Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ ông trước và sau Cách mạng không chỉ góp phần làm rõ đặc điểm phong cách của một tác giả qua các giai đoạn sáng tác, mà còn cho thấy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HỒNG MINH
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ VỰNG TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
QUA CÁC TẬP THƠ LỬA THIÊNG, VŨ TRỤ CA,
HẠT LẠI GIEO, NHỮNG NĂM SÁU MƯƠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Khóa: QH – 2015 - X
Hà Nội, 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HỒNG MINH
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ VỰNG TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
QUA CÁC TẬP THƠ LỬA THIÊNG, VŨ TRỤ CA,
HẠT LẠI GIEO, NHỮNG NĂM SÁU MƯƠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt
Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Kết quả và các số liệu trong Luận văn là trung thực do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước
Tôi xin cam đoan những điều này là sự thật Nếu có vấn đề gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Minh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo, động viên của người thầy đáng kính
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội và Hội đồng chấm luận văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành công việc của mình
Luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng chấm luận văn và những người quan tâm đến vấn đề này để nội dung của luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ
Phạm Hồng Minh
Trang 5MỤC LỤC
ơ
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined
3 Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
5 Đóng góp của luận văn Error! Bookmark not defined
6 Cấu trúc luận văn Error! Bookmark not defined
NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Error! Bookmark not defined
1.1 Một số vấn đề chung về từ và phân loại từ tiếng ViệtError! Bookmark not
defined
1.1.1 Một số quan điểm về từ Error! Bookmark not defined 1.1.2 Vấn đề phân loại từ trong tiếng Việt Error! Bookmark not defined
1.2 Một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ thơ Error!
Bookmark not defined
1.2.1 Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Error! Bookmark not defined 1.2.2 Đặc điểm của ngôn ngữ thơ Error! Bookmark not defined
1.3 Huy Cận và tình hình nghiên cứu thơ Huy CậnError! Bookmark not defined
1.3.1 Vài nét về Huy Cận Error! Bookmark not defined 1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ Huy CậnError! Bookmark not
defined
1.4 Tiểu kết Error! Bookmark not defined
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Error! Bookmark not defined
2.1 Sự phân bố các lớp từ trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám Error!
Bookmark not defined
Trang 62.1.1 Sự phân bố từ vựng trong lớp thực từ Error! Bookmark not defined 2.1.2 Sự phân bố lớp phụ từ đi kèm thực từ Error! Bookmark not defined
2.2 Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Huy Cận trước Cách mạng Error!
Bookmark not defined
2.2.1 Kết quả thống kê định lượng Error! Bookmark not defined 2.2.2 Phân tích Error! Bookmark not defined
2.3 Tiểu kết Error! Bookmark not defined
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG TRONG THƠ HUY CẬN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Error! Bookmark not defined
3.1 Sự phân bố các lớp từ trong thơ Huy Cận sau Cách mạngError! Bookmark
not defined
3.1.1 Sự phân bố từ vựng trong lớp thực từ Error! Bookmark not defined 3.1.2 Sự phân bố từ vựng trong lớp phụ từ Error! Bookmark not defined
3.2 Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Huy Cận sau Cách mạng Error!
Bookmark not defined
3.2.1 Kết quả thống kê định lượng Error! Bookmark not defined 3.2.2 Phân tích Error! Bookmark not defined 3.2.3 Biến đổi từ vựng trong thơ Huy Cận so với trước Cách mạng Error!
Bookmark not defined
3.3 Tiểu kết Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined Tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tương quan các lớp thực từ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.2 Tương quan các tiểu loại từ định danh trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.3: Tương quan các tiểu loại từ chỉ hành động trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.4: Tương quan các tiểu loại từ chỉ tính chất trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Error! Bookmark not defined
Bảng 2.5: Tương quan các lớp phụ từ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.6: Độ lặp từ vựng trong Lửa thiêng Error! Bookmark not defined Bảng 2.7: Độ lặp từ vựng trong Vũ trụ ca Error! Bookmark not defined
Bảng 3.1: Tương quan các lớp thực từ trong Những năm sáu mươi và Hạt lại gieo
Error! Bookmark not defined
Bảng 3.2: Tương quan các tiểu loại từ định danh trong Những năm sáu mươi và Hạt
lại gieo Error! Bookmark not defined
Bảng 3.3: Tương quan các tiểu loại từ chỉ hành động trong Những năm sáu mươi và
Hạt lại gieo Error! Bookmark not defined
Bảng 3.4: Tương quan các tiểu loại từ chỉ tính chất trong Những năm sáu mươi và
Hạt lại gieo Error! Bookmark not defined
Bảng 3.5: Tương quan các lớp phụ từ trong Những năm sáu mươi và Hạt lại gieo
Error! Bookmark not defined
Bảng 3.6: Độ lặp từ trong Những năm sáu mươi Error! Bookmark not defined Bảng 3.7: Độ lặp từ trong Hạt lại gieo Error! Bookmark not defined
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Huy Cận là một trong số những nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện
đại Xuất hiện trên thi đàn từ năm 1938 với bài thơ Cảm xúc đăng trên báo Ngày
nay, sau đó, tiếp tục cho ra mắt tập thơ Lửa thiêng (1940), ông đã “nhanh chóng trở
thành một trong những ngôi sao sáng chói nhất của phong trào Thơ mới” [49, tr 14]
và cũng từ thời điểm đó, những tác phẩm của ông đã là đề tài cho rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học Sau Cách mạng, ông tiếp tục sáng tác và xuất bản thêm hàng chục tập thơ trong đó có những bài thơ đạt đến trình độ điêu luyện, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc
Nghiên cứu về Huy Cận là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX Huy Cận và thơ ông luôn nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà nghiên cứu trên các phương diện khác nhau, tuy nhiên, đa
số các tác giả thường chỉ chú ý đến mặt nội dung và nghệ thuật, hiếm có công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ thơ Huy Cận Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ ông trước và sau Cách mạng không chỉ góp phần làm rõ đặc điểm phong cách của một tác giả qua các giai đoạn sáng tác, mà còn cho thấy vẻ đẹp và sự phong phú của ngôn ngữ trong khi hành chức
Mặt khác, Huy Cận là một trong số các nhà thơ có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, vì vậy, việc nghiên cứu thơ ông sẽ góp phần làm cho việc dạy học về tác giả, tác phẩm được sâu sắc hơn
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Đặc điểm sử dụng từ
vựng trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (qua các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Những năm sáu mươi, Hạt lại gieo)
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ vựng trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 9Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Hạt lại
gieo và Những năm 60 được tổng hợp và in trong Tuyển tập thơ Huy Cận – tập 1
NXB Văn học, năm 1986
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ vựng của Huy Cận theo các lớp từ nhằm chỉ
ra những đặc điểm riêng trong phong cách nhà thơ
- Khảo sát hệ thống từ vựng được sử dụng trong bốn tập thơ theo các lớp từ
- Phân tích, miêu tả đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp miêu tả với mục đích miêu tả đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trên phương diện từ loại Từ đó làm rõ những điểm riêng trong cách sử dụng từ vựng của nhà thơ qua 2 giai đoạn sáng tác, chỉ ra ảnh hưởng của nó đến đặc điểm phong cách nhà thơ
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tu từ học khi thống kê tỷ lệ, phân loại các từ loại được sử dụng nhằm tìm ra một số nguyên tắc, quy luật trong cách sử dụng từ của nhà thơ, đồng thời xác định màu sắc tu từ học của những từ được sử dụng trong thơ Huy Cận Qua đó chỉ ra một số đặc điểm của phong cách tác giả
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu định lượng nhằm thống kê số lượng từ được sử dụng, đồng thời phân loại hệ thống từ vựng thành các lớp từ; thủ pháp so sánh nhằm chỉ ra sự thay đổi trong cách dùng từ của Huy Cận từ trước Cách mạng tháng Tám đến sau Cách mạng
5 Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận, trong đó có đặc điểm phong cách của nhà thơ
Ngoài ra, luận văn cũng đóng góp tư liệu cho việc nghiên cứu thơ Huy Cận, đổi mới cách giảng dạy thơ Huy Cận trong nhà trường
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Trang 10Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 11NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Một số vấn đề chung về từ và phân loại từ tiếng Việt
1.1.1 Một số quan điểm về từ
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên của ngôn ngữ, là khái niệm quan trọng nhưng cũng không hề đơn giản trong nghiên cứu ngôn ngữ học F De Saussure đã viết:
“Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm
trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [29, tr.21]
Do xuất phát từ sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong bản thân một ngôn ngữ nào đó nên các nhà ngôn ngữ học không có sự thống nhất trong cách định nghĩa về
từ Cho đến nay, đã có khoảng 350 định nghĩa khác nhau Các nhà Việt ngữ học đi theo khuynh hướng chú ý đến tính nhiều mặt và đặc điểm riêng của từ đã đưa ra một số định nghĩa về từ trong tiếng Việt như:
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu
[10, tr 16]
Từ là đơn vị nhỏ nhất, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức
năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [12,
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi chọn định nghĩa về từ của các
tác giả cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt làm cơ sở Theo đó, từ là đơn vị nhỏ
nhất, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [12, tr 141]
Trang 121.1.2 Vấn đề phân loại từ trong tiếng Việt
Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một kho tàng luôn vận động theo chiều hướng biến đổi và phát triển không ngừng Để phân chia hệ thống từ vựng trong mỗi ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu căn cứ vào các tiêu chí khác nhau với các mục đích khác nhau Về cơ bản, có hai hướng phân chia: theo quan điểm của ngữ pháp học, hệ thống từ được phân chia thành các từ loại; theo quan điểm của từ vựng học, hệ thống từ vựng được phân chia thành các lớp từ
Việc phân loại từ vựng tiếng Việt thành các từ loại theo quan điểm của ngữ pháp học không hề đơn giản Các nhà Việt ngữ học khi tiến hành phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau, do đó, kết quả phân loại có sự khác biệt Tác giả Nguyễn
Thiện Giáp trong Lược sử Việt ngữ học [33] đã tổng hợp một số quan điểm phân
định từ loại tiếng Việt của một số tác giả như: các tác giả Trần Trọng Kim, Phan Duy Khiêm, Bùi Kỷ xuất phát từ ý nghĩa của từ, chia vốn từ vựng tiếng Việt thành
13 từ loại: Danh tự, mạo tự, loại tự, chỉ thị tự, đại danh tự, tính tự, động tự, trạng tự, giới tự, liên tự, tán than tự, trợ ngữ tự, tiếng đệm….; Cùng dựa vào ba tiêu chí: ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp của từ nhưng các tác giả Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Bùi Minh Toán … lại có cách phân chia từ tiếng Việt không hoàn toàn giống nhau
Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Đức, từ tiếng Việt có thể chia thành 3 nhóm lớn: Thực từ (gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ), hư từ (gồm từ phụ,
từ nối), tình thái từ (gồm tiểu từ và trợ từ) [24]
Nhóm tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung chia từ tiếng Việt thành
2 nhóm lớn với các từ loại cụ thể: thực từ (gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ), hư từ là các phụ từ (định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ ( gồm trợ từ và tình thái từ), trong đó, số từ và đại từ là trung gian giữa thực từ và hư từ [2]
Theo tác giả Bùi Minh Toán, từ tiếng Việt có thể được chia thành: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ [52]
Trong khi đó, Nguyễn Kim Thản chia kho từ vựng tiếng Việt thành hai mảng: ngữ thái từ (trợ từ và thán từ) và phi ngữ thái từ (thực từ và bán thực từ) [49]
Trang 13Nguyễn Minh Thuyết trong Dẫn luận ngôn ngữ học [28] lại chia từ vựng
tiếng Việt thành ba mảng là thực từ (gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ), hư
Về quan điểm phân loại từ dưới góc độ của từ vựng học các tác giả cuốn Cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [12] chủ trương phân loại từ vựng tiếng Việt dựa vào
các các cứ khác nhau Căn cứ vào nguồn gốc, hệ thống từ vựng được chia thành: các từ ngữ gốc Hán, các từ gốc Ấn Âu; căn cứ theo phạm vi sử dụng, các tác giả chia hệ thống từ vựng thành: thuật ngữ, từ ngữ địa phương, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, lớp từ chung; căn cứ vào mức độ sử dụng, chia hệ thống từ vựng thành lớp từ ngữ tích cực và lớp từ ngữ tiêu cực; phân lớp theo phong cách sử dụng, hệ thống từ vựng được chia thành: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, lớp từ ngữ trung hòa về phong cách
Cũng theo quan điểm của từ vựng học, tác giả Đỗ Hữu Châu [10] đã phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt thành các lớp: thuật ngữ khoa học, từ vựng nghề nghiệp, biệt ngữ, từ ngữ địa phương, các lớp từ được phân chia theo phong cách chức năng
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, để làm cơ sở cho việc phân tích, miêu tả đặc điểm từ vựng trong thơ Huy Cận, trong luận văn này, chúng tôi khảo sát từ vựng trong thơ Huy Cận theo 2 lớp từ cơ bản: lớp thực từ là những từ mang ý nghĩa từ vựng và lớp phụ từ đi kèm thực từ Trong đó, mỗi lớp từ tiếp tục được phân chia thành các lớp nhỏ hơn
Lớp thực từ có thể chia thành: lớp từ định danh, lớp từ mang ý nghĩa hành động, lớp từ mang ý nghĩa tính chất
Trang 14- Lớp từ định danh có thể được phân chia thành: lớp từ chỉ tên riêng biểu thị tên gọi của một sinh vật, một tập thể hay một sự kiện riêng biệt và lớp từ là tên gọi khái quát của cả một loại sự vật Trong lớp từ chỉ tên gọi khái quát của sự vật, có thể chia thành 2 lớp: lớp từ chỉ đơn vị và lớp từ chỉ sự vật, khái niệm
+ Lớp từ chỉ đơn vị có thể chia thành hai tiểu loại: Một loại là từ chỉ đơn vị
tự nhiên dùng để chỉ từng cá thể sự vật, lọai này gồm những đơn vị chỉ người:
người, đứa, tên, thằng, con, anh, chị… và những đơn vị chỉ về động thực vật, sự
vật, sự việc, khái niệm: con, cây, quả, cái, chiếc, bức, tấm, cuốn, Loại thứ hai là
từ chỉ đơn vị quy ước gồm những từ: tạ, cân, yến, thước, sào, mẫu, miếng, cục,
đoạn, đoàn, bầy, loại, thứ…
+ Lớp từ chỉ sự vật, khái niệm được phân chia thành các tiểu loại: các từ chỉ người, các từ chỉ động thực vật, sự vật, sự việc và từ chỉ khái niệm trừu tượng (lớp
từ có biệt loại): cậu sinh viên, cuốn sách, nền giáo dục…; lớp từ chỉ chất liệu: nước,
đất, dầu… (lớp từ không biệt loại)
- Lớp từ chỉ hành động được chia thành: lớp từ chỉ hoạt động, lớp từ chỉ trạng thái, lớp từ tình thái
+ Lớp từ chỉ hoạt động lại có thể chia thành ba loại: thứ nhất, những từ chỉ
hoạt động tác động: khuyên, sai, bảo, cho, tặng, cướp, ăn, mang, viết, vẽ….,những
từ chỉ hoạt động không tác động lên đối tượng: ra, vào, lên, xuống, nằm, khóc,
cười…., những từ chỉ hoạt động cảm nghĩ – nói năng, gồm các từ như: nghĩ, tưởng, ngỡ, thấy, yêu, ghét, trông, chờ…
+ Lớp từ dùng để biểu thị các trạng thái khác nhau của sự vật có thể chia
thành: từ chỉ trạng thái xuất hiện, tồn tại – tiêu biến: có, còn, mọc, hiện…; từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, biến thành, hóa thành…, từ chỉ quan hệ: là, làm, như, y như
+ Lớp từ tình thái, biểu thị ý chí, nhu cầu, khả năng thực hiện một hoạt động
nào đó hoặc biểu thị trạng thái tiếp thụ của sự vật Đó là những từ như: cần, muốn,
phải, toan, định, bị, được, chịu…
- Lớp từ chỉ đặc trưng hoặc tính chất của sự vật được chia lớp từ này thành:
+ Lớp từ chỉ đặc điểm về tính chất của sự vật, gồm các từ chỉ phẩm chất: tốt,
đẹp, xấu…, từ chỉ cường độ: mạnh, yếu, lạnh, nóng…, từ chỉ hình thể: vuông, tròn,
Trang 15méo…, từ chỉ mùi vị: thơm, chua, cay…, từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, vàng…, từ chỉ
kích thước: to, nhỏ, cao thấp…, từ chỉ âm thanh: ồn ào, im ắng,…
+ Lớp từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, gồm các từ chỉ số lượng: nhiều,
ít, dày, thưa…, từ chỉ trọng lượng: nặng, nhẹ…
Lớp phụ từ đi kèm thực từ có thể chia thành các lớp:
- Lớp 1 gồm những từ có ý nghĩa trỏ hoặc thay thế cho ý nghĩa của các lớp
thực từ Lớp từ này gồm: từ hô gọi: ta, tôi, chúng tôi, nó, họ…; từ có ý nghĩa số nhiều và không trỏ ngôi cụ thể: nhau; từ có ý nghĩa số lượng nhưng không nói rõ lượng ấy là bao nhiêu: chừng ấy, ngần ấy, bấy nhiêu…; từ dùng để thay thế vị từ:
thế, vậy; từ mang nghĩa phiếm chỉ, gồm: từ hỏi về người: ai, từ hỏi về sự vật: gì, nào, từ hỏi về thời gian: bao giờ, từ hỏi về địa điểm: đâu, từ hỏi về số lượng: bao nhiêu, bao, mấy, từ hỏi về tình hình, tính chất của sự vật: thế nào, sao Lớp từ này
khá đặc biệt, nó nằm trung gian giữa nhóm thực từ và nhóm từ phụ, nhưng cơ bản ý nghĩa của các từ thuộc nhóm này phụ thuộc vào ý nghĩa của các thực từ trong cùng ngữ cảnh, nên chúng tôi tạm xếp vào nhóm phụ từ đi kèm thực từ
- Lớp 2: gồm những từ có ý nghĩa số lượng có thể chia thành: lớp từ có ý
nghĩa số lượng xác định: một, hai, ba, bốn và lớp từ có ý nghĩa số lượng không xác định gồm có các từ mang ý nghĩa số ít: một vài, dăm ba, dăm bảy…và từ mang ý nghĩa số nhiều: những, mấy, các…
- Lớp 3 gồm những từ mang ý nghĩa bổ sung cho các từ thuộc lớp thực từ
Có thể chia lớp này thành: những từ có ý nghĩa bổ sung cho từ định danh: này, ấy,
đó, kia; những từ có ý nghĩa bổ sung cho từ chỉ hành động và từ chỉ tính chất: rất, quá, lắm, đã, từng, đang, sẽ, cũng, đều; có, không, chưa, chẳng, chả, hãy, đừng, chớ…
- Lớp 4 gồm những từ biểu thị quan hệ nghĩa cho ý nghĩa của các từ thuộc
lớp thực từ, gồm các từ: của, mà, ở, từ, với, bởi, vì, do, bằng, để, cho, rằng, và, với,
cùng, hoặc, hoặc là, còn, mà, huống hồ, nữa là; tuy…nhưng, nếu…thì, vì…nên…
- Lớp 5 gồm những từ có tín hiệu của tình cảm: a, úi chà, ôi, ô, ô hay, chà,
hỡi, ơi, dạ, ừ…
Trang 16- Lớp 6 gồm những từ mang ý nghĩa tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, hở, chứ, chăng,
hẳn, đi, với, kia, vậy, chính, những, đến, mà, ấy, ngay, tận…
Khảo sát hệ thống từ vựng trong thơ Huy Cận theo hai lớp từ cơ bản như trên, chúng tôi không đi vào nghiên cứu vai trò ngữ pháp của từ mà đi vào tìm hiểu giá trị biểu hiện, giá trị tín hiệu của từ, qua đó chỉ ra đặc điểm trong cách sử dụng từ vựng của nhà thơ, góp phần cho thấy đặc điểm của phong cách nhà thơ Việc sử dụng lớp thực từ sẽ cho thấy được tư tưởng, nội dung được phản ánh trong thơ, qua
đó giúp làm rõ đề tài chủ yếu mà nhà thơ hướng đến Lớp phụ từ đi kèm sẽ cho thấy cách nhà thơ lựa chọn và kết hợp từ trong sáng tác, từ đó làm rõ đặc điểm riêng trong cách sử dụng lớp từ này, đồng thời góp phần thể hiện đặc điểm phong cách nhà thơ
1.2 Một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ thơ
1.2.1 Đặc điểm của phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là loại phong cách có nhiều tên gọi nhất trong số các phong cách chức năng Theo Hữu Đạt, "phong cách nghệ thuật là một phong cách chức năng được dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người" [18] Phong cách nghệ thuật mang một số đặc trưng về chức năng của ngôn ngữ , tính thẩm mĩ, tính hình tượng, tính sinh động biểu cảm, tính tổng hợp, cách sử dụng từ ngữ
Nói về chức năng của ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật, khi thực hiện chức năng tác động, ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật có thể đi theo các hướng: tác động theo hướng giải trí, tác động theo hướng nhận thức, giáo dục, tác động theo hướng thẩm mĩ Ba hướng tác động trên của ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng phối hợp với nhau, cái này là nguyên nhân của cái kia theo hướng đa trị của các yếu tố ngôn ngữ
Tính hình tượng thể hiện ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật tác động đến người đọc qua một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ mang tính hình tượng Khi các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tự nó đã làm mờ nhạt đi bản chất của mình và tạo nên một loại nghĩa mới Việc nhận biết ý nghĩa của hình tượng
Trang 17nghệ thuật phải bằng con đường lí giải quá trình biểu tượng hóa các tín hiệu này thông qua thao tác tư duy trừu tượng
Nói đến nghệ thuật là phải nói đến tính thẩm mĩ Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật là sự tương hợp giữa hình thức và nội dung Ở phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ thiên về miêu tả, lấy miêu tả làm mảnh đất nuôi dưỡng cho mình
Phong cách nghệ thuật mang tính sinh động và biểu cảm cao, nhờ đó, phong cách này dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ,
dễ thuộc và nhớ lâu, thiếu đi tính sinh động, biểu cảm thì nghệ thuật không còn là nghệ thuật nữa
Phong cách nghệ thuật còn mang tính tổng hợp do nó sử dụng tất cả phương tiện của các phong cách khác Phong cách này chấp nhận đưa vào nó rất nhiều từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, từ nghề nghiệp…., triệt để vận dụng tất cả các lợi thế về giá trị phong cách của các đơn vị từ ngữ trên tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng hình tượng của mình
Về đặc điểm sử dụng từ ngữ, phong cách này sử dụng nhiều từ có sức gợi
cảm cao, dễ tạo nên tính nhạc điệu, tiết tấu trong ngôn ngữ nghệ thuật như từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, các đơn vị tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ Ngoài ra, phong cách nghệ thuật thường sử dụng các loại câu mở rộng các thành phần phụ và các loại kết cấu đảo nhằm nhấn mạnh dụng ý của tác giả hoặc tạo ấn tượng với người đọc
Bên cạnh quan điểm của Hữu Đạt, tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong cách
học tiếng Việt [39] cũng nghiên cứu khá sâu về vấn đề này, tuy nhiên, ông không coi
phong cách nghệ thuật là một phong cách chức năng, do đó, khi nói về phong cách này, ông sử dụng thuật ngữ “ngôn ngữ nghệ thuật” Theo ông, ngôn ngữ nghệ thuật gồm các đặc điểm: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa
Trong đó, tính cấu trúc của ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật đặt ra vấn đề
về một “phạm trù” đã liên kết tất cả các phương tiện ngôn ngữ hết sức đa dạng trong tác phẩm thành một chỉnh thể lời nói nghệ thuật – phạm trù đó là phạm trù
“hình tượng tác giả”, trong “hình tượng tác giả” cần chú ý đến quan điểm nghệ
Trang 18thuật, lập trường tư tưởng được thể hiện trong tác phẩm và quy định những chỗ nhấn mạnh, đem đến một điệu tính chung cho tác phẩm
Tính hình tượng trong ngôn ngữ học, đặc biệt trong phong cách học có thể xác định là thuộc tính của lời nói nghệ thuật, truyền đạt thông tin logic và thông tin được tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ Ông đã trích dịch ý kiến của V.V.Vinôgơrađốp, cho rằng một từ trong tác phẩm nghệ thuật không thể được coi ngang bằng như từ của ngôn ngữ thực hành, vì trong văn bản nghệ thuật, từ nghệ thuật có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa của mình, có mối tương quan đồng thời với cả những từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả với những yếu tố cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật
Tính cá thể hóa của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ là chung nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tùy thuộc vào cá nhân mỗi tác giả
Tính cụ thể hóa nghệ thuật là sự di chuyển từ bình diện khái niệm của ngôn ngữ sang bình diện hình tượng Sự cụ thể hóa này có tính tổng hợp, được diễn đạt trong hệ thống hoàn chỉnh của các phương tiện ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ cùng một số hình thức khác như giao tiếp độc thoại, đối thoại, các phương thức diễn đạt tường thuật, miêu tả, các phương tiên tu từ và các biện pháp tu từ ở các cấp độ
Tuy quan điểm về phong cách nghệ thuật khác nhau, nhưng khi chỉ ra đặc điểm của phong cách này, hai tác giả Hữu Đạt và Đinh Trọng Lạc đều thống nhất ở chỗ cho rằng phong cách nghệ thuật mang tính hình tượng Đây có thể được coi là đặc trưng của phong cách nghệ thuật Tính hình tượng được thể hiện ở mối quan hệ giữa cái biểu đạt – các đơn vị ngôn ngữ - và cái được biểu đạt – sự vật, đặc điểm của sự vật Nói về tính hình tượng trong thơ, tác giả Hữu Đạt cho rằng “thực chất của việc xây dựng tính hình tượng và hình tượng thơ không phải là cái gì khác ngoài việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ” [17, tr.133] vì “trong thơ ca, những kết hợp bất ngờ bao giờ cũng làm tiền đề cho việc tạo ra tính hình tượng” [17, tr.131]
Do đó, một mặt hình tượng thơ có mang dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ, nhưng mặt
Trang 19khác, xét về bản chất nó lại thuộc về yếu tố khách quan nằm trong những quy luật nội tại của ngôn ngữ” [17, tr.133]
1.2.2 Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
Khi nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh [4] đã đi sâu vào nghệ thuật ngôn ngữ, phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi Ông cho rằng hai thao tác cơ bản của hành động ngôn ngữ là thao tác lựa chọn
từ và thao tác kết hợp từ Việc vận dụng hai thao tác này trong sáng tác nghệ thuật làm cho ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những điểm khác nhau Với văn xuôi, nhằm vào việc miêu tả hiện thực, văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp và lặp là điều tối kị được dùng để tạo ra thông báo Tuy nhiên, “chính cái điều văn xuôi rất kị ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ, trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các thông báo” [4, tr 46] Trong công trình này, ông đã xây dựng hệ thi pháp ngôn ngữ trong thơ Việt Nam trên cơ sở lý thuyết nghiêng về ngữ âm học Từ góc độ ngôn ngữ, tác giả đã nêu ra một số nhận định về tiến trình thể loại của thể thơ lục bát Việt Nam cũng như một
số vấn đề quan yếu trong thơ dịch và dịch thơ
Tác giả Hữu Đạt trong Ngôn ngữ thơ Việt Nam [17] đã phân tích một số đặc
điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ, gồm: tính tương xứng, tính nhạc và đặc điểm của phong cách nhà thơ
Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp hài hòa,
nó gồm những cái tương phản, đối xứng hoặc cân đối nhau và cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau Tính tương xứng gồm các loại: tương xứng về âm thanh, tương xứng về ý nghĩa, tương xứng về từ loại, tương xứng trực tiếp và tương xứng gián tiếp Trong đó, tính tương xứng về từ loại là sự tương xứng gồm các từ cùng thuộc một nhóm từ loại đi sóng đôi với nhau
Tính nhạc của ngôn ngữ thơ được thể hiện ở cách hòa âm, đó là sự hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định nào đó ở trong câu thơ, đoạn thơ và một bài thơ cụ thể
Nói về đặc điểm phong cách nhà thơ, cũng theo [18], xét theo sự phát triển của lịch sử, mỗi giai đoạn thường có một nhát cắt phân chia các kiểu phong cách
Trang 20khác nhau Vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm phong cách nghệ thuật, ta phải coi trọng tính thời đại, tính lịch sử của tác phẩm và đặc trưng về phong cách tác giả, trong đó bao hàm cả phong cách nhà thơ Đặc điểm phong cách nhà thơ sẽ trực tiếp chi phối việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm Nhưng đặc điểm ấy, lại cũng chịu sự chi phối của thế giới quan sáng tác, cách lựa chọn đề tài, chủ đề, lựa chọn đối tượng phản ánh của tác giả Sự khác nhau về cách thức miêu tả đối tượng sẽ làm cho các nhà thơ tìm đến các bút pháp khác nhau để xây dựng tác phẩm của mình
Để phục vụ đắc lực cho mỗi kiểu bút pháp, mỗi nhà thơ sẽ huy động những vốn từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc khác nhau, những cách diễn đạt khác nhau Từ
đó làm nảy sinh những đặc trưng riêng của từng tác giả Cho nên, xét cho cùng, không phải là nội dung phản ánh mà là cách phản ánh của nhà thơ mới là nhân tố quan trọng làm nên đặc điểm riêng về ngôn ngữ của mỗi nhà thơ
Có thể thấy, tác giả Hữu Đạt chủ yếu quan tâm đến tín hiệu thẩm mĩ và đăch trưng của ngôn ngữ nghệ thuật Ông có cách nhìn bao quát hơn khi quan tâm đến mọi phương diện của ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác thơ ca như: âm thanh, ý nghĩa, từ loại Theo ông, tất cả những phương diện này của ngôn ngữ góp phần tạo nên tính tương xứng, tính nhạc và đặc trưng trong phong cách nhà thơ
1.3 Huy Cận và tình hình nghiên cứu thơ Huy Cận
1.3.1 Vài nét về Huy Cận
Huy Cận, tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 trong một gia đình nhà nho gốc nông dân, tại chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, (có lúc đổi tên thành xã Đức Ân, huyện Đức Thọ) nhưng sau này, xã Ân Phú được gọi tên trở lại và được xếp vào huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Thuở nhỏ, ông học chữ quốc ngữ với một người trong họ, sau đó vào Huế học tú tài toàn phần
Ngoài cương vị nhà thơ, Huy Cận còn tham gia nhiều hoạt động chính trị, văn hoá trong và ngoài nước, giữ các cương vị quan trọng trong chính phủ Ông là nhà hoạt động quốc tế năng động, có nhiều đóng góp tích cực trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật Ông am hiểu nhiều nền văn minh, văn hoá và tiếp nhận nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng cái gốc tâm hồn, thơ Huy Cận vẫn bắt nguồn từ văn hoá dân tộc Việt Nam
Trang 21Về sự nghiệp thơ ca, Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ
đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo trong những
năm1936-1940) Tập thơ đã trở thành tác phẩm xuất sắc trong phong trào Thơ mới, đưa tên tuổi Huy Cận lên vị trí hàng đầu trong nền thi ca lãng mạn Việt Nam Năm 1942,
ông cho xuất bản tập văn xuôi triết lí Kinh cầu tự , đồng thời, những sáng tác của ông đăng báo trong giai đoạn 1940 -1942 được tập hợp trong tập thơ Vũ trụ ca Sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, Huy Cận có một thời gian khá dài vắng bóng trên
thi đàn Từ những năm sáu mươi, ông xuất hiện trở lại với hàng loạt tập thơ: Trời
mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963) Khi đất
nước bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ, Huy Cận tiếp tục cho ra mắt
bạn đọc những tập thơ tiêu biểu như: Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần
đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975) Cũng trong giai
đoạn này, ông cho xuất bản các tập thơ viết cho thiếu nhi: Hai bàn tay em (1967),
Phù Đổng thiên vương (1968), Thiếu niên anh hùng họp mặt (1973) Sau ngày đất
nước thống nhất cho đến khi từ biệt cuộc đời, ông vẫn liên tục sáng tác và cho xuất
bản nhiều tập thơ với các đề tài khác nhau như Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại
gieo (1984), Chim làm ra gió (1991), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỉ (1997)
Với những đóng góp to lớn của mình, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996) Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội
1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ Huy Cận
Với một gia tài đồ sộ gồm 20 tập thơ, Huy Cận trở thành cây đại thụ của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ ông trở thành một mảng đề tài lớn thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ các nhà phê bình, nghiên cứu Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đi theo hai hướng: nghiên cứu văn học và nghiên cứu ngôn ngữ học
Theo hướng nghiên cứu văn học, thơ Huy Cận là mối quan tâm của rất nhiều
tác giả Hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca ra mắt bạn đọc thời kì trước Cách mạng
tháng Tám đã trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu như Hoài Thanh – Hoài
Chân với Lửa thiêng [46], Lê Đình Kị với Thơ mới – những bước thăng trầm [54],
Trang 22hay một số tác giả khác như Phạm Thế Ngũ, Trương Nhân Huyền [50] Sau Cách mạng, thơ Huy Cận tiếp tục thu hút sự chú ý của độc giả và giới phê bình, sáng tác
Chế Lan Viên trong Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận đã biểu dương sự gắn bó
của Huy Cận với hiện thực cuộc đời [57] Lê Đình Kị, Đào Xuân Quý, Nguyễn Xuân Nam [45] hay Nguyễn Văn Long [41], Hà Minh Đức [27] có những tiểu luận, phê bình về thơ Huy Cận Với một sự quan tâm đặc biệt, nhà thơ Xuân Diệu cũng
nghiên cứu khá nhiều về Huy Cận, trong đó, đáng chú ý có chuyên luận Thế giới
thơ Huy Cận [13] Là một nhà nghiên cứu nhiều năm về Huy Cận, Trần Khánh
Thành đã có khá nhiều bài viết, chuyên luận về thơ Huy Cận qua từng thời kì, trong
đó có Thi pháp thơ Huy Cận [50] Ngoài ra, Trần Khánh Thành và Lê Dục Tú còn
tuyển chọn và giới thiệu các bài viết, tiểu luận về Huy Cận và tổng hợp trong cuốn
sách Huy Cận về tác gia và tác phẩm Gần đây nhất, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Kim Ửng với đề tài Phong cách thơ Huy Cận qua Lửa thiêng đã nghiên
cứu các đặc điểm làm nên phong cách thơ Huy Cận [56]
Theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, thơ Huy Cận chưa thực sự được chú
ý Ngôn ngữ thơ ông hầu như chỉ được nhắc đến như những nhận xét trong các tiểu luận, chuyên luận chung về Huy Cận Trần Khánh Thành trong chương 4 của
chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận đã phân tích một số đặc điểm về thể loại và kết
cấu của thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng Tác giả đã thống kê tỷ lệ các thể thơ được Huy Cận sử dụng và đưa ra nhận xét, Huy Cận làm nhiều thể thơ nhưng sở trường là thơ lục bát, thơ 7 chữ và thơ 8 chữ, trong đó, thơ lục bát trở thành sở trường của Huy Cận Bên cạnh đó, Trần Khánh Thành cũng chỉ ra các đặc điểm nổi
bật trong vần điệu và nhịp thơ Huy Cận Đặc biệt, tác giả Thi pháp thơ Huy Cận khi
nói đến đặc điểm ngôn từ thơ Huy Cận đã nhận thấy “hệ thống từ vựng trong thơ Huy Cận sau Cách mạng đã thay đổi cơ bản so với trước Cách mạng Đó là sự thay đổi từ việc sử dụng hệ thống ngôn từ trang trọng, cổ điển ở Lửa Thiêng đến ngôn từ bình dị, mộc mạc, có khi thô ráp của quần chúng nhân dân” [50, tr.127] Cũng trong chuyên luận này, Trần Khánh Thành nhận xét: “nhà thơ dùng nhiều danh từ chỉ các yếu tố của vũ trụ: đất trời, suối sông, biển núi, trăng sao…Khi miêu tả vũ trụ, Huy Cận dùng nhiều từ Hán Việt: nhật nguyệt, hải hà, hoa đăng, tạo hóa, thiên
Trang 23thu…Những từ ngữ ấy tạo nên không khí cổ xưa, diễn tả được sự bất biến, trường tồn của vũ trụ” [50, tr 176]
Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân với chuyên đề Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng
của Huy Cận [40] đã thống kê số lượng bài thơ với các kiểu cấu trúc câu thơ khác
nhau trong Lửa thiêng Trong chuyên đề này, ông chủ yếu phân tích hai phương
diện: thanh điệu của từ và nhịp điệu của câu thơ Ngoài ra, ông có đưa ra một số nhận xét về ảnh hưởng của cách sử dụng từ ngữ đến cấu trúc thơ và thể thơ Huy
Cận: thơ 7,8 chữ ở Lửa thiêng dùng nhiều từ láy và ghép từ tạo ngữ nghĩa độc đáo
và nhìn chung từ ngữ mực thước, cổ điển đã cản trở khả năng tạo vần của nhà thơ Điều đó đã dẫn đến sự ổn định trong cấu trúc câu thơ, thể thơ
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Ửng cũng đi vào phân tích phong cách
thơ Huy Cận thể hiện qua ngôn ngữ thơ Lửa thiêng với những biểu hiện trong nghệ
thuật ngôn từ, trong nhạc tính, trong ngữ pháp thơ Từ đó, tác giả khái quát
“phương thức lựa chọn từ, kết hợp từ, ngữ; ngữ pháp thơ, tính nhạc trong thơ cũng góp phần tạo nên phong cách thơ độc đáo của Huy Cận” [56] Trong luận án này, tác giả đã phân tích thao tác lựa chọn từ và kết hợp từ của Huy Cận qua các văn bản
viết tay bài thơ Tràng giang của Huy Cận và nhận thấy “sự lựa chọn từ ngữ tùy
thuộc rất lớn vào năng lực liên tưởng ngôn từ và tài năng sử dụng ngôn từ tinh thế của nhà thơ” [56, tr.94] Ngoài ra, tác giả cũng dành sự quan tâm cho ngữ pháp thơ
trong Lửa thiêng Tác giả phân tích hiện tượng đảo ngữ, hiện tượng điệp cú pháp, sử dụng cấu trúc câu so sánh và so sánh tỉnh lược trong Lửa thiêng nhằm chỉ ra những
khám phá về ngữ pháp thơ đã khẳng định tài năng, bản lĩnh sáng tạo ngôn ngữ thơ Huy Cận, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật thơ ông
Ngoài ra, Luận án tiến sĩ Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới của La Nguyệt Anh [1]
đã khảo sát 11 tập thơ của 11 tác giả thuộc phong trào Thơ mới, trong đó có Lửa
thiêng của Huy Cận Tác giả luận án nhận thấy từ ngữ Thơ mới phong phú và đa
dạng, nhà thơ có cách sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép, ví dụ như sự kết ghép danh từ, động từ, tính từ trong một dòng thơ để tạo ra cách diễn đạt mới; hệ thống
từ vựng được lạ hóa; nhà thơ sử dụng từ láy như một phương thức biểu hiện để làm tăng giá trị biểu cảm, giá trị tạo hình và hiệu quả hòa âm của ngôn ngữ thi ca
Trang 24[1tr.96] Ngoài ra, tác giả cũng phân tích cú pháp Thơ mới và chỉ ra cú pháp Thơ mới có sự kế thừa cú pháp thơ truyền thống Để minh chứng cho đặc điểm này, tác giả lấy việc Huy Cận sử dụng thành thạo thể thơ lục bát làm ví dụ Theo tác giả
“Lục bát Huy Cận không mới nhưng cái tài của nhà thơ chính là diễn tả được giai điệu trầm lắng, miên man, nỗi sầu thiên cổ Câu thơ có sự kết hợp nhịp chẵn và lẻ như một thứ tơ chùng và bước đi chầm chậm” [1, tr.107]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Trần Khánh Thành, Mã Giang Lân, Nguyễn Thị Kim Ửng hay La Nguyệt Anh đều có dành sự quan tâm nhất định cho ngôn ngữ thơ Huy Cận Tuy nhiên, từ vựng trong thơ Huy Cận vẫn chưa thực
sự được nhắc đến như một mảng riêng trong nghiên cứu của các tác giả này Mặc dù
có nhắc đến từ vựng, nhưng phần lớn đó chỉ là những nhận xét chung chung, thêm vào đó, chưa có tác giả nào quan tâm đến đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trên phương diện từ loại
Gần đây- năm 2017- tác giả Hữu Đạt công bố một công trình chuyên khảo
Tiến trình phát triển và đổi mới ngôn ngữ thơ Việt Nam bàn đến quá trình phát triển
và đổi mới ngôn ngữ thơ Việt Nam từ sau 1986 Tại công trình này, ngôn ngữ thơ Huy Cận và ba nhà thơ hiện đại khác đã được nghiên cứu khá sâu từ hai phương diện từ vựng và cú pháp Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, đây là công trình nghiên cứu công phu nhất về Huy Cận từ phương diện ngôn ngữ học
Xuất phát từ sự gợi mở của công trình nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.4 Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi điểm qua một số quan niệm khi định nghĩa về từ nói chung, từ tiếng Việt nói riêng Trên cơ sở lựa chọn một quan điểm mang tính khả thi cho việc miêu tả và phân tích đặc điểm từ vựng trong thơ Huy Cận, chúng tôi coi
từ tiếng Việt “là đơn vị nhỏ nhất, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có
chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [12,
tr 141] Thêm vào đó, dựa trên kết quả phân chia từ vựng tiếng Việt của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi khảo sát từ vựng tiếng Việt trong thơ Huy Cận theo 2 lớp từ cơ
Trang 25bản: lớp thực từ gồm lớp từ định danh, lớp từ chỉ hành động, lớp từ chỉ tính chất và lớp phụ từ đi kèm với thực từ
Để có được các nhận định về phong cách thơ Huy Cận, chúng tôi đã tìm hiểu
và khái quát lại một số đặc điểm quan trọng nhất về phong cách nghệ thuật và ngôn ngữ thơ Đây là cơ sở lí luận giúp cho khảo sát và phân tích các tư liệu thu thập được Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày một số hiểu biết về tác giả Huy Cận, đồng thời tổng hợp các công trình nghiên cứu thơ Huy Cận của các tác giả đi trước theo hai khuynh hướng: nghiên cứu văn học và nghiên cứu ngôn ngữ học Từ sự gợi mở của những công trình đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu đặc điểm sử dụng từ vựng trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 26Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG TRONG THƠ HUY CẬN
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm từ vựng trong thơ Huy Cận trên hai phương diện: sự phân bố các lớp từ và độ lặp từ của hệ thống từ vựng được tác giả sử dụng Để chỉ ra những đặc điểm trong thơ Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng, chúng tôi tiến hành khảo sát 50 bài thơ sáng tác khoảng những năm
1936-1940 được in trong tập thơ Lửa thiêng và 20 bài thơ sáng tác và in rải rác trên báo khoảng năm 1940 – 1942, được tập hợp trong tập Vũ trụ ca
2.1 Sự phân bố các lớp từ trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám
2.1.1 Sự phân bố từ vựng trong lớp thực từ
Sử dụng phương pháp của Hữu Đạt trong Tiến trình phát triển và đổi mới
ngôn ngữ thơ Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay [19], chúng tôi thống kê và phân
loại hệ thống từ vựng trong tập thơ Vũ trụ ca Kết quả được tập hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tương quan các lớp thực từ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Lớp từ
Tập thơ
Lớp từ định danh
Lớp từ chỉ hành động
Lớp từ chỉ tính chất
Theo kết quả thống kê 3559 từ trong Lửa thiêng và 1554 từ trong Vũ trụ ca,,
có thể thấy sự phân bố các lớp thực từ trong thơ Huy Cận giai đoạn này là không đều Lớp từ định danh được sử dụng với tỷ lệ nhiều nhất với trên 45% ở cả hai tập thơ, tiếp đó đến lớp từ chỉ hoạt động với trên 31 % và ít nhất là lớp từ chỉ tính chất với khoảng 20% Việc lớp từ định danh được sử dụng với tần suất cao vượt trội hơn hẳn lớp từ chỉ hoạt động và lớp từ chỉ tính chất cho thấy, trong thơ Huy Cận, lớp từ định danh từ có vị trí quan trọng nhất trong việc tổ chức văn bản thơ nói chung và câu thơ nói riêng Đây cũng là hiện tượng bình thường trong ngôn ngữ nói chung và trong ngôn ngữ thơ nói riêng
Nhìn một cách tổng thể, xét về số lượng từ được sử dụng thì số lượng từ thuộc
3 lớp từ này trong Vũ trụ ca giảm đi rất nhiều so với trong Lửa thiêng Điều này hoàn
Trang 27toàn dễ hiểu bởi số lượng bài thơ trong Lửa thiêng lớn gấp 2,5 lần so với Vũ trụ ca,
đa số các bài thơ trong Lửa thiêng đều dài hơn các bài thơ trong Vũ trụ ca, do đó, tổng số từ được sử dụng ở Lửa thiêng sẽ lớn hơn hẳn so với Vũ trụ ca Tuy nhiên, xét
về tỷ lệ các lớp từ trong mỗi tập thơ thì việc sử dụng từ vựng từ tập thơ Lửa thiêng đến Vũ trụ ca có sự thay đổi theo hai hướng khác nhau Cụ thể, lớp từ định danh ở Vũ
trụ ca giảm đi 2,23% so với ở Lửa thiêng, trong khi đó, lớp từ chỉ hoạt động tăng nhẹ
với 0,55% và lớp từ chỉ tính chất tăng 1,68% Sự thay đổi tỷ lệ này cho thấy rõ quy luật bù trừ trong cách sử dụng các lớp từ cơ bản này Tuy nhiên, tỷ lệ các lớp từ được
sử dụng trong hai tập thơ có sự thay đổi không đáng kể Điều này là do các bài thơ trong hai tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian khá gần nhau, từ 1938-1940 và trong thời gian này, hầu như không có sự kiện gì tác động mạnh mẽ đến cuộc sống xã hội nói chung và đến thế giới quan của nhà thơ nói riêng
Để thấy rõ hơn đặc điểm sử dụng các lớp từ cơ bản trong sáng tác của Huy Cận giai đoạn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu sự phân bố từ vựng trong từng lớp từ
2.1.1.1 Sự phân bố từ vựng trong lớp từ định danh
Sau khi khảo sát hệ thống những từ định danh được sử dụng trong hai tập thơ
Lửa thiêng và Vũ trụ ca, chúng tôi nhận thấy, trong lớp từ này, tỷ lệ sử dụng các
tiểu loại là không đồng đều và có sự thay đổi qua hai tập thơ Tình hình cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2 Tương quan các tiểu loại từ định danh trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Có nghĩa biệt loại
Không có nghĩa biệt loại
Trang 28đến Vũ trụ ca chỉ có 2 từ, trong đó không có từ nào dùng để gọi tên người Bên cạnh
đó, số từ có ý nghĩa biệt loại trong Vũ trụ ca cũng giảm đi 974 từ so với trong Lửa
thiêng Hiện tượng này xuất hiện là do tổng số đơn vị từ vựng trong Lửa thiêng lớn hơn
nhiều lần so với Vũ trụ ca Về tương quan giữa các tiểu loại từ định danh trong hai tập
thơ, có thể thấy, từ là tên riêng được sử dụng với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,3%, ít hơn nhiều lần so với từ chỉ tên gọi khái quát (khoảng 97%) Trong nhóm từ chỉ tên gọi khái quát, từ đơn vị xuất hiện với tỷ lệ khoảng 0,8 – 2,69%, ít hơn hẳn so với từ chỉ sự vât, khái niệm (trên 95%) Thuộc vào nhóm từ đơn vị, từ chỉ đơn vị tự nhiên ở cả hai tập thơ được sử dụng nhiều hơn từ chỉ đơn vị quy ước Trong khi đó, ở nhóm từ chỉ sự vât, khái niệm, từ có ý nghĩa không biệt loại hay cụ thể là từ chỉ chất liệu xuất hiện với tỷ lệ rất nhỏ - nhỏ nhất trong số các tiểu loại từ định danh với khoảng 0,43% Điều này hoàn toàn phù hợp với cách sử dụng thông thường của lớp từ định danh trong sáng tác thơ, cũng phù hợp với cách sử dụng lớp từ này Trong lớp định danh, các từ là tên gọi riêng
ít hơn từ là tên gọi khái quát Trong sáng tác thơ ca, từ chỉ đơn vị tự nhiên thường được
sử dụng thường xuyên, với tỷ lệ nhiều hơn từ chỉ đơn vị quy ước; từ có ý nghĩa biệt loại phong phú hơn với số lượng từ lớn hơn nhiều từ không có nghĩa biệt loại
Về mức độ sử dụng, ở mỗi tiểu loại, từ Lửa thiêng đến Vũ trụ ca đã có sự thay
đổi Như đã phân tích ở trên, xét về mặt số lượng thì tất cả các tiểu loại của lớp từ
định danh ở Vũ trụ ca đều giảm so với ở Lửa thiêng, tuy nhiên, về mức độ sử dụng từng tiểu loại, ở hai tập thơ có sự tăng giảm khác nhau Sự thay đổi rõ nhất là ở nhóm
từ là tên riêng Lửa thiêng, có 0,30% từ là tên người, gồm các từ Huy Cận, Xuân Diệu trong Mai sau, hay Chức Nữ, chàng Uyên, Minh Hoàng trong Hồn xa; 0,23% từ là tên riêng địa danh, gồm các từ như sông Ngân, Bích Câu trong Mai sau và Hà Nội trong Trò chuyện Trong số này còn có từ: Nghê Thường là tên một khúc nhạc nổi tiếng đời Đường Đến Vũ trụ ca, chỉ có 0,28% từ là tên địa danh, sự vật là Huế trong
Gió một hướng và tiếng Việt trong Nằm trong tiếng nói Có thể thấy, từ gọi tên riêng
xuất hiện rất ít trong thơ Huy Cận giai đoạn này, thêm vào đó, ngoài các tên riêng gọi
tên những người, địa danh gần gũi ở cuộc sống hiện tại như Hà Nội, Huy Cận, Xuân
Diệu, các từ là tên riêng còn lại được dùng để chỉ những người, những địa danh đã có
từ xưa hoặc chỉ được nhắc đến trong truyền thuyết, sách vở Điều đó góp phần cho thấy chất lãng mạn trong thơ Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng
Trang 29Về lớp từ chỉ sự vật, khái niệm, tỷ lệ sử dụng từng nhóm từ này ở Vũ trụ ca
có sự tăng giảm khác hẳn với tập Lửa thiêng Cụ thể các từ đơn vị chỉ người gồm có
nàng, chàng, đứa, thuộc nhóm này còn có những từ chỉ người được sử dụng lâm
thời với tư cách là từ đơn vị chỉ người như người, ông, bà, … Các từ đơn vị này đều
được sử dụng theo các cách thông thường
Bên cạnh các từ đơn vị chỉ người, các từ đơn vị chỉ động thực vật, sự vật, sự
việc, khái niệm, hiện tượng được nhà thơ sử dụng khá nhiều như: con nhện, cái ngáp, bức thư, nỗi tương tư, niềm tơ tưởng, chuyến tàu, lần, bận Trong số các loại
từ thuộc loại này, đáng chú ý có một số trường hợp nhà thơ sử dụng trong những kết
hợp lạ như từ chiếc trong các câu thơ:
- Tôi nhớ bâng khuâng những chiếc hồn
ra, trong một trường hợp khác, từ chiếc mặc dù được kết hợp với từ mamg ý nghĩa
biệt loại cụ thể nhưng cũng tạo nên một kết hợp khá lạ:
- Lòng non dại đã hóa thành chiếc bướm
(Bi ca)
Tương tự trường hợp của chiếc là từ tấm trong câu thơ:
Ta vận tấm xuân đi hớn hở
(Áo xuân)
Với kết hợp tấm xuân, Huy Cận khiến xuân trở thành một vật cụ thể, gần gũi
hơn, đồng thời cho thấy tâm hồn nhà thơ luôn hòa vào với thiên nhiên, cuộc đời
Trường hợp của từ hạt cũng khá đặc biệt Từ này thường được dùng trong các kết hợp với các từ chỉ những sự vật có hình dạng cụ thể như: hạt cát, hạt bụi,
hạt gạo Trong thơ, Huy Cận dùng từ này trong kết hợp hạt gió:
Trang 30Nóng muôn hạt gió lừng bay ngực đời
(Nằm nghe người thở)
Các từ có giá trị làm cá thể hóa các từ chỉ sự cật như: hạt, tấm… được nhà thơ dùng với ý nghĩa mới: cụ thể hóa khái niệm gió thành sự vật cụ thể hạt gió
Hoặc từ tờ cũng được nhà thơ kết hợp với từ khác theo cách riêng, tạo nên
trường hợp khác lạ mang dấu ấn riêng của nhà thơ, ví dụ:
Nhìn xuân trải lụa muôn tờ lá non
(Trông lên) Ngoài ra, loại từ chỉ đơn vị sự việc được lặp lại nhiều lần trong thơ Huy Cận
giai đoạn này là lần và bận Các từ này được sử dụng trong các bài thơ như Dấu chân
trên đường, Tình mất, Muộn màng… từ lần mặc dù xuất hiện nhiều hơn nhưng hầu
hết được tác giả sử dụng theo các cách thông thường với ý nghĩa quen thuộc là chỉ
đơn vị sự việc, nhưng từ bận ngoài ý nghĩa trên còn mang đặc trưng địa phương
khiến người đọc cảm thấy cách thể hiện tình cảm của nhà thơ giản dị hơn
Thuộc vào nhóm từ đơn vị, từ chỉ đơn vị quy ước ở Vũ trụ ca tăng 0,59% so với ở Lửa thiêng Từ chỉ đơn vị quy ước được khảo sát với 2 loại: đơn vị chính xác
và đơn vị không chính xác Trong đó, ở Lửa thiêng, từ chỉ đơn vị quy ước chính xác gồm các từ như dặm, lí trong các câu thơ như:
Sáng cả trời xanh mấy dặm trường
(Hồn xuân)
Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm Vạn lí sầu lên núi tiếp mây
(Vạn lí tình) Được sử dụng nhiều hơn là các từ chỉ đơn vị không chính xác với các từ
miếng, luống, đàn, đoàn, trận, lứa và hầu hết các từ này đều được sử dụng trong
những kết hợp thường gặp Ngoại lệ có trường hợp như:
Ta thả theo chim một mớ hồn
(Sơn ca)
Từ mớ kết hợp với từ mang ý nghĩa trừu tượng hồn làm cho hồn không phải
là một sự vật trừu tượng nữa mà trở nên cụ thể, bình thường
Trang 31Lớp từ chỉ đơn vị có tỷ lệ sử dụng rất hạn chế nhưng việc dùng cách kết hợp khác lạ đối với một số từ thuộc nhóm này đã góp phần tạo nên những điểm độc đáo trong ngôn ngữ thơ Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng Ngoài ra, sự thay đổi không đáng kể về số lượng các từ đơn vị ở hai tập thơ đã cho thấy vị trí ổn định của nhóm từ định danh này trong sáng tác của Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng Sự xuất hiện với tỷ lệ rất nhỏ của từ chỉ đơn vị quy ước chính xác trong khi khá nhiều những từ chỉ đơn vị quy ước mang tính ước chừng được sử dụng cho thấy Huy Cận khi miêu tả sự vật đã không để ý nhiều lắm đến các đơn vị cụ thể, chính xác Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều hơn các từ chỉ đơn vị tự nhiên về động, thực vật, sự vật, hiện tượng so với các loại từ chỉ người phần nào cho thấy mặc dù với Huy Cận và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, con người là trung tâm của vũ trụ nhưng thiên nhiên, cuộc sống vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận Điều này chúng tôi sẽ phân tích trong cách sử dụng các từ biệt loại
Ở lớp từ chỉ sự vật, khái niệm, so với Lửa thiêng, ở Vũ trụ ca, sự phân bố các
tiểu loại cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể Cụ thể, nhóm từ không có nghĩa biệt loại tăng 0,2% Nhóm từ này ở cả 2 tập thơ được sử dụng với số lượng rất hạn chế,
ở Lửa thiêng có các từ như đất, nước, không khí, cát, ở Vũ trụ ca có các từ đất, nước,
muối Các từ chỉ chất liệu này ít được Huy Cận dùng để chỉ một chất liệu cấu tạo nên
sự vật nào đó mà hầu như các từ này được dùng như danh từ biệt loại chỉ các sự vật
Nhóm từ có nghĩa biệt loại với số lượng lớn nhất ở cả hai tập thơ cũng có sự
thay đổi ngược với nhóm từ không biệt loại Nhóm từ biệt loại ở Vũ trụ ca giảm 1,93% so với ở Lửa thiêng và các từ thuộc nhóm này khá phong phú với các từ chỉ người như người, bạn, thầy, cô, chú…, các từ chỉ thực vật như cành, lá, hoa, rêu…, chỉ động vật như chim, bướm, hùm, voi, ngựa Thuộc nhóm từ này, cách sử dụng các
từ mang ý nghĩa trừu tượng cũng được chú ý, ngoài các từ được sử dụng theo cách
thông thường như tình cảm, dự định,…, nhà thơ còn sử dụng những từ chỉ các khái niệm tôn giáo như Thượng đế trong các bài thơ Trình bày, Thân thể, Mai sau hay
Chúa trong Thân thể, các từ mang ý nghĩa trừu tượng như trời, đời, hồn, vũ trụ trong
khá nhiều bài thơ ở cả hai tập thơ Ngoài ra, có thể gặp trong thơ Huy Cận những từ
Trang 32chỉ sự vật bình thường, quen thuộc, ví dụ trong bài thơ Học sinh một loạt các từ chỉ
sự vật được sử dụng: sân, trường, vách, bài, lớp, guốc, hiên, áo, gương lược, đầu,
tóc, bóng, gác, gối, giường, cửa sổ, mùng, hoặc các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể: đầu, tai, mắt, chân, tay trong Tiễn đưa, Học sinh, Tựu trường…; các từ chỉ phương
hướng như: bốn bề, trăm phương…; các từ chỉ thời gian: từng phút, canh khuya,
chiều, hoàng hôn, đêm, sáng, thu, đông, xuân…, các từ chỉ các hiện tượng tự nhiên
như gió, nắng, mưa, các từ chỉ các sự vật thuộc về tự nhiên như: mây, trăng, sao…
Những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thuộc về thiên nhiên với tỷ lệ sử dụng cao cho thấy thiên nhiên là chủ đề dành được rất nhiều sự quan tâm của Huy Cận Sự vận động của thiên nhiên nhiều khi chính là hiện thân cho tâm trạng của nhà thơ Đây là một đặc điểm thường thấy ở những nhà thơ của phong trào Thơ mới Huy Cận là một cây bút tiêu biểu của phong trào này, do đó, thơ ông thể hiện khá rõ đặc điểm này
Nhìn chung, xét về tỷ lệ sử dụng, ở cả hai tập thơ, các tiểu loại từ định danh tăng giảm theo quy luật bù trừ nhau như thông thường và sự thay đổi tỷ lệ các tiểu loại từ định danh là không đáng kể đã cho thấy xu hướng sử dụng lớp từ này ở hai tập thơ hầu như không thay đổi Bên cạnh đó, việc nhà thơ sử dụng một số từ theo các cách khác lạ đã làm nên đặc điểm riêng trong ngôn ngữ thơ Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng
2.1.1.2 Sự phân bố từ vựng trong lớp từ chỉ hành động
Tương tự như tình hình của lớp từ định danh, lớp từ chỉ hành động trong hai tập thơ trước Cách mạng của Huy Cận cũng có sự phân bố không đều, có thể thấy
qua bảng sau:
Trang 33Bảng 2.3: Tương quan các tiểu loại từ chỉ hành động trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Tiểu loại
Tên tập thơ
Từ chỉ hoạt động Từ chỉ trạng thái
Từ tình thái
Tổng
Tác động
Không tác động
Cảm nghĩ, nói năng
Tồn tại, tiêu biến
Biến hóa
Tỷ lệ sử dụng các tiểu loại từ chỉ hành động ở cả hai tập thơ không đồng đều
Từ chỉ hoạt động chiếm tỷ lệ cao vượt trội với trên 94%, từ chỉ trạng thái được sử dụng với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều với khoảng trên dưới 2%, thấp nhất là từ tình thái với khoảng 0,3-0,6% Trong nhóm từ chỉ trạng thái, từ chỉ trạng thái biến hóa và từ chỉ quan hệ được sử dụng ít nhất với khoảng 0,18%, từ chỉ trạng thái xuất hiện, tồn tại, tiêu biến chiếm tỷ lệ nhiều hơn với khoảng 2% Từ chỉ hoạt động chiếm tỷ lệ nhiều nhất, nhưng các tiểu loại trong nhóm từ này cũng được phân bố không đều Chiếm tỷ lệ ít nhất là từ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng với khoảng 2%, chiếm trên 40% là các từ chỉ hoạt động không tác động và nhiều nhất là các từ chỉ hoạt động tác động với trên 53% Tỷ lệ sử dụng các tiểu loại của lớp từ chỉ hành động trong thơ Huy Cận giai đoạn này khá phù hợp với tỷ lệ của lớp từ này tương đương trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Trên thực tế, các từ tình thái cũng chiếm số lượng khá hạn chế so với từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Về mức độ sử dụng, ở hai tập thơ, cũng giống với tình hình của lớp từ định danh, mỗi tiểu loại từ chỉ hành động có sự thay đổi tăng giảm khác nhau Xét về mặt
số lượng, so với Lửa thiêng, ở Vũ trụ ca các tiểu loại thuộc lớp từ này đều giảm Ở
Trang 34nhóm từ chỉ hoạt động có sự suy giảm rõ rệt về số lượng, giảm nhiều nhất là từ chỉ hoạt động tác động với 366 từ, từ chỉ hoạt động không tác động giảm 275 từ, điều
này có thể lí giải do tổng số lượng từ vựng được huy động ở Vũ trụ ca ít hơn hẳn so với ở Lửa thiêng, các hoạt động ở Vũ trụ ca cũng không phong phú như ở Lửa
thiêng Trong khi đó, từ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng chỉ giảm 2 từ Điều này là
do số lượng các từ thuộc nhóm này không nhiều, mỗi khi cần huy động, hầu như
các từ quen thuộc sẽ được mang ra sử dụng, ví dụ các từ nói, tin, hiểu, biết, ngỏ,
thấy, ngỡ, tưởng có thể được sử dụng trong cả hai tập thơ:
Tôi sẽ nói: Này đây là nước mắt,
Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chưa tan
(Trình bày)
Tin ngây thơ: hồn sẽ hiểu qua hồn;
Tôi đâu biết thịt xương là sông núi
Chia biệt người ra từng xứ cô đơn
(Trình bày)
Trí bâng quơ, nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều
(Đi giữa đường thơm)
Trong sân trường tưởng dạo giữa Đào viên
(Tựu trường)
Thuộc loại này còn có các từ chỉ hoạt động tâm lí: yêu, ghét, nhớ, thương,
chờ, đợi…Các từ này xuất hiện khá nhiều trong các câu thơ nhằm thể hiện tình cảm
một cách trực tiếp Trong Vạn lí tình, có thể gặp các từ thuộc nhóm này:
- Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
- Trông về bốn phía không nguôi nhớ
- Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
- Thương bạn chiều hôm sầu gối tay
Thuộc nhóm từ chỉ hoạt động trạng thái, các từ chỉ trạng thái xuất hiện, tồn
tại, tiêu biến được sử dụng khá đa dạng Ngoài các từ thường thấy như có, còn, mất,
hết, hiện, sinh, trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca còn có thể gặp các từ như nở, nổi, ngừng, tạnh, rụng, tan, tàn Với nhóm từ chỉ trạng thái biến hóa, trong tập Lửa thiêng có 2 từ hóa, hóa thành xuất hiện trong một số ít các câu thơ như:
Trang 35Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy
(Thân thể)
Lòng non dại đã hóa thành chiếc bướm,
Cánh bâng khuâng bay tới đậu bên người
trong Vũ trụ ca Huy Cận không sử dụng nhóm từ này
Các từ tình thái vốn chỉ chiếm số lượng khá ít, trong hai tập thơ trước Cách
mạng của Huy Cận, các từ thuộc nhóm này gồm có bị, được, phải, muốn:
- Những bàn tay đãng lẽ phải giao nhau
Huống chi anh được đón bao lời
(Gió một hướng)
Từ tình thái mặc dù được sử dụng với số lượng ít nhất, nhưng nhóm từ này
đã giúp nhà thơ thể hiện khá rõ nét những ước muốn, đồng thời cho thấy tình cảm của nhà thơ trước các sự kiện trong cuộc sống xung quanh
Xét về tỷ lệ sử dụng, các tiểu loại thuộc lớp từ này cũng thay đổi theo quy
luật bù trừ khá đều đặn Ở Vũ trụ ca so với Lửa thiêng, tỷ lệ các tiểu loại trong
Trang 36nhóm từ chỉ hoạt động tăng giảm khác nhau, nếu từ chỉ hoạt động tác động và không tác động đều giảm thì các từ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng lại tăng lên, qua đây có thể thấy nhà thơ dành khá nhiều sự quan tâm cho những hoạt động của tâm lí, tình cảm Trong nhóm từ chỉ trạng thái, tỷ lệ các từ chỉ trạng thái xuất hiện tồn tại, tiêu biến tăng 1,29%, từ chỉ trạng thái biến hóa chỉ tăng 0,18% trong khi từ quan hệ giảm 0,22% Sự gia tăng của động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu biến cho thấy
nhà thơ quan tâm đến sự biến đổi, tồn tại của sự vật, hiện tượng Từ tình thái ở Vũ
trụ ca tuy giảm 1 từ so với Lửa thiêng, nhưng tỷ lệ của nhóm từ này ở Vũ trụ ca lại
tăng 0,25% so với Lửa thiêng, điều này thể hiện vị trí của từ tình thái trong các sáng
tác giai đoạn trước Cách mạng của Huy Cận là rất ổn định
Sự thay đổi tỷ lệ của từng tiểu loại trong nhóm từ chỉ hành động qua hai tập thơ góp phần thể hiện sự thay đổi trong mối quan tâm của nhà thơ qua từng thời điểm sáng tác Tuy nhiên, tỷ lệ tăng, giảm tỷ lệ rất thấp lại cho thấy sự ổn định trong xu hướng sử dụng từ loại động từ ở Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng
2.1.1.3 Sự phân bố từ vựng trong lớp từ chỉ tính chất
Sự phân bố các tiểu loại trong lớp từ chỉ tính chất đơn giản hơn nhiều so với
sự phân bố trong lớp từ định danh và lớp từ chỉ hành động Điều này là do sự phân chia lớp từ này thành các tiểu loại đơn giản hơn so với hai lớp từ còn lại Tương
quan hai tiểu loại thuộc lớp từ chỉ tính chất trong hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ
ca được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Tương quan các tiểu loại từ chỉ tính chất trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Trang 37giữa 2 lớp từ này trong vốn từ vựng tiếng Việt nói chung và trong thơ Huy Cận nói riêng cũng là điều dễ hiểu Xét về tỷ lệ sử dụng, khi nhóm từ hàm chất giảm thì nhóm từ hàm lượng sẽ tăng lên, tuy nhiên sự thay đổi này khá ít, khoảng 3% Điều
này cho thấy dù trong Vũ trụ ca, tác giả sử dụng số lượng từ thuộc lớp từ này ít hơn hẳn so với trong Lửa thiêng nhưng vị trí của các từ hàm lượng khá ổn định Các từ hàm lượng có trong hai tập thơ gồm các từ như ít, nhiều, dày, thưa, cao, thấp, nặng,
nhẹ, lớn, nhỏ, mạnh, bao la, bát ngát, mênh mông,… Có thể lấy ví dụ trong một số
Các từ chỉ trọng lượng như nặng, nhẹ được sử dụng giúp nhà thơ miêu tả đặc
điểm của sự vật, hiện tượng:
- Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn
- Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
(Buồn đêm mưa)
Sương nặng gieo đầu tre
(Dấu chân trên đường) Các từ này tuy xuất hiện với tần số không lớn trong thơ Huy Cận giai đoạn này nhưng việc nhà thơ chọn lọc sử dụng chúng đã tạo nên những hình ảnh thơ rất
độc đáo: giọt nhẹ, sương nặng Các từ miêu tả cường độ khác như nhẹ, nhè nhẹ cũng được sử dụng trong một số trường hợp như:
Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
(Tựu trường)
Hồn mới lim dim bước giùm nhè nhẹ
(Lời dịu) Việc sử dụng những từ này cho thấy tâm trạng, tình cảm của nhà thơ trước sự vật, sự việc – sự trân trọng, yêu quý khi miêu tả hình ảnh những chàng trai mười lăm tuổi vào trường; sự nâng niu tâm hồn trong lời nhắc nhở “bước giùm nhè nhẹ”
Trang 38Cũng có khi, từ chỉ cường độ mạnh được nhà thơ sử dụng để miêu tả sức sống, sự
sinh sôi mãnh liệt của cây lá:
Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân
(Xuân)
Của nhựa mạnh tràn tơ trong lá mới
(Họa điệu) Các từ này còn được sử dụng trong các kết hợp khác:
Giữa trời hình lá con con Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền
nhóm từ này như các từ chỉ màu sắc: tang đen, mũ trắng giúp nhà thơ miêu tả sự
buồn bã, cô liêu của đám tang Trái với những hình ảnh đó, các màu sắc tươi sáng được sử dụng trong:
Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía
(Họa điệu) Trong một câu thơ có tới 4 từ chỉ màu sắc được sử dụng Các từ này kết hợp
với các từ rạng, cười khiến cho câu thơ có màu sắc tươi vui, rực rỡ Qua đó có thể
thấy được tâm trạng háo hức mừng vui của cô gái trong bài thơ Một trường hợp
khác có thể kể đến là từ trắng trong Áo trắng, từ này không chỉ giúp nhà thơ miêu tả
được màu áo trắng dịu dàng mà qua đó còn cho thấy được vẻ đẹp trong trắng của người con gái:
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Bên cạnh đó, trường hợp của từ chỉ màu son xuất hiện trong thơ Huy Cận với
2 mức độ: son đậm và son nhạt trong các câu thơ:
Trang 39Trên thành son nhạt – Chiều tê cúi đầu
(Chiều xưa)
Từ chỉ màu sắc này góp phần giúp người đọc thấy được sự cũ kĩ của tường thành, qua đó thấu hiểu tâm trạng buồn bã của nhà thơ trước sự tiêu điều của cảnh vật Đồng thời, từ này khiến câu thơ và cả bài thơ mang đậm nét cổ điển Màu son xuất hiện với mức độ đậm trong các câu thơ:
Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ;
Son đậm bên thành mệt sắc xưa Cánh rực đòi cơn rơi lối đỏ
(Giấc ngủ chiều)
Từ son đậm và đỏ kết hợp với từ rực không chỉ miêu tả được màu đỏ của hoa
phượng mà còn nhấn mạnh được độ mạnh, độ đậm của màu hoa đó Điều này góp phần cho thấy nét riêng trong lựa chọn và kết hợp từ vựng của Huy Cận
Các từ chỉ mùi được sử dụng chủ yếu là thơm với các mức độ khác nhau trong các kết hợp như: lá thơm, thơm tho quá,thơm ngát và trong kết hợp đặc biệt: đường
thơm, luống đất thơm, hương nồng Từ miêu tả âm thanh và hình dạng xuất hiện ít
trong thơ Huy Cận giai đoạn này, có thể nhắc đến một số trường hợp như tính từ rộn
rịp được sử dụng để miêu tả âm thanh của tiếng kèn trong câu thơ sau:
Điệu kèn rộn rịp nâng chân ngựa
(Gánh xiếc)
Hay các từ miêu tả hình dáng như: tròn trĩnh, tròn được dùng để miêu tả vẻ
đẹp đầy đặn của người con gái đang lúc tuổi xuân tràn đầy sức sống:
- Bảo giùm với nhá; Em tôi đó
Tròn trĩnh xinh như một quả đồi
- Trồng đâu chân đẹp tròn như cột
(Hồn xuân) Các từ khác thuộc lớp từ chỉ tính chất cũng được sử dụng trong thơ Huy Cận
giai đoạn này để miêu tả các đặc điểm tính chất của đối tượng Trong đó, tơ là một
từ khá đặc biệt, được nhà thơ dùng để miêu tả vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống, ví dụ trong các câu thơ:
Trang 40Mày tơ soi nét, môi tân đối cười
Việc sử dụng từ tơ trong các trường hợp trên còn cho thấy khả năng chọn lọc
và kết hợp từ ngữ rất độc đáo, điều này cũng góp phần làm nên phong cách thơ Huy Cận giai đoạn trước Cách mạng
Lớp từ chỉ tính chất là một trong ba lớp từ thuộc vào lớp thực từ được Huy Cận sử dụng với số lượng cao trong thơ Cùng với lớp từ định danh từ, lớp từ chỉ hành động, đặc điểm sử dụng lớp từ chỉ tính chất góp phần quan trọng làm nên đặc trưng trong cách dùng từ của Huy Cận
thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca cũng diễn ra không đồng đều
Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là lớp 3 (lớp từ mang ý nghĩa bổ sung cho thực từ) với 27 - 33% Thuộc vào lớp từ này, có thể kể đến các nhóm từ như: từ làm dấu
hiệu thời gian đã, đang, sẽ, sắp, vừa, mới, vẫn; từ bổ sung ý nghĩa khẳng định, phủ định có, không, chưa, chẳng; từ mang ý nghĩa chỉ mức độ lắm, rất, quá, vô cùng, vô
hạn; từ chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, cùng, đều, lại; từ chỉ mệnh lệnh hãy, đừng