Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang .... Thực trạng mức độ về năng
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG NAM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCHHỢP CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞHUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG NAM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCHHỢP CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞHUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUỐC TRỊ
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Nguyễn Quốc Trị Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Đăng Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy Côtrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang; các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh BắcGiang; đồng nghiệp; bạn bè và người thân đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ,động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiêncứu đề tài luận văn
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Quốc Trị, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo quý báu trong quá
trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn và vận dụng vào thực tiễn công tácquản lý của bản thân
Quá trình làm đề tài là quá trình tác giả được học hỏi và trưởng thành rất nhiềutrong lĩnh vực khoa học Tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hiện, tuynhiên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Xin kính mong nhận đượcsự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài khoa học nàyđược hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Học viên
Nguyễn Đăng Nam
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN KHOA HỌCTỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học tích hợp ở trường phổ thông
61.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viênTrung học cơ sở 10
1.2 Dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
131.2.1 Khái niệm dạy học tích hợp
131.2.2 Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học
141.2.3 Môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
161.2.4 Dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
171.2.5 Vai trò của dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở 18
Trang 61.2.6 Các hình thức, mức độ tích hợp trong dạy học môn khoa học tự nhiên ở
trường Trung học cơ sở 18
1.2.7 Năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở 19
Trang 71.3 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung
học cơ sở 21
1.3.1 Một số khái niệm 21
1.3.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên cho giáo viên 22
1.4 Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho giáo viên phổ thông 26
1.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trườngTrung học cơ sở 27
2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và giáo dục Trung học cơ sở huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang 35
2.1.1 Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
352.1.2 Khái quát về giáo dục huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 36
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 41
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 41
2.2.2 Nội dung khảo sát 42
2.2.3 Đối tượng khảo sát 42
2.2.4 Phương pháp khảo sát 42
2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 42
Trang 82.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên về vai trò của
dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 432.4 Thực trạng đánh giá việc thực hiện các hình thức, mức độ tích hợp trong dạy
học của đội ngũ giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 462.5 Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên dạy môn khoa học tự
nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 472.6 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang 492.6.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa
học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 49
2.6.2 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa
học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 51
2.6.3 Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học
tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 53
2.6.4 Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự
nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 55
2.6.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa
học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 56
2.7 Thực trạng mức độ về năng lực của báo cáo viên/giảng viên bồi dưỡng năng
lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 58
2.8 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang 60
Trang 92.8.1 Thực trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang 602.8.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang 61
Trang 102.8.3 Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 63
2.8.4 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang 65
2.8.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang 67
2.9 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung họccơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 69
2.10 Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơsở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 71
753.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 75
3.2 Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang 77
3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáoviên dạy môn khoa học tự nhiên về tầm quan trọng của bồi dưỡng nănglực dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở 77
3.2.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở phù hợp vớitình hình thực tiễn 80
Trang 113.2.3 Xây dựng và sử dụng đội ngũ báo cáo viên/ giáo viên cốt cán để bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên
ở trường Trung học cơ sở 82
3.2.4 Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng; đổi mới phương pháp, hình thức tổchức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoahọc tự nhiên ở trường Trung học cơ sở 83
3.2.5 Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiênở trường Trung học cơ sở 87
3.2.6 Tổ chức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt độngbồi dưỡng; xây dựng cơ chế tạo động lực để giáo viên dạy môn khoa họctự nhiên ở trường Trung học cơ sở tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp 89
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 92
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
933.4.1 Mục đích khảo nghiệm 93
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 93
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 93
3.4.4 Phương pháp và cách thức tiến hành khảo nghiệm 93
3.4.5 Thang đo, tiêu chí đánh giá và xử lý kết quả khảo nghiệm 94
3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 94
Trang 12DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BDTX CBQL CNTT CMHS CSVC DHTH GD&ĐTGVHS NXB QL QLGD NLDH PPDH KT-ĐGMNTH THCS THPT ĐNGV KHTN CNH, HĐH
Bồi dưỡng thường xuyênCán bộ quản lý
Công nghệ thông tinCha mẹ học sinh Cơ sở vật chất Dạy học tích hợpGiáo dục và đào tạoGiáo viên
Học sinhNhà xuất bảnQuản lýQuản lý Giáo dục Năng lực dạy học Phương pháp dạy họcKiểm tra - đánh giá Mầm non
Tiểu họcTrung học cơ sở Trung học phổ thôngĐội ngũ giáo viên Khoa học tự nhiênCông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 13DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒBảng:
Bảng 2.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 37
Bảng 2.2 Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 37
Bảng 2.3 Kết quả xếp loại Học lực HS THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018-2019 38Bảng 2.4 Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018-2019 38Bảng 2.5 Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV các cấp học 39Bảng 2.6 Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV dạy môn KHTN (Vật
lý, Hóa học, Sinh học) cấp THCS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giangtừ năm học 2015-2016 đến năm học 2018-2019 40Bảng 2.7 Thống kê về thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Lục
Nam năm học 2018-2019 41Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức của GV dạy môn KHTN về vai trò của DHTH
môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 44Bảng 2.9 Thực trạng đánh giá việc thực hiện các hình thức, mức độ tích hợp
trong dạy học của đội ngũ GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 46Bảng 2.10 Thực trạng năng lực DHTH của GV dạy môn KHTN ở các trường
THCS huyện Lục Nam 48Bảng 2.11 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH môn
KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 50Bảng 2.12 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH môn
KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 52Bảng 2.13 Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH môn KHTN ở
các trường THCS huyện Lục Nam 54Bảng 2.14 Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH môn KHTN ở các
trường THCS huyện Lục Nam 55Bảng 2.15 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực DHTH môn
KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 57
Trang 14Bảng 2.16 Thực trạng mức độ về năng lực của báo cáo viên/giảng viên bồi
dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện
Lục Nam 58Bảng 2.17 Thực trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy
môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 60Bảng 2.18 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV
dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 62Bảng 2.19 Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy
môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 64Bảng 2.20 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy môn
KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 66Bảng 2.21 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV
dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 68Bảng 2.22 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực
DHTH cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam 70Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 94Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 97Bảng 3.3 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất 100
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 101
Trang 15MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong định hướng chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta đã đặt ra vấn đềgiáo dục phải được ưu tiên hàng đầu Nghị quyết số 29 - NQ/TW của TW Đảng, khóaXI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư pháttriển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội” [3,tr.8] Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thể hiện tinh thần nhất quáncủa Đảng ta là xác định GD&ĐT không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là mộttrong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vựckhác phát triển
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về GD&ĐT, thực hiện chiến lượcphát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành GD&ĐT đang tích cực từng bướcđổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và công tácquản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Trong đó dạy học tích hợp là xu hướngmới trong đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, dạy học tíchhợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễn hơn, giúp học sinh pháttriển các phẩm chất và năng lực cần thiết, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập vàtrong cuộc sống, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, dưới sự chỉđạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT Lục Nam đã tổ chứccác lớp tập huấn bồi dưỡng về dạy học tích hợp (DHTH) cho giáo viên (GV), chỉđạo các nhà trường thực hiện nội dung dạy học theo hướng tích hợp, khuyến khíchGV dạy học theo hướng tích hợp, tổ chức cuộc thi: “Dạy học theo chủ đề tích hợp”dành cho GV và “Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống trongthực tiễn” dành cho học sinh (HS)… Do đó, GV ở các trường Trung học cơ sở(THCS) huyện Lục Nam đã có ý thức và đã tiến hành lồng ghép, tích hợp trong dạyhọc Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn lúng túng và hiệu quả dạy học tích hợp chưa
Trang 16cao, nhiều GV chưa nắm được bản chất của dạy học tích hợp, chưa biết xây dựng chủđề, chưa thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp, chưa nắm vững phươngpháp, cách thức dạy học tích hợp, chưa thực hiện tốt quá trình dạy học tích hợp ở trênlớp cũng như ở ngoài lớp học, năng lực giải quyết vấn đề cũng như các tình huốngnảy sinh trong dạy học, năng lực gắn lý thuyết với thực hành… còn hạn chế, đặc biệtlà GV dạy môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) Mặt khác, công tácquản lý hoạt động dạy học tích hợp trong các nhà trường cũng chưa được quan tâmđúng mức Hơn nữa, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, độclập về công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS ở huyện LụcNam Qua thực tế chỉ đạo, quản lí và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, chúng tôi nhậnthấy rằng việc nghiên cứu để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcdạy học tích hợp cho GV nói chung và GV dạy môn khoa học tự nhiên (KHTN) ở cấpTHCS nói riêng là một vấn đề cấp bách của ngành GD&ĐT huyện Lục Nam trongbối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở cáctrường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ, với kì vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN ở cáctrường THCS nói riêng và chất lượng giáo dục huyện Lục Nam nói chung, hoànthành mục tiêu GD&ĐT trong thời kì mới
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng về năng lực dạyhọc tích hợp của GV dạy môn KHTN, bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GVdạy môn KHTN và công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GVdạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, luận văn đềxuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV dạy mônKHTN ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCShuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV dạy môn KHTN ở cáctrường THCS
Trang 173.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV dạy mônKHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS
4.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
4.3 Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GVdạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
5 Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dụcphổ thông mới, khi năng lực dạy học tích hợp của GV dạy môn KHTN (Vật lý, Hóahọc, Sinh học) ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang bước đầu đã đạtđược một số thành công nhất định Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Giáo viêndạy môn KHTN chưa nắm vững kiến thức, phương pháp, cách thức DHTH do đóhiệu quả dạy học tích hợp môn KHTN chưa cao; hơn nữa công tác quản lý bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp môn KHTN trong các nhà trường cũng chưa được Hiệutrưởng quan tâm đúng mức, còn tồn tại những bất cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡngnăng lực DHTH môn KHTN một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế củađịa phương thì năng lực dạy học tích hợp của GV dạy môn KHTN ở các trườngTHCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ được nâng cao
