BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 HOÀNG VĂN QUÝ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở TRƯỜNG THCS TIÊN PHÚ-PHÙ NINH-PHÚ THỌ LUẬN VĂ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HOÀNG VĂN QUÝ
QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở TRƯỜNG THCS TIÊN
PHÚ-PHÙ NINH-PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HOÀNG VĂN QUÝ
QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở TRƯỜNG THCS TIÊN
PHÚ-PHÙ NINH-PHÚ THỌChuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 601.401.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền
Hà Nội, 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các Thầy giáo Cô giáo đã tham giagiảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo UBND Phù Ninh, PhòngGD&ĐT Phù Ninh, Cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS Tiên Phú-PhùNinh-Phú Thọ, cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất,tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếmkhuyết Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạnđồng nghiệp
Em xin trân trọng cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Hoàng Văn Quý
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đơ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Hoàng Văn Quý
Trang 5MỤC LỤC
1 Lí do chọn đề tài ……… 1
2 Mục đích nghiên cứu ……… 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……… 3
4 Giả thuyết khoa học ……… 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 4
6 Phạm vi nghiên cứu ……… 4
7 Phương pháp nghiên cứu ……… 4
8 Cấu trúc luận văn ……… 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG THCS ………. 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ……… 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài ……… 10
1.2.1 Quản lý, Quản lý nhà trường ……… 10
1.2.2 Đội ngũ giáo viên cốt cán ……… 13
1.2.3 Giáo viên ……… 15
1.2.4 Năng lực dạy học của giáo viên ……… 16
1.2.5 Bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ……… 17
1.3 Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp……… 19
1.3.1 Những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp đối với GV THCS ……… 19
1.3.2 Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ……… 22
1.3.3 Những yêu cầu mới về năng lực dạy học của GV THCS……… 24
Trang 61.4 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS ……… 26
1.4.1 Mục đích bồi dưỡng ……… 26
1.4.2 Nội dung bồi dưỡng ……… 26
1.4.3 Con đường, hình thức tổ chức bồi dưỡng ……… 26
1.4.4 Điều kiện thực hiện ……… 27
1.5 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCS ……… 27
1.5.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường và quản lý nguồn nhân lực ……… 27
1.5.2 Vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường ……… 29
1.5.3 Hiệu trưởng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ……… 30
1.5.3.1 Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán ……… 30
1.5.3.2 Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ……… 33
1.6 Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ……… 35
1.6.1 Các yếu tố khách quan ……… 35
1.6.2 Các yếu tố chủ quan ……… 36
Kết luận chương 1 ……… 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở TRƯỜNG THCS TIÊN PHÚ - PHÙ NINH - PHÚ THỌ ……… 43
2.1 Khái quát về kinh tế, giáo dục huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ………… 43
Trang 7432.1
452.1
472
2
532.2
532.2
532.2
532.2
532.2
542
3
542.3.Ph
ù dục
542.3.Tiên
562.3
562.3.G
V
572.3.họ
c
612.3.ch
o
622.3.thôn
642.3.64
Trang 83 692.3.thônThọ
762.3
762.3
772.3
78K
ết
80
C H Ư Ơ
823
1
823.1
823.1
823.1
833.1
843.1
843
2
853.2.mục
853.2.trung
893.2.lự
c 93
Trang 10DAN B
Bảng
49Bảng
50Bảng
51Bảng
52Bảng
52BảngT
H
54Bảngtr
ườ
56Bảnghọc
57Bảnglự
c
58BảngdưỡnPh
ú
60Bảngđộ
i
62Bảngdưỡn
63Bảng
64Bảng
65Bảng
66Bảng67
Trang 11V
68Bảngcá
n
69Bảngbồ
i
71Bảngtrình
72Bảng
73Bảng
74Bảngbi
ết
75Bảngbi
ết
75Bảng
10Bảng
10
DAN B
Sơ
đồ 12Sơđồ
29Biểu
49Biểu50
Trang 121
Trang 131 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Năng lực chuyên môn của giáo viên là những phẩm chất, thái độ, kỹ năng
và kiến thức đóng góp vào hiệu quả hoạt động chuyên môn của giáo viên(Liakopoulou, 2011) Năng lực dạy học là một thành phần quan trọng của nănglực chuyên môn của giáo viên gồm kiến thức , kĩ năng dạy học và thái độ đối vớicông việc dạy học như : kiến thức về chương trình giảng dạy , kiến thức về mônhọc, phương pháp giảng dạy , kĩ năng giao tiếp , hiêu biết về người học (Liakopoulou, 2011)
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Internet xuất hiện và làm thay đổi mọi quan điêm truyền thống về giáo dục , về nhà trường, lớp học và về dạy học
Đê đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỷ nguyên thông tin,
kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức (tri thức là sản phẩm) và nền kinh tế dựa trêntri thức (tri thức là đầu vào của các sản phẩm), triết lí giáo dục trong thế kỉ 21cũng có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới “một xã hội học tập”, “học thườngxuyên, suốt đời” dựa trên 4 trụ cột “học đê biết , học đê làm , học đê cùng chungsống, học đê làm người” , giáo dục không còn chủ yếu là đào tạo kiến thức và kĩnăng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực-năng lực nhận thức, năng lực hành động,năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và lãnh đạo…
Trong nhà trường lực lượng giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng dạy học Như vậy yêu cầu phát triên chuyên môn và các năng lực dạy học trong thế kỉ 21 có rất nhiều đổi khác đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường xácđịnh lại mục tiêu, nội dung, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phùhợp
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Trang 14Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục , phát triên đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứmệnh nâng cao dân trí , phát triên nguồn nhân lực , bồi dưỡng nhân tài , gópphần quan trọng phát triên đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam”.
Theo thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo triên khaiviệc thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS[5] Đây là cơ sở đê thực hiệncác hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên
Thực tế cho thấy , trong những năm qua chất lượng giáo dục nói chung vàchất lượng giáo dục trung học cơ sở nói riêng đã có những bước chuyên biến nhất định , song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triên nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trường trung học cơ sở Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đượcthành lập tháng 8 năm 1990 Mặc dù trong điều kiện cở sở vật chất của nhàtrường còn nhiều khó khăn, thiếu các phòng học chức năng và phòng học bộmôn, song trong những năm gần đây nhà trường luôn là một trong 4 trường đứngđầu về chất lượng dạy và học Nhiều năm trường đạt Tập thể lao động xuất sắcđược UBND huyện và tỉnh tặng giấy khen, đặc biệt năm học 2015-2016 trườngđược UBND tỉnh Phú Thọ tặng lá cờ đầu dành cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu trongcác phong trào thi đua
Nhà trường đã chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũgiáo viên thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán Tuy nhiên, trước những yêu cầuđổi mới giáo dục cho thấy, đội ngũ giáo viên nhà trường còn nhiều biêu hiện bấtcập đó là: cơ cấu chưa phù hợp, chất lượng chuyên môn chưa đảm bảo, năng lực
tự học, tự nghiên cứu không cao, kỹ năng công nghệ thông tin truyền thông còn
Trang 15nhiều hạn chế.
Đê góp phần khắc phục những bất cậ p về vấn đề phát triên năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCS Tiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ ” với mong muốn được góp một phần
công sức cho việc cải tiến và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhàtrường phổ thông hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trường THCS
3 2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THCSthông qua đội ngũ giáo viên cốt cán
4 Giả thuyết khoa học
Ở trường THCS Tiên Phú huyện Phù Ninh , tỉnh Phú Thọ công tác bồi dưỡng phát triên năng lực dạy học cho giáo viên đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định , song cũng bộc lộ một số bất cập Nếu đề xuất và triên
Trang 16khai đồng bộ các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua độingũ giáo viên cốt cán, phù hợp với điều kiện thực tế ở trường trung học cơ sởTiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp thì năng lực dạy học của giáo viên sẽ được phát triên.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng nănglực dạy học cho giáo viên THCS thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán
5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng bồi năng lực dạy học cho giáoviên và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua đội ngũgiáo viên cốt cán ở trường THCS Tiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua độingũ giáo viên cốt cán trường THCS Tiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ và khảonghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Có nhiều con đường để bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên THCS, đề tài chỉ nghiên cứu con đường sử dụng đội ngũ giáoviên cốt cán đề bồi dưỡng lại năng lực dạy học cho các giáo viên còn lại trongnhà trường
- Thời gian khảo sát từ năm học 2012-2013 đến nay
- Đối tượng khảo sát: toàn bộ cán bộ quản lý và giáo viên trường THCSTiên Phú, Phù Ninh, Phú Thọ
- Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị
Trang 17quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của Ngành Giáo dục vàĐào tạo; các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liênquan đến vấn đề nghiên cứu Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tàiliệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý bồidưỡng năng lực dạy học thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCSTiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
- Phương pháp quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động: Khảo sát các kết
Trang 188 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông
qua đội ngũ giáo viên cốt cán trường THCS
Chương 2 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua đội
ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCS Tiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ
Chương 3 Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua đội
ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCS Tiên Phú - Phù Ninh - Phú Thọ
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG THCS 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
Hầu hết các quốc gia trên thế giới coi hoạt động bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo điều kiện chomọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp thời
bổ sung kiến thức và phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển kinh
tế-xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lí giáo dục
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về năng lực chuyên môn, năng lựcdạy học và các vấn đề phát triển chuyên môn, năng lực dạy học cho giáo viêncũng như các biện pháp quản lí mà lãnh đạo trường học đã tiến hành để pháttriển năng lực chuyên môn, năng lực dạy học cho giáo viên
Hội nghị UNESCO tổ chức tại Nepal vào năm 1998 về tổ chức quản lí nhànước đã khẳng định: “ Xây dưng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bảntrong phát triển giáo dục” [34]
Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển ( OECD) đã nhấn mạnh vào việc cầnthiết phải có một nền giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người, ở nền giáodục đó những người giáo viên và năng lực của họ đóng một vai trò quan trọng
Viện Giáo dục Quốc gia, Singapore, (2009), cũng xác định các năng lựcchủ yếu của giáo viên như: có các kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ em, cócác năng lực tư duy , sáng tạo trong dạy học…có các kĩ năng sư phạm , quản lýcon người, tự quản lý, kĩ năng công nghệ, tự đổi mới và kinh doanh, sự hiêu biết
về xã hội và xúc cảm ; có các kiến thức , hiêu biết về bản thân, học sinh, xã hội,
Trang 20nội dung môn học , sư phạm , nền tảng và chính sách giáo dục , chương trìnhgiảng dạy, hiêu biết đa văn hóa, nhận thức toàn cầu, nhận thức về môi trường….
Ủy ban châu Âu (2007) nhận ra rằng giáo viên có một vai trò quan trọngtrong việc chuẩn bị cho học sinh có chỗ đứng trong xã hội và nơi làm việc, vì thế
ủy ban Châu Âu đề xuất rằng “Tại mỗi thời điêm trong sự nghiệp của mình , giáoviên cần phải có , và được yêu cầu có đầy đủ các kiến thức môn học , thái độ và
kỹ năng sư phạm đê giúp đỡ thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của họ” [35]
Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, Bộ giáo dục,Văn hóa, Khoa học vàCông nghệ Nhật Bản đã ban hành các văn kiện: “Hình thành hệ thống giáo dụcphổ cập cho thời đại mới” (2005) [8] Văn kiện đã nếu ra ba tiêu chuẩn đối vớigiáo viên: Thứ nhất, có niềm đam mê mạnh mẽ đối với việc giảng dạy thể hiện ởniềm tự hào và trách nhiệm đối với các công việc của người giáo viên, tình yêu
và trách nhiệm đối với trẻ em …; Thứ hai, giáo viên là lực lượng chuyên giađáng tin cậy về giáo dục thể hiện ở năng lực hiểu biết trẻ em, năng lực quản lígiáo dục học sinh, khả năng tổ chức hoạt động tập thể, khả năng tạo sức mạnhcho lớp học sinh, năng lực dạy học và tổ chức các hoạt động học tập, năng lựcgiải thích các tài liệu học tập …; Thứ ba, giáo viên là nguồn nhân lực tổng hợpthể hiện ở các phẩm chất nhân cách như nhân tính và xã hội tính phong phú, khảnăng quan hệ lễ phép với mọi người, năng lực giao tiếp và hợp tác với giáo viêntrong trường và với toàn thể giáo viên
Ở Phần Lan bổ túc và bồi dưỡng giáo viên được tổ chức rất công phu Cónhiều cơ quan giáo dục tổ chức các khóa học bổ túc và bồi dưỡng giáo viên khácnhau Hội đồng giáo dục quốc gia xây dựng nhiều chương trình bổ túc về dạyToán cho giáo viên và các tổ chức giáo dục địa phương tổ chức các khóa bồidưỡng nghiệp vụ cho giáo viên cấp cơ sở và trung học
Trang 21Tóm lại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng , phát triên chuyên môn , nâng cao năng lực giáo viên là một trong những trọng tâm được chú ý đê tạo sự thay đổi
và nâng cao chất lượng cho nhà trường.
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, ở Việt Nam bồi dưỡng giáo viên
là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan QLGD Mục đích chủ yếucủa bồi dưỡng GV là bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực
sư phạm của người GV Trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiêncứu liên quan đến bồi dưỡng GV, BD năng lực dạy học nói riêng và quản lí bồidưỡng GV nói chung và khẳng định việc nâng cao chất lượng BDGV phải đượcbắt đầu từ việc đổi mới mục tiêu bồi dưỡng đến nội dung, phương pháp, phươngtiện bồi dưỡng và đổi mới cả cách đánh giá BD
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đã được các nhà nghiên cứugiáo dục và lí luận dạy học quan tâm đến như: Hồ Ngọc Đại[13], Nguyễn NgọcBảo[9], Phạm Minh Hạc[19], Trần Bá Hoành[21]… các tác giả đã có nhiều cáchtiếp cận đối với khái niệm năng lực và năng lực nghề trong quá trình đào tạo vàBDGV Phạm Minh Hạc đã xác định cấu trúc năng lực dạy học bao gồm nhiềunăng lực như: NL hiểu học sinh, NL chế biến tài liệu học tập, kĩ thuật dạy học và
NL ngôn ngữ [19] Trần Khánh Đức(1994) đã đề xuất một số biện pháp mới chocông tác đào tạo và BDGV đáp ứng nhu cầu của thời đại mới[31] Năm 2011 BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học trong
đó chuẩn nghề nghiệp GV THCS [6], đồng thời ban hành thông tư BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 về chương trình BDTX GV THCS Chươngtrình ban hành kèm theo thông tư này đã xác định cụ thể mục đích, đối tượng,nội dung chương trình BDGV THCS[5]
Trang 2230/2011/TT-Ngoài ra còn một số hội thảo trong thời gian qua cũng đề cập đến vấn đề nêu trên , điên hình là hội thảo của Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội
(tiên thân của ĐHGD) vơi tiêu đê “ Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (10/2004) hay trong cac bai viêt của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục- Những vấn đề lí luận và thực tiễn” Hà Nội 27/1/2005[25] hoặc như bài viêt của Hồ Viết Lương (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu
Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục [29] Bàn về vai trò của hiệu trưởng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, tổng hợp các nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trên thế giới, tác giả Trần Thị Bích Liễu, (2005)[24], chỉ ra tầm quan trọng của hiệu trưởng trong việc chia sẻ trách nhiệm và bồi dưỡng giáo viên thành những nhà lãnh đạo chuyên môn vì hai lí do sau đây:
-Hiệu trưởng không thê có đủ thời gian đê lãnh đạo toàn bộ các hoạt độngdạy học và họ không thê hiêu rõ nhu cầu của lớp học như là giáo viên
-Giáo viên là người am hiêu chuyên môn của môn học mà họ dạy và họhiêu rõ hơn bất kì ai học sinh và lớp học của mình
Vai trò lãnh đạo của giáo viên được các nhà nghiên cứu xem xét từ ba góc
Trang 24đời đê thực hiện tốt quá trình dạy học trong nhà trường Họ chính là người thựchiện viễn cảnh của nhà trường , biến viễn cảnh thành hiện thực Vì vậy , conđường thành công nhất đê phát triên ch uyên môn cho giáo viên trong nhà trường
là bồi dưỡng vai trò lãnh đạo chuyên môn cho họ
Trong cac luân văn thạc sỹ những năm gần đây cũng đã có những nghiêncưu liên quan đên vân đê nay như luân văn cua tác giả Nguyễn Minh Thu (2013)
với “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn”[30]; hay đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THCS Khánh Bình đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Long Giao[17]; Đề tài: " Quản lý hoạt động phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường THCS Trần Đăng Ninh tỉnh Nam Định" của tác giả Đỗ Thị Trinh Thục[31]., hay đề tài: "Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên theo chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Phạm Thiên Vương[36]; luận án tiến sỹ “ Xây dựng và
sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Độ [15]….
