- Giản đồ phanh nhận được bằng thực nghiệm và qua giản đồ phanh có thể phân tích và thấy được bản chất của quá trình phanh
4.2.2.2. Trạng thái phanh khẩn cấp (ABS hoạt động)
Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh đủ lớn sẽ gây nên hiện tương trượt. Khi hệ số trượt vượt quá giới hạn quy định (10÷30)% thì ABS sẽ bắt đầu làm việc và chế độ làm việc của ABS gồm các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn giảm áp suất.
Khi ECU ABS nhận thấy tín hiệu của bánh xe nào đó đạt đến gia tốc làm bánh xe gần bó cứng, thì ECU sẽ gửi tín hiệu đến điều khiển đóng van nạp (8) và mở van xả (10), để cho chất lỏng từ xylanh bánh xe đó đi vào bộ tích năng (7). Cùng lúc đó, motor bơm hoạt động nhờ tín hiệu từ ECU, dầu phanh được hồi trả về xylanh phanh chính từ bộ tích năng. Kết quả là áp suất dầu bên trong xylanh bánh xe giảm, ngăn không cho bánh xe bị bó cứng.
Hình 4-9 Giai đoạn giảm áp suất
1- Bàn đạp phanh; 2- Công tắc đèn phanh; 3- Bầu trợ lực; 4- Xylanh chính; 5- Bơm dầu; 6- ECU; 7- Bình tích năng; 8- Van nạp; 9- Van một chiều; 10- Van xả; 11- Ắc quy;
12- Cảm biến tốc độ bánh xe; 13- Roto cảm biến tốc độ bánh xe; 14- Đĩa phanh; 15- Má phanh
b. Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất
Sau khi áp suất dầu tác dụng lên bánh xe giảm, thì gia tốc chậm dần của bánh xe cũng giảm theo. Khi gia tốc chậm dần của bánh xe đạt đến giá trị mong muốn, lúc này bộ điều khiển ECU sẽ gởi tín hiệu đến điều khiển để đóng van nạp (8) lại cắt đường dầu thông giữa xylanh chính với xylanh bánh xe và đóng van xả (10). Như vạy áp suất trong xylanh bánh xe sẽ không đổi ngay cả khi người lái tiếp tục tăng lực đạp.
Hình 4-10 Giai đoạn giữ áp suất
1- Bàn đạp phanh; 2- Công tắc đèn phanh; 3- Bầu trợ lực; 4- Xylanh chính; 5- Bơm dầu; 6- Van xả; 7- Bình tích năng; 8- Van nạp; 9- Van một chiều; 10- Van xả; 11- Ắc
quy; 12- Cảm biến tốc độ bánh xe; 13- Roto cảm biến tốc độ bánh xe; 14- Đĩa phanh; 15- Má phanh
c. Giai đoạn tăng áp suất tiếp theo.
Tốc độ bánh xe sẽ tăng lên (trong giai đoạn giữ áp), khi gia tốc bánh xe đạt đến giá trị giới hạn. Lúc đó cần tăng áp suất trong xylanh để tạo lực phanh lớn, khối điều khiển điện tử ECU ngắt dòng điện cung cấp cho cuộn dây của các van điện từ, làm cho van nạp mở ra và đóng van xả lại làm bánh xe lại giảm tốc độ. Đồng thời bơm được kích hoạt hút dầu từ bình tích năng đưa về mạch dầu chính. Chu trình giữ áp, giảm áp và tăng áp cứ thế được lặp đi lặp lại, giữ cho bánh xe được phanh ở giới hạn trượt cục bộ tối ưu mà không bị hãm cứng hoàn toàn.
1- Bàn đạp; 2- Công tắc đèn phanh; 3- Bầu trợ lực; 4- Xylanh chính; 5- Bơm dầu; 6- ECU; 7- Bình tích năng; 8- Van nạp; 9- Van một chiều; 10- Van xả; 11- Ắc quy; 12- Cảm biến tốc độ bánh xe; 13- Roto cảm biến tốc độ bánh xe; 14- Đĩa phanh; 15- Má
phanh
Bởi vì có một phần dầu trong giai đoạn giảm áp suất chảy sang nhánh bộ tích năng nên lượng dầu ở nhánh làm việc giảm đi, làm hành trình bàn đạp tăng lên. Do đó cần phải đưa lượng dầu này về bổ sung lại cho hệ thống. Vì vậy ở giai đoạn ECU sẽ gửi tín hiệu đến điều khiển motor bơm dầu đưa lượng dầu này về lại nhánh làm việc.
KẾT LUẬN
Với những kiến thức đã được học, sau hơn ba tháng tập tung làm việc nghiêm túc cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Đông em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình, với đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống phanh trên cơ sở xe Ford Transit 2008”.
Phần đầu đồ án em giới thiệu chung về hệ thống phanh từ các loại cơ cấu phanh đến các loại dẫn động phanh của hệ thống phanh, tiếp theo em trình bày tổng thể về xe Ford Transit và các hệ thống khác trên xe. Phần trọng tâm của đồ án em đi sâu vào phân tích lựa chọn phương án thiết kế, tính toán thiết kế hệ thống phanh, bao gồm: lựa chọn dẫn động phanh, lựa chọn sơ đồ phân dòng, lựa chọn cơ cấu phanh, tính momen phanh yêu cầu, tính toán cơ cấu phanh, thiết kế kết cấu cơ cấu phanh, tính toán dẫn động phanh, thiết kế kết cấu dẫn động phanh. Đồng thời tìm hiểu về hệ thống phanh ABS trên xe thiết kế.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, một số kiến thức chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế, kiến thức thực tế còn sót nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong quý thầy cô quan tâm góp ý, chỉ dẫn them để em ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em đã bổ sung được thêm nhiều kiến thức chuyên ngàng về các hệ thống trên ô tô đặc biệt là hệ thống phanh. Đồng thời, em cũng nâng cao được những kiến thức về vốn tiếng Anh và công nghệ thông tin phục vụ cho công tác sau này. Qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của một người cán bộ kỹ thuật ngàng động lực.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Đông đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án, cùng quý thầy cô trong khoa Cơ khí Giao thông đã trang bị cho em kiến thức trong thời gian học tập ở trường.