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họctích hợp cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh BắcGiang
- Môn KHTN được nghiên cứu trong luận văn gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu quản lý bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV dạy môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinhhọc) ở 25 trường gồm: 24 trường THCS và 01 trường Phổ thông DTNT trên địa bànhuyện Lục Nam
Trang 186.3 Giới hạn về đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát 106 khách thể, trong đó:- Giáo viên: 76 giáo viên dạy môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) ở cáctrường THCS trong địa bàn nghiên cứu
- Cán bộ quản lý (CBQL): Tổng 30 người, trong đó: 12 Hiệu trưởng, 18 phóHiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở các trường THCS trong địa bàn nghiên cứu
6.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho GV dạy môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) ở các trường THCS huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những vấn đề lýluận có liên quan đến bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV nói chung và GVdạy môn KHTN ở các trường THCS nói riêng và sắp xếp thành một hệ thống lý luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu hỏi lấy ý
kiến của các cấp quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng), các giáo viêndạy môn KHTN để tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng
7.2.2 Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực
tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp và quản lý bồi dưỡng năng lựcdạy học tích hợp cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng,
giáo viên trao đổi kinh nghiệm về biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp choGV dạy môn KHTN và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV dạymôn KHTN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Vận dụng những lý luận khoa học
quản lý giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho GV dạy môn KHTN và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho GV dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.Từ đó khái quát hoá, hệ thống hoá và rút ra những kết luận
Trang 197.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý số liệu thu được,trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
GV dạy môn KHTN ở trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV
dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV
dạy môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnhđổi mới giáo dục hiện nay
Trang 20Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học tích hợp ở trường phổ thông
Viết về năng lực chuyên môn, dạy học của giáo viên, tác giả Liakopoulou(2011) đã đưa ra khái niệm năng lực chuyên môn và phân loại “năng lực chuyên môncủa giáo viên” bao gồm các thành tố sau đây: 1 Tính cách, thái độ và niềm tin; 2 Kỹnăng sư phạm và kiến thức sư phạm (kiến thức môn học, kiến thức và hiểu biết vềngười học, phương pháp giảng dạy, kiến thức về chương trình giảng dạy); 3 Hiểu biếtvề bối cảnh xã hội; 4 Hiểu biết về bản thân về khoa học nói chung [dẫn theo 36]
Viện Giáo dục Quốc gia, Singapore (2009), cũng xác định các năng lực chủ yếucủa giáo viên như: có các kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ em, có các năng lựctư duy, sáng tạo trong dạy học có các kĩ năng sư phạm, quản lý con người, tự quảnlý, kĩ năng công nghệ, tự đổi mới và kinh doanh, sự hiểu biết về xã hội và xúc cảm; cócác kiến thức, hiểu biết về bản thân, học sinh, xã hội, nội dung môn học, sư phạm, nềntảng và chính sách giáo dục, chương trình giảng dạy, hiểu biết đa văn hóa, nhận thứctoàn cầu, nhận thức về môi trường…[dẫn theo 36]
Ủy ban châu Âu (2007) nhận ra rằng: "giáo viên có một vai trò quan trọngtrong việc chuẩn bị cho học sinh có chỗ đứng trong xã hội và nơi làm việc”, vì thế Ủyban Châu Âu đề xuất rằng “Tại mỗi thời điểm trong sự nghiệp của mình, giáo viên cầnphải có, và được yêu cầu có đầy đủ các kiến thức môn học, thái độ và kỹ năng sưphạm để giúp đỡ thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của họ” [dẫn theo 36]
Phát triển chuyên môn cho giáo viên là trách nhiệm hàng đầu của hiệu trưởng ởmột trường học nơi đặt chất lượng giáo dục lên vị trí hàng đầu Hiệu trưởng là ngườixây dựng các kế hoạch triển khai những nội dung mới về dạy học, giáo dục, đưa ra cácbước thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, phát triển tiềm năng lãnh đạo chuyên môncủa giáo viên Hiệu trưởng đưa ra các chỉ dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc,động viên giáo viên và người học để họ học tập tốt và dạy học tốt Ngày nay những chỉdẫn này được tiến hành thông qua các phương tiện kĩ thuật số, qua trao đổi trực tiếp vàqua hệ thống thư điện tử hay các diễn đàn dạy học Nhờ các phần mềm, giáo viên có
Trang 21thể đưa các bài học, các tư liệu lên mạng và thay đổi hay bổ sung bài học cho nhau qua cấu trúc wiki hay các blogs (Senge, 2/1996) [dẫn theo 36].
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy,học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà, trọnvẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất Dạy học tích hợp là quátrình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ đượctích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và pháttriển năng lực thực hiện hoạt động cho người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn họcvà tri thức, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực học tập
Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, các khoa học tự nhiên đã nghiên cứu giới tựnhiên theo tư duy phân tích, mỗi khoa học tự nhiên nghiên cứu một dạng vật chất, mộthình thức vận động của vật chất trong tự nhiên Tuy nhiên, bản thân giới tự nhiên làmột thể thống nhất, vì vậy, sang thế kỉ XX đã xuất hiện những khoa học liên ngành, đangành Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích - cấu trúc" sang tiếpcận “tổng hợp - hệ thống" Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp (cả hai thaotác này đều cần thiết cho sự phát triển nhận thức) đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệthống" đem lại cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa bộ phận với toàn thể
Ở một số nước trên thế giới, dạy học theo quan điểm tích hợp đã được áp dungtừ những năm 80 của thế kỉ XX Tích hợp có nơi được xem như nguyên tắc tổng quátcủa việc xây dựng cả hệ thống chương trình Ví dụ chương trình Tiểu học ở Ma-lai-xi-a
được gọi là “The intergrated curriculum for Primary school” (Chương trình giảng dạy
tích hợp cho trường Tiểu học) do Bộ GD&ĐT Ma-lai-xi-a công bố lần đầu năm 1997[7]
Thực hiện hướng tích hợp có thể dẫn tới sự ra đời của những bộ sách giáo khoanhiều môn (multimanuel) như “bộ sách giáo khoa nhiều môn” dùng cho bậc tiểu họcnhiều nước Châu Phi - tích hợp 7 môn học: Tiếng Pháp, Toán, Sinh học, Công nghệ,Sử, Địa, Giáo dục công dân xung quanh các chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề dạy tronghai tuần do Nhà xuất bản EDICEF xuất bản ở Pháp năm 1995 [dẫn theo 20]
Cũng theo hướng tích hợp, người ta có thể kết hợp hai bộ môn tưởng chừng rất
xa nhau như Văn học và Sinh học để viết ra những công trình như Nghiên cứu việc
soạn thảo văn bản theo thể loại (Exploring the writing of genres) nhằm hướng dẫn cách
viết các thể loại tự sự, nghị luận, thuyết minh, báo cáo,… bằng chất liệu của môn Thựcvật học (Theo Hiệp hội đọc sách Vương Quốc Anh, 1996) [dẫn theo 20]
Trang 22Các chương trình tích hợp ở các nước trên thế giới có thể được thực hiện ở cácmức độ khác nhau: từ phối hợp, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn Ở mức độ thấp có sựphối hợp về nội dung, phương pháp của một số môn có liên quan nhưng mỗi môn cầnđặt trong một phần hay một chương riêng Tích hợp ở mức độ cao hơn có sự kết hợpchặt chẽ trong nội dung, đặc biệt là những phần giao nhau của các môn học này Tíchhợp ở mức độ cao nhất được thực hiện ở nội dung của các môn học được hòa vàonhau hoàn toàn thành một chỉnh thể mới đạt mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và tiếtkiệm hơn về nội dung, thời gian.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến các khía cạnhkhác nhau như nội dung, cách thức, hiệu quả,… của việc dạy học tích hợp trong nhàtrường phổ thông
Ở nước ta, trước những năm 80 của thế kỉ XX, quan điểm dạy học tích hợpchưa thực sự được nghiên cứu một cách hệ thống Tinh thần liên môn cũng được đềcập song trên thực tế chưa được thể hiện trong nội dung chương trình Các quan điểmnghiên cứu về sư phạm tích hợp mới chỉ dừng lại ở mức sắp xếp các phân môn “đứngcạnh nhau” mà chưa vận dụng vào trong dạy học do chưa thấy sự liên kết chặt chẽ,giao nhau, tích hợp với nhau của các đơn vị kiến thức Cuối những năm 80, đặc biệt lànhững năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về một khoa học thốngnhất trên quan điểm phân tích hệ thống và theo quan điểm tiếp cận tích hợp trong giáodục nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho người học mới thực sự được quantâm [dẫn theo 20]
Những năm gần đây, khi xu thế hội nhập quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp vàmạnh mẽ đến giáo dục Việt Nam, nhiều công trình khoa học đã tập trung bàn về vấn đềdạy học tích hợp và phân hóa Bắt đầu với tích hợp đa môn ở bậc giáo dục Tiểu học
thành môn học mới: Tự nhiên và xã hội, sau đó là tích hợp nội môn với môn học Ngữ
văn ở THCS và THPT
Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu có nhiều gắn bó với giáo dục Việt Nam,tham gia hoạch định và xây dựng chương trình giáo dục phổ thông như: tác giả Đỗ
Ngọc Thống với: Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2011; Đổi mới mô hình giờ học văn ở trung học phổ thông theoquan điểm tích hợp; Đề xuất phương án thống nhất tích hợp và phân hóa trongtrương trình giáo dục phổ thông Việt Nam; Từ Chương trình giáo dục phổ thông HànQuốc, đề xuất hướng tích hợp và phân hóa cho Chương trình giáo dục phổ
Trang 23thông Việt Nam; Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam vàhướng phát triển sau
Trang 242015, Bộ GD&ĐT, Tài liệu lưu hành nội bộ; tác giả Hoàng Hòa Bình với Dạy họcNgữ
văn ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) [dẫn theo
20]
Về lí luận dạy học tích hợp và khả năng dạy học tích hợp ở nhà trường Việt
Nam hiện nay có một số bài viết: Giảng dạy hợp nhất các khoa học ở trường trung
học- tổng thuật, Thông tin khoa học giáo dục số 8 (1985) và Dạy học tích hợp,
Nguồn www.io e r.edu v n c ủa tác giả Trần Bá Hoành - Viện khoa học giáo dục Việt
Nam; Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam của tác giả VũThị Sơn, Dạy và học ngày nay số 370, tr 21-25 (2009)… Các tác giả đã có những
đánh giá khái quát rất xác đáng về ưu điểm và khả năng áp dụng của dạy học tíchhợp trong các môn học ở nhà trường Nhưng nhìn chung, sự vận dụng quan điểmtích hợp trong thực tiễn dạy học ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ thấp và chỉ chútrọng đến tích hợp nội dung [dẫn theo 20]
Qua thực tiễn đánh giá chương trình, sách giáo khoa các môn học ở nhàtrường Việt Nam những năm gần đây, nắm bắt xu thế và quan điểm chỉ đạo đổi mớigiáo dục Việt Nam giai đoạn sắp tới, có thể thấy vai trò của quan điểm sư phạm tíchhợp trong việc chi phối cách xây dựng chương trình dạy học, chỉ đạo nội dung vàlựa chọn phương pháp dạy học Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp làmột trong những nội dung trọng tâm Bộ GD&ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ giáo dục Trung học phổ thông Dạy học theo hướng tích hợp là mộttrong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dungdạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học Quanđiểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình họctập và quá trình dạy học [dẫn theo 20]
Tác giả Nguyễn Hồng Liên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận định:"Việc dạy tích hợp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết định, giao tiếp vàlàm việc nhóm Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không gian cho giáoviên áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương tác, học sinh phát huy tốthơn quyền chủ động học tập của mình Việc dạy học không chú trọng vào việc dạykiến thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho học sinh phương pháp và kĩ năngtư duy trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo trong phương phápdạy học" Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh có cách học tập thông minh,
Trang 25biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thứctoàn diện và hợp lí [dẫn theo 20].
Trang 26Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Dạy họctích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, nềntảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việchọc sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh Thay đổi cách dạynày không gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phảiđào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp Không đòi hỏiphải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học" [dẫn theo 20].
Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổthông mới đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt tháng 12/2018 cho biết, chương trình sẽđược thực hiện theo hướng giáo dục toàn diện, tích hợp ở các cấp tiểu học và THCS,thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT [dẫn theo 20]
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song vớitích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoahọc trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thểgiảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ Mặt khác, khối lượng trithức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại cógiới hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tíchhợp là tất yếu
Tóm lại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển chuyên môn, nâng cao nănglực nói chung và năng lực dạy học tích nói riêng cho GV là một trong những vấn đềtrọng tâm được chú ý để tạo sự thay đổi và nâng cao chất lượng cho nhà trường đápứng xu thế phát triển của khoa học ngày nay Người Hiệu trưởng đóng vai trò quantrọng trong việc lãnh đạo và quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nâng cao nănglực dạy học nói chung và năng lực dạy học tích hợp nói riêng cho GV trong các nhàtrường phổ thông
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viênTrung học cơ sở
Thế giới đang bước vào thế kỷ của khoa học và công nghệ với xu hướng hộinhập diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức ngày càng có vai trò to lớn trong quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội GD&ĐT, khoa học và công nghệ được xem là nhân tố quyếtđịnh cho sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, trong đó con ngườiđược xem như nguồn tài nguyên vô giá cho sự phát triển kinh tế, xã hội
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng Giáo dục, vấn đề GV và hoạtđộng bồi dưỡng GV là vấn đề cơ bản trong phát triển Giáo dục để đáp ứng những yêu
Trang 27cầu mà xã hội đặt ra cho Giáo dục Trong đó chú trọng nội dung bồi dưỡng năng lựcDHTH cho GV.
