1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN 2019 Thực trạng nợ công tại việt nam 2019

18 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 100,32 KB

Nội dung

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài chưa có điểm dừng, trong đó có nguyên nhân quan trọng là một số nước EU đang thâm hụt ngân sách trầm trọng. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bùng nổ tiếp ngay sau khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ (năm 2008) đã và đang gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới. Có thể nói Nợ công đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở các nước mà còn là vấn đề của Việt Nam. Đây là nguồn tài trợ hàng đầu cho đầu tư phát triển của nền kinh tế thông qua ngân sách nhà nước (NSNN) và là nguồn cung cấp vốn lớn đứng thứ hai của nền kinh tế với tỷ trọng 16 17%tổng vốn đầu tư toàn xã hôi . Vì vậy, việc sử dụng nợ công hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quy mô nợ công hiện nay đang tiến gần ngưỡng kiểm soát do Quốc hôi đề ra và đặt ra thách thức trong việc đảm bảo an toàn nợ công nói riêng và nền kinh tế nói chung.Với mục tiêu đánh giá thực trạng nợ công, vai trò của quản lý nợ công, hiệu quả của quản lý công, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 20112015” cho bài tiểu luận của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

PHẦN II: NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Phân loại nợ công 3

1.2.1 Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay: 3

1.2.2 Theo phương thức huy động vốn: 4

1.2.3 Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công: 4

1.2.4 Theo trách nhiệm đối với chủ nợ: 4

1.2.5 Theo cấp quản lý nợ: 4

1.3 Đặc trưng của nợ công 5

1.4 Bản chất của nợ công 5

1.5 Tác động của nợ công đối với nền kinh tế 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 -2015 10

2.1 Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 10

2.1.1 Quy mô nợ công gia tăng nhanh 10

2.1.2 Khó khăn trong quản lý nợ công về cơ cấu và kỳ hạn 11

2.1.3 Việc sử dụng nợ công còn bất cập 12

2.2 Đánh giá hiệu quả quản lý nợ công 13

2.2.1 Thành tựu đạt được 13

2.2.2.Hạn chế 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ CÔNG, THÚC ĐẨY KINH TẾ17 3.1 Ổn định chính sách tài khóa, cân đối thu chi công, hạn chế vay nợ nước ngoài và đảm bảo cho thâm hụt ngân sách ở mức hợp lý 17

Trang 2

3.1.1 Quản lý chặt chẽ chi tiêu công và thâm hụt ngân sách 17

3.2 Khắc phục tình trạng quan liêu, tình trạng trốn lậu thuế 18

3.2.1 Thúc đẩy vai trò độc lập của các cơ quan phụ trách về quản lý an ninh tài chính và tiền tệ 18

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp 18

3.3 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 19

3.4 Thực hiện tốt chính sách nợ công 19

3.5 Cần có cái nhìn đánh giá chính xác kịp thời về tính hình nợ công 20

3.6 Thực hiện hiệu quả quản lý nợ công 20

PHẦN III: KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài chưa có điểm dừng, trong đó

có nguyên nhân quan trọng là một số nước EU đang thâm hụt ngân sách trầm trọng Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bùng nổ tiếp ngay sau khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ (năm 2008) đã và đang gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới Có thể nói Nợ công đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở các nước mà còn là vấn đề của Việt Nam Đây là nguồn tài trợ hàng đầu cho đầu tư phát triển của nền kinh tế thông qua ngân sách nhà nước (NSNN) và

là nguồn cung cấp vốn lớn đứng thứ hai của nền kinh tế với tỷ trọng 16 -17%/tổng vốn đầu tư toàn xã hôi Vì vậy, việc sử dụng nợ công hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội Tuy nhiên, quy mô nợ công hiện nay đang tiến gần ngưỡng kiểm soát do Quốc hôi đề ra và đặt ra thách thức trong việc đảm bảo an toàn nợ công nói riêng và nền kinh tế nói chung

Với mục tiêu đánh giá thực trạng nợ công, vai trò của quản lý nợ công,

hiệu quả của quản lý công, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” cho bài tiểu luận của mình.

Nội dụng đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở Khoa học

Chương 2: Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Chương 3: Giải pháp hạn chế nợ công, thúc đẩy kinh tế

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NỢ CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1 Khái niệm

Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp, xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do NSNN quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay) Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán

Hiện nay, tùy thuộc vào thể chế kinh tế - chính trị, quan niệm về nợ công

ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Trong đó:

- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước hoặc các khoản vay khác do

Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật

Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ;

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành

Khái niệm về nợ công của Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định: Nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh Một

Trang 5

số nước và vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm cả nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Inđônêxia…)

Như vậy, một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách” và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản vay đó Vì thế, nợ công nói cách khác là thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó Để dễ hình dung quy mô của nợ Chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với GDP

1.2 Phân loại nợ công

Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công Tương ứng với mỗi loại nợ sẽ có giải pháp quản lý bảo đảm quy mô nợ phù hợp, qua đó sẽ chủ động tăng hay giảm nợ để tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Các tiêu chí để phân loại nợ công hiện nay gồm:

1.2.1 Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay:

Nợ công gồm có hai loại: Nợ trong nước và nợ nước ngoài Nợ trong nước là nợ mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức trong nước Nợ nước ngoài là nợ

công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính

quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài Việc phân loại này giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế Việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại

tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác

1.2.2 Theo phương thức huy động vốn:

Nợ công có hai loại: Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và Nợ công từ công

cụ nợ Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc

Trang 6

ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước Nợ công từ công

cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính

1.2.3 Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công:

Nợ công có ba loại: Nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi

và nợ thương mại thông thường

1.2.4 Theo trách nhiệm đối với chủ nợ:

Nợ công được phân loại thành n ợ công phải trả và nợ công bảo lãnh Nợ công phải trả là các khoản nợ mà chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa

vụ trả nợ Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ

1.2.5 Theo cấp quản lý nợ:

Nợ công được phân loại thành Nợ công của trung ương và Nợ công của chính quyền địa phương Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2011 -2015

2.1 Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

2.1.1 Quy mô nợ công gia tăng nhanh

Trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7

%/năm Theo đó, cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đế n 2.608

nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 1ần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng) Về số

tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát

65% của Quốc hội

(Nguồn số liệu: Báo cáo nợ công số 04 – Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê)

Đáng 1ưu ý, theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số

tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: trách nhiệm thanh toán thuôc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở: chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội (ASXH) và một số địa

Trang 8

phương Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và

cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

Theo thông 1ệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triến là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%

Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hôi đề ra 1à 65% 1à phù hợp với thông 1ệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro

2.1.2 Khó khăn trong quản lý nợ công về cơ cấu và kỳ hạn

Trước đây, nợ công hầu hết 1à nợ nước ngoài hay vốn vay ODA với lãi suất từ 1% đến dưới 3% Từ năm 2010, Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên nợ nước ngoài có mức độ ưu đãi giảm dần Vì vậy, nợ công dịch chuyển sang nguồn vay trong nước, tăng từ 40% năm 2011 lên 57,1% năm

2015 Cụ thể:

Về nợ nước ngoài : đạt bình quân 3 tỷ USD/năm, tương đương 11% tổng

vốn đầu tư toàn xã hội hay 17% tổng vốn đầu tư từ NSNN Việc quản lý nguồn vốn này còn tồn tại và hạn chế như: (i) quy trình và thủ tục quản lý chương trình

và dự án ODA còn phức tạp; và (ii) nhiều dự án chậm tiến độ, trung bình trong những năm qua, tỷ 1ệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt khoảng 71% tổng vốn đã ký kết

Về nợ công trong nước:Thực hiện chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) Về quy mô,1ượng phát hành giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010 Về kỳ hạn,3 năm đầu giai đoạn, TPCP kỳ hạn ngắn (

1-3 năm) chiếm khoảng 77 % khối 1ượng phát hành hàng năm Hệ quả là, từ năm

2014, một 1ượng lớn TPCP đến hạn thanh toán và Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP mới do NSNN không thể đáp ứng Vì vậy, nhằm tránh rủi ro trên, Quốc hội đưa ra quy định về kỳ hạn TPCP là trên 5 năm vào năm 2015, theo đó, tỷ trọng TPCP kỳ hạn dài đã tăng lên 46% Tuy nhiên, kỳ hạn của TPCP gia tăng cũng gây ra bất cập cho: người mua chính có nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 1ớn (khoảng 85% 1ượng phát hành 1à các ngân

Trang 9

hàng thương mại (NHTM)); chi phí vốn của nền kinh tế có xu hướng tăng theo 1ãi suất TPCP dài hạn

2.1.3 Việc sử dụng nợ công còn bất cập

Hiệu quả sử dụng không cao: Nền kinh tế có mô hình tăng trưởng theo chiều rộng Việc đầu tư dàn trải dẫn tới hiệu quả không cao, nhất 1à đầu tư công

và DNNN Theo WB, ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 1à 4,88; giai đoạn 2006 - 2010 1ên đến 6,96 và sau 5 năm, vẫn ở mức 6,92 vào giai đoạn

2011 - 2014, chỉ đứng sau Ấn Độ 1à 7,31 tại Châu Á

Mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ công tăng mạnh Trong nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư rất lớn cho các công trình công cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay, đặc khu kinh tế Các chuyên gia cho rằng, với tình hình tỉnh nào cũng lập kế hoạch xây dựng cảng biển, đệ trình kế hoạch làm sân bay, tỉnh nào cũng xin làm đặc khu kinh

tế, thì đầu tư công dàn trải và lãng phí là điều tất yếu xảy ra Theo Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó vốn huy động được hàng năm từ các nguồn của Nhà nước cũng như của tư nhân chưa đến 16 tỷ USD, phần còn lại là phải vay nợ nước ngoài Chi tiêu và đầu tư nợ công kém hiệu quả đang đem lại những rủi ro đáng báo động cho nền kinh tế Nó khiến mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn

ở mức rất cao trong khu vực, đồng thời khiến hiệu quả đầu tư trên một đồng vốn luôn ở mức thấp

Công tác quản lý nợ công có bước tiến nhưng vẫn còn hạn chế: Trong giai đoạn này, công tác quản lý nợ công đã được cải thiện Tuy nhiên, việc phân bổ mang tính chủ quan, dàn trải, hiệu quả thấp, số liệu thống kê không đồng nhất, thiếu tính kịp thời đặc biệt việc quản lý ODA còn khá phức tạp

2.2 Đánh giá hiệu quả quản lý nợ công

2.2.1 Thành tựu đạt được

Thứ nhất, thể chế chính sách về nợ đã có bước đột phá với việc Quốc hội

đó ban hành Luật quản lí nợ công và phê duyệt của Chính phủ về “Chiến lược

Trang 10

nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030” Nhằm khắc phục những nhược điểm về khung pháp lí quản lí nợ công đang tồn tại, Luật Quản lí nợ công ra đời đã tạo ra những thay đổi rõ rệt Lần đầu tiên Việt Nam có luật điều chỉnh chuyên biệt về lĩnh vực nợ công, ghi nhận một cách tổng thể các công cụ quản lí nợ công Luật Quản lí nợ công qui định nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về nợ công từ vay, giám sát

sử dụng vốn vay đến trả nợ và đảm bảo an toàn nợ theo Chiến lược nợ dài hạn

và Chương trình quản lí nợ chung hạn Cùng với đó, trong “Chiến lược nợ công

và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011– 2020 và tầm nhìn năm 2030” đã đạt được bước tiến quan trọng khi quy định việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ đồng thời Chính phủ thống nhất việc quản lí huy động, phân bổ, trả nợ và quản lí nợ công, nợ nước ngoài an toàn hiệu quả

Thứ hai, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân

đối NSNN, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công

Thứ ba, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn nằm

trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Việc xử lí nợ quá hạn các khoản nợ cũ thông qua Câu lạc bộ Paris, Luân Đôn…

là một thành công lớn, đưa tỷ lệ tổng số nợ nước ngoài từ mức rất cao, gần 150% GDP năm 1993 trở về mức an toàn 43,1% vào năm 2015; tạo điều kiện khai thông quan hệ tài chính – tín dụng với các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nước ngoài

Thứ tư, các hình thức huy động vốn vay ngày càng đa dạng, linh hoạt, tạo

tiền đề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính Bên cạnh

Ngày đăng: 12/01/2019, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trung tâm Nghiên cứu BIDV, 2016, Báo cáo Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất cho giai đoạn 2016- 2020 Khác
2. Bộ Tài chính, 2016, Bản tin Nợ công số 4 Khác
3. Phòng Nghiên cứu VEPR, Bài thảo luận Chính sách CS 10 Những đặc điểm của Nợ công ở Việt Nam Khác
4. Nguyễn Tuấn Tú, 2012, Nợ công: Thực trạng và giải pháp Khác
5. Nguồn số liệu từ Các website: www.vietnamnet.vn; www.vneconomy.vn;www.gso.gov.vn; … 6 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w