Sáng kiến kinh nghiệm mầm non có đầy đủ các SKKN về cấp học mầm non: SKKN lớp cháo, SKKN lớp bột, SKKN lớp chồi, SKKN lớp mầm, SKKN lớp cơm nát, SKKN trẻ 618 tháng tuổi, SKKN trẻ 23 tuổi, SKKN trẻ 34 tuổi, SKKN trẻ 5 tuổi phân chia nhiều thể loại như: SKKN trò chơi, SKKN âm nhạc mầm non, SKKN làm quen chữ,Các SKKN mầm non được áp dụng trong các trường mầm non và đều được xếp loại A hoặc B. Điều này cho thấy, những SKKN mầm non này có thể tham khảo để nuôi dạy trẻ.
Trang 1PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài:
Xã hội hoá giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân,của toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ
về giáo dục và sự phát triển về chất và tinh thần của nhân dân Do đó, Xã hội hoágiáo dục là một trong những quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta
Nó không đơn thuần chỉ là việc huy động nhân dân đóng góp tiền của, vật chất mà nócòn là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ
Đến nay, xã hội hoá giáo dục đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước,
xã hội hoá giáo dục đã góp phần xây dựng một nền xã hội học tập, một xã hội toàndân tham gia vào các hoạt động giáo dục Nhân dân hiến đất làm trường học, cácđoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mở trườnghọc, từ những trường học tình thương, đến các trường mầm non, tiểu học, trung học,dạy nghề và đại học Rõ ràng xã hội hoá giáo dục đã và đang là sự hợp tác có hiệuquả giữa các tổ chức xã hội để thực hiện một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàubản sắc dân tộc
Xã hội hoá giáo dục là một truyền thống tốt đẹp vốn có từ ngàn xưa của dân tộc
ta trải qua đấu tranh và phát triển, truyền thống đó luôn luôn được bảo tồn và nhânrộng Dưới sự lãnh đạo của Đảng truyền thống đó được tiếp thu, phát triển ở tầm caomới Xuất phát từ quan điểm cơ bản cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng takhẳng định giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội Sự nghiệp ấy đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Nhà nước phải chăm lo tốt nhất cho sựnghiệp giáo dục, muốn vậy bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất mở mang trường lớp,xác định mục tiêu phát triển, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáodục, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa Nhà nước còn phải huy động mọilực lượng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục Toàn dân vàtoàn xã hội tự nguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dụctuổi trẻ với mọi khả năng của mình và trước nhất là luôn luôn nêu gương tốt cho tuổitrẻ làm theo, tất cả mọi việc làm của mọi công dân trong xã hội đều hướng tới xâydựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh để thế hệ trẻ học tập và trưởngthành Như vậy có thể nói xã hội hoá giáo dục là hoạt động nằm trong hệ thốngchung các hoạt động của nền giáo dục quốc gia và có mối quan hệ chặt chẽ, khăngkhít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, xã hội hoá giáo dục còn cómối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước Nóbao gồm nhiều việc làm, mang tính toàn diện và đồng bộ Trước nhất, xã hội hoá giáodục là phải huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻđang theo học trong các nhà trường Việc dạy và học trong nhà trường không đơnthuần là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của cha mẹ và các tổ chức đoànthể ngoài xã hội Cha mẹ, người lớn sống gương mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷcương phép nước, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc xây
Trang 2dựng lý tưởng và giáo dục đạo đức cho học sinh Bởi vậy điều đáng quan tâm số mộttrong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở từng địa phương chính là việc phải xâydựng bằng được môi trường sống lành mạnh, có văn hoá, trẻ em phải được tạo mọiđiều kiện tốt nhất để được đến trường, cơ sở vật chất trường học ngày càng phải đượcquan tâm đầu tư Xã hội hoá giáo dục còn được thể hiện ở phong trào toàn dân đihọc, toàn dân tự học, tự nâng cao trình độ văn hoá của mình, tất cả nhằm góp phầnnâng cao trình độ dân trí của toàn xã hội Những năm qua nhiều địa phương, nhiều bộngành, nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều dòng họ đã khởi xướng, duy trì và
mở rộng phong trào xã hội học tập Hội khuyến học Việt Nam đi đầu trong việc tổchức các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội trong Liên hiệp các hội khoa học kỹthuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và nhiều hội khác đã
mở nhiều trung tâm đào tạo, mở nhiều khoá đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thứccho mọi tầng lớp nhân dân ở từng địa phương trong phạm vi toàn quốc Phải khẳngđịnh đây là một trong những thành công nổi trội của hoạt động xã hội hoá giáo dụctrong thời gian qua.Trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta, việc huy động tiền của,vật chất, đất đai, sức lực của toàn dân, của toàn xã hội vào phát triển giáo dục là hếtsức cần thiết, và đây có thể xem như là một trong những nhiệm vụ cụ thể của xã hộihoá giáo dục Trên thực tế những năm qua nhiệm vụ này đã được triển khai rất hiệuquả, góp phần xây thêm nhiều trường học, bảo đảm có chỗ học cho con em chúng ta.Tuy nhiên ở một số địa phương vẫn còn trẻ em đến độ tuổi chưa được đến trườngnhất là các cháu mầm non ở các thôn, buôn xa trung tâm về phòng học cũng không