Hội nghị Quốc tế về giáo dục lần thứ 45 họp tại Giơnevơ ngày 30/9/1996 bàn
về giáo dục cho thế kỷ 21 đã nhấn mạnh: “Muốn có một nền giáo dục tốt, cần phải có
Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ GV, CBQL giáo dục lànhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tùy theo thực tế của từng đơn vị,từng cá nhân, mà cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhautrong một phạm vi theo yêu cầu nhất định Cụ thể là mỗi cơ sở giáo dục từ 3 đến 5GV được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học [24,tr.19]
Tại Pháp, đất nước có truyền thống coi trọng nghề dạy học Họ quan niệm:
“Giảng dạy là một nghề đòi hỏi có trình độ chuyên môn sâu và được đào tạo nghềnghiệp rất cao” Việc bồi dưỡng GV ở Pháp được thực hiện theo 3 hướng chính: Coi
trọng việc tự nâng cao trình độ nghề nghiệp của GV Tạo ra sự phù hợp với công việcđối với tất cả GV đặc biệt là đối với GV dạy các môn mà lĩnh vực đó luôn có sự pháttriển mạnh mẽ và các thiết bị trở nên lạc hậu Định kỳ xác định những kiến thức sẽphải đưa vào tổng thể chương trình bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng GV Có thể nói ởPháp luôn có sự chú trọng tới vấn đề bồi dưỡng GV, bởi họ luôn mong muốn có độingũ GV có chất lượng cao nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch GD&ĐT,… [17]
Nhìn chung nhiều nước trên thế giới quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng GV vàcó hệ thống bồi dưỡng GV từ trung ương đến địa phương Hình thức bồi dưỡng tùy
Trang 28thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, xây dựng quy trình phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Tại hội thảo “dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học - Giải
pháp đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015” do
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tổ chức, các báo cáo vàý kiến thảo luận, đóng góp xoay quanh các nội dung chính: Phân tích thực trạng GVđối với vấn đề DHTH và dạy học phân hóa; Phân tích những năng lực cần có củangười giáo viên khi DHTH và dạy học phân hóa; Những phương pháp dạy học phùhợp để GV sử dụng DHTH và dạy học phân hóa; Đánh giá học sinh như thế nào làphù hợp khi DHTH và dạy học phân hóa; Cụ thể tác giả Phạm Thị Kim Anh trong
bài viết “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như thế nào để đáp ứng yêu cầu dạy học tích
hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” đã đưa ra những cơ sở lý
luận và thực tiễn năng lực cần có của giáo viên trong DHTH, đề xuất các giải pháptrong đào tạo và bồi dưỡng GV để đáp ứng yêu cầu DHTH Các tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Linh và Trần Thị Nâu trong bài viết “Một số năng lực chủ yếu giáo viên cần có
trong dạy học tích hợp và dạy học phân hóa” đã nêu cụ thể những năng lực chung và
năng lực riêng cần thiết để dạy học theo hướng tích hợp và dạy học phân hóa đáp ứngvới yêu cầu hiện nay…[dẫn theo 1]
Xác định hệ thống năng lực DHTH, xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lựcDHTH nhằm giúp GV tự đánh giá và các nhà quản lý đánh giá năng lực DHTH củaGV đã được một số tác giả đề cập đến, như tác giả Nguyễn Thị Yên với đề tài luận
văn thạc sỹ: “Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo
viên trong dạy học sinh học 12 - Trung học Phổ thông” [40].
Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiêncứu về bồi dưỡng năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV Tuy vậy, vớiđặc trưng của từng vùng miền, việc ứng dụng các vấn đề lý luận về bồi dưỡng GVvẫn chưa được thể hiện rõ nét, ít có các công trình nghiên cứu thực tế về bồi dưỡngnăng lực DHTH và quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, đặc biệt là quản lýbồi dưỡng năng lực DHTH các môn KHTN cho GV ở các trường THCS
Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đề cập rấtnhiều đến vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung, bồidưỡng năng lực DHTH nói riêng, đồng thời cũng đưa ra được nhiều giải pháp đểnâng cao hiệu quả và chất lượng công tác bồi dưỡng độ ngũ GV Tuy nhiên, vấn đềbồi dưỡng năng lực DHTH các môn KHTN cho GV ở các trường THCS vẫn chưa
Trang 29được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống Chúng tôi nhận thấy, đây làvấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận vàthực tiễn.
1.2 Dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơsở
1.2.1 Khái niệm dạy học tíchhợp
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục: Dạy học tích hợp có nghĩa là những kiếnthức, kĩ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng nhưnhững công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác củacùng một môn học [18]
Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tíchhợp làm cho việc học chân chính xảy ra Dạy học tích hợp là một cách trình bày cáckhái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởngkhoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa họckhác nhau (Theo UNESCO, 1972) [dẫn theo 23]
Theo tác giả Đinh Quang Báo: "Tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởi tri
thức của chúng ta tất cả đều là tích hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn này hoặcmôn kia, bởi khi giải quyết một vấn đề thực tiễn phải sử dụng tri thức của nhiều mônhọc khác nhau Con người cần cái gì thì giáo dục phải giáo dục cái đó là đươngnhiên" Dạy học tích hợp sẽ giúp và đòi hỏi học sinh học tập thông minh và vận dụng
kiến thức, kĩ năng và phương pháp một cách toàn diện, hài hòa, sáng tạo và hợp línhằm giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trên giảng đường cũng nhưtrong cuộc sống [dẫn theo 38]
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việcchuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ củamôn học khác; học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng vànhững thao tác để giải quyết một tình huống phức tạp - thường là gắn với thực tiễn.Chính nhờ quá trình đó, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, pháttriển năng lực và các phẩm chất cá nhân [34]
Chương trình GDPT tổng thể (ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGD-ĐT)xác định: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả nănghuy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết
Trang 30có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trongquá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng [10].
Trang 31Như vậy có thể hiểu: Dạy học tích hợp là sự kết hợp những vấn đề, nội dung
của nhiều phần, nhiều môn học khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học, trongđó những nội dung khoa học được đề cập theo một tinh thần và phương pháp thốngnhất Mức độ tích hợp có thể khác nhau tùy theo mục tiêu dạy học Mức độ tích hợp
cao nhất là xây dựng các chủ đề thống nhất chung cho các môn học thuộc một lĩnhvực Ở mức độ thấp hơn, có thể áp dụng tích hợp một phần, ở mức độ thấp nhất làtích hợp trong từng môn học như kiến thức của các khối lớp, hoặc từng khối lớp,…
1.2.2 Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học
Trước hết, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều cómối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùngmột nguồn cội…
Mỗi ngành khoa học hiện đại bản thân nó là sự tích hợp tri thức của nhiều lĩnhvực Sự phát triển hiện đại hóa khoa học xã hội học cũng không nằm ngoài xu hướngtích hợp đó Với tốc độ phát triển của nền khoa học, công nghệ nhanh chóng như hiệnnay, các thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận Hiện nay, với sự gia tăngnguồn thông tin đa dạng có tính tổng hợp cho phép người học tiếp cận với các lĩnhvực khoa học ở nhiều góc độ khác nhau Vì vậy, người dạy không thể bó hẹp trongphạm vi góc độ một lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp và vai trò truyền đạt thông tin củangười người dạy truyền thống không giữ vai trò chủ đạo như trước
Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng, cần huy động tổng hợp cáckiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà hiệnnay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”
Trong quá trình dạy học truyền thống về cơ bản luôn tồn tại mâu thuẫn giữayêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình dạy học với khả năng trình độ hiệncó của người học trong việc tiếp thu lĩnh hội tri thức Hơn nữa bằng phương pháp dạyhọc truyền thống giáo viên không thể trang bị những kiến thức cần thiết cho học sinhtrong khoảng thời gian hữu hạn và việc giáo viên cung cấp tri thức ở từng môn họcđơn lẻ cũng không thể giúp học sinh hình thành được kĩ năng tự phân tích, tổng hợp,thu thập, chọn lọc thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau để áp dụng vào giải quyếtcác vấn đề có trong thực tiễn Xu hướng DHTH sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn nàybằng cách thông qua quá trình dạy học, GV tổ chức hoạt động để học sinh huy độngnội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ họctập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển nhữngnăng lực cần thiết, tạo ra sự chủ động ở người học
Trang 32Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năngchưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cầnchuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; dođó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.
Cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức,kinh nghiệm và phương pháp Mọi tình huống xảy ra trong thực tiễn bao giờ cũng làtình huống tích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận vàthực tiễn mà không sử dụng tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đa ngành củanhiều lĩnh vực khác nhau Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minhvà vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàndiện, hài hòa và hợp lý trong giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trongcuộc sống hiện đại
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồnthông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trường cóthể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiềukênh khác nhau ngoài nhà trường (đài, báo, đặc biệt là internet…) Để việc học ở nhàtrường vẫn tiếp tục và có ý nghĩa đối với học sinh, việc dạy học cần được đổi mới,không chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thứckhoa học của một môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông, các môn học đó đãcó xu hướng phải liên kết với nhau Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dụctoàn diện học sinh (HS) Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thểđưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường cho dù những tri thức này rất cần thiết, vìvậy, việc dạy học tích hợp (DHTH) các môn học, các nội dung giáo dục trong nhàtrường là giải pháp quan trọng
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đốiphổ biến ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quantâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học dể nâng cao chấtlượng giáo dục HS (như các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; Địa lí, Ngữ văn đưacác nội dung giáo dục vào môn học )
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trungvào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức Thực hiện một năng lực là biết sửdụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa Thay vì việc dạy
Trang 33một số lớn kiến thức cho HS, người GV trước hết hãy xem xét xem học sinh có thểvận dụng các kiến thúc đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vìnhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh cókhả năng lựa chọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sửdụng mẫu đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thúc liên quan đếnmôi trường (trong môn Sinh học, Địa lí ), học sinh có khả năng hành động để bảo vệmôi trường xung quanh mình
DHTH được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt độnghọc tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước nhữngđiều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị choHS bước vào cuộc sống lao động Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp lànâng cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của
nhà trường (Nguồn: tài liệu BDTX ở các trường THCS).
1.2.3 Môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơsở
Môn khoa học tự nhiên (KHTN) ở trường THCS là các môn học được xâydựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học Đồng thời, sự tiến bộcủa nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học, cũng góp phầnthúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN
Đối tượng nghiên cứu của các môn học KHTN là các sự vật, hiện tượng, quátrình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trongmôn KHTN những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tíchhợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung đượctổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bêntrong của từng mạch nội dung
Môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) ở trường THCS có sự kết hợp nhuầnnhuyễn lý thuyết với thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thựchành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thứcdạy học đặc trưng của môn học này Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinhđược hình thành và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộcsống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trảinghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phávà vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu
Trang 34cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) cần phảiliên
Trang 35tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của cácngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật Đặc điểm này đòi hỏi chương trình mônKHTN phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho HS tìm tòi, nhận thứccác kiến thức khoa học có tính nguyên lý, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vàothực tiễn cuộc sống Môn KHTN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diệncủa HS, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa họccủa HS cấp trung học cơ sở Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, mônKHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering,Mathematics) - một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trênthế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lựctrẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.
1.2.4 Dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơsở
Dạy học tích hợp môn KHTN ở trường THCS là sự kết hợp những vấn đề, nộidung của nhiều phần học khác nhau của các nội dung giáo dục Vật lý, Hóa học, Sinhhọc trong cùng một kế hoạch dạy học, trong đó những nội dung khoa học được đề cậptheo một tinh thần và phương pháp thống nhất Mức độ tích hợp có thể khác nhau tùytheo mục tiêu dạy học Mức độ tích hợp cao nhất là xây dựng các chủ đề thống nhấtchung cho các môn học thuộc một lĩnh vực KHTN Ở mức độ thấp hơn, có thể ápdụng tích hợp một phần, ở mức độ thấp nhất là tích hợp trong từng môn học như kiếnthức của các khối lớp, hoặc từng khối lớp,…
Trong thế giới tự nhiên, mọi sự vật và hiện tượng là một thể thống nhất Việcchia ra các lĩnh vực khoa học (hay các môn học) là để nghiên cứu sâu sự vật và hiệntượng ở một khía cạnh nhất định Khi giải quyết một vấn đề của tự nhiên thì khôngchỉ cần tới một khía cạnh nào mà cần kiến thức tổng hợp, cần sự tích hợp của nhiềukiến thức khác nhau Tính thống nhất trong giáo dục KHTN được thể hiện ở cả đốitượng, phương pháp nhận thức, những nguyên lý và khái niệm cơ bản
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ GD&ĐT phê duyệttháng 12/2018 (theo Thông tư 32/2018/TT-BGD-ĐT), trong đó thể hiện rõ về DHTHcác lĩnh vực: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái đất Ở cấp THCS đó là các nộidung giáo dục Vật lý, Hóa học, Sinh học được xây dựng tích hợp trong môn KHTN
Nội dung kiến thức của Vật lý, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông quacác nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên Bên cạnh đó chương trình tích hợp
Trang 36còn thuận lợi trong việc thiết kế một số chủ đề tích hợp như chủ đề về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Ngoài ra, việc tích hợp môn KHTN tránh được trùng lặp kiến thức được dạyở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trườnghiện nay
1.2.5 Vai trò của dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
- DHTH môn KHTN giúp HS hình thành kiến thức khoa học một cách có hệthống, logic
- Giúp HS tổng hợp được các nguồn tri thức môn KHTN một cách có hệ thống,sự am hiểu cũng sâu sắc, toàn diện hơn, tránh được sự lãng phí thời gian, thiếu tính kếtnối của hệ thống tri thức
- DHTH môn KHTN giúp học sinh sử dụng tối đa kiến thức đã học, hình thànhđược mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn
- DHTH môn KHTN giúp học sinh học tập thông minh sáng tạo.- DHTH môn KHTN đảm bảo cho HS khả năng huy động hiệu quả những kiếnthức và năng lực của bản thân để giải quyết một số tình huống trong thực tế
1.2.6 Các hình thức, mức độ tích hợp trong dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường
Trung học cơ sở
Hiện nay việc thực hiện DHTH môn KHTN ở trường THCS có hai cách cơbản đó là tích hợp các môn học nội dung riêng rẽ thành môn học mới và tích hợpkhông tạo nên môn học mới Trong đó:
- Tích hợp không tạo nên môn học mới gồm:+ Tích hợp trong nội bộ môn học: Tích hợp các nội dung của các phân môn,các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một phân môn học theo những chủ đề, chương bàicụ thể nhất định Việc tích hợp trong nội bộ môn học cũng được chia ra thành nhiềumức độ tích hợp khác nhau:
(1) Lồng ghép toàn phần: đối với các bài học có nội dung phù hợp hoàn toànvới một nội dung hay một chủ đề cần tích hợp
(2) Lồng ghép bộ phận: đối với các bài học có một phần nội dung phù hợp vớimột nội dung hay một chủ đề cần tích hợp
(3) Liên hệ: đối với các bài học có nội dung liên quan đến các vấn đề của chủđề tích hợp
Trang 37+ Tích hợp đa môn: Tích hợp một nội dung một vấn đề vào trong các môn họckhác nhau theo góc độ mà mỗi môn học đó cho phép.
+ Tích hợp liên môn: Tích hợp nội dung của nhiều môn học (những mặt giáodục) khác nhau trong một chủ đề trong khi các môn học vẫn độc lập với nhau Nộidung này đối với môn KHTN hiện nay ở trường THCS đều xuất phát từ các môn học:Vật lý, Hóa học, Sinh học và các kiến thức đều nằm trong phạm vị của SGK Quanđiểm này vẫn tồn tại vì đến thời điểm hiện nay chương trình giáo dục phổ thông vẫntồn tại sách giáo khoa (SGK) Vật lý, SGK Hóa học, SGK Sinh học riêng rẽ
- Tích hợp các môn học khác nhau tạo thành môn học mới gồm:+ Tích hợp liên môn: Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số mônhọc với nhau thành môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từngmôn học
+ Tích hợp xuyên môn: Xây dựng môn học mới tích hợp từ các chủ đề có liênquan đến KHTN, đến đời sống thực mà HS cần tìm hiểu Ranh giới các môn họckhông còn nữa mà chỉ có các chủ đề tích hợp
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu về giáo dục, việc thực hiện DHTH nóichung, DHTH môn KHTN nói riêng cần hướng tới quan điểm “liên môn” và quanđiểm “xuyên môn” Những quan điểm dạy học này không chỉ nhằm rút gọn thờilượng trình bày tri thức của nhiều môn học mà quan trọng hơn là hình thành cho HScách vận dụng tổng hợp tri thức vào thực tiễn, vì để giải quyết một vấn đề thườngphải huy động kiến thức của nhiều môn học
1.2.7 Năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
1.2.7.1 Năng lực
Năng lực là khái niệm biểu đạt khả năng và mức độ hoàn thành một hoạt độnghoặc một nhóm hoạt động có mục đích của một cá nhân hoặc một tổ chức với thờigian nhất định trong một môi trường biến đổi Nói đến năng lực là nói đến khả năngthực hiện và mức độ hiệu quả của một hoạt động do một cá nhân hoặc một tổ chứcthực thi nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó trong một môi trường
Khi đánh giá một người nào đó có năng lực, tức là đã thừa nhận người đóthường xuyên đạt được kết quả cao trong lĩnh vực hoạt động đã được xác định Cóthể nói: Năng lực là những nét độc đáo, nét riêng biệt của từng người, nó khác nhaugiữa người này và người khác ở mức độ và các lĩnh vực khác của hoạt động
Trang 38Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với nhữngyêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kếtquả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Năng lực là những thuộc tính tâm lý mà nhờ chúng, con người tiếp thu tươngđối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó mộtcách có hiệu quả
Năng lực “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn cóvà quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiệnthành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điềukiện cụ thể”.1
Như vậy, năng lực là khả năng hoàn thành có kết quả một công việc nào đó Vềthực chất, đó là sự phù hợp một bên là yêu cầu công việc và một bên khác là nhữngphẩm chất tâm lý của cá nhân
1.2.7.2 Năng lực dạy học
Năng lực dạy học (NLDH) được biểu hiện ở việc nắm vững, lựa chọn và tổchức sắp xếp các tri thức; nắm vững đối tượng giảng dạy; khả năng sử dụng ngôn ngữvà khả năng diễn đạt ý tưởng, linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học; tổ chứcquản lý, điều khiển HS trong giờ học; lôi cuốn, thuyết phục HS trong các hoạt độnghọc tập; biết ứng xử nhanh các tình huống có vấn đề trong lớp học, trong giờ học; biếtcách hướng dẫn có hiệu quả việc dạy các đối tượng cá biệt
Như vậy, NLDH là nhóm các năng lực thuộc năng lực sư phạm trong cấu trúcnhân cách của người giáo viên
1.2.7.3 Năng lực DHTH môn KHTN
Từ những khái niệm trên có thể hiểu:
Năng lực dạy học tích hợp môn KHTN ở trường THCS là khả năng liên kết cácđối tượng giảng dạy của các lĩnh vực KHTN như: Vật lý, Hóa học, Sinh học trongcùng một kế hoạch dạy học nhằm giúp học sinh sử dụng phối hợp những kiến thức, kỹnăng và thao tác nhất định để giải quyết một tình huống phức tạp trong thực tiễn.
