng lực chuyên môn( cáckiến thức vật lí) thì sự phối hợp này nhiều năng lực khác được chú ý:năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực xã hội, khã năng giaotiếp…
1.5 Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học kiến thức quang hình ở trường phổ thông.
1.5.1 Đối với học sinh
Kết quả thăm dò ý kiến học tập của học sinh.
Sau khi đưa ra phiếu thăm dò 100 HS khối 12 ( Phụ lục 1) đã học quachương trình quang hình lớp 11 ở trường THPT Tam Dương- huyện TamDương – tỉnh Vĩnh Phúc hồi tháng 3 năm 2017 Kết quả thu được (Phụ lục 2)
Dựa vào kết quả thu được có thể nhận thấy:
+ Thái độ học tập của các em học sinh khi học về các nội dung kiến
Trang 38thức quang hình học chưa tích cực (45% số HS được điều tra đều tỏ ra thíchhoặc rất thích) Đa phần các em có quan niệm thi gì học nấy, hơn nữa phầnquang hình rất ít liên quan đến kiến thức thi THPT nên các em chưa tập trungvào nhiều.
+ Khi học về lăng kính, thấu kính HS rất hào hứng với các thí nghiệmquang hình (53% số HS được điều tra thích thú và quan tâm tới các thínghiệm) Tuy vậy trong các giờ học em không thường xuyên được tiến hànhcác thí nghiệm (chỉ có 24% số HS được hỏi cho biết là đôi khi được thực hiệnthí nghiệm)
+ Khi học tập về quang hình theo hình thức hoạt động nhóm học tậpgây được sự hứng thú tìm hiểu cho HS (45% số HS được điều tra thể hiệnthích thú với hình thức học này)
+ Giữa việc học tập của HS trên lớp so với thực tiễn chưa có sự liên hệvới nhau Các em chưa để ý đến những ứng dụng của các kiến thức đã họctrên lớp trong đời sống hàng ngày (77% số HS trả lời “không có” hoặc “Ít”khi được hỏi “lăng kính, thấu kính , kính lúp được ứng dụng như thế nàotrong cuộc sống hàng ngày” và 82% số HS trả lời “không thấy ” hoặc “ítthấy” khi được hỏi “có quan sát thấy các dụng cụ quang học như Lăng kính,Thấu kính, Kính lúp trong thực tế không?”)
+ Các kiến thức các em học trên lớp được các em ứng dụng chỉ là giảicác bài toán vật lí (85% số HS sử dụng các kiến thức về lăng kính, thấu kính,kính lúp để làm bài tập) Như vậy, khi học các nội dung kiến thức về quanghình nói chung hay về lăng kính, thấu kính, kính lúp nói riêng HS ít đượcthực nghiệm
+ Nếu giờ học nào có thí nghiệm các em chủ yếu là quan sát GV tiếnhành; Các em cũng ít quan tâm đến việc quan sát trong thực tế xem kiến thức
đó ích lợi gì; Vận dụng kiến thức của các em chủ yếu là để giải các dạng bài
Trang 39Kết luận:
+ Với HS, do lâu nay chịu ảnh hưởng của của phương pháp dạy họctruyền thống nên việc tham gia thực hiện các thao tác thực hành thí nghiệmđối với HS là rất hạn chế (đây cũng là một khó khăn lớn trong việc hình thành
kỹ năng thao tác cho HS)
+ HS chưa có động cơ và phương pháp học, nên tính tích cực và chủđộng của HS còn hạn chế
+ Việc tự lực thực hiện các thao tác thí nghiệm vật lí còn rất ít, đa sốcác em không dám thực hiện hoặc nếu có thì thao tác còn rất lúng túng nếukhông có sự nhắc nhở hoặc giúp đỡ của GV
+ Cách học vẫn bị cách thi cử chi phối Kỹ năng của HS được hìnhthành chủ yếu là vận dụng kiến thức để giải bài tập, không được vận dụngtrong thực tế
1.5.2 ình hình dạy học của giáo vi n
Kết quả thăm dò ý kiến giảng dạy của giáo viên.
Sau khi đưa ra phiếu thăm dò cho 10 GV( Phụ lục 3) hiện đang giảngdạy vật lí tại các trường THPT Tam Dương, THPT Trần Hưng Đạo trên địabàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 3 năm 2017 Kết quả thuđược (phụ lục 4):
+ GV cho rằng việc bồi dưỡng nội dung kiến thức chương Quang hìnhhọc trong 60% GV cho là không quan trọng, điều này có thể liên quan đếnviệc tổ chức dạy học (80% GV chỉ dạy lướt hoặc ít quan tâm đến nội dungnày)
+ Khi giảng dạy các kiến thức chương Quang hình, GV thường ngại vàkhông muốn sử dụng các dụng cụ thực hành (60% GV được hỏi cho biết “đôikhi” hoặc “rất ít khi” thực hiện thí nghiệm)
Trang 40+ Các GV thường ngại sử dụng thí nghiệm vì “mất thời gian chuẩn bị,tiến hành dễ bị “cháy” giáo án” (50% GV được hỏi lựa chọn).
+ Nếu trong giờ dạy giáo viên có sử dụng thiết bị thí nghiệm thì chủyếu là GV tiến hành thí nghiệm HS quan sát cuối cùng GV đưa ra kết luận(90% GV được hỏi tiến hành như vậy) mà học sinh ít được tự tiến hành cácthao tác Nếu có thì cũng một số em được yêu cầu thực hiện Điều này có thể
là do GV sợ ảnh hưởng đến việc “cháy” giáo án, hoặc kết quả thí nghiệmkhông như mong muốn do thiết bị thí nghiệm mang lại
+ Phương pháp giảng dạy nội dung kiến thức có thí nghiệm được GVlựa chọn nhiều là sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo (80% GV được hỏiđồng ý với phương pháp này)
+ Hình thức tổ chức dạy học khi giảng dạy phần Lăng kính, Thấu kính,Kính lúp trong chương Quang hình lớp 11 được GV lựa chọn là: thuyết trìnhkết hợp với giáo án điện tử và thí nghiệm ảo.(80% GV đồng ý) Chưa GV nào
sử dụng hình thức dạy học theo góc để giảng dạy nội dung này
Như vây, từ các kết quả thu được có thể nhận thấy: Trong các GV đượcthăm dò đa số nhận định nội dung kiến thức phần lăng kính, thấu kính, kínhlúp không thật quan trọng vì nội dung của chương ít xuất hiện trong đề thi đạihọc Chỉ cần dạy để HS biết thế nên GV đồng ý là dạy lướt qua hoặc khôngchú trọng Các thầy cô khi dạy ngại sử dụng các thí nghiệm thực hành và ítcho học sinh được thực nghiệm Và rất ưu tiên cho việc dùng thí nghiệm ảo
để thay cho thí nghiệm thực (mà thao tác là di chuyển và bấm chuột)
Kết luận:
+ Đối với việc giảng dạy vật lí, GV chỉ yêu cầu HS biết cách phát biểuđược hiện tượng, khái niệm, định luật hoặc viết lại được công thức biểu diễnđịnh luật để có thể áp dụng khi giải bài tập, mà ít quan tâm tới quá trình hìnhthành các kỹ năng thực tiễn cho học sinh Chính vì vậy việc chuẩn bị dụng cụ