đủ để đáp ứng nhu cầu học tập hiện nay
Với giáo dục mầm non là bậc giáo dục mang tính chất giáo dục gia đình, giáo dụctrẻ suốt tuổi ấu thơ, giáo dục bằng tấm gương, bằng môi trường, giáo dục trẻ ở mọilúc, mọi nơi, luôn thống nhất quá trình nuôi và dạy trẻ, vừa chăm sóc, vừa bảo vệ vàgiáo dục trẻ,…Do đó Giáo dục mầm non mang tính chất xã hội hoá và tính tự nguyệncao, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ củamỗi người đối với xã hội, đối với cộng đồng, giáo dục mầm non là trách nhiệm củatoàn xã hội
Bên cạnh những kết quả trên thì vẫn còn những bất cập: Trong những năm qua,quan điểm “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” chưa được nhận thức đầy đủtrong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộquản lý và các cấp quản lý, việc đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế Trong quản
lý về giáo dục chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lựclượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục
Hiện nay, xã hội hoá giáo dục chưa phát huy được thế mạnh bởi vì trong xã hộicòn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện Có quan điểm cho rằng xã hộihoá giáo dục chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức tham gia của nhân dân,của xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ của người dân Vì vậy, có nơi xãhội hoá giáo dục chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất,Nhà nước khoán cho dân, dân thì lại trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước
Trang 3Đối với giáo dục mầm non nhiều người vẫn còn thờ ơ với nền giáo dục này.Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là do tuyên truyền để nâng cao nhậnthức của toàn xã hội về giáo dục nhất là giáo dục mầm non còn hạn chế, chất lượngchăm sóc giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
xã hội hoá giáo dục cũng chưa thực sự có chiều sâu và đạt hiệu quả cao
Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua chủ yếu là vậndụng nên nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung Nơi nào biết làm,được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷchính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách nhiệm củangành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp
Bên cạnh đó, còn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chấtcủa xã hội hoá giáo dục và cho rằng nội dung cốt lõi của xã hội hoá là huy động tiềncủa trong nhân dân để giảm bớt ngân sách của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo Vìthế, xã hội hoá được hiểu là chuyển gánh nặng từ vai Nhà nước sang nhân dân, nhiềucán bộ chỉ thiên về hô hào, vận động, chưa quan tâm đổi mới cơ chế chính sách
Không những thế, rất nhiều người còn nhận thức xã hội hoá đồng nghĩa với việcthu tiền của dân làm nảy sinh tâm lý sợ hãi trong nhân dân mỗi khi nghe nói tới xãhội hoá Thực tế trong quá trình chỉ đạo cơ sở, mỗi khi triển khai được những hoạt
động lớn đòi hỏi phải có kinh phí, không ít cán bộ đã biến thuật ngữ “xã hội hoá”
thành những câu nói cửa miệng và đẩy chủ trương xã hội hoá thành những giải pháptình thế, những cứu cánh trong lúc khó khăn
Có thể nói XHHGD có vai trò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành tựu củangành giáo dục Để nhà trường phát triển theo kịp với sự phát triển của thời đại cầnlàm tốt công tác xã hội hoá giáo dục có nghĩa là “ huy động toàn xã hội làm giáo dục,động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dândưới sự quản lý của nhà nước”
Từ những vấn đề trên, để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm góp phầnnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đưa trường ngày càng được đi lên đáp
ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài “ Hiệu trưởng với công tác
xã hội hoá giáo dục tại trường Mẫu giáo ” để tìm ra các giải pháp, biện pháp tốt
nhất tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nhằm xây dựng cơ sở vật chất trongtrường Mẫu giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới và thực hiện mục tiêu, chiến lược pháttriển của trường Mẫu giáo , phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia theo kế hoạch đề ra
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a.Mục tiêu: Để tuyên truyền về ngành học, Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về
ngành học mầm non, để có cái nhìn khác hơn về ngành học chứ không chỉ đơn thuần
là hát múa
- Để các cấp ngành quan tâm hơn nữa đến giáo dục nói chung và giáo dục mầmnon nói riêng
Trang 4- Nhằm phát huy được thế mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục
- Nhằm Phối hợp tốt giữa các cấp, ngành, các tổ chức để cùng chăm lo cho giáodục
- Thiết lập và xây dựng được quy trình để từng bước xây dựng cơ sở vật chất để
có đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương
- Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là để đưa giáo dục mầm non của xã nhà nóichung và trường mẫu giáo nói riêng từng bước đi lên, đáp ứng được nhu cầu giáodục hiện nay
b.Nhiệm vụ của đề tài:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục đếntoàn nhân dân trên địa bàn xã
- Nêu ra được bản chất của xã hội hoá giáo dục và tầm quan trọng của ngành họcmầm non
- