Tác hại của sự ngập úng đối với cây xoài

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 52)

3. Tiêu nước cho vườn cây xoài

3.1.Tác hại của sự ngập úng đối với cây xoài

Khi trồng xoài trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn xoài đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Nguyên nhân là do:

+ Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

+ Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 - 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.

+ Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Hình 2.2.28. Sự ngập nước trên cây xoài

Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây xoài trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị "stress", tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút.

Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, ít quả, rụng lá, suy kiệt, chết cây...

Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của xoài còn thay đxoài tuỳ thuộc vào:

- Khả năng chịu ngập của xoài cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.

- Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.

- Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của xoài như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.

Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biết được tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy. Các dấu hiệu thông thường là:

Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiện của oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại (ví dụ H

2S).

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, … Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.

Trên cây: lá cây bị đxoài màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …

Lưu ý: Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ: - Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.

- Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.

- Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.

- Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.

- Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.

- Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

- Không nên bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

- Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.

- Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 phân).

- Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc xoài thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt).

- Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài (Trang 52)