1. Phòng trừ sâu, nhện hại xoài
1.10. Bọ trĩ hại xoài
- Triêu chứng
Gây hại chủ yếu trên chồi, lá non, bông và trái non, cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích hút. Trên chồi, lá non, bọ trĩ (bù lạch) thường chích trên cá rìa lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo. Trên chồi nếu bị tấn công mạnh, chồi sẽ không cho lá và trái. Mật số thường cao trên bông khi bị gây nặng bông sẽ rụng. Vào giai đọan tượng trái non, nếu bị bù lạch gây hại, chung quanh vùng cuống trái sẽ xuất hiện một vòng màu xám. Nếu mật số cao trái sẽ bị rụng và biến dạng. Trên trái lớn nếu bị nhiễm bù lạch, trái cũng có thể bị biến dạng và da trái bị đen
Thành trùng có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,1-0,2 mm, màu vàng đến vàng cam, cách hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài.
Hình 2.6.16. Triệu chứng bọ trĩ hại trái xoài.
Bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, đẻ trứng nhiều, do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn.
- Biện pháp phòng trừ
- Phun nước là biện pháp khống chế mật số của bù lạch.
- Tỉa cành lọai trừ bù lạch ở giai đọan chồi non nếu mật số cao.
- Xử lý thuốc khi mật số khỏang 3-5 con/ chồi hoặc trái. 1.11. Nhện đỏ hại xoài
- Triêu chứng
Nhện thường tập trung trên những lá đã chuyển sang màu xanh, hiện diện mặt trên lá xoài thàng từng đám một.Gây hại bằng cánh hút dịch của lá , các lá bị nhện hại trở nên vàng hoặc xám bạc. Nếu mật số cao cả lá bị vàng, khô và rụng.
- Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại
Hiện tượng da cám trên xòai hiện nay trên một số vùng trồng xòai của Tiền Giang, Đồng tháp, có thể là do nhện, giống như trên cam, quýt.
Hình 2.6.17. Nhện đỏ hại xoài
- Biện pháp phòng trừ
Xử lý cho xòai ra trái tập trung. Biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn cùng tiến hành trên diện rộng thì mới có kết quả cao.
- Sau mỗi vụ thu họach nên cắt tỉa tạo cho vườn luôn thông thóang, cắt đứt nguồn lây lan của bù lạch.
- Vào những thời điểm xòai ra đọt non, lá non, ra hoa kết trái nên kiểm tra bù lạch thường xuyên (bằng kính lúp phóng đại lớn), để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời.
2. Phòng trừ bệnh hại xoài
2.1. Bệnh thán thư
- Triệu chứng
Đây là bệnh nguy hiểm trên cây xoài. Bệnh thán thư trên xoài phát triển trên tất cả các bộ phận của cây và xuất hiện quanh năm có những triệu chứng đặc trưng trên từng bộ .phận. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa mưa
-Trên lá
Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu chứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm đến đen có hình dạnh không định hình lúc thì hình tròn, hình bầu dục, hình ngôi sao và về sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra,ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lổ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng,ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.
- Trên bông
Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên cả cành non của cây.
Hình 2.6.16. Triệu chứng bệnh thán thư trên lá
Hình 2.6.17. Triệu chứng bệnh thán thư trên bông
- Trên trái
Sự phát triển của bệnh trên trái,bị nhiễm bệnh từ lúc trái còn non đến thu hoạch,vết bệnh lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lỏm vào phần thịt trái khoảng 5-10mm và có thể lan bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối…sau đó trái sẽ rụng.
Hình 2.6.18. Triệu chứng bệnh thán thư trên xoài
- Tác nhân: Do nấm Colletotrichum glocosporiodes
+ Điều kiện phát sinh phát triển.
Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh trên cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa.
Trên trái, đốm bệnh tập trung nhiều trên cuống, hay trên chóp trái. Nấm có thể xâm nhập vào các lỗ tự nhiên trên trái còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh sẽ ăn sâu vào thịt quả trong quá trình trái chín.
Khi có sương nhiều bệnh hại nặng trên bông.
- Phòng trừ
- Cây giống phải sạch bệnh.
- Vườn phải thông thoáng (tỉa cành, vệ sinh vườn...).
- Có thể khống chế chiều cao của cây để dễ phun thuốc phòng trừ.
- Khi có bệnh xuất hiện cần phun thuốc định kỳ để phòng trừ.
- Các loại thuốc như Antracol 50WP, Amista, Nustar 40EC, Carbendazim hay các loại thuốc gốc đồng (Bordeaux, Copper B, Benlate C, đồng oxychlorid) Mancozeb, Benomyl … nên sử dụng luân phiên để tăng hiệu quả của thuốc.
Có thể tiến hành 5-7 ngày phun từ chớm ra hoa đến 2 tuần trước khi thu hoạch. Lần đầu phun khi phát hoa dài 5-6cm, các lần phun cách nhau 2 tuần.
2.2. Bệnh phấn trắng
- Triệu chứng
Gây hại trên lá non cành non và quan trọng nhất gây hại trên chùm hoa và trái non. Đặc trưng của vết bệnh là một lớp phấn phủ màu xám trắng của động bào tử nấm. Bệnh nặng làm cho hoa bị khô và rụng, trái non rụng sớm.
Lá bị bệnh thường bắt đầu từ mặt dưới với những đốm màu trắng bao phủ bên ngoài vết bệnh, lá bị biến dạng, kích thước nhỏ. Bệnh cũng tấn công trên chồi non gây khô cháy, ngọn khó phát triển được.
Tác nhân: Do nấm Odium mangiferae phát triển và lan nhanh trong điều kiện mưa nhiều và ẩm độ cao.
Phòng trừ
- Mật độ trồng vừa phải, tránh giao tán. - Tỉa cành tạo tán thoáng, vệ sinh vườn. - Tỉa bỏ các bộ phận bệnh tiêu hủy.
- Phun thuốc là biện pháp thiết yếu để phòng trừ bệnh phấn trắng; hiệu quả nhất là S (lưu huỳnh) bột tránh sử dụng ở giai đoạn trổ hoa (vì gây cháy hoa). Một số thuốc khác Tilt, Anvil, lần phun thuốc cách nhau từ 2-3 tuần.
2.3. Bệnh cháy lá
- Triệu chứng
Bệnh này phổ biến trên các xoài, đặc biệt là trên lá già. Triệu chứng là được ghi nhận nhiều trên lá già, bắt đầu là những đốm nhỏ bất dạng màu vàng đến nâu nhạt. Khi các vết bệnh liên kết lại tạo thành vết bất dạng màu vết bệnh chuyển từ nâu sang nâu vàng.
Hình 2.6.19. Bệnh phấn trắng gây hại trên bông.
Hình 2.6.20. Bệnh phấn trắng gây hại trên lá.
Hình 2.6.21. Triệu chứng bệnh cháy lá trên xoài
Rìa vết bệnh có màu đen và tâm vết bệnh màu xám đục, vết bệnh biến động từ 3.5 đến 13 cm, làm cho lá rụng và trơ cành mà ta có thể nhận biết từ xa.
Bào tử nấm Macrophoma có thể bị rửa trôi theo mưa làm lá bị khô đến nửa hoặc hơn nửa lá. Trên trái những đốm tròn nhũng nước.
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phoma sp. và Macrophoma sp.
- Biện pháp phòng trừ: Bệnh này có thể phòng trừ bằng Benomyl (0.2 %) 2.4. Bệnh đốm đen vi khuẩn
- Triệu chứng
Bệnh thường tấn công trên lá, trái, cuống trái, cành non.
Trên lá, thường chóp lá có những đốm nhỏ, xếp thành cụm.Đốm bệnh lớn dần có màu nâu hay đen và có quầng vàng xung quanh.Nhiều đốm liên kết thành mãng lớn sần sùi. Các mảng nầy khô đi, lá bị rụng nếu nhiễm nặng.
Trên trái non cũng có vết bệnh tương tự như trên lá, vỏ trái bị những vết nứt và bị rụng khi còn non. Trái dễ bị tấn công ở những chỗ tiếp xúc giữa các trái trong chùm.
Hình 2.6.22. Triệu chứng bệnh đốm đen vi khuẩn trên lá xoài
Hình 2.6.23. Triệu chứng bệnh đốm đen vi khuẩn trên quả xoài
- Tác nhân:Do vi khuẩn Xanthomonas campestris
- Phòng trị - Vệ sinh vườn.
- Cắt bỏ các lá bệnh. Phun các lọai thuốc như Cuproxat 345SC, Copper- Zine, Kasuran, Kocide…
- Hạn chế gây thương tích cho cây, nhất là trong mùa mưa.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính trên xoài.
Câu 2: Nêu đặc điểm của một số sâu bệnh hại chính trên xoài.
2. Bài tập
Bài 1: Thu thập các triệu chứng sâu hại xoài trên đồng ruộng và nhận dạng triệu chứng gây hại của từng loài sâu hại.
Bài 2: Thu thập các triệu chứng bệnh hại xoài trên đồng ruộng và nhận dạng triệu chứng gây hại của từng loài bệnh hại.
C. Ghi nhớ
- Triệu chứng gây hại của các loài dịch hại.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc xoài được dạy sau mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, có thể học song song các mô Trồng và chăm sóc ổi, Trồng và chăm sóc chôm chôm. Học trước mô đun Thu hoạch và bảo quản, Tiêu thụ sản phẩm.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Trồng xoài, ổi, chôm chôm, một trong các mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề, thực hiện chủ yếu ở ngoài thực địa.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức
+ Mô tả các bước thao tác kỹ thuật của quá trình trồng cây xoài; + Trình bày được cách tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho xoài;
+ Mô tả được triệu chứng gây hại và hình thái của một số loại dịch hại chính; + Nêu được kỹ thuật xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho xoài.
- Kỹ năng
+ Tính đúng số cây giống xoài cần trồng và trồng cây đúng yêu cầu kỹ thuật; + Nhận biết được triệu chứng gây hại và hình thái của một số loại dịch hại chính; + Thực hiện được các bước phòng trừ dịch hại hiệu quả trên cây xoài;
+ Tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho xoài đúng yêu cầu kỹ thuật; + Xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho xoài đúng kỹ thuật.
- Thái độ
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Có ý thức bảo vệ môi trường.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian (Giờ chuẩn) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Trồng mới xoài 20 4 15 1
2 Tưới và tiêu nước cho xoài 10 2 8
3 Làm cỏ, bón phân cho xoài 12 2 9 1
4 Tỉa cành, tạo tán 10 2 8
5 Xử lý ra hoa 16 4 11 1
6 Phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài 28 8 19 1
Kiểm tra hết mô đun 8 8
Cộng 104 22 70 12
Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 1
Câu hỏi 1: Thông tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài - Nguồn lực: bảng câu hỏi.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn chính xác nguồn tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài.
Câu hỏi 2: Đặc điểm của một số giống xoài trồng phổ biến hiện nay: - Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật các giống xoài , bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học mô tả giống theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả cần đạt được: mô tả đúng đặc điểm của các giống xoài theo màu sắc, hình dạng thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật.
Bài tập 1: Nhận dạng một số giống xoài.
- Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật các giống xoài , bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện giống theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng giống xoài theo màu sắc, hình dạng thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật.
Bài tập 2: trồng mới cây con đúng quy trình.
- Nguồn lực: vườn xoài , cây giống, các dụng cụ, phân bón, cóc tre, dây, rom rạ..
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ làm 2 - 3 mô.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng theo quy trình trồng mới cây xoài
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Thực hiện các bước trồng xoài đúng theo quy trình; + Đảm bảo yêu câu: sau trồng 1 tuần cây sống.
4.2. Bài 2
Câu hỏi 1: tác hại của việc ngập úng tới cây xoài. - Nguồn lực: bảng câu hỏi.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng tác hại của việc ngập úng tới cây xoài.
Câu hỏi 2: các giai đoạn cần nước của cây xoài. Nguồn lực: bảng câu hỏi.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các giai đoạn cần nước của cây xoài.
- Nguồn lực: vườn xoài , máy bơm, vòi.
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tưới 5 cây.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tưới nước cho cây xoài bằng biện pháp phun mưa bằng cơ giới.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện các bước tưới nước cho xoài đúng theo quy trình.
Bài tập 2: Tiêu nước cho cây xoài.
- Nguồn lực: vườn xoài , máy bơm, vòi, cuốc xẻng.
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tiêu nước cho 1 líp.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tiêu nước cho cây xoài.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Thực hiện các bước tiêu nước cho xoài đúng theo quy trình; 4.3. Bài 3
Câu hỏi 1: tác hại của cỏ dại đối với cây trồng Nguồn lực: bảng câu hỏi.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng tác hại của cỏ dại đối với cây trồng
Câu hỏi 2: triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây xoài.
- Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật trái và lá xoài bị thiếu dinh dưỡng, bảng câu hỏi.
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.
hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả cần đạt được: mô tả đúng triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây