3.2.2.1. Tính toán kiểm tra công trượt riêng
Kích thước má phanh không chỉ xác định theo tiêu chí áp suất làm việc phải nhỏ hơn hoặc bằng áp suất cho phép [q] đã nêu ở trên nhằm đảm bảo tuổi thọ cho má phanh, mà còn được xác định theo tiêu chí công ma sát trượt riêng nhằm bảo đảm cho má phanh làm việc trong thời gian lâu dài. Bởi vì với cùng áp suất làm việc của má
phanh trong quá trình phanh như nhau nhưng tốc độ xe khi bắt đầu phanh càng lớn thì má phanh sẽ càng mau mòn.
Theo định nghĩa công ma sát trượt riêng chính là công ma sát trượt của má phanh trong quá trình phanh tính trên một đơn vị diện tích làm việc của má phanh trong quá trình phanh. Giả sử công ma sát trượt L trong quá trình phanh sẽ thu toàn bộ động năng của ô tô khi bắt đầu phanh với vận tốc v1 cho đến khi dừng hẳn (v2 = 0); tức là: L = 2 2 2 1 2 1 ( ) 2 2 a a m v v G v g − = (3.15)
Trong đó: ma là khối lượng toàn bộ của ô tô đầy tải khi phanh [Kg], Ga là trọng lượng của ô tô [N], v1 là tốc độ ô tô khi bắt đầu phanh [m/s], g là gia tốc trọng trường (g = 9,81 [m/s2]).
Diện tích làm việc của các má phanh trong tất cả các cơ cấu phanh. A∑ [m2].
A∑ = π.(R22-R12).2
α π
(3.16)
Thế số đã biết cho hai má phanh của hai cơ cấu phanh trước, ta có:
A∑1 = 3,1416.(0,2222-0,1152)
1, 24 .4 2π
= 0,0894 [m2]
Thế số đã biết cho hai má phanh của hai cơ cấu phanh sau, ta có:
A∑1 = 3,1416.(0,2222-0,1442)
1, 24 .4 2π
= 0,07 [m2] Vậy tổng diện tích ma sát của xe là:
A∑ = 0,1594 [m2] Suy ra công trượt riêng là:
Lr = L A∑ = 2 1 2 a G v gA∑
Trị số ma sát riêng tính theo các công thức trên khi bắt đầu phanh với tốc độ trung bình bằng nửa tốc độ cực đại (v1 = 0,5vmax) cho đến khi xe dừng hẳn (v2 = 0) phải nằm trong giới hạn cho phép [Lr] = 4÷15 [MJ/m2] đối với ô tô du lịch. (Theo thông số tham khảo ta có vmax của xe Ford Transit bằng 200 [km/h]).
Với v1 = 100 [km/h] = 27,778 [m/s] thì ta có: Lr = 2 (3730.9,81).27, 778 2.9,81.0,1594 = 9,028 [MJ/m2]
So với giá trị cho phép là thỏa mãn với điều kiện công trượt riêng.