1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIEU LUAN GIAO THOA văn hóa

17 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 570,5 KB

Nội dung

Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước vào hai nước nên có không ít những nét tương đồng, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Sự giao thoa giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác còn được gọi là quá trình giao lưu, tiếp nối văn hóa và cách tiếp nhận, ứng xử với sự giao thoa này còn tùy thuộc vào mỗi nước. Chính vì mỗi nước có sự tiếp nhận văn hóa khác nhau nên đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa. Ngày nay sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn đang diễn ra một cách tốt đẹp, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian được thể hiện qua nhiều hoạt động ngoại giao giữa hai nước như giao lưu văn hóa, các chương trình trao đổi du học sinh, hợp tác cùng phát triển. Qua môn học này, em đã cơ hội để trình bày một chủ đề mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng, bài học trong cuộc sống, thay đổi quan điểm của mình, lần này em lại chọn nó để làm bài tiêu luận này vì còn có nhiều bài học bổ ích mà em muốn thể hiện một cách sâu sắc hơn.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN GIAO THOA VĂN HÓA NHẬT BẢN

ĐỀ TÀI:

VĂN HÓA GIAO TIẾP BẰNG MẮT CỦA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM

Nhóm 1, Thứ 2, tiết 3-4

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Sau quá trình học tập và tìm hiểu về sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác dưới sự dẫn dắt của cô người mang lại niềm cảm hứng cũng như giúp em tìm được những điều thích thú với môn học này, em đã

có được rất nhiều kiến thức bổ ích, hơn nữa giúp em biết cách đối ứng như thế sao cho phù hợp trong môi trường làm việc với người Nhật Bản, một đất nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và

cũ tạo nên những nét văn hóa đặc trưng

Em xin chân thành cám ơn cô đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua Cám ơn các bạn trong khoa ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản đã có những buổi thảo luận thú vị về các đề tài giữa hai nước

Trong quá trình tìm hiểu và trình bày đề tài này sẽ không tránh khỏi sai sót, nội dung em thu thập từ tài liệu tiếng Nhật rồi dịch sang nên sẽ có những chỗ dịch chưa được chính xác, em mong cô đóng góp ý kiến và cho em lời khuyên

Em xin chân thành cám ơn

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước vào hai nước nên có không ít những nét tương đồng, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

Sự giao thoa giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác còn được gọi là quá trình giao lưu, tiếp nối văn hóa và cách tiếp nhận, ứng xử với sự giao thoa này còn tùy thuộc vào mỗi nước Chính vì mỗi nước có sự tiếp nhận văn hóa khác nhau nên đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa

Ngày nay sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn đang diễn ra một cách tốt đẹp, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian được thể hiện qua nhiều hoạt động ngoại giao giữa hai nước như giao lưu văn hóa, các chương trình trao đổi du học sinh, hợp tác cùng phát triển

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Qua môn học này, em đã cơ hội để trình bày một chủ đề mà đã để lại cho

em nhiều ấn tượng, bài học trong cuộc sống, thay đổi quan điểm của mình, lần này em lại chọn nó để làm bài tiêu luận này vì còn có nhiều bài học bổ ích mà

em muốn thể hiện một cách sâu sắc hơn

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG TÌM HIỂU VỀ EYE CONTACT

Eye contact là gì?

Giao tiếp bằng mắt diễn ra khi mà 2 người cùng nhìn vào nhau Eye contact

là 1 hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ đóng 1 vai trò rất quan trọng trong ứng xử

xã hội Giao tiếp bằng mắt tốt là kỹ năng mà mỗi người nên trau dồi, bởi nó mang lại những lợi ích to lớn Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với người khác được xem là:

Thu hút, quyền lực hơn

Giỏi giang, khéo léo, có năng lực và có giá trị hơn

Đáng tin, trung thực và chân thành hơn

Tự tin và ổn định về cảm xúc hơn

Nói chung, giao tiếp tốt bằng mắt có thể nâng cao chất lượng của những tương tác trực tiếp; không có lĩnh vực nào trong cuộc sống mà việc được xem là hấp dẫn, tự tin và đáng tin hơn lại không có lợi cho bạn Nhìn thẳng vào mắt người khác và thu hút ánh nhìn của họ có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới quan

hệ, tìm việc, trình bày ý tưởng, diễn thuyết, tán tỉnh và làm kẻ thù khiếp sợ Nó

có thể giúp luật sư thuyết phục hội đồng xét xử, võ sĩ quyền anh áp đảo đối thủ

và nhà lãnh đạo kết nối với các thành viên của mình Thậm chí nó có thể giúp ca

sĩ thu hút nhiều người hâm mộ hơn Các nghiên cứu chỉ ra rằng ca sĩ giao tiếp bằng mắt càng nhiều với khán giả thì khán giả càng yêu thích âm nhạc của họ Tại sao eye contact lại quan trọng?

Đôi mắt thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của ta

Có thể bạn từng nghe qua câu nói này: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.” Mặc

dù nó không hoàn toàn đúng, nhưng đôi mắt tiết lộ rất nhiều về suy nghĩ và cảm xúc của ta một cách nhanh chóng

Hãy nghĩ tới những biểu cảm liên quan đến mắt trong ngôn ngữ của ta xem

Ta bị quyến rũ bởi “ánh mắt mời gọi”, cẩn trọng với “ánh mắt láo liên” và sợ hãi

“ánh mắt dữ dằn” Ta bị thu hút bởi những người có “ánh mắt tử tế” và đôi mắt

Trang 5

“long lanh”, “bừng sáng” hoặc “lấp lánh” trong khi ta tránh xa những người có

“ánh mắt vô hồn” Khi ai đó háo hức và hăng hái, ta nói họ “có ánh mắt tươi sáng”, khi họ chán nản, ta gọi mắt họ là “mắt buồn” Những chuyện tình trong tiểu thuyết lẫn đời thực thường bắt đầu với “hai ánh mắt chạm nhau."

Ta tin tưởng quan niệm rằng ta có thể đọc được người khác thông qua mắt

họ là vì ngay cả khi ta giấu đi những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình trong ngôn ngữ cơ thể và nét mặt, nó vẫn bị lộ ra qua đôi mắt Người ta thường bảo

“Đôi mắt không biết nói dối” (mặc dù những kẻ nói dối chuyên nghiệp thì có thể thật sự khiến đôi mắt nói dối thay mình) Đó là lý do tại sao những tay chơi bài thường đeo kính râm để che giấu phản ứng của họ trước đối thủ

Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý

Các nhà xã hội học nói rằng con người ngày nay khao khát sự chú ý Mặc cho thực tế là đang “được kết nối” hơn bao giờ hết, con người vẫn khao khát những tương tác mặt đối mặt và muốn có một người thật sự lắng nghe họ Ngoài việc sử dụng “những phản ứng ủng hộ”, chẳng hạn như gật đầu và đưa ra “sự công nhận thông tin” như “ừm” và “ờ” để thể hiện sự chú ý của bạn đến người

mà bạn đang nói chuyện, giao tiếp bằng mắt cũng là một hình thức công nhận thông tin – một yếu tố rất quan trọng, cho đối phương thấy bạn nhận thức được điều họ nói Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy buồn thế nào khi nói chuyện với một người cứ nhìn quanh phòng để tìm người khác nói chuyện với bạn

Giao tiếp bằng mắt tạo sự gắn kết thân mật

Khi tôi thực hiện một công việc hoặc có một cảm xúc và bạn quan sát tôi làm điều đó, một số tế bào thần kinh trong não tôi sẽ sáng lên, và chỉ thông qua việc quan sát tôi, cũng chính các tế bào thần kinh tương tự sẽ sáng lên trong não bạn Điều này có thể xảy ra là nhờ “tế bào thần kinh gương” trong hộp sọ của chúng ta Những tế bào này đặc biệt nhạy cảm với nét mặt và tất nhiên là cả ánh mắt Đã bao giờ bạn có một cảm xúc mạnh mẽ sau khi nhìn vào mắt người đang trải qua nó chưa? Giao tiếp bằng mắt tạo ra những khoảnh khắc mà bạn có thể cảm thấy cảm xúc của người khác Nó liên kết trạng thái cảm xúc của hai bạn và tạo ra sự đồng cảm và sự gắn kết thân mật

Trang 6

Đó là lý do tại sao khi tương tác như những cá thể không hồn trên mạng internet, bạn rất dễ nổi giận hoặc ghét người khác, nhưng khi gặp trực tiếp và nhìn vào mắt họ, bạn thường cảm thấy được tính người trong họ và cơn giận của bạn tan biến

Đồng điệu với người khác, chia sẻ cảm xúc, thể hiện sự chú ý, hình thành

sự gắn kết: giao tiếp bằng mắt thật sự là một công cụ hiệu quả để kết nối với người khác

VĂN HÓA GIAO TIẾP BẰNG MẮT CỦA NGƯỜI NHẬT

Văn hóa giao tiếp bằng mắt của người Người Nhật khác với người Phương Tây như thế nào?

Tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự, họ thường nhìn vào một vật trung gian : Caravat, cuốn sách,

đồ nữ trang, lọ hoa…hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên Đối với họ việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị xem là khiếm nhã và không đúng mực

Tại một số hội nghị có sự tham gia của người Nhật thì giao tiếp bằng mắt hầu như là không có, nếu có thì so với các nước phương Tây chắc chắn là rất có chừng mực

Theo thống kê, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ đối phương chỉ ở mức 10%

Tại hành lang hay lối vào hội trường công ty, những người quen biết có vô tình gặp nhau dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và không nhìn mặt đối phương

Trong khi đó, rất nhiều người phương Tây cảm thấy thái độ như vậy là thất

lễ và nghĩ rằng mình đã bị coi thường

Theo văn hóa phương Tây, thông thường khi chào hỏi người ta sẽ sử dụng nhiều đến giao tiếp bằng mắt, cử động tay hơi nhẹ, nâng cao lông mày lên một

Trang 7

chút… Lông mày đưa lên một chút mang ý nghĩa là “Chào“ Từ lúc lông mày đưa lên cho đến lúc trở về vị trí cũ cũng không mất đến 1 giây

Người phương Tây tiến hành tín hiệu này một cách vô thức và đã trở thành tín hiệu mà mọi người cùng nhau thừa nhận Và nếu người đáp lại bằng gương mặt tươi cười thì người kia có thể tiến gần lại đối phương bắt chuyện

Tín hiệu sử dụng đôi mắt với người phương Tây cực kỳ quan trọng Một thử nghiệm đã được tiến hành đối với các em học sinh cho thấy có hơn nửa các

em trả lời rằng việc lẩn tránh giao tiếp bằng mắt một cách có ý thức khiến các

em cảm thấy không thoải mái

Cố không giao tiếp bằng mắt được coi là không trung thực hay có hành động đáng ngờ Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho thấy họ đang lắng nghe lời nói của đối phương Tại các nước như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, giao tiếp bằng mắt

có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp làm rõ ràng hơn lời nói

Ở các nước khác, nhiều khi giao tiếp bằng mắt quan trọng đến mức không thể thiếu, như là một cách để nuôi dưỡng quan hệ tin tưởng lẫn nhau hay bầu không khí thân mật Đôi mắt vẫn được nói là cửa sổ của tâm hồn mà nhỉ

Khi làm việc với người nước ngoài, những cử chỉ vô ý thức như vậy luôn phải ghi nhớ, hãy vận dụng một cách tích cực giao tiếp bằng mắt hay các tín hiệu khác và cho thấy mình đang lắng nghe lời nói người khác nói Nếu làm được như vậy chắc chắn sẽ không còn hiểu nhầm hay gây khó chịu cho đối phương

2.NGHIÊN CỨU VỀ EYE CONTACT CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI PHÂN LAN

Người Nhật được cảm nhận là khó gần qua việc giao tiếp bằng mắt

Dưới đây là khái quát nội dung nghiên cứu của ông Hironori Akechi

Luận điểm chính:

◆Kết quả:Qua việc so với người phương tây(người Phần Lan), việc giao tiếp bằng mắt của người Nhật được cho là khó gần

Trang 8

◆Tính mới lạ:Hành vi eye contact được cho là có sự khác nhau về văn hóa các nước nhưng không phải nguyên nhân mang tính sinh lý, có thể là do tập quán văn hóa liên quan đến eye contact

◆Ý nghĩa xã hội:Triển vọng tương lai:Eye contact là phương tiện giao tiếp mang tính xã hội không thể thiếu Kết quả nghiên cứu lần này được kỳ vọng vào đầu mối này để thực hiện communication trôi chảy So với người phương Tây thì người Đông Á có tần suất eye contact thấp Tuy nhiên, không biết được rằng các cơ chế sinh lý và tâm lý đã tạo ra sự khác biệt văn hóa

Vì không thể thiếu eye contact trong giao tiếp nên hi vọng kết quả dưới đây

sẽ giúp cho quá trình giao lưu thuận lợi giữa các nước có nền văn hóa khác nhau Kết quả này, người Nhật và người phương tây cần thảo luận về tính phổ biến của nó trong ngày thường

Kết Luận: Biểu thị gương mặt người thực tế thông qua shutter tinh thể lỏng,

đo lường cách cảm nhận và nhịp tim So với gương mặt nhìn hướng khác thì ánh nhìn của gương mặt nhìn thẳng của người Nhật và người Phần Lan đều làm nhịp tim giảm:Tuy nhiên, so với người phần Lan, người Nhật được nhận định gương mặt nhìn chính diện là dễ giận và khó gần hơn

Chú thích:

:::::(:/:) : Thay đổi số nhịp tim(nhịp/phút)

::::: kết quả nhịp tim

:::: nhìn chính diện

:::: nhìn hướng khác

:::nhắm mắt

::::::: kết quả nhận định tâm lý

:::::điểm khác biệt

Trang 9

Giáo sư Hironori Akechi

Từ thí nghiệm eye contact của 2 quốc gia Nhật Bản, Phần Lan, giáo sư Hironori Akechi đã lý giải được những đặc điểm văn hóa khác nhau, không chỉ giúp cho 2 nước này hiểu nhau hơn mà các nước phương tây khác cũng có thể thấy điểm giống và khác dựa trên kết quả này

ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp,

và do vậy rất thích giao tiếp

Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng

và tính tự trị Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp Còn khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn sẽ thể hiện rõ nhất sự rụt rè đó Một trong những lý do phổ biến cho việc mọi người tránh giao tiếp bằng mắt là do cảm giác bất an Giao tiếp bằng mắt thúc đẩy nhiều sự tương tác hơn, và cảm nhận của bạn về bản thân có thể khiến bạn không muốn người khác nhìn mình kỹ hơn Những người có địa vị cao thường giao tiếp bằng mắt nhiều hơn khi nói chuyện với người khác, trong khi những người cảm thấy mình thấp kém sẽ ít giao tiếp bằng mắt và là người đầu tiên nhìn đi chỗ khác Nếu một người đàn ông không thể nhìn vào mắt người khác trong lúc nói chuyện, thường là vì anh

ta cảm thấy mình không ngang hàng với đối phương và không tin mình xứng tầm với người khác

Trang 10

Nguyên nhân của sự thiếu tự tin này có thể là do cảm giác bất an về ngoại hình hoặc tâm trạng Một nghiên cứu mà trong đó những sinh viên được cho xem các gương mặt nhìn vào họ với những ánh nhìn khác nhau – trực diện hoặc không trực diện Sau đó, những sinh viên này đánh giá gương mặt mà họ cảm thấy dễ tiếp cận hoặc sẽ né tránh Tiếp đến, họ thực hiện một khảo sát đánh gia sức khỏe tinh thần của họ Những sinh viên đánh giá gương mặt có ánh nhìn trực diện là dễ tiếp cận thì ổn định về mặt cảm xúc hơn những người né tránh nó Một nghiên cứu khác đặc biệt cho thấy người mắc chứng trầm cảm – vốn có thể gây hại đến sự tự tin của họ – ít giao tiếp bằng mắt hơn với mọi người

GIAO THOA VĂN HÓA HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Từ những điều trên có thế thấy Việt Nam và Nhật Bản có những điểm tương đồng và những đặc điểm khác nhau

Điểm giống nhau chính là khi giao tiếp tránh nhìn mặt đối phương

Điểm khác nhau là về lý do tránh nhìn mặt đối phương khi đang giao tiếp Tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự, họ thường nhìn vào một vật trung gian : Caravat, cuốn sách,

đồ nữ trang, lọ hoa…hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên Đối với họ việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị xem là khiếm nhã và không đúng mực

Người Việt Nam lại có đặc tính rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp nên ngại nhìn vào mặt đối phương để giao tiếp

Sau đây sẽ là những nội dung về cách khắc phục việc ngại giao tiếp bằng ánh mắt của người Việt Nam

NHỮNG KỸ THUẬT ĐỂ GIAO TIẾP BẰNG MẮT HIỆU QUÁ

Dưới đây là hướng dẫn của Laura Benyik, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đến từ Phần Lan, cung cấp các hướng dẫn đơn giản mà chi tiết nhất Benyik đã phân chia việc giao tiếp bằng mắt thành 3 kỹ thuật ánh mắt khác nhau: ánh nhìn trong giao tiếp xã hội, ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh và ánh nhìn trong giao tiếp thân mật

1 Ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh

Trang 11

Khi nhìn một người nào đó, ánh mắt của bạn không bao giờ nên nhìn xuống thấp hơn mũi của họ Hãy giữ mắt của bạn nhìn vào một hình tam giác tưởng tượng trên trán của người đối diện Từ từ, bạn có thể dịch dần xuống và nhìn vào hình tam giác thứ hai tạo bởi đôi mắt và mũi

Cái nhìn này sẽ tạo ra bầu không khí trang trọng Nếu bạn cảm thấy hơi bất

an và nghi ngờ đối phương thiếu nghiêm túc, hãy cố gắng áp dụng kiểu ánh nhìn này thường xuyên hơn và bạn sẽ sớm nhận thấy thái độ của họ thay đổi tích cực một cách đáng kể

Thường thì ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh không được tự nhiên Vì vậy, đừng ngay lập tức áp dụng nó lần đầu tiên ngay tại những cuộc họp chuyên nghiệp Hãy thực hành kiểu tiếp giao tiếp bằng mắt này trong những tình huống

xã hội thoải mái và bình thường hơn, ví dụ như khi gặp gỡ bạn bè Nhờ đó, khi tham dự một cuộc họp tầm cỡ, hành vi và ánh nhìn của bạn sẽ tự nhiên hơn rất nhiều

Ngoài ra, bạn cung cần nhớ rằngm nếu quá tập trung vào việc giữ ánh nhìn vào phần trên mũi, bạn có thể mất đi sự tập trung vào những thứ khác Ví dụ khi tham gia vào một cuộc đối thoại cụ thể, bạn sẽ quên mất mình định nói gì Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã luyện tập “ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh” một cách thuần thục trước khi bắt đầu sử dụng nó trong công việc và các hoạt động kinh doanh của bạn

2 Ánh nhìn trong giao tiếp xã hội

Chúng ta sử dụng kiểu ánh nhìn này mỗi khi chúng ta “vẽ” một tam giác tưởng tượng tạo bởi hai mắt và miệng của đối phương Đây là một trong những kiêu giao tiếp bằng mắt thông thường và phổ biến nhất Khi nhìn vào môi của

Ngày đăng: 12/01/2019, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w