Tưới rãnh

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 47)

2. Tưới nước cho xoài

2.1.5. Tưới rãnh

Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Hình 2.2.23. Hệ thống tưới rãnh cho xoài

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

Hình 2.2.24. Mô hình tưới rãnh điển hình

+ Giảm được ổn thất nước do bốc hơi nên cho hiệu quả tưới cao hơn.

+ Nước đi vào cây qua hệ thống rễ, không làm ướt lá nên có thể tránh được một số bệnh cho cây.

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới.

+ Vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh gặp khó khăn;

+ Chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước. + Người quản lý nước phải biết kiểm soát mực nước vừa phải.

Rãnh tưới ở các vùng đồng bằng có thể bố trí theo 2 hình thức

+ Khi độ dốc mặt đất nhỏ hơn khoảng 0,2 – 0,5 % thì có thể bố trí chạy theo hướng dốc của mặt đất.

+ Khi độ dốc mặt đất lớn hơn 0,5% thì nên bố trí rãnh xiên một góc nhọn với hướng dốc nhằm hạn chế tốc độ chảy cao, giảm xói mòn đất.

Đối với các vùng miền núi, vùng bán sơn địa, độ dốc mặt đất không đồng đều thì có thể căn cứ vào đường đồng mức mà bố trí rãnh lượn theo đường đồng cao độ.

Ta có thể phân biệt 2 loại rãnh: rãnh cạn (không giữ nước) và rãnh sâu (có giữ nước) tùy theo điều kiện cụ thể.

Rãnh cạn (rãnh không giữ nước) là sau khi tưới, nước sẽ thấm hết vào đất. Loại này thích hợp cho đất ít dốc (dưới 0,2 – 0,5%). Khi thấm xuống đất, khu đất thấm nước sẽ có hình quả trứng.

Hình 2.2.25. Vùng đất ướt khi tưới rãnh

Gọi chiều ngang quả trứng là a và chiều sâu là h. Hình dạng quả trứng sẽ phụ thuộc vào loại đất: Ở các loại đất sét trung bình và nặng thì a > h, và ngược lại các loại đất nhẹ, độ thấm nước cao như cát, đất thịt pha cát thì a < h.

Khoảng cách giữa hai rãnh phải dựa vào đặc tính đất, bố trí sao cho hai vòng hình quả trứng có thể giao cắt nhau tạo độ ẩm ở vùng ướt trong đất vừa đủ cho rễ cây trồng hút nước. Có thể chọn khoảng cách hai rãnh theo bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khoảng cách tham khảo giữa hai rãnh theo loại đất Loại đất Khoảng cách rãnh (m) Đất nhẹ (cát) 0,5 – 0,6 Đất trung bình (thịt) 0,6 – 0,8 Đất nặng (sét) 0,8 – 1,0 Hình 2.2.26. Mô hình tưới rãnh 2.1.6. Tưới ngập

Tưới ngập là phương pháp cho nước vào vườn cây một lớp nước nhất định, trong một thời gian xác định để cung cấp nước cho cây.

Phương pháp này kết hợp được việc tưới nước với tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất (dế cắn rễ cây, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt quả).

Phương pháp tưới này tốn nhiều nước, chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ.

Tưới ngập cung cấp nước cho một vùng đất có bờ bao chung quanh nhằm duy trì một lớp nước trên mặt đất trong một thời gian nhất định cho vườn cây xoài có các bờ bao xung quanh và duy trì lớp nước này trong một thời kỳ sinh trưởng nào đó của cây xoài.

Tưới ngập, nếu thực hiện tốt, có thể giúp hạn chế cỏ dại trong vườn, làm giảm nồng độ các độc chất trong đất và góp phần làm điều hòa vi khí hậu khu vực. Trong tưới ngập, người ta còn phân biệt ra 2 kiểu: ngập bừa và ngập có kiểm soát.

+ Ngập bừa hay còn gọi là ngập không kiểm soát là hình thức tưới nguyên thủy và là phương pháp tưới kém hiệu quả nhất.

Trong phương pháp ngập bừa, người ta chỉ việc cho nước tràn tự do vào đồng ruộng mà không có một sự kiểm soát nào về tốc độ dòng chảy.

Nước chảy vào đồng theo các luống cày, hoặc theo đường đồng mức và hướng dốc, giống như kiểu tràn của dòng chảy lũ.

Phương pháp này áp dụng cho những nơi có nguồn nước khá thừa thải và ở nơi có cao trình cao nhất như hồ chứa tự nhiên trên núi, tưới cho các cánh đồng trồng cỏ, các cây lương thực tự nhiên, cây có giá trị thấp, … chủ yếu cho gia súc.

Nước phân phối trên cánh đồng không đồng đều nhau, đất trồng ở những chỗ này là đất có kết cấu hạt trung bình và mịn. Phương pháp này không áp dụng tưới cho cây xoài.

+ Tưới ngập có kiểm soát còn gọi là ngập bình thường là phương pháp dùng cho những nơi có nguồn nước dư thừa và rẻ.

Ruộng vườn được chia thành những ô thửa có kích thước phù hợp theo độ rỗng của đất.

Nước được dẫn vào ruộng theo những kênh mương nhỏ, chảy từ nơi cao đến nơi thấp (Hình 4.38).

Nước được kiểm soát để ngưng chảy khi đã chảy ngập đến nơi thấp nhất của khu vườn.

Tưới ngập có thể áp dụng cho các vùng có địa hình khác. Đất thích hợp cho kiểu tưới tràn là các loại đất có độ thấm nhỏ như các loại sét, thịt pha sét, thịt pha cát hoặc đất cát. Đất có nhiều hạt to sẽ làm mất nhiều nước, làm trôi các chất phù sa, phân bón trong ruộng.

Việc chọn diện tích tưới cũng khá quan trọng:

Các vùng đồng bằng thấp, đất sét thịt, ít cát nên chọn diện tích tưới tràn từ 1000 m2 – 3000 m2.

Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng ven biển nên tưới ngập ở các diện tích ít hơn từ 500 m2

– 1000 m2.

Ngoài ra, diện tích tưới còn có quan hệ giữa lưu lượng tưới và loại đất nhằm bảo đảm khi tưới, nước sẽ được trải đều, không gây úng ngập.

Lưu lượng tưới lớn thì phải thiết kế khu vườn rộng.

Đất có các hạt kích thước càng lớn thì lưu lượng tưới càng thấp và ngược lại để tránh hiện tượng mất nước gây lãng phí.

Đối với cây xoài, phương pháp này cũng ít được sử dụng. 2.2. Xác định thời điểm tưới nước cho cây

- Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho quả.

- Giai đoạn cây ra hoa và cho quả:

Lúc ra hoa xoài cần tưới nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa.

Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp quả phát triển khỏe, chất lượng tốt.

2.3. Thực hiện tưới nước cho xoài

Tưới nước cho xoài phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây xoài.

* Tưới sau khi trồng:

- Sau khi trồng cây rất cần nước, do vậy phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Tùy chân đất thấp hay cao, loại đất mà ta có thể tưới để đảm bảo độ ẩm đất cho cây con phát triển.

- Dùng thùng tưới có gắn vòi hoa san tưới nhẹ nhàng quanh gốc.

- Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.

Xoài mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng. Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn.

Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây xoài.

* Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải tiến hành tưới nước.

Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường tưới 20 – 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới.

Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.

* Tưới nước giai đoạn kinh doanh:

Lượng nước tưới: 60 đến 80 lít/cây cho 1 lần tưới nếu tưới bằng phương pháp tưới thủ công, còn tưới bằng phương pháp tưới phun mưa thì khoảng 30 – 40 lít và tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì cần 15 – 20 lít.

Khoảng cách giữa 2 lần tưới phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.

Riêng ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả cây xoài cần nhiều hơn, vì vậy nếu ở giai đoạn này đảm bảo được lượng nước tưới cho cây xoài thì hoa và quả sẽ phát triển tốt hơn.

Giữ mực nước trong mương trong vườn thường xuyên ở độ sâu 60 - 80 cm từ mặt liếp sau khi đậu quả nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất, tránh cho cây xoài hấp thụ nước quá nhiều đặc biệt là giai đoạn quả trưởng thành. Do đó phải thường xuyên bơm nước ra khỏi vườn nhất là sau các trận mưa lớn để không làm tăng mực nước trong mương và thủy cấp trong liếp.

3. Tiêu nước cho vườn cây xoài

3.1. Tác hại của sự ngập úng đối với cây xoài

Khi trồng xoài trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn xoài đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Nguyên nhân là do:

+ Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

+ Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 - 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.

+ Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Hình 2.2.28. Sự ngập nước trên cây xoài

Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây xoài trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị "stress", tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút.

Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, ít quả, rụng lá, suy kiệt, chết cây...

Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của xoài còn thay đxoài tuỳ thuộc vào:

- Khả năng chịu ngập của xoài cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.

- Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.

- Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của xoài như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.

Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biết được tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy. Các dấu hiệu thông thường là:

Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiện của oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại (ví dụ H

2S).

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, … Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.

Trên cây: lá cây bị đxoài màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …

Lưu ý: Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ: - Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.

- Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.

- Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.

- Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.

- Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.

- Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

- Không nên bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

- Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.

- Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 phân).

- Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc xoài thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt).

- Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.

3.2. Các phương pháp tiêu nước cho xoài Có hai hệ thống tiêu chính: Có hai hệ thống tiêu chính:

- Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn. Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.

Hình 2.2.29. Hệ thống tiêu mặt

- Hệ thống tiêu ngầm: Khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng. Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy. Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

Hình 2.2.30. Hệ thống tiêu ngầm Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:

+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;

+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;

+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.

+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;

+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông.

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)