- Về thực tiễn: Góp vào kho tàng kinh nghiệm của lịch sử cách mạng ViệtNam một mẫu hình tiêu biểu về tổ chức lực lượng và phát động quần chúng tiếnhành tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2HUẾ, NĂM 2016
Trang 3ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ
2 TS Nguyễn Văn Hoa
HUẾ, NĂM 2016
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do tác giả thực hiệndưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Công Huỳnh Kỳ và Tiến sĩNguyễn Văn Hoa
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Đỗ Mạnh Hùng
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương CôngHuỳnh Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài luận án
Xin được tỏ lòng biết ơn đối với Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Lịch sử,Lãnh đạo Phòng Tổ chức - Hành chính, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm -Đại học Huế, Ban Tổ chức cán bộ và Ban Giám đốc Đại học Huế đã chỉ bảo, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập Xin chân thành cảm ơn các
vị lão thành cách mạng, các trung tâm lưu trữ, thư viện, bảo tàng đã cung cấp chotôi nhiều tư liệu quý báu trong quá trình thực hiện luận án
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bằng hữu và gia đình đã động viên, giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh
Đỗ Mạnh Hùng
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của luận án 5
6 Bố cục của luận án 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Tình hình nghiên cứu 9
1.2.1 Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam 9
1.2.2 Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 22
1.2.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết 28
1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 29
Chương 2 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ THÁNG 9-1939 ĐẾN THÁNG 3-1945) 30
2.1 Tình hình các tỉnh Bắc Trung Bộ trước Chiến tranh thế giới thứ hai 30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của các tỉnh Bắc Trung Bộ trước năm 1930 30
Trang 82.1.2 Sự ra đời của tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân các
tỉnh Bắc Trung Bộ những năm 1930 - 1939 37
2.2 Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền 45
2.2.1 Bối cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương 45
2.2.2 Kết hợp chuẩn bị với đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 53
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3 GẤP RÚT CHUẨN BỊ VỀ MỌI MẶT VÀ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ THÁNG 3-1945 ĐẾN THÁNG 8-1945) 73
3.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp 73
3.1.1 Âm mưu và thủ đoạn của phát xít Nhật 73
3.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương 78
3.2 Gấp rút xây dựng lực lượng về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền 79
3.2.1 Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng 79
3.2.2 Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị 83
3.2.3 Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa 95
3.3 Cao trào kháng Nhật cứu nước 100
3.3.1 Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói 100
3.3.2 Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền cách mạng 102
3.4 Thời cơ và kế hoạch khởi nghĩa của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ 105
3.4.1 Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 105
3.4.2 Kế hoạch khởi nghĩa của các tỉnh Bắc Trung Bộ 108
3.5 Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 113
Trang 93.5.1 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh (từ ngày 15-8-1945 đến ngày
21-8-1945) 114
3.5.2 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Nghệ An (từ ngày 17-8-1945 đến ngày 26-8-1945) 116
3.5.3 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa (từ ngày 19-8-1945 đến ngày 26-8-1945) 119
3.5.4 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thừa Thiên (từ ngày 19-8-1945 đến ngày 23-8-1945) 121
3.5.5 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Bình (ngày 23-8-1945) 125
3.5.6 Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Trị (từ ngày 23-8-1945 đến ngày 25-8-1945) 126
Tiểu kết chương 3 129
Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 130
4.1 Đặc điểm 130
4.1.1 Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng đã đạt được những kết quả toàn diện, thể hiện tính chủ động, sáng tạo của các địa phương 130
4.1.2 Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ linh hoạt và đa dạng 135
4.1.3 Phương thức khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phong phú và độc đáo 137
4.2 Ưu điểm và hạn chế 140
4.2.1 Ưu điểm 140
4.2.2 Hạn chế 148
4.3 Vai trò 152
4.3.1 Trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu, làm tan rã Chính phủ Trần Trọng Kim, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 152
4.3.2 Tác động đến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ 153
4.3.3 Có ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạn Lào 154
Trang 104.4 Bài học kinh nghiệm 155
4.4.1 Về phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất 155
4.4.2 Về phương pháp xây dựng lực lượng cách mạng 156
4.4.3 Về nắm bắt thời cơ và chớp đúng thời cơ 157
4.4.4 Về công tác xây dựng Đảng 158
Tiểu kết chương 4 160
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên 39Bảng 4.1 Thời gian các tỉnh, thành, đặc khu khởi nghĩa thắng lợi ở tỉnh lị 145
Trang 12MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại, Cách mạng tháng Támnăm 1945 là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt lớntrong tiến trìnhlịch sử dân tộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ chế độthực dân, phát xít và phong kiến tay sai, thiết lập nên chế độ xã hội tiến bộ với sự rađời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cách mạng tháng Tám đã tạo ra nhữngtiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vấn đề khoa học được nhiều nhànghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.Bên cạnh những vấn đề chung của Cách mạng tháng Tám, một số công trình mangtính khu vực và địa phương đã được tiếp cận Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám
ở các tỉnh đã được nghiên cứu nhưng chủ yếu còn dưới dạng mô tả, vấn đề nêu đặcđiểm gần như chưa được đề cập Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ
là một vấn đề quan trọng nhưng chưa được các nhà sử học nghiên cứu toàn diện và
có hệ thống
Đóng góp vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các tỉnhBắc Trung Bộ Đây là địa bàn chiến lược của xứ Trung Kì Bộ máy cai trị cũng nhưlực lượng quân sự của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở đây tương đối mạnh Vìvậy, Bắc Trung Bộ là một trong những địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng ácliệt nhất, khó khăn nhất Vượt qua các cuộc khủng bố của đế quốc, qua các phongtrào cách mạng, vùng đất Bắc Trung Bộ thực sự là một trong những trung tâm cáchmạng của cả nước Bước vào giai đoạn 1939 - 1945, quán triệt và thực hiện đườnglối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự lãnhđạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng địa phương, Việt Minh các tỉnhBắc Trung Bộ đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân kết hợp chuẩn bị và đấu tranh tiếntới cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi
Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tỉnh Bắc Trung
Bộ có một vị trí, vai trò quan trọng Đây là một trong những khu vực diễn ra cuộckhởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất ở tỉnh lị, trực tiếp chấm dứt chế độphong kiến lạc hậu và Chính phủ Trần Trọng Kim Cuộc vận động Cách mạng
Trang 13tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có nét sáng tạo về tập hợp lực lượng,phương thức khởi nghĩa và hình thái giành chính quyền Vì vậy, nghiên cứu Cáchmạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là việc làm có ý nghĩa về mặtkhoa học và có giá trị thực tiễn sâu sắc.
- Về khoa học: Góp phần tái hiện đầy đủ bức tranh lịch sử Cách mạng thángTám trong cả nước nói chung và ở khu vực nói riêng; làm nổi rõ vai trò, đặc điểmcủa Cách mạng tháng Tám ở Bắc Trung Bộ, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạocủa đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương vạch ra
- Về thực tiễn: Góp vào kho tàng kinh nghiệm của lịch sử cách mạng ViệtNam một mẫu hình tiêu biểu về tổ chức lực lượng và phát động quần chúng tiếnhành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; đúc rút những bài học kinhnghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chỉnh đốn Đảng, chiến lược đại đoànkết dân tộc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; góp phần giáo dục truyềnthống, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc; bổ sung tư liệu về Cách mạng thángTám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và cả nước
Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực Bắc Trung Bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Xứ ủyTrung Kì, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị và Thừa Thiên
- Về thời gian: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 26-8-1945, là thời gian trực tiếpchuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố lịch sử Biến cố lịch sử này
có quá trình chuẩn bị trong 15 năm, trực tiếp từ năm 1939 đến năm 1945
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã dẫn đến sự chuyển hướng đấu tranhcủa Đảng Cộng sản Đông Dương, biểu hiện qua các chủ trương lớn như chuyểntrọng tâm công tác về nông thôn, rút vào hoạt động bí mật, đặt vấn đề giải phóng
Trang 14dân tộc lên hàng đầu, xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền… Vìvậy, chúng tôi chọn sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1-9-1939) làmmốc mở đầu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Ngày 26-8-1945, các châu, phủ miền núi tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An lànhững địa phương cuối cùng giành được chính quyền, đánh dấu sự thắng lợi củaCách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Tuy nhiên, để làm rõphương thức, vai trò của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ,một số nội dụng của luận án chúng tôi phân tích đến sự kiện Bảo Đại thoái vị ngày30-8-1945
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tái hiện có hệ thống và toàn diện về cuộc vận động Cách mạng tháng Támnăm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Trên cơ sở đó, khẳng định sự lãnh đạo đúngđắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảngđịa phương, Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ và sự đóng góp to lớn của quầnchúng nhân dân ở khu vực này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiêncứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ
- Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh BắcTrung Bộ từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945
- Làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ
- Trên cơ sở đó, phân tích đặc điểm; ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài họckinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
4 NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu
- Nguồn tài liệu thành văn
+ Tài liệu đã công bố
Trang 15Bao gồm các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các sách lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố, thị xã,huyện ở Bắc Trung Bộ; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản;các luận án, luận văn đã bảo vệ thành công; các bài viết đăng trên báo, tạp chí… về
đề tài Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước nói chung và các tỉnhBắc Trung Bộ nói riêng
+ Tài liệu lưu trữ
Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông cáo liên quan đến Cách mạng thángTám năm 1945 của Đảng và Việt Minh các cấp ở một số tỉnh, một số hồi kí chưacông bố, một số tài liệu của thực dân Pháp… liên quan đến phong trào cách mạngcác tỉnh Bắc Trung Bộ tại Phòng Lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy các tỉnh từThanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, Thư viện, Bảo tàng, Kho Lưu trữ Viện Lịch sửĐảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại
Đà Lạt, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Tác giả xem đây là nguồn tàiliệu quan trọng để luận án đạt được nhiệm vụ đề ra
- Nguồn tài liệu khảo sát điền dã
Tác giả luận án còn khảo sát điền dã, đi thực tế tại một số di tích lịch sử,đồng thời phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để tìm hiểu, xác minh các sự kiện liênquan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, củaĐảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xâydựng Đảng, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là khởinghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trong luận án, chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic
và các phương pháp cụ thể của chuyên ngành như miêu tả, phân tích, tổng hợp đểtái hiện bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ.Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê để thống kê định lượng các sự kiện lịch
sử tiêu biểu theo nội dung tổ chức Đảng, quần chúng, số lượng đảng viên, tù chínhtrị ở các địa phương; trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá những vấn đề lịch sửliên quan Ngoài ra, tác giả luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếuphong trào giữa các tỉnh trong khu vực, giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh
Trang 16đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và các phương pháp liên ngành nhưđiền dã, phỏng vấn nhân chứng để tìm hiểu, xác minh các nhân vật, sự kiện lịch sử.
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Thứ hai, từ nội dung nghiên cứu rút ra đặc điểm đặt trong mối quan hệ đối
sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh đồngbằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ; nêu lên ưuđiểm, hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Thứ ba, cung cấp hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Thứ tư, luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở bậc đại học và cao đẳng; góp phần giáo dục truyền thốngyêu nước, cách mạng cho các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, là tài liệu
bổ ích giúp giáo viên ở các trường trung học phổ thông biên soạn và giảng dạy phầnlịch sử địa phương trong chương trình lịch sử
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các tỉnh Bắc Trung Bộ nằm dọc theo ven biển, từ 160 đến 20030’ vĩ độ Bắc
và từ 106002’ đến 108002’ kinh độ Đông bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Diện tích phần đất liền toàn khu vựckhoảng 49.600 km2 Các tỉnh Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài hơn 632 km và 27hòn đảo lớn nhỏ, tiêu biểu là các đảo: Cồn Cỏ (Quảng Trị) diện tích 4 km2, HònNgư (Nghệ An) diện tích 2,5 km2, Sơn Dương (Hà Tĩnh) diện tích khoảng 1 km2
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công vànước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945 đã mở ra một thời kì mớitrong lịch sử dân tộc Việt Nam
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của cuộc vận độngtrong suốt 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kết quảtổng hợp của các nhân tố chủ quan và khách quan
Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho chủ nghĩa đế quốc càng thêm suy yếu.Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và lực lượng dân chủ đã từng bước làm thấtbại lực lượng phát xít Đức - Ý - Nhật, điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa vũtrang giành chính quyền đã hết sức thuận lợi Phát xít Nhật ở Đông Dương và Chínhphủ Trần Trọng Kim hoang mang, tê liệt Đó là thời cơ “ngàn năm có một” đượcĐảng Cộng sản Đông Dương kịp thời chớp lấy, phát động toàn dân nổi dậy khởinghĩa và giành được thắng lợi mau lẹ, ít đổ máu Tuy nhiên, điều kiện khách quan
đó chỉ có thể được phát huy thông qua các yếu tố chủ quan
Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sởđường lối chiến lược đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) đã tiếnhành chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thể hiện trong các nghị quyết Hội nghịTrung ương tháng 11-1939, tháng 11-1940 và Hội nghị Trung ương 8 (5-1941).Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lênhàng đầu, đã thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo, phản ánh đúng thực tế Việt Nam
Trang 18trong xu thế phát triển của thế giới Nhờ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khơidậy, phát huy được truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc, tinh thầnyêu nước của nhân dân và dấy lên được phong trào yêu nước, cách mạng của quầnchúng trong những năm 1930 - 1935 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 Đến cuộcvận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công cuộc chuẩn bị diễn ra trực tiếp, khẩntrương và toàn diện Trong quá trình chuẩn bị, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặttrận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng,trước hết là lực lượng chính trị của quần chúng Trên cơ sở lực lượng chính trị củaquần chúng đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang Đó là hai lực lượng cáchmạng được Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng hợp lí nhằm phát huy sức mạnh tolớn vào cuộc đấu tranh với những hình thức thích hợp: Chính trị kết hợp vũ trang vàkhởi nghĩa vũ trang; từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận, tiếnlên tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến, giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộcViệt Nam Nó đã đập tan ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt chế độ phongkiến lạc hậu, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thânphận nô lệ trở thành chủ nhân thật sự của đất nước; đưa Việt Nam từ một nướcthuộc địa, nửa phong kiến thành một nước độc lập tự do; đưa Đảng Cộng sản ĐôngDương thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước; đưa dân tộc Việt Namlên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới Cách mạng tháng Tám năm 1945 đãđưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập tự do và tiến bộ
xã hội Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chẳng những giai cấp công nhân vànhân dân Việt Nam có thể tự hào, mà giai cấp công nhân và những dân tộc bị áp
bức ở các nơi khác cũng có thể tự hào rằng: “Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới có 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc” [86, tr.159].
Đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là vừa mang tính toàn quốcnhưng đồng thời thể hiện những nét cụ thể của địa phương Trong cuộc vận độngCách mạng tháng Tám năm 1945, xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên vàdân cư, kinh tế - xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ĐôngDương, cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các địa phương diễn rakhá phong phú về hình thức tổ chức hoạt động
Trang 19Theo phân chia khu vực hành chính, đối tượng nghiên cứu của lịch sử baogồm: Toàn quốc, khu vực (miền), tỉnh, huyện, xã… Trong luận án, tác giả nghiêncứu về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở khu vực Bắc Trung Bộđược phân biệt với các khu vực khác bởi các dấu hiệu lịch sử, kinh tế, xã hội nhưkhu vực đồng bằng Bắc Bộ; khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ; khu vực duyên hảiNam Trung Bộ; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực Tây Nam Bộ… Chính sự đa dạng,phong phú này dẫn đến tính phong phú, đa dạng của Cách mạng tháng Tám về quátrình chuẩn bị, thời gian giành chính quyền, phương thức tiến hành, hình thái vậnđộng và sự sáng tạo của các địa phương trong quá trình vận dụng đường lối củaĐảng Chẳng hạn, hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế là từ nôngthôn vào thành thị nhưng ở Sài Gòn là từ thành thị về nông thôn…
Về vấn đề địa giới Bắc Trung Bộ, theo Hiệp ước Patenôtre ngày 6-6-1884,
xứ Trung Kì (L’Annam) bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận Theocách phân chia của người Pháp, Trung Kì gồm 3 khu vực: Bắc Trung Kì (Nord -Annam) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; Trung Trung Kì (Central -Annam) gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và QuảngNgãi; Nam Trung Kì (Sud - Annam) gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuận và Bình Thuận Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phong trào cáchmạng các tỉnh miền Trung, Xứ ủy Trung Kì đặt 2 trụ sở: Trụ sở chính đặt tại thànhphố Vinh (Nghệ An) để lãnh đạo chung các tỉnh Trung Kì và trực tiếp chỉ đạo cáctỉnh Bắc Trung Kì từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên; trụ sở 2 đặt tại thành phố ĐàNẵng (Quảng Nam) trực tiếp chỉ đạo các tỉnh Nam Trung Kì từ Quảng Nam đếnBình Thuận [153], [155]
Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộgắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì và sựlãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng địa phương Do đó, để làm rõ vai trò lãnh đạocủa Xứ ủy đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở các tỉnh, trong luận án chúngtôi sử dụng cách phân chia Trung Kì gồm hai khu vực như đã trình bày ở trên
Về tên gọi, từ tháng 6-1884 đến tháng 3-1945, chính quyền thực dân Phápgọi là Bắc Trung Kì; từ tháng 4-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim gọi là Bắc Trung
Bộ Theo Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốchội thông qua ngày 9-11-1946, nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có
Trang 203 bộ: Bắc, Trung, Nam Để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với tên gọi hiện nay,trong luận án, chúng tôi dùng tên gọi Bắc Trung Bộ.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn, hấp dẫn, thuhút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Liên quan đến Cách mạng tháng Támnăm 1945 nói chung và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều công trìnhđược công bố, đề cập đến những khía cạnh khác nhau
1.2.1 Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
1.2.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Kỉ niệm một năm Cách mạng tháng Tám 1945, tập hợp những bài đã đăngtrên báo “Sự thật”, năm 1946, Trường Chinh cho ra mắt tác phẩm “Cách mạngtháng Tám” Công trình đã tái hiện lịch sử cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc, phântích tính chất, ý nghĩa lịch sử, làm rõ những ưu điểm và hạn chế của Cách mạngtháng Tám năm 1945 Theo tác giả, ưu điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
là “chuẩn bị chu đáo”, “mau lẹ và kịp thời”, “toàn dân nổi dậy” [38, tr.367-372] Nhược điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “tinh thần kiên quyết không đều”, “không triệt để tước vũ khí quân đội Nhật”, “không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng”, “không chiếm được nhà ngân hàng” [38, tr.375-382]
Năm 1946, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành công trình “Chặt xiềng” Cuốnsách gồm một số tư liệu lịch sử từ sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) đến ngàyCách mạng tháng Tám thành công trong cả nước Những tài liệu được ghi lại trongcuốn “Chặt xiềng” đã phản ánh những nhận định, phân tích rất chính xác, khoa họccủa Đảng Cộng sản Đông Dương về tình thế cách mạng lúc bấy giờ và khi thời cơđến đã kiên quyết phát động, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắnglợi trong toàn quốc Do đó, công trình có giá trị lớn về mặt tư liệu
Năm 1957, Nhà xuất bản Văn Sử Địa ấn hành công trình “Cách mạng cậnđại Việt Nam: Tài liệu tham khảo lịch sử” do Trần Huy Liệu chủ biên Đây là côngtrình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về lịch sử Việt Nam cận đại nói chung vàcuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng Trong các tập 10, 11, 12,công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh và sinh động về phong trào chống phátxít, chống chiến tranh, về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương;
về cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong
Trang 21đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ Đặc biệt, trong tập 12, sau khi trình bày về cuộc tổngkhởi nghĩa trong toàn quốc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, đánh giá
về đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm củaCách mạng tháng Tám năm 1945
Năm 1960, Nhà xuất bản Sử học ấn hành công trình “Lịch sử Cách mạng
tháng Tám” của các tác giả Văn Tạo, Thành Thế Vĩ, Nguyễn Công Bình Trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các công trình trước, các tác giả đãtập trung làm rõ bối cảnh lịch sử, kết quả quá trình chuẩn bị về mọi mặt và diễnbiến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Đặc biệt, các tác giả đã dành 20trang sách để phân tích về những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, đó là: “Thống nhất hành động, mau lẹ kịp thời”, “là thắng lợi của cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, thắng lợi chính trị là chủ yếu”,
“lãnh đạo và quần chúng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã khăng khít với nhau như keo sơn”, “từ nông thôn ra thành thị và từ thành thị về nông thôn” [117,
tr.154-168] Những luận điểm này giúp tác giả luận án có một cái nhìn tổng quan khitrình bày về đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Để làm rõ hơn cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, năm
1960, Tổ Lịch sử Cách mạng tháng Tám của Viện Sử học đã xuất bản công trình
“Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương” (quyển 1,2) Công trình là kết quả của sự phối hợp nghiên cứu giữa các nhà sử học với BanTuyên giáo và Hội đồng hương các tỉnh, thành trong cả nước tại Hà Nội Do đó,công trình đã tập hợp được nguồn tư liệu phong phú, trong đó có nhiều tài liệu nhânchứng, điền dã Diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phươngtrong toàn quốc được trình bày cụ thể và sinh động hơn so với các công trình đượcxuất bản trước đó Tuy nhiên, do một số tư liệu chưa được kiểm chứng nên dẫn đếnnhững sai sót của các sự kiện lịch sử ở một vài địa phương Chẳng hạn, cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) diễn ra ngày 23-8-1945nhưng trong công trình ghi ngày 25-8-1945 [152, tr.37] Mặc dù vậy, công trình làtài liệu quý để tác giả luận án tham khảo khi trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩagiành chính quyền ở các tỉnh
Năm 1967, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành các công trình “Tìm hiểu Cách
mạng tháng Tám” và “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám”.
Trang 22Hai công trình đã đi sâu nghiên cứu về quá trình chuẩn bị và diễn biến cuộc khởinghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ; phântích tính chất, đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm củaCách mạng tháng Tám năm 1945 Các tác giả của công trình “Tìm hiểu Cách mạngtháng Tám” đã hoàn toàn chính xác khi cho rằng, thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 “là kết quả tất yếu của sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng… Nhờ đường lối chính trị đúng đắn của Đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên, cho nên Đảng ta đã giữ được mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng Đảng và quần chúng gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một sức mạnh vô địch vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, đưa Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi” [25, tr.70-72] Ngoài những nguyên nhân
cơ bản nói trên, các tác giả cũng khẳng định, Cách mạng tháng Tám năm 1945thắng lợi còn nhờ điều kiện khách quan thuận lợi Tuy nhiên, do các công trìnhđược biên soạn dưới góc độ lịch sử Đảng nên không có điều kiện đi sâu phân tíchquá trình vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp trung gian thamgia cách mạng cũng như chưa đề cập, đánh giá vai trò của thanh niên trí thức đốivới sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương
Năm 1970, Nhà xuất bản Tiền phong ấn hành công trình “Dưới lá cờ vẻ vangcủa Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”của Lê Duẩn Trong phần 1 của công trình, tác giả đã nêu lên những kinh nghiệm cơbản nhất của Đảng về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Công trình đã phân tíchrất khoa học, rất sâu sắc những vấn đề được đề cập đến và đã nêu lên thành nhữngtổng kết lí luận, những chân lí phổ biến của lí luận cách mạng Việt Nam Chẳnghạn, phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì tiền
khởi nghĩa, tác giả cho rằng: “Khi Nhật hất cẳng Pháp, Đảng đã tranh thủ thời cơ, chuyển hướng mau lẹ, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước Đây là thời kì động viên quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ, phát triển lực lượng chính trị sâu rộng ở nông thôn và thành thị, đồng bằng và rừng núi, kết hợp với phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tiến tới tổng khởi nghĩa” [42, tr.49].
Đề cập toàn diện hơn về Cách mạng tháng Tám, năm 1971, Ban Nghiên cứuLịch sử Đảng ấn hành công trình “Cách mạng tháng Tám 1945” Công trình là kếtquả nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học uy tín trong nước, trên cơ sở những tư
Trang 23liệu mới, các tác giả đã làm rõ được vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, sự sángtạo của Đảng bộ và nhân dân ở các địa phương; phân tích, đánh giá về tầm vóc và ýnghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Năm 1975, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành công trình “Cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân Việt Nam”, tập 1 của Trường Chinh Trong hơn 400 trang sách, tácgiả đã dành 150 trang để in các bài viết về cách mạng Việt Nam đăng trên báo “Cờgiải phóng” từ tháng 9-1941 đến tháng 7-1945 Qua các bài viết, tác giả đã phântích và chứng minh sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụthể của Việt Nam để vạch ra đường lối chính trị, chiến lược và sách lược đúng đắncủa Đảng Cộng sản Đông Dương trong các giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm
1941 Đường lối này chính là nền tảng để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhữngchủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời nhằm đưa Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến thắng lợi Đây là công trình có giá trị lớn về lí luận và tư liệu
Kỉ niệm lần thứ 40 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Viện Lịch sửĐảng phối hợp với Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, thành phố trong cả nướcxuất bản cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” Với nguồn tư liệu tương đốiphong phú, công trình đã trình bày khái quát diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám
1945 ở các tỉnh trong cả nước, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ So với công trình
“Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương” của Viện
Sử học xuất bản năm 1960, ưu điểm nổi bật của công trình này là các tư liệu đượcđối sánh, kiểm chứng kĩ lưỡng nên có độ tin cậy cao và diễn biến cuộc khởi nghĩagiành chính quyền trong toàn quốc được trình bày một cách có hệ thống
Năm 1985, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành công trình “Đấu tranh vũtrang trong Cách mạng tháng Tám” của Nguyễn Anh Dũng Trên cơ sở các tài liệuhiện có viết về Cách mạng tháng Tám năm 1945, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, hệthống hóa các sự kiện và tư liệu lịch sử nhằm tái hiện một cách tổng quát bức tranh
về quá trình phát triển của đấu tranh vũ trang trong Cách mạng tháng Tám, làm nổibật những đặc điểm, quy luật của đấu tranh vũ trang Về vấn đề này, công trình có
đoạn viết: “Theo quy luật phát triển của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, khi phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển tới một mức độ nhất định, thì chỉ riêng hình thức đấu tranh chính trị là không còn đủ để đáp ứng yêu cầu tiến triển của cách mạng nữa Một hình thức đấu tranh mới nhất định sẽ xuất
Trang 24hiện, đó là hình thức đấu tranh vũ trang… Phải có cuộc đấu tranh vũ trang phối hợp với đấu tranh chính trị, với sự nổi dậy của quần chúng thì mới có thắng lợi huy hoàng và nhanh chóng của Cách mạng tháng Tám” [43, tr.212-214].
Nhân kỉ niệm 50 năm Cách mạng tháng Tám 1945, vào năm 1995, Viện Lịch
sử Đảng cho xuất bản công trình “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945” Trongcông trình này, các tác giả đã tập trung làm rõ quá trình chuẩn bị lực lượng cáchmạng, diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa, rút ra nguyên nhân thắng lợi, tầm vóc vàbài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đặc biệt, trên cơ sở các
tư liệu mới, công trình đã trình bày những nhận định mới về cuộc cách mạng này,trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ Quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong nghiên cứu lịch sử, ở công trình này, thắng lợi vĩ đại của Cáchmạng tháng Tám được nêu bật, song những hạn chế, khuyết điểm của một số địa
phương cũng được chỉ rõ: “Ở một số địa phương, do ta vận động chưa thật khéo léo đối với quân Nhật nên đã đưa lại hậu quả đáng tiếc Trong nội bộ hàng ngũ cách mạng còn có nơi, do sự thống nhất trong cơ quan lãnh đạo chưa cao hoặc do hiểu nhầm nhau mà dẫn đến sự xung đột như ở Tuy Hòa ngày 17-8-1945…, cuộc đụng độ ở Tân Bình từ ngày 25-8…” [150, tr.235-236] Đây là nội dung ít được đề
cập đến trong các công trình nghiên cứu trước
Năm 1995, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành công trình “Cách mạng
tháng Tám - Một số vấn đề lịch sử” do Văn Tạo chủ biên Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu của tập thể các nhà khoa học uy tín trong cả nước, đề cập đến nhiềuvấn đề khác nhau của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 như chủ trương đạiđoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, vai trò của giai cấp công nhân,chính sách thống trị của Nhật Bản đối với Việt Nam trong những năm 1940 - 1945,hình thái vận động trong tổng khởi nghĩa, tính chất, bối cảnh khu vực và quốc tế củacuộc cách mạng này… Đặc biệt, một số chuyên đề đã đi sâu tìm hiểu những lĩnhvực dường như còn là một khoảng trống trong nghiên cứu lúc bấy giờ Chẳng hạnchuyên đề: “Các tầng lớp thanh niên, trí thức, tiểu tư sản thành thị trong cuộc vậnđộng Cách mạng tháng Tám” của tác giả Phạm Như Thơm Chuyên đề đã làm nổi
rõ đời sống kinh tế chính trị, tinh thần yêu nước và hành động cách mạng của bộphận nhân dân rất năng động cách mạng này Không chỉ các hoạt động yêu nước màcác tổ chức của họ như Hội truyền bá quốc ngữ, Hội hướng đạo sinh, Trường Thanh
Trang 25niên Tiền tuyến ở Trung Bộ, Thanh niên Tiền phong ở Nam Bộ cũng được đề cậptới, nhằm làm rõ tính năng động và sáng tạo của phong trào quần chúng do ĐảngCộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã nhanh chóng thu hút và hướng dẫn họ đi đúngđường lối của cách mạng Tác giả Ngô Phương Bá đã trình bày chuyên đề “Vài nét
về tôn giáo trong thời kì Cách mạng tháng Tám” Tuy chỉ mới là “vài nét” thôi,nhưng cũng đã gợi mở nhiều nội dung cần làm rõ về vấn đề tôn giáo trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945 Bởi vì không chỉ “Phật giáo, Công giáo mà tín đồ chiếm đại đa số trong dân tộc, còn các tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam, tuy phần đông có tinh thần yêu nước, nhưng trong bối cảnh lịch sử dân tộc và quốc tế lúc đó, cũng có nhiều vấn đề phức tạp cần phải làm rõ” [115, tr.13].
Cũng trong năm 1995, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc giacông bố công trình “Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay” Các tácgiả trong công trình nghiên cứu này đã trình bày quan điểm của mình về nhữngthành tựu và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội Công trình đã đề cập và phân tích sự lãnh đạo đúng đắn củaTrung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những ngày vô cùng khó khăn củađất nước, đã vượt qua muôn vàn thử thách để đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945đến thành công Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tác giả đãđúc rút những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới đất nước
hiện nay Đúng như lời giới thiệu công trình của Nguyễn Duy Quý: “Cách mạng tháng Tám không để lại cho chúng ta những công thức có sẵn, nhưng lại để cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, những bí quyết để thành công trước mọi diễn biến của lịch sử” [141, tr.9].
Khẳng định giá trị lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945, năm 2005, Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia đã ấn hành công trình “Cách mạng tháng Tám - Một sự
kiện vĩ đại của thế kỉ XX” Công trình gồm một số bài viết của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhằm giúp cho bạnđọc có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc cách mạng này Những đánh giá đều khẳngđịnh Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang chói lọi nhất tronglịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, là kết quả tất yếu của những nhân tố chủ quan
và khách quan, là kết quả hi sinh phấn đấu của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ,
Trang 26trực tiếp là 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện
Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản công trình “Khởi nghĩatừng phần lên Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945” của NguyễnThanh Tâm Công trình đã đi sâu nghiên cứu nội dung của ba hình thức khởi nghĩa:Khởi nghĩa địa phương, khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa; tìm ra mối quan
hệ biện chứng giữa các hình thức và sự chỉ đạo thành công của cách mạng Trên cơ
sở đó, tác giả khẳng định: “Với một quy trình kiên định phương hướng chiến lược đúng, từng bước tìm ra các hình thức, bước đi thích hợp, chỉ đạo đường lối phải đi đôi với chỉ đạo phương pháp cách mạng, khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
đã rèn cho Đảng: Đường cách mạng đi tới thắng lợi không rộng lớn thênh thang
mà lắm khi phải đi len lỏi trên những con đường núi nhỏ hẹp, ngoắt ngoéo, khó đi
và đầy nguy hiểm” [118, tr.190]
Trên cơ sở Luận án Tiến sĩ lịch sử “Đảng bộ các tỉnh ven biển Nam Trung
Bộ lãnh đạo quá trình vận động cách mạng 1939 - 1945” được bảo vệ thành công tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã ấnhành công trình “Cách mạng tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ” củatác giả Ngô Văn Minh Công trình đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện
về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuẩn bị, khởi nghĩa giành chính
quyền ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Tổ chức cơ sở Đảng và số lượng đảng viên tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ tuy không nhiều nhưng chất lượng đảng viên rất cao, biết chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng đường lối chung của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương, tuyên truyền tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân, lôi cuốn cả tầng lớp trung gian về phía cách mạng để tạo nên thế mạnh áp đảo kẻ thù, đặc biệt các đảng
bộ ở đây còn chủ động lên dự án kế hoạch khởi nghĩa cụ thể cho địa phương và khi thời cơ đến, mặc dù chưa nhận được lệnh của Trung ương nhưng đảng bộ tất cả các tỉnh đều chủ động phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi” [90, tr.265-266] Công trình không chỉ gợi mở cho tác giả luận án
về phương pháp tiếp cận và hướng giải quyết vấn đề mà còn cung cấp những luậnđiểm để tác giả đối sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộvới các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ
Trang 27Để ghi lại hoạt động của các học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế,năm 2008, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành công trình “Trường Thanh niênTiền tuyến Huế 1945 - Một hiện tượng lịch sử” Công trình đã tập hợp 78 bài viếtcủa những người nguyên là học viên hoặc thân nhân của học viên và các giáo sưđầu ngành trong cả nước nên có tính xác thực và hàm lượng khoa học cao Trong
đó, nhiều bài viết đã tập trung làm rõ quá trình “Việt Minh hóa” Trường Thanh niênTiền tuyến và những đóng góp của học viên Nhà trường trong cuộc khởi nghĩagiành chính quyền ở thành phố Huế Tác giả Đặng Văn Việt với bài “Việt Minh hóaTrường Thanh niên Tiền tuyến Huế 1945” đã phác họa những nét cơ bản về quá
trình vận động học viên của Trường tham gia Việt Minh Tác giả viết: “Qua sự tuyên truyền vận động của nhóm Việt Minh chúng tôi, anh em đều rất nhạy cảm với tình hình, đều hưởng ứng, sẵn sàng làm mọi việc mà cách mạng cần đến, sẵn sàng
hi sinh cả tính mệnh trước yêu cầu của đất nước” [93, tr.136] Trong bài “Những
ngày giành chính quyền ở Huế”, tác giả Phan Hàm đã tái hiện những công việc màhọc viên Trường Thanh niên Tiền tuyến đã thực hiện trong nửa cuối tháng 8-1945
Có thể nói, công trình đã cung cấp một lượng thông tin quan trọng giúp tác giả luận
án có một cái nhìn tổng quan về sự ra đời, hoạt động của Trường Thanh niên Tiềntuyến Huế và đóng góp của học viên nhà trường trong cuộc khởi nghĩa giành chínhquyền ở thành phố Huế
Năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành công trình “Nội cácTrần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử” của Phạm Hồng Tung Côngtrình đã trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể về hoàn cảnh, nguyên nhân
ra đời, các chủ trương, chính sách, hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim và đềxuất cách tiếp cận, đánh giá mới về bản chất, vai trò, vị trí lịch sử của Nội các này.Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của một số đóng góp của Nội các trong việc khuấyđộng và cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân, đấu tranh
đòi lại chủ quyền, thống nhất đất nước, tác giả đã có cơ sở khi cho rằng: “Nội các Trần Trọng Kim cũng có một vị trí nhất định trên hành trình chung của dân tộc đến độc lập, tự do” [143, tr.366] Tuy nhiên, khi đánh giá bản chất, vị trí lịch sử của Nội
các Trần Trọng Kim, dường như có một sự mâu thuẫn trong quan điểm của tác giảcông trình Trong khi tác giả chứng minh Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính
quyền bản xứ “phải được coi là một bộ phận của bộ máy thống trị, cầm quyền ở
Trang 28Việt Nam trong thời gian từ ngày 11-3 đến ngày 23-8-1945…” [143, tr.362], thì ở phần đánh giá về bản chất của Nội các, tác giả lại cho rằng: “Nội các Trần Trọng Kim không thể là cái gì khác hơn một chính phủ bù nhìn do người Nhật dựng lên sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, nhằm phục vụ chính sách chiếm đóng Việt Nam của người Nhật” [143, tr.346]
Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản công trình “Tổng khởinghĩa tháng Tám 1945 ở đồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Đình Cả Công trình đãphân tích sự linh hoạt, tích cực, chủ động, ý chí đấu tranh kiên cường của Đảng bộ
và quần chúng cách mạng các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc vận độnggiải phóng dân tộc (1939 - 1945); nêu rõ những thành công nổi bật và kinh nghiệmcủa Đảng bộ các tỉnh, thành trong quá trình chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa thángTám 1945 Bàn về tác động của tổng khởi nghĩa ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộđối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên toàn quốc, tác giả cho
rằng: “Thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho tất cả các địa phương, là tấm gương cho cả nước học tập để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi làm nên Cách mạng tháng Tám 1945” [36, tr.239-240] Tuy nhiên, do công trình được phát triển từ Luận án
Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng nên tác giả đã chú trọng việc trình bày, phântích chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, vai trò của các tổ chức Đảng địaphương; trong khi đó vấn đề vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chứcquần chúng, vai trò của thanh niên trí thức trong quá trình chuẩn bị và khởi nghĩagiành chính quyền chưa được trình bày một cách có hệ thống Mặc dù vậy, côngtrình đã cung cấp những luận cứ quan trọng giúp tác giả luận án có cơ sở để đốisánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh, thànhđồng bằng Bắc Bộ
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã tập trung làm sáng tỏ vềbối cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc điểm, ýnghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng thángTám năm 1945 ở Việt Nam Một số công trình đã đề cập đến diễn biến cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở các địa phương, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trang 291.2.1.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trong hơn 70 năm qua, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ởViệt Nam luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà sử học trên thế giới như:Aphônhin, Kebeliep, Buđanop, Varônhin, Guber, Ephimmop, Grammachicop (Liên
Xô cũ); Paul Mus, Philippe Devillers, Chales Fourniau (Pháp); Masaya Shiraishi,Motoo Furuta (Nhật Bản); Stein Tonnesson (Na Uy); David G.Marr, William J.Duiker (Mĩ) Sau đây là một số công trình tiêu biểu
Phân tích nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tác giảPaul Mus, trong công trình “Vietnam, Sociologie d’une guerre” xuất bản năm 1952,
cho rằng: “Chính quyền thực dân Pháp phải chịu trách nhiệm về việc đã phá vỡ cơ
sở và cấu trúc kinh tế - xã hội của Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành một dân tộc mất cân bằng; và Cách mạng tháng Tám là cách người Việt Nam lập lại thế cân bằng đó” [163, tr.261] Có thể nói, Paul Mus là sử gia phương Tây đầu tiên phân
tích nguyên nhân xã hội - chính trị sâu xa của Cách mạng tháng Tám
Trong chuyên luận “Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí
Cộng sản ở Pháp số tháng 9-1961, Chales Fourniau xem đây là “điểm tập trung của phong trào dân tộc và dân chủ, hai trào lưu lớn xuyên qua toàn bộ lịch sử nước Việt Nam Cuộc khởi nghĩa chống bọn xâm lược Nhật - Pháp thắng lợi là một chiến công to lớn ghi vào lịch sử như những chiến công của Lê Lợi, Quang Trung…” [55]
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ có ý nghĩa đối vớidân tộc Việt Nam, mà còn tác động tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Trong công trình “The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, Ho Chi Minh and De Gaulle in a world at war”, xuất bản năm 1991, tác giả Stein Tonnesson cho rằng: “Tuyên bố độc lập của Việt Nam năm 1945 mở ra thời kì phi thực dân hóa ở châu Á, tiếp đến là châu Phi” [159, tr.426]
Công trình “Vietnam 1945 The quest for power” của nhà sử học người Mĩ
David G.Marr, xuất bản lần đầu năm 1995 có thể xem là công trình sử học nghiêncứu chi tiết nhất về Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam ở nước ngoài
Để cho ra đời công trình này, David G.Marr đã mất 13 năm sưu tầm tư liệu, khảosát ở Mĩ, Pháp, Australia và Việt Nam Đánh giá về tầm vóc của Cách mạng tháng
Tám năm 1945, tác giả David G.Marr khẳng định: “Mặc dù quy mô nhỏ hơn nhưng cuộc cách mạng của người Việt Nam có thể đặt ngang hàng các cuộc Cách mạng Pháp, Nga và Trung Quốc về các kết quả của sự phê bình, so sánh” [148, tr.10]
Trang 30Ở một khía cạnh khác, tác giả Philippe Devillers đã phần nào hiểu được bảnchất của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra ở Hà Nội cũng như tính chất nhân
dân, chính nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ông viết: “Đúng vào ngày 19-8, qua cuộc biểu tình của các công nhân viên chức đòi độc lập và thống nhất Tổ quốc, các cán bộ Việt Minh đã lọt vào thành phố và thuyết phục được vị Khâm sai theo họ và chiếm chính quyền Lập tức mở những cuộc tiếp xúc với các đảng phái quốc gia và các cơ quan của Nhật Kể từ đây, trên sân khấu châu Á đã có một nước Việt Nam mới, một Chính phủ Việt Nam cho toàn nước Việt Nam” [41, tr.142].
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên một số sử gia trên có những nhận địnhthiếu xác thực về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam Trong công trình
“Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952”, Philippe Devilers xem thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là “sự ăn may” (le mendicité) [162] Cùng quan điểm với Philippe Devilers, Stein Tonnesson cho rằng: “Với việc tạo ra khoảng trống quyền lực, các nước lớn đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó giúp Việt Minh giành chính quyền” [159, tr.5-6] Trong khi đó, David G.Marr khẳng định: “Sau ngày 9-3-1945 các sự kiện diễn ra một cách tự phát, không có bàn tay điều khiển nào… Việt Nam đã kinh qua một cuộc khởi nghĩa quy mô toàn quốc, nhưng chưa phải một cuộc cách mạng” [158, tr.4-6] Rõ ràng, các tác giả chưa thấu hiểu được
vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và tính chủ động củanhân dân Việt Nam trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây ít đề cập đến Cách mạngtháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Trong công trình của mình, tác giảDavid G.Marr đã dành hơn 30 trang để viết về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ởkhu vực này nhưng hết sức khái quát, chưa có hệ thống
1.2.1.3 Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, để xuất bản công trình Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam, nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức trong cả nước Tiêubiểu là “Cuộc tọa đàm về Cách mạng tháng Tám” từ ngày 29-3 đến ngày 2-4-1963
do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương tổ chức tại Hà Nội với sự tham dựcủa 178 đại biểu, trong đó có 6 ủy viên Trung ương Đảng Cuộc tọa đàm đã thảoluận nhiều nội dung quan trọng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 như: Sự thay
Trang 31đổi chỉ đạo chiến lược và chủ trương của Đảng đối với giai cấp địa chủ, tư sản; tínhchất, đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.Chẳng hạn, khi thảo luận về vấn đề hình thái vận động trong Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 đã có 12 ý kiến phát biểu xung quanh vấn đề này nhưng “không có đồng chí nào khẳng định trong Cách mạng tháng Tám biểu hiện hoàn toàn quy luật nông thôn bao vây thành thị và cũng không có đồng chí nào khẳng định hoàn toàn
là thành thị tiến về nông thôn” [34, tr.28] Đại biểu Bạch Ngọc Anh - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội cho rằng, trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã biểu
hiện đầy đủ cả bốn trạng thái khác nhau: “Từ nông thôn bao vây thành thị: Nhiều nhất ở Bắc Bộ; từ thành thị trở về nông thôn: Nhiều nhất ở Nam Bộ; nông thôn bao vây thành thị rồi lực lượng thành thị nổi lên cùng với nông thôn giải quyết thành thị, tức là nông thôn và thành thị cùng làm một lúc; một số nông thôn trước rồi đến thành thị Thành thị lại ảnh hưởng đến nông thôn còn lại Ở đây có sự ảnh hưởng chứ không có sự bao vây rồi cùng nhau khởi nghĩa cướp chính quyền” [34, tr.28] Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng “khởi nghĩa tháng Tám đã diễn biến theo đúng với tư tưởng chỉ đạo của Trung ương nghĩa là không coi nhẹ nông thôn
đặc điểm của Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn, Nam Bộ” đã chỉ ra rằng: “Ở Sài Gòn, quyết định khởi nghĩa là kết quả sau cùng của mấy hội nghị kéo dài, trong đó hai chiến lược đối chọi nhau gay gắt” [142, tr.10] và “trong điều kiện trở lực hết sức lớn, Đảng bộ đã kịp thời tập hợp đủ lực lượng để khởi nghĩa thành công đồng nhịp với Hà Nội, Huế” [142, tr.15]; đồng thời “một cách chỉ đạo khởi nghĩa gần sát với khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin” [142, tr.20] Tác
giả Lê Huỳnh Hoa với bài “Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn và những điểm khác
Trang 32biệt” đã phân tích những điểm nổi bật của cuộc cách mạng tại thành phố Sài Gòn,
đó là “sự tồn tại và hoạt động của tổ chức Đảng ở Nam Kì, hình thức tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng thành một mặt trận thống nhất ủng hộ Việt Minh, hình thức khởi nghĩa giành chính quyền…” [142, tr.458] Tác giả cho rằng, so với Hà
Nội, Huế, hình thái vận động của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn lại
khác hoàn toàn: “Cũng sử dụng lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân yêu nước mà chủ lực là Thanh niên Tiền phong, đoàn viên Tổng Công đoàn Nam Bộ song cuộc chiến đấu giành chính quyền lại được thực hiện từ trong ra và gần như không một tiếng súng Đó là cuộc khởi nghĩa mà kết quả của nó đã được xác lập trước ánh bình minh” [142, tr.464] Đây là những luận cứ quan trọng giúp tác giả
luận án có cơ sở để rút ra những đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ởcác tỉnh Bắc Trung Bộ
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, báo chí cách mạng giữvai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động các tầnglớp nhân dân tham gia đấu tranh Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Trung đã hoànthành Luận án Tiến sĩ lịch sử với đề tài “Báo chí của các cấp Đảng bộ Trung Kì
trong những năm 1930 1945” tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
-Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án đã tái hiện được bức tranh sinh động về báo chícác cấp của Đảng bộ Trung Kì từ ngày Đảng ra đời đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công; làm rõ nội dung, vai trò, thực tế sắc thái lịch sử của báo chí cáccấp Đảng bộ Trung Kì trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, trong đó có một số
tờ báo của tổ chức Đảng các tỉnh Bắc Trung Bộ; đưa ra những nhận xét, đánh giá vàkinh nghiệm chủ yếu qua hoạt động báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kì
Ngoài ra, nhiều bài nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng trên các tạpchí chuyên ngành, tiêu biểu là: Văn Phong (1955), “Tính chất xã hội Việt Nam vàCách mạng tháng Tám”, Tập san Văn Sử Địa, số 02; Trần Huy Liệu (1956), “Mấynét đặc biệt về Cách mạng tháng Tám”, Tập san Văn Sử Địa, số 20; Nguyễn CôngBình (1960), “Bàn về tính chất Cách mạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 17;Trần Văn Tí (1961), “Tìm hiểu những kinh nghiệm của hình thái đấu tranh Cáchmạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 29, 30; Nguyễn Ngọc Minh (1965),
“Cách mạng tháng Tám và nền kinh tế Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số 28;Lương Sơn Châu (1970), “Vấn đề thời cơ - Từ khởi nghĩa tháng Mười Nga đến khởi
Trang 33nghĩa tháng Tám của Việt Nam, Nội san Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 03; ThanhĐạm (1975), “Nghiên cứu vấn đề tầng lớp trung gian trong thời kì Cách mạng thángTám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 163; Nguyễn Thế Nguyên (1980), “Tìm hiểu nghệthuật tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Cộng sản, số 08;Nguyễn Nhân Tâm (1985), “Tìm hiểu chủ trương khởi nghĩa từng phần của Đảngtrong Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03, 04; Nguyễn Thành(1990), “Cách mạng tháng Tám 1945 trong dư luận chính trị ở Pháp”, Nghiên cứuLịch sử, số 04; Văn Tạo (2005), “Cách mạng tháng Tám - thắng lợi của đường lốichiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 739;Nguyễn Mạnh Hà (2006), “Bàn thêm về đặc điểm của cuộc Tổng khởi nghĩa thángTám năm 1945”, Tạp chí Cộng sản, số 16; Nguyễn Hoàng Giáp (2010), “Tầm vócthời đại của Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 08…
Các bài nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu mới, đặt ra nhiều vấn đề
và đánh giá mới về Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tuy nhiên, trong khuôn khổhạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu trình bày những nhận định, đánhgiá về Cách mạng tháng Tám toàn quốc, không đi sâu phân tích cụ thể về từng tỉnh;vấn đề nêu đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộcũng không được đề cập đến Trên cơ sở tập hợp các bài viết chuyên khảo, chúngtôi đã có sự đối chứng, so sánh, mở rộng những nhận định, đánh giá về cuộc vậnđộng Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
1.2.2 Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
1.2.2.1 Các công trình lịch sử địa phương
Năm 1966, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản côngtrình “Sơ giản lịch sử Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)” Công trình đã trìnhbày khái quát quá trình chuẩn bị và diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyềntháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa Trong phần kết luận, công trình đã phân tíchnhững ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo cuộc vận độnggiải phóng dân tộc 1939 - 1945 Về những hạn chế của Đảng bộ tỉnh, công trình đã
chỉ ra rằng: “Có lúc một bộ phận trong ban lãnh đạo của Đảng bộ tỏ ra thiếu kiên định vững vàng, công khai hình thức, bị động chạy theo phong trào, tạo sơ hở cho
đế quốc dễ khủng bố Ngược lại cũng có lúc bị kẻ thù khủng bố ác liệt, trong lãnh
Trang 34đạo một số đồng chí lại nảy sinh khuynh hướng do dự rụt rè không mạnh bạo phát động quần chúng đấu tranh duy trì phong trào” [33, tr.87] Đặc biệt, nhiều số liệu
được sử dụng trong công trình là từ kết quả của các cuộc điều tra xã hội học do BanNghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh và các huyện, thị tiến hành trong năm 1964 nên có
độ tin cậy cao Tuy nhiên, do bước đầu nghiên cứu biên soạn, nhiều tài liệu chưađược sưu tầm hết và tổng kết một cách có hệ thống nên công trình chỉ trình bày kháiquát quá trình đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở Thanh Hóa Vấn đề nêuđặc điểm cũng chưa được công trình đề cập đến
Công trình “Cách mạng tháng Tám 1939 - 1945” do Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng Tỉnh ủy Nghệ An xuất bản năm 1966 đã trình bày khái quát quá trình chuẩn bị
và khởi nghĩa giành chính quyền cũng như công cuộc bảo vệ, củng cố chính quyềncách mạng của nhân dân Nghệ An Trong phần kết luận, công trình đã phân tíchnhững ưu điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nghệ An, đồng thời một sốhạn chế của tổ chức Đảng địa phương trong quá trình lãnh đạo phong trào cũng
được làm rõ Công trình viết: “Do chưa nhận thức đầy đủ vị trí của nông dân trong cách mạng, nên Đảng bộ Nghệ An đã thiếu sự quan tâm đúng mức trong việc tổ chức lực lượng nông dân và chưa đề ra được những khẩu hiệu cụ thể và thiết thực
để phát động nông dân Trong lúc địch khủng bố, đúng ra phải chuyển hoạt động
về nông thôn để duy trì và củng cố lực lượng, nhưng phong trào ở Nghệ An vẫn bám vào thành phố và xoay quanh thành phố ” [27, tr.84].
Năm 1966, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh xuất bản côngtrình “Thời kì Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)” Công trình là kết quả của sựphối hợp nghiên cứu giữa Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh với Ban Nghiên cứuLịch sử Đảng các huyện, thị Do đó, công trình đã tập hợp được nhiều tài liệu địaphương, nhiều ý kiến của các nhân vật đã từng lãnh đạo hoặc tham gia trong phongtrào đấu tranh cách mạng giai đoạn 1939 - 1945 ở Hà Tĩnh Trên cơ sở đó, côngtrình đã trình bày khái quát quá trình chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyềntháng Tám năm 1945 ở Hà Tĩnh Tuy nhiên, một số sự kiện, nội dung chưa đượcphản ánh chân thực như ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Can Lộc,vai trò của tầng lớp thanh niên trí thức đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Támnăm 1945 ở Hà Tĩnh
Trang 35Năm 1974, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình xuất bảncông trình “Lịch sử Cách mạng tháng Tám Quảng Bình (sơ thảo)” Trong công trìnhnày, các tác giả đã dành hơn 40 trang sách để trình bày về quá trình chuẩn bị và diễnbiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Quảng Bình Trên
cơ sở đó, công trình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Quảng Bình, đó là: “Nắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”; “Nhận rõ vai trò của nông dân, kiên trì giáo dục và phát động cao trào khởi nghĩa của nông dân”; “Thực hiện đúng đắn chính sách mặt trận dân tộc thống nhất vững chắc và rộng rãi, triệt để phân hóa cô lập kẻ thù”; “Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định mọi thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám” [31, tr.80-97] Tuy nhiên, do bước đầu nghiên cứu
nên công trình chỉ trình bày một cách khái quát quá trình chuẩn bị và khởi nghĩagiành chính quyền ở Quảng Bình, không có sự đối sánh với phong trào cách mạng ởcác tỉnh lân cận; vấn đề nêu đặc điểm về quá trình chuẩn bị, hình thái khởi nghĩa vàphương thức giành chính quyền cũng chưa được đề cập đến
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số công trình khác như: Ban Nghiên cứuLịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh (1984), “Lịch sử Nghệ Tĩnh”, tập 1; Ban Nghiên cứu vàbiên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hóa (1996), “Lịch sử Thanh Hóa (1930 - 1945)”, tập 5;Đặng Duy Báu (chủ biên) (2000), “Lịch sử Hà Tĩnh”, tập 1; Nguyễn Văn Hoa (chủbiên) (2005), “Địa chí Thừa Thiên Huế” (phần lịch sử); Nguyễn Khắc Thái (2014),
“Lịch sử Quảng Bình” đã ít nhiều phác họa sơ lược công cuộc chuẩn bị và khởinghĩa giành chính quyền của nhân dân các tỉnh nói trên
Đặc biệt, đến nay tất cả các tỉnh, huyện, thị, thành và nhiều xã, phường trongkhu vực đã biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương mình Có thể kể ra đây một
số công trình như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), “Lịch sử Đảng bộ
Hà Tĩnh, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1995),
“Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thừa Thiên Huế (1995), “Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1954)”;
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1(1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (1998), “Lịch sử Đảng bộNghệ An, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010),
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 1954)”
Trang 36Những công trình lịch sử Đảng bộ mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sựkiện lịch sử có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cáchmạng của nhân dân tại các địa phương, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa được đềcập Có nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc còn đang tranhluận hay xác minh Chẳng hạn tình trạng thiếu đoàn kết, nhất trí trong nội bộ nhữngngười cộng sản tại một số tỉnh thời gian đầu sau ngày 9-3-1945; việc vận động tầnglớp trung gian ở các địa phương; vai trò của thanh niên, trí thức trong những ngàydiễn ra khởi nghĩa giành chính quyền tuy có đề cập đến nhưng vẫn còn hạn chế…Hầu hết các công trình ít khai thác và sử dụng nguồn tư liệu của chính quyền thựcdân Pháp và phát xít Nhật.
1.2.2.2 Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Công nhân xí nghiệp vôi thủy LongThọ (1896 - 1945)” của tác giả Nguyễn Thị Đảm được bảo vệ thành công tạiTrường Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1994 đã trình bày một cách có hệ thống,tương đối hoàn chỉnh, trung thực về tình hình đội ngũ công nhân xí nghiệp vôi thủyLong Thọ Trong chương 2 của luận án, tác giả đã dành một mục để trình bày hoạtđộng đấu tranh của công nhân Long Thọ, trong đó có phong trào phá kho thóc Nhật,việc thành lập và hoạt động của Tổ Việt Minh trong xí nghiệp, việc giành chínhquyền ở nhà máy và tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế Tác giả
cho rằng: “Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), công nhân Long Thọ nhanh chóng hòa vào phong trào giải phóng ở Thừa Thiên Huế tự nhiên và mau lẹ Nhờ đấy trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám họ trở thành lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh giành chính quyền ở địa phương” [47, tr.146].
Năm 2003, tác giả Trần Văn Thức đã hoàn thành Luận án Tiến sĩ lịch sử với
đề tài “Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An thời kì 1939
-1945” tại Viện Sử học Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả đã tái hiện công
cuộc chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Nghệ An; rút ra một số
nhận xét về quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An; so sánh
với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh Mặc dùvậy, trong luận án một số nhận định của tác giả cần được tiếp tục thảo luận trên cơ
sở tư liệu và đánh giá vấn đề có tính toàn diện Chẳng hạn, khi bàn về thời gian
Trang 37chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An, tác giả khẳng định: “Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền cho Cách mạng tháng Tám 1945 chỉ thực sự được bắt đầu từ khi Việt Minh Nghệ Tĩnh ra đời (19-5-1945) đến khi khởi nghĩa giành chính quyền Điều đó chứng tỏ rằng, thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An là hết sức ngắn ngủi
và quá ít ỏi so với tiến trình chung của cả nước” [124, tr.147].
Luận văn Thạc sĩ sử học “Chiến khu Ngọc Trạo trong Cách mạng tháng Támnăm 1945 ở Thanh Hóa” của tác giả Phạm Thị Hằng được bảo vệ thành công tạiTrường Đại học Sư phạm - Đại học Huế năm 2009 đã trình bày tương đối toàn diện
và có hệ thống về sự ra đời, quá trình xây dựng và hoạt động của chiến khu NgọcTrạo trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa Qua đó, tác giả rút rađặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm của chiến khu Ngọc Trạo đối với phongtrào cách mạng tỉnh Thanh Hóa
Năm 2011, học viên Lê Thị Tuyết Nhung bảo vệ thành công Luận văn Thạc
sĩ sử học với đề tài “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Trị” tại Trường Đạihọc Sư phạm - Đại học Huế Luận văn đã làm rõ quá trình chuẩn bị về mọi mặt,diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và rút ra một số nhận xét về Cáchmạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Quảng Trị
Trong những năm gần đây, mảng đề tài phong trào yêu nước và cách mạngcác địa phương thời cận đại thu hút nhiều học viên, nghiên cứu sinh tìm hiểu Năm
2012, tác giả Nguyễn Tất Thắng đã hoàn thành Luận án Tiến sĩ lịch sử với đề tài
“Phong trào yêu nước và cách mạng Hà Tĩnh từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945” tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Với nguồn tư
liệu tương đối phong phú, tác giả luận án đã tái hiện các phong trào yêu nước vàcách mạng ở Hà Tĩnh từ năm 1885 đến năm 1945; qua đó làm rõ sự chuyển biếncủa phong trào yêu nước và cách mạng Hà Tĩnh từ hệ tư tưởng phong kiến sang dânchủ tư sản và cuối cùng là sự thắng lợi của con đường cách mạng vô sản Tuy nhiên,
do công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian 60 năm nên cuộc vận độngCách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Tĩnh được trình bày hết sức khái quát
Ngoài ra, có thể kể đến những bài nghiên cứu của nhiều tác giả được đăngtrên các tạp chí chuyên ngành Tác giả Phạm Cúc với bài “Khởi nghĩa giành chínhquyền tháng Tám 1945 ở Thanh Hóa” đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 04 năm
Trang 381991 đã trình bày khái quát diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vàphân tích những nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa.Cũng trong số 04 của Tạp chí Lịch sử Đảng năm 1991, tác giả Hoàng Tiêu với bài
“Sự vận dụng sáng tạo đường lối khởi nghĩa của Trung ương Đảng ở Thanh Hóa”
đã phân tích và chứng minh Tỉnh ủy, Việt Minh Thanh Hóa vận dụng một cách linhhoạt đường lối khởi nghĩa của Trung ương trong quá trình chuẩn bị và khởi nghĩagiành chính quyền ở địa phương, khẳng định đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫnđến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
số 01 năm 2003 đã đăng bài “Góp phần làm sáng tỏ thêm cuộc khởi nghĩa giànhchính quyền ở Nghệ An” của tác giả Trần Văn Thức Trong bài viết này, sau khitrình bày khái quát quá trình khẩn trương chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền,tác giả đã rút ra một số nhận xét về cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ởNghệ An trên các phương diện: Thời gian chuẩn bị, hình thái khởi nghĩa, phươngthức giành chính quyền, vai trò của tổ chức Đảng và Việt Minh Nghệ Tĩnh, tác độngcủa Cách mạng tháng Tám ở Nghệ An đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạnLào… Chẳng hạn, bàn về hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An, tác
giả cho rằng: “Do đặc điểm tình hình và so sánh lực lượng giữa các vùng thành thị, đồng bằng, trung du và miền núi không đều nhau, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
ở Nghệ An diễn ra trong hình thái nông thôn mở đầu…; thành thị, nông thôn đồng thời tiến hành…; và cuối cùng kết thúc ở nông thôn miền núi” [125, tr.22]
Kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám, năm 2015, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Hội thảokhoa học “Trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng tháng Tám - 70 nămnhìn lại” 21 báo cáo được lựa chọn để in trong kỉ yếu của hội thảo đã phân tích,làm rõ sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Thừa Thiên Huế đối với trí thức và tôngiáo; trí thức Thừa Thiên Huế với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đấtnước và sự đồng hành của các tôn giáo trong tiến trình lịch sử dân tộc thời cận, hiệnđại Một số bài viết đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến Cách mạng thángTám năm 1945 ở Thừa Thiên Huế Tác giả Trương Công Huỳnh Kỳ với bài
“Trường Thanh niên Tiền tuyến với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa ThiênHuế” đã phân tích về sự ra đời, quá trình “Việt Minh hóa” và đóng góp của TrườngThanh niên Tiền tuyến đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trên cơ sở đó, tác
Trang 39giả khẳng định: “Trong cuộc khởi nghĩa ở Huế tháng 8-1945, lực lượng Thanh niên Tiền tuyến tuy ít về số lượng (chỉ 43 người) nhưng đã thực hiện những trọng trách của một lực lượng đặc biệt cùng với lực lượng tự vệ cứu quốc góp phần tạo nên thắng lợi ở trung tâm chính trị đầu não của Chính phủ bù nhìn “Việt Nam đế quốc”
[64, tr.71-72] Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Đắc Xuân với bài “Bảy mươinăm (1945 - 2015) nhìn lại sự kiện vua Bảo Đại thoái vị và làm Cố vấn cho Chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã phân tích ý nghĩa chính trị của sự kiện này.Việc buộc Bảo Đại thoái vị và mời được Bảo Đại ra đảm nhận chức vụ Cố vấn choChính phủ lâm thời đồng nghĩa với sự thừa nhận về tính hợp pháp của quốc tế đốivới chính quyền mới và sự đồng thuận của nhân dân Có thể nói, đây là những nhậnthức mới giúp tác giả luận án có một cái nhìn toàn diện hơn khi trình bày về Cáchmạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên Huế
1.2.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết
Thứ nhất, các công trình đã phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động
Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong cả nước nói chung và ở từng tỉnh thuộc khuvực Bắc Trung Bộ nói riêng
Thứ hai, làm rõ quá trình chuẩn bị và diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở
từng tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng địa phương
Thứ ba, bước đầu rút ra một số nhận xét về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa
lịch sử, bài học kinh nghiệm và hạn chế của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở cáctỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ
Thứ tư, các công trình “Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở
Nghệ An thời kì 1939 - 1945” của tác giả Trần Văn Thức và “Cách mạng thángTám năm 1945 ở Quảng Trị” của tác giả Lê Thị Tuyết Nhung đã nêu lên đặc điểm
về quá trình chuẩn bị, hình thái khởi nghĩa và phương thức giành chính quyền củaCách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Nghệ An và tỉnh Quảng Trị
Tóm lại, vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ”bước đầu đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở một số góc độ khác nhau Tuynhiên, do mục đích của các công trình, cho đến nay vẫn chưa có một công trìnhnghiên cứu thật sự có tính hệ thống, toàn diện về vấn đề này dưới góc độ khu vực.Tuy mức độ liên quan đến đề tài luận án có khác nhau, nhưng các công trình trên là
Trang 40cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong việc thu thập, xử lí nguồn tưliệu và phương pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài.
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu từ nhiều phía, phân tích chính sách thốngtrị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và Nam triều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm
1939 đến năm 1945, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ như:Những thủ đoạn vừa đàn áp khủng bố quyết liệt lực lượng cách mạng trên địa bàn,vừa mua chuộc thâm độc nhằm lôi kéo, dụ dỗ những phần tử nhẹ dạ, cả tin, pháhoại sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức Đảng các cấp và khối đại đoàn kết cácdân tộc ở Bắc Trung Bộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật
Tái hiện một cách chi tiết và đầy đủ về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giànhchính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 1945 trên các khía cạnh cụ thể như: Sựvận dụng đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương; quá trình xâydựng, khôi phục và thống nhất tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng lực lượng chính trị,lực lượng vũ trang, căn cứ địa; tập dượt quần chúng đấu tranh Phân tích những ưuđiểm và hạn chế trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh
Mặt khác, cần làm sáng tỏ quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnhBắc Trung Bộ trên các phương diện: Phong trào khởi nghĩa từng phần; việc nhậnđịnh tình hình, chớp thời cơ, chủ động đề ra kế hoạch khởi nghĩa và diễn biến củacuộc khởi nghĩa giành chính quyền Phân tích vai trò của tầng lớp thanh niên tríthức trong quá trình giành chính quyền ở một số địa phương Rút ra những ưu điểm
và hạn chế của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Hơn nữa, cần làm nổi rõ đặc điểm về quá trình chuẩn bị, hình thái vận động,phương thức khởi nghĩa giành chính quyền của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ởcác tỉnh Bắc Trung Bộ qua sự đối sánh với Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh đồngbằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ Mặt khác, phântích vai trò của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đối vớiCách mạng tháng Tám năm 1945 trong toàn quốc và đối với sự nghiệp cách mạngcủa nước bạn Lào Đồng thời, đúc rút một số bài học kinh nghiệm từ quá trìnhchuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh, mà những kinh nghiệm đó cóthể vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ở Bắc Trung Bộ hiện nay