Các đề tài trên đã đưa ra các biện pháp quản lý phát triên năng lực cho giáo viên thông các chức năng của quản lý Các tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về quản lý bôi dương GV theo hương chuân hoa ở các nhà trường Tuy nhiêncho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về quản lý bồi dưỡngnăng lực dạy học thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường THCS
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý, Quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý
Quản lí là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng, nhằm
Trang 25thực hiện các mục tiêu mà tổ chức và xã hội đặt ra Quản lí là nhân tố không thểthiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội loài người Loài người đãtrải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũngtrải qua nhiều hình thức quản lí khác nhau Các triết gia, các nhà chính trị từ thời
cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lí trong sự ổn định và phát triểncủa xã hội
Theo Mary Parker Follet: Quản lí là nghệ thuật khiến cho công việc được
thực hiện thông qua người khác Robert Albanese: Quản lí là một quá trình kĩthuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người
và tạo điều kiện để thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức
Theo Các Mác: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động của cá nhân và thực hiện những chức năng chungphát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khíquan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình còn mộtdàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012): “Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiêm tra”.
[12,tr 9]
Quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiêm tra Cácchức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xenvào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý
Tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quảnlý: “không có thông tin không có quản lý”
Trang 26Mối liên hệ các chức năng quản lý được thực hiện qua sơ đồ sau:
lý (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan…) và huy động, sửdụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh củanhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biếnđộng [ 20, tr 31]
Thực chất quản lý giáo dục, suy cho cùng là tạo điều kiện thuận lợi chocác hoạt động trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu Trường học là mộtthành tố của hệ thống giáo dục nên quản lý trường học cũng được hiểu như một
bộ phận của quản lý giáo dục “Thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, … mới quản lý được giáo dục, tức là cụ
Trang 27thể hóa đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” ( Nguồn: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế
kỷ 21, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [27, tr 18]
Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong một phạm vi xác định đó là đơn vị giáo dục là nhà trường Do đó quản lý nhà trường là vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
1.2.2.Đội ngũ giáo viên cốt cán
1.2.2.1.Cốt cán
Theo Từ điển Tiếng Việt, cốt cán là “ Người hoặc bộ phận nòng cốt tạonên sức mạnh, sự vững chắc trong một tổ chức, một phong trào xã hội, chính trị,văn hóa ” [33]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Trong bất cứ một tổ chức nào cũng cầnnhững con người nòng cốt, biết thắp lửa, biết dấn thân, biết canh tân các hoạt
động của tổ chức Ở nhà trường, lớp người này gọi là giáo viên cốt cán Người giáo viên cốt cán là người thầy thực hiện hài hòa 3 sứ mệnh sau đây: Người truyền đạo; Người thụ nghiệp; Người giải hoặc Đó là những người miệt mài đi
quảng bá một hệ giá trị sư phạm tiên tiến, biết hiện thực giá trị này vào thực tiễnqua việc góp sức ươm trồng cho hệ giá trị này mỗi ngày một nảy nở tốt tươitrong phạm vi nhà trường, địa phương và có khả năng hóa giải cho học trò, chođồng nghiệp những điều vướng mắc về kiến thức về chuyên môn mà mình phụtrách” [10]
Như vậy có thể hiểu: Giáo viên cốt cán là những người có trình độ, năng lực sư phạm cao, phẩm chất chính trị tốt và làm nòng cốt về chuyên môn trong một cơ sở giáo dục.
Trang 281.2.2.2.Đội ngũ giáo viên cốt cán
Khái niệm “cốt cán” được sử dụng để chỉ người, hoặc bộ phận nòng cốttạo nên sự vững mạnh của một tổ chức, một phong trào Thông thường hơn,được sử dụng để chỉ một bộ phận người có vai trò chính, quan trọng trong mộtđội ngũ nhiều người cùng chung chức năng, nhiệm vụ Các giáo viên được tổchức, tập hợp thành một “đội ngũ giáo viên”
Theo đó, đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệm
vụ, vai trò và trách nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục, Điều lệ và Quy chế trường học.
Với cách hiểu nêu trên, có thể khẳng định:
Đội ngũ giáo viên cốt cán là tập hợp những nhà giáo - những người có
vai trò nòng cốt trong đội ngũ giáo viên để tạo nên sức mạnh, sự vững chắc của đội ngũ giáo viên góp phần thực hiện tốt vai trò giảng dạy trong cơ sở giáo dục
và hỗ trợ đồng nghiệp trưởng thành hơn về chuyên môn và nghiệp vụ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục, Điều lệ và Quy chế trường học.
Đội ngũ giáo viên cốt cán là một tổ chức với tập hợp các giáo viên cốt cánđược hình thành theo quyền lực hành chính hoặc chuyên môn làm nòng cốt trongviệc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và phát triển nghề nghiệpliên tục cho đội ngũ giáo viên trong các cơ quan giáo dục
Phần tử của đội ngũ giáo viên cốt cán là giáo viên cốt cán ( theo môn họchoặc cấp học) Đó là những giáo viên giỏi về chuyên môn và xuất sắc về nghiệp
vụ dạy học, giáo dục; đồng thời họ còn nguồn trợ giúp tích cực đối với các đồngnghiệp của mình trong việc phát triển nghề nghiệp
Trang 291.2.3 Giáo viên
Theo điều 70 Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2005[28] đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêuchuẩn của nhà giáo
1 Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác
2 Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây
a Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
b Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
c Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
d Lý lịch bản thân rõ ràng
3 Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục nghề nghiệp được gọi là giáo viên; ở cở sở giáo dục Đại họcđược gọi là giảng viên
Giáo viên trường trung học: Điều 30, Điều lệ trường THCS, trường THPT
và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)[4] nêurõ:“Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongnhà trường gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làmcông tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cốvấn Đoàn ), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiêu học hoặc cấp THCS ), giáo viên làmcông tác tư vấn cho học sinh
Trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trường THCS được quy định trongĐiều 33, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp
Trang 30học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT – BGDĐT ngày 28/03/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo)[4].
Như vậy giáo viên trường THCS là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường THCS có bằng tốt nghiệp CĐSP hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
1.2.4 Năng lực dạy học của giáo viên
“Năng lực” theo Từ điên tiếng Việt “là khả năng đủ đê làm một công việc nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có đê thực hiện
một hoạt động nào đó” [33]
Theo quan điêm của Tâm lý học Mác xít , năng lực của con người luôn gắnliền với hoạt động của chính họ Nội dung và tính chất của hoạt động được quyđịnh bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thê những yêu cầu xác định Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độkhác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động
có hiệu quả ) nhất định phù hợp với nó Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiêu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ nhưkhả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sựtổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu
cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một
hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo vànhững thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạtđộng và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn Do đó có thê địnhnghĩa năng lực như sau:
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp
Trang 31ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao
Năng lực dạy học
Năng lực bao gồm các năng lực chung và những năng lực thuộc về một hoạt động cụ thê nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiêncứu toán học , năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị , năng lực giảng dạy của giáo viên… Như vậy có thê định nghĩa năng lực dạy học như
sau: Năng lực dạy học là khả năng thực hiện hoạt động dạy học dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân vận dụng vào các điều kiện dạy học khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình dạy học hay có cách hành sử phù hợp trong bối cảnh thực và được đánh giá thông qua kết quả dạy học Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ
thê khác nhau , nhưng tựu trung lại thì năng lực nghề nghiệp nói chung và nănglực dạy học nói riêng được cấu thành bởi các thành tố:
+ Tri thức chuyên môn (tri thức môn học)
+ Kỹ năng hành nghề (kỹ năng sư phạm hay kỹ năng dạy học)
Vậy, năng lực dạy học của giáo viên là tổ hợp những thuộc tính tâm, sinh
lý của giáo viên (tư duy, tình cảm, xúc cảm, sự sáng tạo…) và các tri thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học đáp ứng những yêu cầu do nghề nghiệp dạy học đặt ra, giúp giáo viên dạy học có hiệu quả.
1.2.5 Bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên
Bồi dưỡng
Từ điên Tiếng Việt cho rằng : Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lựchoặc phẩm chất
Trang 32Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiêu như sau:
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật , bổ sung kiến thức , kỹ năng , thái độ đênâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định quamột hình thức đào tạo nào đó
Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghiệp vụ, quá trình này diễn rakhi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp
Bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Hiêu theonghĩa rộng thì bồi dưỡng là quá trình giáo dục , đào tạo nhằm hình thành nhân cách theo mục đích đã chọn Hiêu theo nghĩa hẹp , bồi dưỡng có thê coi là quá trình cập nhật kiến thức , kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu , nhằm mục đích nâng cao hoặc hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thê đê làm tốt hơn công việc đang tiến hành Từ góc độ khác, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao nănglực nghề nghiệp Quá trình này diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đápứng yêu cầu nghề nghiệp Như vậy bồi dưỡng là quá trình đào tạo nối tiếp, đàotạo liên tục trong khi làm việc nhằm cập nhật kiến thức còn thiếu hay đã lạc hậu ,củng cố , mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức , kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có đê có thê thực hiện tốt hơn công việc của mình
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổsung những kiến thức và kỹ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu ở một cấp học, bậchọc, thường được xác nhận bằng một chứng chỉ
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí : Bồi dưỡng là nâng cao trình độ hiện có vềkiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đê làm tốt hơn việc đang làm
Trang 33Như vậy, mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực , phẩm chất
và năng lực chuyên môn đê người lao động có cơ hội củng cố , mở rộng, và nângcao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từ đó nângcao chất lượng hiệu quả công việc đang làm
Bồi dưỡng năng lực dạy học
Bồi dưỡng năng lực dạy học là quá trình tổ chức cho giáo viên cập nhật ,
bổ sung các tri thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm đê nâng cao kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạy học
1.3 Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp.
1.3.1 Những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp đối với GV THCS
Theo thông tư “ số 30/2009/TT- BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghềnghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” )[5] Quy địnhchuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT như sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1 Tiêu chí 1 Phẩm chất chính trị
2 Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp
3 Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh
4 Tiêu chí 4 Ứng xử với đồng nghiệp
5 Tiêu chí 5 Lối sống, tác phong
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
1 Tiêu chí 6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục
2 Tiêu chí 7 Tìm hiểu môi trường giáo dục
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1 Tiêu chí 8 Xây dựng kế hoạch dạy học
Trang 342 Tiêu chí 9 Đảm bảo kiến thức môn học
3 Tiêu chí 10 Đảm bảo chương trình môn học
4 Tiêu chí 11 Vận dụng các phương pháp dạy học
5 Tiêu chí 12 Sử dụng các phương tiện dạy học
6 Tiêu chí 13 Xây dựng môi trường học tập
7 Tiêu chí 14 Quản lý hồ sơ dạy học
8 Tiêu chí 15 Kiêm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1 Tiêu chí 16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
2 Tiêu chí 17 Giáo dục qua môn học
3 Tiêu chí 18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
4 Tiêu chí 19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
5 Tiêu chí 20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chứcgiáo dục
6 Tiêu chí 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1 Tiêu chí 22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
2 Tiêu chí 23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Điều 9 Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1 Tiêu chí 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
2 Tiêu chí 25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo
Trang 36đã tác động trực tiếp đến sự phát triên của các nền giáo dục trên thế giới Côngnghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong giáo dục, đã tạo ra những điều kiện đê đổi mới cơ bản nội dung , phương pháp giáodục, thực hiện một nền giáo dục mở, thu hẹp khoảng cách không gian và thờigian, thích ứng với nhu cầu của từng người học.
Trước thực tế đó, xã hội và sự nghiệp giáo dục ngày nay đòi hỏi cao đốivới người giáo viên vì dân trí càng cao, người thầy càng phải giỏi toàn diện.Giáo viên hiện nay trước hết phải có nhận thức xã hội sâu sắc , có những giá trịnhân cách , có lối sống lành mạnh , có năng lực đầy đủ , có trí tuệ , thẩm mỹ ,
có sức khoẻ đê đảm nhận trách nhiệm mới trong quá trình phát triên kinh tế xã
Biết khai thác và sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học truyền thống
và hiện đại: biết ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vàotrong giảng dạy, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết khai thác mạng internet
Biết xây dựng, sử dụng, quản lý hồ sơ dạy học có hiệu quả, sáng tạo vàkhoa học
Sử dụng sáng tạo, linh hoạt sáng tạo các phương pháp đánh giá kết quảhọc tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác từ đó biết
tự điều chỉnh hoạt động dạy học của mình
Trang 37Biết ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy, tạo được môitrường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.
Có kỹ năng - kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tổ chức hoạtđộng dạy học
Có khả năng tự bồi dưỡng , tự nghiên cứu đê cập nhật , bổ sung kiến thức
và kỹ năng mới, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm
1.3.2 Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
Đổi mới giáo dục là những thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục phổ thông
và đại học về mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp với sự phát triển của xãhội
Trong những năm qua việc đổi mới giáo dục tuy đã được tiến hành, nhưngthiếu đồng bộ, còn chắp vá và chưa tương xứng với yêu cầu Không phải không
có những lúc tồn tại bất cập lớn giữa yêu cầu phải đổi mới với năng lực tiến hànhđổi mới của ngành Giáo dục & Đào tạo Bên cạnh đó, nhiều chính sách, cơ chế,giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, thì nay đã không còn phù hợp với giaiđoạn phát triển mới của đất nước, rất cần được điều chỉnh, bổ sung Mặt khác,công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầuchuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng , hiệu quả , có sức cạnh tranh cao , cũng đoi hoi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân , nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lưc chât lương cao phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Nếu không đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo thì tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đấtnước…Đó là những vấn đề thực tiễn đặt ra và cũng chính vì vậy, Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền
Trang 38giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát triên nhanh nguôn nhân lưc, nhât là nguôn nhân lưc chât lương cao, tâp trung vào viêc đôi mơi căn bản và toàn diên nên giáo dục quôc dân” [2].
Ngày 4 tháng 11 năm 2013 tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã
kí thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW[3].“ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Những nội dung của đổi mới căn bản và toàn diện gắn với định hướng đổimới cơ bản nêu trên cần phải được nghiên cứu sâu, đồng bộ có sức thuyết phục
cả về cơ sở lí luận khoa học và cơ sở thực tiễn trên bình diện chung đối với cảnền giáo dục - cả hệ thống giáo dục, đồng thời cụ thể sâu cho mỗi phân hệ, mỗicấp học, hình thức giáo dục, thận chí cho mỗi môn học
Đổi mới căn bản được hiểu là đổi mới những vấn đề cốt lõi nhất để làmthay đổi và nâng cao về chất của hệ thống giáo dục, nhằm đáp ứng với đòi hỏicủa đất nước trong giai đoạn mới, đó là:
- Đổi mới “tư duy, nhận thức” về giáo dục:
- Đổi mới Mục tiêu giáo dục
- Đổi mới Chương trình, nội dung giáo dục phổ thông
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh trung học
- Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục
Trong quá trình đổi mới giáo dục này, cần phải đặt lên hang đầu đổi mới
tư duy-nhận thức, đổi mới quan điểm và mục tiêu giáo dục , vì đây là những vấn
đề có tính “mở đường”, “ định hướng” cho quá trình đổi mới giáo dục Nếu
Trang 39không làm rõ những vấn đề này mà lại bắt tay vào thực hiện ngay những vấn đề
cụ thể khi chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn,thiếu quan điểm hệ thống, sẽkhó có được kết quả tốt Về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông,
có nhiều quan điểm cho rằng sẽ phải chuyển từ “ học sinh học được những kiếnthức gì”( định hướng nội dung) sang học ra để làm được gì (định hướng chuẩnđầu ra) Đúng là nội dung học phổ thông phải thiết thực, song điều đó không có ýnghĩa là nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mang nặng tính ứng dụng cụthể học sinh học rồi ra “ làm việc”
Từ những yếu tố trên để đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới nềngiáo dục, đội ngũ giáo viên đang thực hiện công tác giáo dục cũng cần phải đượcbồi dưỡng, tự học, tự nâng cao trình độ, đặc biệt là năng lực dạy học để phù hợpvới yêu cầu của nền giáo dục
1.3.3 Những yêu cầu mới về năng lực dạy học của GV THCS
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới nhiều thay đổi rấtnhanh và phức tạp Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xuhướng tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đãtác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới Công nghệthông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong giáo dục,
đã tạo ra những điều kiện để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp giáo dục,thực hiện một nền giáo dục mở, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian,thích ứng với nhu cầu của từng người học
Trước thực tế đó, xã hội và sự nghiệp giáo dục ngày nay đòi hỏi cao đốivới người giáo viên vì dân trí ngày càng cao, người thầy càng phải giỏi toàndiện Giáo viên hiện nay trước hết phải có nhận thức xã hội sâu sắc, có những giátrị nhân cách, có lối sống lành mạnh, có năng lực đầy đủ, có trí tuệ, thẩm mỹ, có
Trang 40sức khỏe để đảm nhận trách nhiệm mới trong quá trình phát triển KT-XH.
Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, quy định năng lực giáo viên gồm các nănglực sau:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học vớigiáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặcthù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động họcvới hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
+ Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại,thực tiễn
+ Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu vềthái độ được quy định trong chương trình môn học
+ Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của họcsinh
+ Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học
+ Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuậnlợi, an toàn và lành mạnh
+ Quản lý hồ sơ dạy học