Năng lực dạy học tích hợp môn KHTN được thể hiện qua các khía canh sau:- Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức liên ngành rộng và một sự hiểu biếtxã hội sâu sắc Đây là yếu tố nền tảng rất quan trọng, bởi thiếu yếu tố này GV sẽ khôngliên
kết được những kiến thức có liên quan đến nội dung dạy học môn KHTN
1 Thông tư 32/2018/TT-BGD-ĐT
Trang 39- Có hiểu biết sâu sắc về DHTH, cụ thể: người GV phải hiểu rõ bản chất củaDHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo nội dung/chủ đề; nộimôn, đa môn, liên môn, xuyên môn).
- Để có năng lực dạy học tích hợp môn KHTN người GV cần có một số kỹnăng sau:
+ Kỹ năng xác định chủ đề hoặc nội dung tích hợp môn KHTN; kỹ năng khaithác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học
+ Thiết kế được các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp môn KHTN (về nộidung, hoạt động…)
+ Biết lựa chọn các phương pháp, cách thức dạy học tích hợp để giúp HS tựcập nhật, đổi mới tri thức, phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề phức hợp,đồng thời chuyển tải nội dung giáo dục tới HS một cách sinh động, tự nhiên, nhẹnhàng, hấp dẫn
+ Thực hiện tốt qúa trình DHTH môn KHTN ở trên lớp cũng như ở ngoài lớphọc (thư viện, sân trường, công viên, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy…)với những phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy họcđa dạng phong phú
+ Có kỹ năng khai thác, sử dụng các kênh thông tin một cách hiệu quả, nhất làqua Internet để làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú, sinh động và đa dạng.Tạo điều kiện cho HS được học tập thông qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phútrong xã hội Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đờicủa HS
+ Có kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy họctheo hướng tích hợp môn KHTN
+ Có khả năng gắn lý thuyết với thực hành Đặc biệt là ở môn KHTN là mônhọc có tính ứng dụng cao do đó người GV cần phải có khả năng cần thiết này
1.3 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở trường Trunghọc cơ sở
1.3.1 Một số khái niệm
1.3.1.1 Khái niệm bồi dưỡng
Có nhiều khái niệm khác nhau về bồi dưỡng Cụ thể:
Theo quan niệm của tổ chức UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề
nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiếnthức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu laođộng nghề nghiệp” [37].
Trang 40Theo từ điển Tiếng Việt (2002), bồi dưỡng là “làm tăng cường thêm năng lực
hoặc phẩm chất Bồi dưỡng là “quá trình làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn” [39].
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu như sau: Bồi dưỡng là quá trình bổsung tri thức, kỹ năng để củng cố, nâng cao phẩm chất và năng lực trong lĩnh vực hoạtđộng chuyên môn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm
Bồi dưỡng được xem như một hoạt động được xác định bởi các thành phần cơbản như: Mục đích bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánhgiá kết quả bồi dưỡng
1.3.1.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV là công việc của nhà quản lý Đó là cáchthức tác động của nhà quản lý đến người giáo viên, giúp họ nâng cao nhận thức, kiếnthức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động DHTH,cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinhtheo hướng DHTH
1.3.1.3 Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy môn KHTN ở trường THCS
Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV dạy môn KHTN ở trường THCS là quátrình triển khai các hoạt động (xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp, phươngtiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá HS…) để bồi dưỡng, cập nhật, củng cố kiếnthức, các kỹ năng, kỹ xảo về DHTH môn KHTN nhằm nâng cao trình độ và năng lựcdạy học của đội ngũ GV dạy môn KHTN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thôngnói chung và yêu cầu đổi mới trong dạy học môn KHTN nói riêng Trong quá trìnhquản lý các hoạt động dạy học, để thực hiện chức năng của mình, Hiệu trưởng các nhàtrường THCS phải tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung, GVdạy môn KHTN nói riêng, đồng thời người GV phải thường xuyên tự học, tự bồidưỡng đặc biệt là bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo choHS bằng nhiều hình thức khác nhau: Tập trung, tập thể, cá nhân, trong giờ, ngoài giờ,trao đổi, rút kinh nghiệm, tham quan, hội thảo… qua đó nhằm phát triển năng lực HS,đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1.3.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên cho giáo viên
1.3.2.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN ở trường THCS
Bồi dưỡng năng lực DHTH nói chung và năng lực dạy học môn KHTN nóiriêng ở trường THCS là vấn đề không thể thiếu trong mỗi nhà trường Thực hiện tốthoạt động này giúp GV: