1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT

25 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 180,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT ... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT GV THỰC HIỆN:... Với mong muốn được chia sẻ một số nội dung đã thực hiện khi trong

Trang 1

TRƯỜNG THPT



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC

ĐỊA LÍ THPT

GV THỰC HIỆN: .

NĂM HỌC: 2017– 2018

Trang 2

1

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài……… 3

2.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu……….3

3 Thời gian nghiên cứu……… 3

Phần II: Nội dung 1 Cơ sở lí luận.……… 5

2 Thực trạng……….5

3 Những giải pháp và tổ chức thực hiện……… 7

4 Kết quả thực hiện……… 20

5 Bài học kinh nghiệm……….22

6 Kết luận……… 23

Tài liệu tham khảo………24

Góp ý và nhận xét của hội đồng khoa học………25

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Địa lí vốn là môn học bị cho là khô khan, được gọi là môn phụ cho nên, từ phụ huynhđến học sinh đều khá thờ ơ với bộ môn Trong khi đó, là một môn học với kiến thức gắn liềnvới thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội, địa lí thực sự gần gũi và có vaitrò quan trọng Để HS trở nên yêu thích môn học, phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về tầm quantrọng của bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía Việc thay đổi chương trình sách giáokhoa theo hướng hiện đại, tích hợp thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới ngườithầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp lànhững cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích

Có thể nói, trong nhiều lí do thì đổi mới phương pháp giảng dạy là nhân tố hết sức quantrọng Quan trọng bởi sách giáo khoa thì không thể đổi mới mỗi năm; người thầy thì vẫn nhưthế Rõ ràng, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới người thầy, biến những kiến thức

cố định, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu Đổi

mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “hướng học sinh

làm trung tâm” là mục tiêu quan trọng mà toàn ngành đang ưu tiên hướng tới nhằm đào tạo

nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai Để đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động dạy

và học, người giáo viên luôn trăn trở, tìm tòi cho mình một phương pháp tối ưu nhất Làm saocho tiết dạy đạt hiệu quả cao, học sinh nắm vững trọng tâm, giờ học sinh động? Đó là một câuhỏi khó đối với một giáo viên trẻ hay cả với các giáo viên dạy lâu năm

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học tích cực có nhiều phương pháp vànhững kĩ thuật dạy học khác nhau Có thể liệt kê ra ở đây nhiều phương pháp quan trọng nhưdạy học hợp tác, phương pháp thảo luận, dạy học theo dự án… Mỗi phương pháp, mỗi kĩthuật dạy học bên cạnh việc nâng cao kiến thức cho HS còn có ý nghĩa lớn trong việc hìnhthành những kĩ năng và nhân cách cho HS Với mong muốn được chia sẻ một số nội dung đã

thực hiện khi trong quá trình giảng dạy địa lí bậc THPT, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí trung học phổ thông”

Phương pháp đóng vai – một phương pháp không mới trong dạy học địa lí – dù khôngthực hiện nhiều trong tất cả các tiết nhưng đã có những tác động nhất định đến niềm yêu thích

Trang 4

học tập của các em cũng như những giá trị khác của mỗi học sinh mà môn địa lí cũng như các

bộ môn khác cùng hướng tới

2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu ở trường THPT Nguyễn Tri Phương, đối

tượng là học sinh khối 10 và 12

Về nội dung: Sử dụng phương pháp đóng vai trong chương trình địa lí THPT có thể tiến

hành ở nhiều mảng kiến thức, trong đó tập trung vào chương trình lớp 10 và lớp 12 với nhiềukiến thức gần gũi với thực tiễn và dễ tiến hành

3 Thời gian nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài được tìm hiểu từ năm 2016 cho tới nay và đã được thực nghiệm cụ

thể Trong năm học 2017 – 2018 đề tài vẫn được áp dụng trong giảng dạy Địa lí tại nhàtrường

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Đối với giáo viên: Cho đến nay, hầu hết các trường THPT đều quan tâm đến vấn đề

thay đổi phương pháp dạy học địa lí Đặc biệt trong mấy năm gần đây, việc sử dụng phươngpháp dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học

Việc sử dụng phương pháp đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinhgiúp HS gắn liền kiến thức với thực tiễn Thông qua việc hóa thân vào nhân vật, các em có sựđồng cảm, tăng thêm niềm yêu thích học tập bộ môn Trên thực tế, không ít giáo viên sử dụngcác phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp đóng vai, song hiệu quả vẫn chưacao do trong quá trình vận dụng so sánh giáo viên còn gặp nhiều thiếu sót như: Giáo viênchưa chú ý vào việc lựa chọn kịch bản phù hợp với nội dung bài học; học sinh thiếu hợp tác;cách giáo viên thuyết phục, đánh giá chưa hiệu quả; lựa chọn HS chưa hợp lí nên HS thờ ơ

Khi sử dụng phương pháp đóng vai lại không kết hợp với vận dụng các nguyên tắc vàphương pháp giảng dạy khác mà có thể chỉ thiên về giải trí hoặc vào bài đơn thuần, khôngphân tích, đánh giá cặn kẽ do đó kết quả đạt được chưa cao và hiệu quả của phương phápkhông rõ ràng

Đối với học sinh: Sử dụng phương pháp đóng vai giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn,

nắm chắc kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả Tuy nhiên, những thiếusót khi học sinh sử dụng phương pháp đóng vai thường là:

+ Học sinh thường bị hạn chế do có thể lần đầu được tham gia

+ Nhiều học sinh còn rụt rè, thiếu chủ động

+ Học sinh chưa khai thác hiệu quả vở diễn…

2 Thực trạng

Trong chương trình địa lí THPT, với thời lượng từ 1đến 2 tiết/tuần, các học sinh phải tìmhiểu rất nhiều kiến thức từ địa lí tự nhiên đến địa lí dân cư, địa lí kinh tế; từ phạm vi thế giớiđến từng châu lục, từng quốc gia Để ghi nhớ hết các nội dung dài và hàn lâm đó là một điềuhết sức khó khăn nếu các em không có lòng ham thích, đam mê với việc học tập nói chung vàvới môn địa lí nói riêng

Trong một tiết học, GV phải tiến hành nhiều khâu, nhiều công đoạn như ổn định lớp,kiểm tra bài vở của HS, mở bài – giới thiệu bài học, kiểm tra, đánh giá… với nhiều phương

Trang 6

tiện như tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu, biểu đồ… Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, khimới ra trường, tôi đã hết sức cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để làm sinh động nội dunggiảng dạy như xem tranh ảnh, thuyết trình, trò chơi, lập sơ đồ, bảng tóm tắt thông tin… nhằmgiúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn với lượng kiến thức và giúp các em yêu thích bộ mônhọc Nhưng không phải lúc nào tôi cũng thành công, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.Tôi phải xoay sở, đổi mới liên tục để lôi kéo các em chú ý vào bài học Có những em hàohứng thấy rõ nhưng ngược lại, có những HS rất thờ ơ với bộ môn Đôi khi, tôi cho HS đóngkịch, phân chia nhiệm vụ cho HS HS tỏ vẻ thích thú với hoạt động mới có em xung phongnhận vai, nhập vai rất tốt Cũng có lần, tôi cho HS tự lên kịch bản, có khi các em thành công,

có khi không

Tuy nhiên, cũng có lần, tiến hành tiểu phẩm, tôi lại thất bại Tôi đã đặt ra câu hỏi nhiềulần và tự tìm thấy câu trả lời Lí do những lần thất bại đó tập trung chủ yếu vào một sốnguyên nhân:

 Nguyên nhân chủ quan

- Bản thân tôi chưa đầu tư nhiều vào bài giảng nên các tiết học đôi khi còn nặng về mặtkiến thức

- Việc lựa chọn diễn viên chưa chủ động, quá trình xây dựng kịch bản còn gấp gáp nênchưa chuyển tải hết nội dung và yêu cầu

- Việc khai thác kiến thức từ vở kịch còn hời hợt các vở kịch mới chỉ thiên về có mặt đểthay đổi không khí nên kiến thức đọng lại chưa nhiều

- HS tham gia còn chưa thật sinh động đôi khi các em tham gia vì cưỡng ép, diễn xuấtthiếu tự nhiên

- Một số ở kịch xây dựng còn thiếu chiều sâu

 Nguyên nhân khách quan

- Trường lớp, cơ sở vật chất ở một số đơn vị còn thiếu thốn, không gian lớp học còn gò

bó Ở các địa phương miền núi, bàn ghế dài, đóng chắc chắn nên khó dịch chuyển

- Nhiều phụ huynh chưa coi trọng bộ môn địa lí bởi đây là môn không thi đại học, do đócũng áp đặt tư tưởng coi thường bộ môn lên học sinh Điều này khiến HS không có thiện cảmvới bộ môn, việc tham gia các hoạt động và tiếp thu kiến thức rất thụ động

- Phương tiện, vật dụng, đạo cụ để thực hiện vở kịch thiếu thốn

Trang 7

- Sách giáo khoa còn cứng nhắc về mặt kiến thức, bài quá dài nên nếu GV mất thời giancho vở kịch sẽ khó truyền tải hết nội dung theo yêu cầu.

Giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn địa lí là điều mong mỏi của tất cả những giáoviên khi đứng lớp Trong giảng dạy, bản thân tôi cũng đã cố gắng thay đổi nhiều cách lên lớpkhác nhau, từ trực quan đến tư duy, từ đơn giản, đến phức tạp, từ cá nhân đến nhóm… Trongnhiều phương pháp giảng dạy như vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận… bản thân tôi rấttâm đắc với phương pháp dạy học bằng hình thức đóng vai Như đã nói trong phần lí do chọn

đề tài, dạy học bằng phương pháp đóng vai, dù ít thực hiện bằng các phương pháp khácnhưng góp phần quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp, phát triển kĩ năng làm việcnhóm, chuyển tải nhiều thông điệp của cuộc sống mà khi sử dụng các phương pháp khác khó

để phong phú thêm về phương pháp Các vở kịch còn khá đơn giản hoặc thiên về các chủ đềquen thuộc như dân số, môi trường

Từ năm 2015 đến nay, khi không còn vướng bận nhiều chuyện con cái gia đình tôi cóđiều kiện về thời gian và tìm hiểu tiếp thu thêm nhiều phương pháp mới cho nên tôi đã mạnhdạn thay đổi phương pháp Phương pháp đóng vai được sử dụng phổ biến hơn và được đầu tưbài bản hơn Không chỉ diễn, các HS còn làm việc với các câu hỏi liên quan đến vở kịch Cáctiểu phẩm được trau chuốt hơn, hướng đến người quan sát hơn và huy động khá tốt sự thamgia và chủ động của HS Phần củng cố, đánh giá của GV cũng được chú trọng hơn nên đã gópphần nâng cao hiệu quả của phương pháp

3 Những giải pháp và tổ chức thực hiện

3.1 Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp mang tính chất tương tác giữathầy và trò, giữa trò và trò, giữa người học và môi trường học tập Phương pháp này được ápdụng rộng rãi trong các khoa học như y học, xã hội học, tâm lí học… Nó khuyến khích học

Trang 8

sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa vịkhác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống Vì vậy, nó giúp ngườihọc tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác.Mặt khác, khi tham gia vào quá trình đóng vai, học sinh phải thể hiện cách diễn xuất củamình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩ, óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo chongười học cảm xúc Đó là cơ sở học sinh quan tâm đến những vấn đề thực tế.

Trong dạy học sử dụng phương pháp đóng vai có ý nghĩa rất lớn:

- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tìnhhuống tốt

- Trong phương pháp, người học diễn tả thái độ của người khác ở tình huống theo mộtkịch bản cho trước

- Vai diễn được các thành viên trong lớp theo dõi hoặc ghi hình lại

- Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫnhoặc rèn thái độ giao tiếp

- Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắmbắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác

- Chiến lược chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kịch tính, góp phần làmtăng khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng

- Áp dụng phương pháp đóng vai giúp cho người học rèn luyện khả năng giải quyết vấn

đề, khả năng giao tiếp linh hoạt, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử

Áp dụng phương pháp đóng vai nhằm mục tiêu:

- Học sinh bước đầu làm quen với các tình huống thực tiễn và cần có nhiều cách giảiquyết khác nhau

- Tạo khả năng giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn tốt hơn

Trang 9

- Khuyến khích động cơ học tập, tạo điều kiện cho HS liên hệ với những tình huống cụthể trong tương lai.

Bước 2: Chuẩn bị vai diễn.

Giới thiệu tổng thể; phác thảo tình huống; chuẩn bị kịch bản; phân vai; đóng kịch bản;nhiệm vụ của người quan sát, nhận xét GV cần tạo một không khí vui vẻ, thu hút sự tham giacủa tích cực của các thành viên trong lớp Vai diễn có thể để cho HS tự nguyện chọn vai hoặc

GV có thể lựa chọn HS phù hợp với vai đó

Bước 3: Thực hiện vai diễn.

Diễn viên “đóng vai” phải có tính cách rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình

đối với vấn để Những người không tham giá đóng vai thì quan sát, nhận xét xem cách giảiquyết và diễn xuất của các vai

Khi diễn, các vai được tự do diễn đạt lời nói và hành động Thời gian diễn tùy thuộcvào tình huống đơn giản hay phức tạp Tuy nhiên cũng không nên kéo dài quá làm cho khángiả thấy chán Kịch bản cũng không nên quá nhiều tình tiết khiến người xem cảm thấy dàidòng và khó nhớ, khó theo dõi, nhận xét

Bước 4: Đánh giá vai diễn

Những người tham gia bình luận; GV hướng dẫn thảo luận và đánh giá vở diễn, có thểđưa ra các câu hỏi để tảo luận như:

-Cách giải quyết của diễn viên đối với vấn đề có hợp lí không?

-Có cách giải quyết nào hợp lí hơn không?

-Cách giải quyết vấn đề của em là gì? Tại sao?

Bước 5: Yêu cầu một nhóm diễn viên khác trình bày cách giải quyết riêng của mình nếu cách giải quyết ban đầu chưa hợp lí.

Bước 6: Học sinh trao đổi các phương án và rút ra kết luận.

3.3 Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn địa lí

Trang 10

3.3.1.Về kịch bản

Để có buổi biểu diễn thành công, theo đúng như yêu cầu của GV thì khâu kịch bản cóvai trò quan trọng hàng đầu Một kịch bản hay phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo về mặt nội dung: Nội dung kịch bản phải bám sát vào những tiêu chí mà

GV đặt ra phù hợp với yêu cầu bài học, không đi xa so với bài Kịch bản cũng cần nêu lênnhững vấn đề nóng, cập nhật, thời sự nhất và phải gần gũi với cuộc sống của các em Từ trướcđến nay, các chủ đề kịch bản của địa lí thường xoay quanh những vẫn đế như dân số và môitrường đây là những chủ đề quen thuộc, nhiều đất diễn nhưng cũng dễ gây nhàm chán bởi sựlặp đi lặp lại các tình tiết Do đó, GV cần khai thác các nội dung mới về các chủ đề khác nhưvấn đề giao thông, du lịch, các ngành kinh tế… là những chủ đề cũng hết sức thời sự và thuhút

- Phải hải hước: Muốn thu hút HS tham gia và theo dõi thì kịch bản không thể nhàmchán GV phải đầu tư xây dựng kịch bản sao cho hài hước nhất nhưng không được lạm dụngyếu tố này bởi đôi khi tiếng cười diễn ra vô duyên Hài hước nhưng phải giáo dục Kịch bảnđòi hỏi tiếng cười sâu cay nhưng cũng phải phù hợp với lứa tuổi

- Phải phù hợp về mặt thời gian: Thông thường, tiết mục kịch trong tiết học thườngkhông quá dài Tùy theo chủ định của GV mà kịch bản thường diễn trong khoảng 5 phút Đôikhi có thể kéo dài hơn cho tới 15 phút Nếu kịch bản dài quá mà nội dung không hấp dẫn thì

sẽ khiến người xem cảm thấy mệt mỏi hơn nữa cũng khó có thể khai thác hay phân tích chuđáo các vấn đề mà vở kịch đề cập Do đó, kịch bản cần phải được cắt gọt, chỉnh sửa thật phùhợp, không quá dài Kịch bản có thể ngắn, thậm chí rất ngắn nhưng phải đắt giá và có tácđộng mạnh đến các giác quan và cảm xúc người xem

3.3.2.Về diễn viên

Diễn viên của vở kịch đảm bảo rằng vở diễn có thu hút hay không Nếu kịch bản haynhưng diễn viên không lột tả được thần thái của vai diễn, không làm nổi bật lên ý nghĩa mongđợi của tiểu phẩm thì chưa đạt yêu cầu HS tham gia vai diễn có thể rất ít hoặc cũng có thể có

sự huy động của nhiều thành viên trong lớp nhưng cần đảm bảo các yếu tố chính:

- Có cả nam và nữ: Việc huy động diễn viên nam và nữ trong lớp sẽ khiến các thànhviên đoàn kết hơn và làm cho vở diễn trở nên sinh động

Trang 11

- Số lượng thành viên: ít nhất là hai thành viên để có sự trao đổi, đối thoại Ngoài ra, tùytheo yêu cầu của vở diễn mà có thể gia tăng số lượng thành viên nhằm đảm bảo chất lượng.Trong tiểu phẩm cũng có thể bao gồm người dẫn chuyện Nếu GV cùng tham gia được trongtiểu phẩm với HS sẽ làm gia tăng hiệu quả của vở kịch.

- Sự phù hợp của vai diễn: Dù HS là diễn viên không chuyên, không đòi hỏi sự chínhxác, chuyên nghiệp của các em nhưng những yêu cầu về tố chất của HS để phù hợp với vaidiễn là điều cần phải có Tùy theo đặc điểm của nhân vật mà GV lựa chọn HS đóng vai chophù hợp Những yêu cầu cần phải tương đối đảm bảo như vóc dáng, thần thái, giọng điệu… làhết sức quan trọng Tuy nhiên, đôi khi những tiểu phẩm cũng cần phải phá cách để tạo nên sựhài hước như nam đóng nữ và ngược lại; hoặc GV có thể lựa chọn những HS quá khổ về hìnhthức, thậm chí cả HS có khiếm khuyết khác về ngoại hình… để tăng thêm chất lượng vở diễncũng như tạo sự tự tin của các HS

3.3.3.Về không gian biểu diễn

Không gian biểu diễn tác phẩm là yếu tố không phải quan trọng nhất nhưng góp phầnlàm tăng hiệu quả của tiết mục kịch Tùy theo yêu cầu vở diễn, số lượng HS tham gia mà GV

có thể cho các em thể hiện tiết mục ngay tại bục giảng, trước lớp, giữa lớp, thậm chí ở ngoàitrời Để tăng thêm tinh thần của vở diễn, GV có thể cho HS trang trí trên bảng của lớp về bốicảnh của vở diễn hoặc có thể thể hiện bằng hình ảnh trên máy chiếu

Nếu có điều kiện hơn nữa, chẳng hạn như một buổi thi giữa các tiểu phẩm của cácnhóm HS, GV cũng có thể trang trí lớp, lấy bối cảnh sao cho phù hợp với tinh thần của vởkịch

3.3.4.Về câu hỏi thảo luận

Sau khi tiểu phẩm hoàn tất, GV sẽ sử dụng nội dung, diễn biến của tiểu phẩm để khaithác các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học GV cũng có thể đặt câu hỏi trước khi vởdiễn bắt đầu hoặc lồng các câu hỏi liên quan đến tiểu phẩm và nội dung bài học vào các phầncủa bài mới Ví dụ:

- Chủ đề của tiểu phẩm là gì?

- Những vấn đề nào được đề cập đến trong tiểu phẩm?

- Cách giải quyết của nhân vật? đúng hay sai?

- Cách giải quyết của em là gì?

Trang 12

- Những nguyên nhân nào? Bổ sung…

Như thế, HS sẽ phải theo dõi, tái hiện lại tiểu phẩm trong đầu và liên hệ với đời sống đểhoàn thành các yêu cầu của GV và bài học

3.3.5 Về đánh giá kết quả

Tiểu phẩm của HS sử dụng trong môn địa lí 12 tương đối ngắn cho nên việc đánh giátiểu phẩm cũng tương đối nhẹ nhàng GV sau khi thống nhất kịch bản, cho HS thể hiện thì cóthể đánh giá độc lập hoặc có thể kết hợp với HS để cùng các em đánh giá Để việc đánh giákhách quan và hiệu quả, GV cần thực hiện các bước như sau:

- Thiết kế mẫu đánh giá

- Lập ban giám khảo khoảng 3 HS

- Theo dõi tiểu phẩm

- Cho HS nêu nhận xét, rút kinh nghiệm (nếu có)

- Cho điểm, nhận xét vào cuối giờ

Mẫu đánh giá có thể ở mức đơn giản, không quá chi tiết GV hướng dẫn HS nhận xéttrên tinh thần động viên tích cực, không soi lỗi sai của HS mà chủ yếu khai thác những yếu tốnổi trội mà các em thể hiện Tuy nhiên, với những lỗi sai nghiêm trọng cần nghiêm khắc chỉ

ra cho HS thấy để các em rút kinh nghiệm Mẫu đánh giá tiểu phẩm có thể thực hiện như mẫudưới đây:

Tiêu chí Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8.8 Điểm 5 – 6.8 Dưới 5 điểm

Nội dung

Bao quát chủ

đề, mang tính giáo dục cao, bám sát yêu cầubài học

Nội dung thể hiện khá tốt yêu cầu của bài học Tiểu phẩm có tính giáo dục, phù hợp với lứa tuổi

Nội dung thể hiệnđược yêu cầu của bài học Nội dungtương đối phù hợp với lứa tuổi

Nội dung sơ sài,chưa bám sát yêu cầu, chưa phù hợp với lứa tuổi

Hình thức

-Nghệ thuật

Thể hiện trôi chảy, logic

Thần thái diễn viên đa dạng, phù hợp với

Thể hiện khá tốt, diễn tương đối lưuloát, tự nhiên, thể hiện sự đầu tư củanhóm

Thể hiện ở mức

độ trung bình, cònthiếu tự nhiên, gượng gạo Đôi khi còn quên lời

Thể hiện lúng túng, diễn rời rạc, quên lời, thậm chí còn thụđộng

Ngày đăng: 13/01/2019, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w