Tủ gốc để giữ ẩm độ đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ sát mặt đất, giảm số lần tưới, tránh cỏ mọc và chống xói mòn. Khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất theo hướng có lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý là lớp phủ hữu cơ này cũng là môi trường tốt cho mối phát triển và các loại côn trùng có hại ẩn nấp. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng trừ khi cần thiết.
- Vật liệu tủ: Cỏ, rơm rạ khô, lá cây khô ...
- Cách tủ: Tủ quanh gốc cây một lớp dày khoảng 5-10 cm và cách xa gốc khoảng 10 - 20cm trong mùa khô để giảm sự bốc thoát hơi nước (hình 3.132).
Ở những vùng khan hiếm nước, về mùa khô có thể dùng nilon để che phủ vùng đất quanh gốc cây sau khi tưới đủ nước.
Hình 2.1.24. Phủ (tủ) gốc cho cây mới trồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1: Trình bày một số thông tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài .
Câu 2: Nêu đặc điểm của một số giống xoài trồng phổ biến hiện nay.
2. Bài tập
Bài tập 1: Nhận dạng một số giống xoài
Bài tập 2: Thực hành việc trồng mới cây con đúng quy trình
C. Ghi nhớ
- Đặc điểm thực vật học và đặc điểm của các giống xoài phổ biến.
- Các kỹ thuật xử lý hố, đặt cây, lấp đất, cắm cọc, tưới nước, che nắng đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt sau khi trồng.
Bài 2: Tưới và tiêu nước cho xoài
Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:
- Trình bày được cách xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây xoài ;
- Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây xoài .
A. Nội dung