1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho học sinh nầm non

17 2,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Và nguyên nhân không kém dẫn đến những thiệt hại tính mạng con người đó chính là kiến thức, hiểu biết và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn của mọi người còn ít, hạn chế chưa được chú tr

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi:

- Thường trực Hội đồng sáng kiến Trường MG Hoa Phượng

- Hội đồng sáng kiến huyện Lộc Ninh

- Hội đồng sáng kiến tỉnh Bình Phước

Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT Họ tên tác giả Ngày sinh

Nơi công tác (hoặc nơi ở)

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) Đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1 Nguyễn Thị Minh Thảo 14/01/1986 Hoa Phượng Trường MG GV+KT

Cao đẳng

sư phạm Mầm non

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non”.

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mẫu Giáo Hoa Phượng

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

+ Trình trạng giải pháp đã biết:

Thời gian gần đây trên phạm vi cả nước đã xảy ra không ít vụ cháy trường học, cháy nhà dân khiến các phụ huynh, cộng đồng hoang mang Hỏa hoạn đang là sự kiện nóng hổi bởi tính nguy hiểm những thiệt hại không những về vật chất mà còn về tính mạng con người Thảm họa cháy chung cư cao cấp Carina (TP.Hồ Chí Minh) cách đây không lâu khiến 13 người chết, 50 người bị thương khiến người dân cả nước đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng Bên cạnh việc trang bị những kĩ năng phòng chống

cháy nổ an toàn, kỹ năng thoát hiểm cho người lớn, khi có hỏa hoạn xảy ra thì việc

trang bị kiến thức, kĩ năng sinh tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức quan trọng

Và nguyên nhân không kém dẫn đến những thiệt hại tính mạng con người đó chính

là kiến thức, hiểu biết và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn của mọi người còn ít, hạn chế chưa được chú trọng, nhất là kỹ năng thoát hiểm ở trẻ nhỏ thường không được giáo dục thực hành trải nghiện với tình huống qua truyền thông giáo dục chưa được quan tâm ở các cấp truờng trong hệ thống giáo dục, hay tại gia đình phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục phòng tránh, kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, chỉ cho trẻ những nguy cơ, cách phòng chống và diễn tập kỹ năng thoát hiểm cho trẻ ở gia đình và trườnglớp Nên khi thức tế có hỏa hoạn xảy ra trẻ nhỏ là đối tượng đầu tiện bị động nhất không có kỹ năng hiểu biết thường hoảng sợ và sử lý không đúng cách thường dẫn đến những kết quả thương tâm không mong muốn Ngay trên địa bàn huyện trong những năm gần đây nhất là vào mùa khô có không ít

vụ hỏa hoạn như: Vụ cháy nhà dân ở khu vực chợ thị trấn Lộc Ninh, cháy nhà dân ở

xã Lộc Thái,…

Trang 2

Từ những vụ việc cháy nhà dân, trường học, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và đặt

ra câu hỏi rằng, liệu trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn các bé ở độ tuổi mầm non sẽ phản xạ ra sao và có thể tự cứu mình khỏi đám cháy không Vì vậy việc nâng cao hiều biết kiến thức, kỹ năng thoát hiểm của giáo viên người trực tiếp giảng dạy trẻ,

và gia đình để giáo dục trẻ ký năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non Nhằm hạn chế nhất những dủi do không đáng có do hỏa hoạn gây ra

Theo thống kê, hầu hết các vụ cháy trường mầm non đều do các nguyên nhân khách quan và chỉ thiệt hại ở vật chất Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục, tổ chức thực hành, diễn tập kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non tại các trường mầm non trong huyện chưa có, tiết dạy kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ lứa tuổi mầm non còn chưa được áp dụng thực tế giảng dạy vào chương trình giáo dục, nếu có thì còn hạn chế về hình thức tổ chức còn đơn điệu và giải pháp mang tính diễn tập, thực hành trải nghiệm, tính ảnh hưởng truyền thông đến cộng đồng chưa rộng Còn về phía gia đình trẻ 100% phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục sớm ở trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, nhất là đối với các phụ huynh người đồng bào S’Tiêng tại địa bàn Ấp 8B xã Lộc Hòa huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước nơi tôi thực tế giảng dạy Chính vì thế năm học 2017-2018 tôi đã quyết định

chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non” Làm đề tài sáng kiến để nhằm tìm ra và áp dụng những

biện pháp giáo dục kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm cho trẻ mầm non, truyền thông tới phụ huynh và cộng đồng để có được sự quan tâm từ phía phụ huynh, nâng cao ý thức, kiến thức phòng cháy, chữa cháy tới phụ huynh nhằm phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

+ Mục đích của sáng kiến:

* Giúp trẻ trong truờng mầm non:

- Trẻ có kiến thức, kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi có hỏa hoạn phù hợp với năng

lực lứa tuổi của trẻ mầm non Trang bị những kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra

sẽ giúp trẻ bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống một cách an toàn nhất

* Giúp giáo viên trường mầm non:

- Giáo viên có thêm biện pháp giáo dục phát triển tốt kỹ năng xã hội cho trẻ

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ , thu hút trẻ tham gia hoạt động, trẻ được thực hành trải nghiệm qua các tình huống, học bằng nhiều cách khác nhau, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Giúp giáo viên có biện pháp để tuyên truyền tới phụ huynh nâng cao ý thức giáo dục kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho con em của mình

+ Nội dung sáng kiến:

Từ những thực trạng nói trên tôi đã tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp và thực tế áp dụng tại nhóm lớp, tại trường và trường bạn nhằm nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ được thực hiện theo các giải pháp hữu ích như sau:

1/ Giải pháp: Thực tế xây dựng đưa tiết học kỹ năng sống: “Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn” vào giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm: Lớp Lá 3 ( Lớp

ghép 2 độ tuổi , 100% trẻ em đồng bào S’Tiêng)

* Xây dựng tiết học dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non trong lớp

Trang 3

* Thiết kế bài soạn xây dựng các hoạt động thực hành trải nghiệm, giáo án điện tử sử dụng hình ảnh minh họa thực tế cụ thể các tình huống của vụ cháy, thiệt hại từ các vụ cháy Clíp dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành

* Ưu tiên việc chuẩn bị môi trường vật chất: Đồ dùng - đồ chơi đẹp, phong phú thu

hút trẻ tham ra hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng thoát hiểm:

+ Làm đồ dùng cho trẻ: Trang phục áo bảo hộ chú lính cứu hỏa cho trẻ, mũ bảo hộ, các cửa thoát hiểm theo từng tình huống cháy

(Đồ dùng thực tế đã làm)

- Phông hội thi: Chú lính cứu hỏa tý họn

- Máy chiếu, Máy tạo khói, Máy tính, loa, Tiếng chuông báo động cháy, nhạc bài hát:

Lính cứu hỏa

* Môt trường xã hội: Tạo không khí thoải mái, gần gũi thân thiện và yêu thương với trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp “Công việc của chú lính cứu hỏa”: Về

công việc của chú lính cứu hỏa

- Trao đổi với phụ huynh về đề tài dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm, phối hợp với phụ huynh cùng tìm vật liệu: Gỗ làm các cửa thoát hiểm làm đồ dùng dạy trẻ Mời phụ huynh cùng dự tiết học, tập thực hành các kỹ năng thoát hiểm với trẻ

* Giáo án thiết kế mẫu:

- Lấy hình thức tổ chức tiết học dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm thu hút trẻ

Giáo án: PTTC- KN XH Chủ đề: Nghề nghiệp-Đối tượng: 5-6 tuổi

Đề tài: Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy I

Mục đích, yêu cầu

1/Kiến thức:

- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Nhận biết khi có cháy, kêu cứu, nhận biết hướng thoát hiểm và cách thoát hiểm an toàn nhất có thể

- Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114

- Biết trang phục,một số dụng cụ chữa cháy

2/Kỹ năng:

- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra

- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu

- Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi

- Rèn sự tập trung, chú ý

3/ Thái độ:

Trang 4

-Trẻ bình tĩnh, chủ động , can đảm trước những nguy hiểm.

- Biết yêu quý, kính trọng các chú lính cứu hỏa

- Hứng thú tham gia các hoạt động của cô

II Chuẩn bị:

*MTVC:

- Của cô: Máy chiếu, máy tạo khói giả, cửa thoát hiểm ( 3 cửa) ; máy tính, clip cách thoát hiểm khi có hỏa họan dành cho trẻ mầm non, bài giảng điện tử, nhạc bài hát:

“Lính cứu hỏa”; tiếng chuông báo động, nhạc nền trò chơi: “Hành động đúng sai”,

phông bạt: Hội thi Chú lính cứu hỏa tí hon 1 bộ trang chú lính cứu hỏa dành cho

cô; 1 cái còi Bình chữa cháy, bảng tiêu lệnh

- Của trẻ:

+35 cái áo gô lô chương trình diễn tập có tên khẩu hiệu viết tắt giống trên trang phục

của các chú lính cứu hỏa: PCCC

+35 Cái mũ giả mũ của chú lính cứu hỏa cho trẻ.

+ 3 bộ mặt hề vui buồn cho trò chơi trọn hành động đúng sai

+ 35 cái khăn tay loại nhỏ, 10 cái khăn loại lớn( khăn trùm); 4 ca nhựa

+3 Hộp quà, 3 bó hoa

*MTXH:

- Với trẻ trong lớp, giao tiếp thân thiện, gần gũi, tôn trọng trẻ, nhận biết tính cách và khả năng của trẻ trong lớp

- Khai thác những gì trẻ biết, chưa biết, trò chuyện cùng trẻ về công việc của chú lính cứu hỏa trong chủ đề nghề nghiệp bé đã học

III Tiến hành dạy

I/ Hoạt động 1: Ổn định

- Cô làm MC dẫn chương trình mời 3 đội chơi xuất hiện là những chú lính cứu hỏa tí hon tương lai đến từ lớp Lá 3

- Các đội xuất hiện trên nền nhạc chương trình.Các đội điểm danh từ 1 tới hết

- MC nói qua về chương trình hôm nay: Chú lính cứu hỏa tí hon

- MC mời các đội chơi cùng phần chơi thứ nhất : Khởi động với bản nhạc “Lính cứu

hỏa” dưới hình thức nhảy tự do cùng với MC.

- MC: Nói lên các phần chơi của hội thi: Gồm 5 phần chơi:

+ Khởi động; Kiến thức; Chung sức; Tương tác; Thử tài kỹ năng

II/Hoạt động 2: Trọng tâm

1/ Kiến thức:

- BTC cho các đội chơi xem clip tình huống xảy ra cháy

- Hỏi trẻ về nội dung clip tình huống vừa xem:

+ Chuyện gì xảy ra trong clip?

+ Bạn nhỏ trong clip đã làm gì khi có cháy?

+ Hành động đó đúng hay sai? Vì sao?

- Các con sẽ làm gì khi có hỏa hoạn?

- Cô cho trẻ trong các đội phát biểu tự do theo khả năng

- MC tổng hợp lại các ý kiến trẻ nói lên

- Từ những ý kiến trẻ trong các đội nói lên MC chủ động sắp xếp lại theo đúng nội dung trình tự clip các bé được xem, từ đó đặt câu hỏi để trẻ trong các đội nhận biết và hiểu được nội dung thông điệp mà clip cách thoát hiểm cho trẻ mầm non muốn đưa đến với trẻ

Trang 5

- MC chủ động đặt câu hỏi làm rõ các kỹ năng theo trình tự để cung cấp kiến thức cho trẻ - Cho trẻ xem clip hướng dẫn cách thoát hiểm, phòng cháy cho trẻ mầm non của bộ giáo dục

* Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải

bình tĩnh, không khóc hay hoảng sợ mà gọi lớn cho người lớn biết Và tìm lối thoát

ra khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt!

* Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh ,các con phải bình

tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn

* Kỹ năng 3: Nhanh chóng xác định được các lối thoát hiểm và tìm cách thoát ra

khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt không chần trừ nán lại mang theo đồ hay tìm cách gọi điện thoạt cho lính cứu hỏa

* Kỹ năng 4: Nếu gia đình sống trong toà nhà cao tầng hoặc chung cư thì tuyệt đối

không thoát hiểm bằng thang maý khi có hoả hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện

* Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử

vong Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể

* Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống

hai tay bịt mặt và lăn người qua lại hoặc lăn tròn cho đến khi lửa tắt mới đứng lên chạy thoát hiểm tiếp

* Kỹ năng 7: Cửa lối thoát hiểm nếu có cánh cửa đóng thì phải dùng tay trạm thử để

kiểm tra độ nóng nếu không nóng thì mới cầm tay cầm mở cửa ra để thoát ra ngoài Nếu cửa nóng mở hé của né người tránh lửa tạt để kiểm tra xem bên khia cánh cửa có

bị cháy không nếu có cháy lớn thì phải đóng ngay cửa lại, kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa để khói và lửa không bén vào phòng, rồi tìm ra ban công hoặc cửa sổ kêu to, dùng khăn, áo,… vẫy gọi to báo hiệu cho mọi người biết để cứu

 Khi cung cấp kết hợp hình ảnh máy chiếu

2/ Chung sức: Đòi hỏi các thành viên trong đội chơi phải cùng chung sức để chiến thắng.

* Trò chơi: “Trọn hành động đúng sai”

+CC: Ba đội sẽ chọn ra 2 bạn lên cầm hình mặt hề của đội mình Các bạn còn lại trong đội chơi cùng nhau đi khéo léo theo đường thẳng nhớ đi lần lượt thẳng hàng như khi đi thoát hiểm không chen lấn, không đi vào mép đường đang có lửa cháy Đi hết con đường lên tới sa bàn của mình thì đội tự hội ý trọn ra hình ảnh hành động đúng sai khi có cháy sắp xếp trên sa bàn của mình theo mặt cười, mặt mếu ( Hành động đúng thì trọn và cài vào mẹt mặt cười, hành động sai cài vào mẹt mặt buồn) + LC: Khi đi trong đường thẳng nếu có bạn nào trong đội đạp chân vào mép đường, hay xô đẩy, té thì đội đó phải đi lại từ đầu Thời gian quy định là một bản nhạc Đội nào làm đúng được nhiều hình ảnh hành động sai thì đội đó chiến thắng

3/ Tương tác

- Các đội chơi cùng tương tác với BTC và giữ các đội chơi với nhau về cách thực

hiện các kỹ năng thoát hiểm: Thực hành kỹ năng thoát hiểm

1 Kêu cứu báo hiệu cháy thật lớn

Trang 6

2 Thoát hiểm: làm khăn ướt và bịt miệng đi thấp, bò ra cửa lối thoát hiểm gần nhất một cách nhanh nhất

3 Trùm khăn toàn thân khi cửa thoát hiểm (lối ra ngoài ) có cháy nhỏ

4 Lăn người khi bị lửa bén cháy lên ngườicho đến khi tắt mới thoát hiểm tiếp

5 Kiểm tra độ nóng của cửa: ra đến lối thoát hiểmcó cửa phải kiểm tra độ nóng của cửa Nếu cử không nóng thì mở của thoát nhanh chóng ra ngoài Còn ở trường hợp kẹt ở trong phòng riêng phòng bên ngoài cháy to thì dùng khăn ướt, chăn mền hay quần áo bịt chặt các khe cửa lại không cho khói lửa bén vô phòng, rồi mở cửa sổ gọi người lớn, và gọi điện thoại 114

4/Thử tài kỹ năng.

*BTC tổ chức cho 3 đội cùng diễn tập làm theo yêu cầu của BTC một số kỹ năng

đã được học:

+Sử dụng khăn bịt mặt và cùng thoát ra khỏi đám cháy

+Sờ thử độ nóng của cửa

+Sử dụng khăn trùm thoát qua cửa có lửa

+Lăn khi có lửa dính vào người

III/ Hoạt Động 3: Trao thưởng

- BTC thông báo kết quả chung cuộc, nhận xét các đội chơi, tuyên truyền và giáo dục

về kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn Chúc các bạn nhỏ của các đội chơi sẽ luôn bình tĩnh,chủ động dũng cảm trước các tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân

và mọi người xung quanh bé! Chúc các bé trởng thành thành đạt trong tương lai và có thể trở thành chú lính cứu hỏa giỏi

- BTC trao thưởng trên nền nhạc bài hát: Lính cứa hỏa

*Kết thúc tiết học

=>Tiết học đã rất thành công: Cháu hứng thú học, thực hành tốt các kỹ năng, tương

tác đàm thoại tốt với cô

+ Trẻ hứng thú tham gia, chú ý tương tác cùng cô:

+ Trẻ tích cực thực hành kỹ năng thoát hiểm, tiết học rất thành công:

Trang 7

+ Phụ huynh dự tiết học rất hài lòng và nhiệt tình phối hợp cùng cô để chuẩn bị đồ dùng cho tiết học và thực hành tình huống thoát hiểm với trẻ:

2/ Giải pháp: Mở rộng phạm vi áp dụng tiết học kỹ năng sống: ‘Kỹ thoát hiểm khi có hỏa hoạn” với trẻ khác trong trường và trường khác.

- Tiết học: Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn được dạy với các lớp khác trong trường

cũng thành công với trẻ và được sự quan tâm từ phụ huynh

- Tiết học được áp dụng thức tế tại Lớp Lá 2- Trường mẫu giáo Hoa Hồng xã Lộc Tấn

huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước qua kỳ thi thực hành Giáo viên giỏi tỉnh do chính tôi giảng dạy Kết quả đạt tiết dạy: xếp loại Tốt

+ Trẻ tham gia hứng thú được nhập vai chú lính cứu hỏa tý hon:

Trang 8

+Tích cực xem Clip trình chiếu và trao đổi cách sử lý tình huống cháy:

(Hình ảnh trong tiết dạy: Trẻ chú ý, tích cực trao đổi cùng cô và các bạn)

Trang 9

+ Trong tiết học trẻ được xem cô thực hành mẫu, trẻ tích cực thực hành các kỹ năng thoát hiểm:

( Hình ảnh trong tiết dạy: Kỹ năng lăn người dập lửa khi bị lửa bắt vô người)

(Hình ảnh trong tiết dạy: Kỹ năng dùng khăn che kín vùng mũi miệng để tránh bị

bỏng hô hấp do khói hỏa hoạn)

Trang 10

(Thực hành kỹ năng chạm cửa thử độ nong trước khi mở cửa hoát hiểm)

(Tình huống cửa thoát hiểm nóng cháy bên ngoài, dùng khăn ướt chặn không cho lửa

khói bén vô phòng)

(Thực hành kỹ năng trùm khăn khi cửa thoát hiểm có lửa cháy)

Ngày đăng: 20/01/2019, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w