Sâu đục ngọn xoài

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 88)

1. Phòng trừ sâu, nhện hại xoài

1.2.Sâu đục ngọn xoài

- Triệu chứng

Sâu đục thân xoài, sau khi nở sâu non đều đục vào bên trong đọt non, chồi non, nằm bên trong cắn phá vì vậy khi dùng kéo cắt ngang ngọn xoài bị hại đều thấy bên trong có đường đục của sâu. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt với bệnh khô cành, héo đọt do nấm bệnh gây ra.

- Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại

Sâu đục ngọn xoài có rất nhiều loài khác nhau nhưng thường gặp hiện nay là: loài Chlumetia transversaDudua abrobola, thuộc bộ cánh vảy, con trưởng thành đều có màu nâu, đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ rải rác trên các lá non và chồi non. Sâu non đẻ ra có màu hồng. Sâu non mới nở sẽ ăn các lá non và chồi non sau đục vào bên trong ngọn xoài làm cho ngọn xoài bị khô héo một đoạn, cây xoài sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến cây xoài không ra hoa được, ảnh hưởng đến năng suất.

Hình 2.6.4. Thành trùng (phải) và nhộng (trái) sâu đục ngọn

Hình 2.6.5. Ấu trùng sâu đục ngọn

- Biện pháp phòng trừ

Không nên chặt, băm hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng.

Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhẹ có thể dùng cây xoi lỗ sau đó nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây và trét đất lại.

Đối với cây xoài bị sâu đục cành hại nặng, quan sát dùng dao chọc theo các lằn đen mở các lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn (vỏ cây mềm, xù xì bên ngoài, có những vết đen nxoài u lên) và lần lên trên thân tìm vết đục thành lỗ sâu trong thân cây. Dùng thuốc hạt Basudin 10H, Regent 800WG; Furadan 3H… gói vào trong 1 lớp vải mỏng rồi nhét vào lỗ sâu đục, xong dùng đất trét kín miệng lỗ lại.

Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thưc vật có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm sâu như: Polytrin-P 440EC; Cyperan 25EC; Regent 5SC; Pyrinex 48EC, Fenbis 25EC... phun lên bề mặt lớp vỏ thân cây nhằm diệt ấu trùng (trứng nở ấu trùng) và phun định kỳ 10-15 ngày một lần trong 1 đợt phòng trị.

Nếu cây có nhiều cành bị hại thì nên chặt bỏ những cành hư rồi gom lại và đốt. Ngoài ra, có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt thành trùng.

- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để kiểm soát. - Cắt và đem tiêu hủy cành bị chết để loại trừ nhộng.

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 88)