1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: Mĩ TÂY ÂU NHẬT BẢN TỪ NĂM 19452000

31 820 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 276 KB

Nội dung

Đối với trường THPT, việc giảng dạy học sinh thi môn lịch sử của kì thi THPT quốc gia là nhiệm vụ được quan tâm . Vì thế đối với các giáo viên lịch sử, công việc này là công việc quan trọng trong từng năm học và mang tính cấp thiết. Giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn phải làm cách nào đó tạo cho các em có học sinh có niềm say mê, hứng thú và đặc biệt là có năng khiếu về môn lịch sử. Việc giảng dạy, đào tạo này được nghiệm thu qua kết quả học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi lớp 12 và kỳ thi THPT quốc gia môn lịch sử được tổ chức hàng năm. Do đó, để học sinh tham dự kì thi đạt kết quả tốt thì vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải có phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp và mang tính hiệu quả cao.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ: Mĩ- TÂY ÂU- NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945-2000

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Đối với trường THPT, việc giảng dạy học sinh thi môn lịch sử của kì thi THPTquốc gia là nhiệm vụ được quan tâm Vì thế đối với các giáo viên lịch sử, công việcnày là công việc quan trọng trong từng năm học và mang tính cấp thiết Giáo viênkhông chỉ làm nhiệm vụ ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn phải làm cách nào

đó tạo cho các em có học sinh có niềm say mê, hứng thú và đặc biệt là có năng khiếu

về môn lịch sử Việc giảng dạy, đào tạo này được nghiệm thu qua kết quả học sinhtham gia kì thi học sinh giỏi lớp 12 và kỳ thi THPT quốc gia môn lịch sử được tổchức hàng năm Do đó, để học sinh tham dự kì thi đạt kết quả tốt thì vấn đề đặt ra làgiáo viên cần phải có phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp và mang tính hiệuquả cao

Mặt khác trong quá trình ôn tập cho học sinh thi THPT quốc gia, nội dung kiếnthức lịch sử thế giới đặc biệt là về vắn đề các nước tư bản Mỹ, Tây Âu và Nhật Bảntrong giai đoạn từ 1945 đến 2000 là một vấn đề lịch sử khá dài và khá khó để học sinh

có thể tiếp thu và hiểu sâu được nội dung kiến thức phần này Đồng thời nội dung kiếnthức này rất quan trọng trong chương trình lịch sử thế giới vì đây là những kiến thức

để thấy được tình hình các nước tư bản sau chiến tranh sẽ tác động mạnh mẽ đến quan

hệ quốc tế giai đoạn này Nếu học sinh không được trang bị kiến thức sâu rộng về vấn

đề lịch sử các nước tư bản giai đoạn này này thì khó có thể đánh giá đầy đủ tình hìnhthế giới lúc đó một cách sâu xắc và chính xác cao được Vì vậy việc giúp học sinh nắmchắc phần kiến thức về tình hình các nước tư bản giai đoạn này là một yêu cầu cầnthiết đối với giáo viên tham gia giảng dạy lịch sử cho học sinh thi THPT quốc gia.Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực như trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiếncủa mình để trao đổi bàn bạc về việc giảng dạy và ôn tập cho học sinh thi THPT quốcgia môn lịch sử nội dung: Mỹ- Tây Âu- Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đếnnăm 2000

II Mục đích của đề tài

Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần nắm được:

Trang 2

1 Kiến thức

* Về Nước Mỹ.

- Trình bày được quá trình phát triển về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước

Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự pháttriển đó

- Nêu được những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sauthời kì “Chiến tranh lạnh”, đánh giá tác động của chính sách đó đối với thế giới

- Phân biệt được các loại hình tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổchức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu

- Đáp ứng tốt yêu cầu của học sinh lớp 12 dự kì thi THPT quốc gia

Giáo dục cho học sinh nhận thức được sự phát triển vượt bậc và những thành

tựu to lớn về kinh tế, khoa học- kĩ thuật của một số nước tư bản

- Xác định ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

Chuyên đề được chia làm 2 phần

Phần I: Nội dung kiến thức trọng tâm cung cấp cho học sinh

Phần II: Câu hỏi và bài tập vận dụng củng cố kiến thức

I NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CUNG CẤP CHO HỌC SINH

I Nước Mĩ

1 Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thếgiới (56,5%) (1948)

- Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nôngnghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949)

- 50%tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung

ở Mĩ (1949)

- Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trungtâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới

* Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

- Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú

- Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao

- Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiềunước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận

- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụngthành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giáthành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân

sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn

và hiệu quả

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúcđẩy kinh tế Mĩ phát triển

Trang 4

* Giai đoạn 1973 – 1991: suy thoái.

- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh

tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982 Năng suất lao độnggiảm, hệ thống tài chính bị rối loạn

- Năm 1983, nền kinh tế bắt đầu phục hồi Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới

về kinh tế - tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn

so với trước

* Giai đoạn 1991 – 2000:

- Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới

- Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chiphối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF

2 Về khoa học – kĩ thuật

- Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnhvực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới(pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũkhí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cáchmạng xanh” trong nông nghiệp…

- Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới.Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới Mĩ dẫn đầuthế giới về số người được nhận giải Nô-ben

3 Về đối ngoại

* giai đoạn (1945 – 1973)

- Triển khai Chiến lược toàn cầu, được tuyên bố công khai trong diễn văn củaTổng thống H Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3-1947), coi chủ nghĩa cộng sản làmột nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó Cácđời tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưngđều nhằm 3 mục tiêu:

+ Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trênthế giới

+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộngsản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới

Trang 5

+ Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

* Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:

- Thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, khởi xướng cuộc Chiếntranh lạnh, gây tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa

- Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính lật

đổ ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) vàdính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông

- Năm 1972, Mĩ điều chình chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hoà hoãnvới hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cáchmạng của các dân tộc

- Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn, Mĩ vàLiên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989)

+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh

+ Khôi phục sức mạnh của nền kinh tế Mĩ

+ Đề cao dân chủ và nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ các nướckhác

- Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ

là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới Nhưng trong tương quan lựclượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó

Trang 6

- Vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố khiến Mĩ phảithay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.

II Tây Âu

+ Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế cácnước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ

ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ nămtrong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản) Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đãtrở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

+ Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại

+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộngđồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967

-* Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:

+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đểnâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm

+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nềnkinh tế

+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn việntrợ Mĩ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển, sự hợp tác có hiệu quảtrong Cộng đồng châu Âu (EC)

Trang 7

nghiệp Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn cònnhiều khó khăn trở ngại.

* Từ 1991 đến năm 2000

- Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn

- Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại Tốc độ tăngtrưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%

- Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới Đếngiữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩmcông nghiệp toàn thế giới Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại

2 Chính sách đối ngoại

* Giai đoạn 1945 – 1950

- Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phụcchế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiếntranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân

sự NATO do Mĩ đứng đầu

* Giai đoạn 1950 – 1973

- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âumột mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữaquan hệ đối ngoại

- Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minhquân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam,ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông

- Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toànthế giới

Trang 8

- Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảolộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bốchấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).

* Từ năm 1991 đến năm 2000

- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên

EU trở nên chặt chẽ hơn Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với cácnước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…

3 Liên minh châu Âu (EU)

- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và từtháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU)

* Sự phát triển:

- Thành viên: Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15nước Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, đến năm 2007 thêm 2 nước, nângtổng số thành viên lên 27 nước

- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vựckinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị

- Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên Tháng3/1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nướcnày qua biên giới của nhau Tháng 1/2002, chính thức sử dụng đồng tiền chungEURO

- Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh,chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới

- Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập năm 1990

III Nhật Bản

1 Kinh tế

Trang 9

- Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiếntranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

- Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm

1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng caoliên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%) Nhật Bản trở thành mộtsiêu cường kinh tế (sau Mĩ)

- Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ Từ đầunhững năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớnnhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu)

-* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

+ Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật,được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; đượcxem là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và các công ty Nhật Bản(như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học,

kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tíndụng…)

+ Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềmlực và sức cạnh tranh cao

+ Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nângcao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm

+ Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế

Trang 10

+ Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiếntranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.

3 Chính sách đối ngoại

* Giai đoạn 1945-1952

- Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thểhiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ –Nhật (tháng 9/1951), về sau được gia hạn nhiều lần Theo đó, Nhật Bản chấp nhậnđứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứquân sự trên lãnh thổ Nhật Bản

* Giai đoạn ( 1952-1973)

- Vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật có giá trị vĩnh viễn

- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và tham gia Liênhợp quốc

* Giai đoạn 1973-1991

- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bìnhthường hoá quan hệ với Trung Quốc Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữunghị Nhật – Trung được kí kết

- Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của NhậtBản

- Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Họcthuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á

* Giai đoạn (1991-2000)

Trang 11

- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật –

Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ vớiTây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu

- Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN pháttriển với tốc độ mạnh mẽ

II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC.

1 MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN BIẾT.

Câu 1 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện

“Chiến lược toàn cầu” như thế nào ?

Gợi ý trả lời.

* Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau :

- Mục tiêu :

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân…

+ Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ

- Chính sách cơ bản : Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực).

- Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể :

+ Năm 1947 : Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn” …bị phá sản.+ Năm 1953 : Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trảngay)… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ởĐông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957

+ Năm 1961 : Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…+ Năm 1969 : Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”…phá sản ở Việt Nam

+ Năm 1981 : Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạyđua vũ trang

+ Năm 1993 : Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” :

Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội

ở Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trang 12

+ Từ năm 2001 đến 2008 : Busơ (con) thi hành chính sách cứng rắn…

Câu 2 Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau

Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949.

Gợi ý trả lời.

* Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với thamvọng làm bá chủ thế giới Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụthể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau

- Ba mục tiêu chủ yếu:

+ Một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân vàcộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới

+ Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

- Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

+ Tháng 3 - 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô lànguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp vàThổ Nhĩ Kì

+ Mĩ đề ra và thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, giúp các nước Tây Âu phụchồi nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nướcnày; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa vàĐông Âu xã hội chủ nghĩa

+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Đây là liênminh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằmchống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu

Câu 3 Trình bày những nét chính về tình hình nước Mĩ trong thập

kỷ 90 (thế kỷ XX) Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống B.Clintơn có điểm gì giống so với các đời Tổng thống trước đó?

Gợi ý trả lời.

a) Tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) :

Trang 13

- Kinh tế : Thời kỳ Tổng thống Clinton cầm quyền, kinh tế Mĩ phục hồi và pháttriển trở lại Kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầungười là 36.487 USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổchức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…

- Khoa học – kĩ thuật : Phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minhsáng chế của toàn thế giới (đến năm 2003, Mĩ đạt 286/755 giải Nobel khoa học)

sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu 2 – Tăng cường khôi

phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ 3 – Sử dụngkhẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

- Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới

“đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được Vụkhủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương vàchủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chínhsách đối nội và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXI

b) Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống

B.Clintơn có điểm giống so với các đời Tổng thống trước đó là đều nhằm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ thế giới; khống chế, nô dịch các nước đồng minh; ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới …

Câu 4 (3 điểm): Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1973 Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế

đó ?

Gợi ý trả lời.

a) Giai đoạn 1945 – 1950 : Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề Với sự

cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Mácsan”, đến 1950, hầu

Trang 14

hết các nước Tây Âu đã phục hồi kinh tế, trở thành lực lượng đối trọng với khốiXHCN Đông Âu vừa mới hình thành

b) Giai đoạn 1950 – 1973 :

+ Trong những năm 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng…Cộng hòa Liên bang Đức là cường quốc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư vàPháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản

+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hìnhthành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 1957), sau trở thành Cộng đồng châu Âu(EC - 967)

+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế– tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học – kĩ thuật cao…

c) Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu :

+ Sự nỗ lực của nhân dân lao động trong nước

+ Áp dụng thành công những thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao chấtlượng, hạ giá thành sản phẩm

+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả

+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ củacác nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…

và phát triển của Liên minh châu Âu (EU)

- 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, HàLan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thốngnhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên Hiệp ước này đã

Trang 15

chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóakinh tế châu Âu.

- 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng nănglượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

- Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ướcMaxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu(EU) với 15 nước thành viên (1995)

- Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thànhviên lên 27 nước

- EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vựckinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dânchâu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…)

* Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

- 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam

Tháng 7 1995, Việt Nam và EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam EC”.

Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam EU lần thứ I tại Hà Nội

- Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

- Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực,đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh

tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Câu 6 Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong các giai đoạn :1950 – 1953, 1973 – 1991 và 1991 – 2000.

Gợi ý trả lời.

- Giai đoạn 1950 – 1973 :

+ Trong những năm 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanhchóng… Cộng hòa Liên bang Đức là cường quốc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứngthứ tư và Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản

Ngày đăng: 15/01/2019, 07:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w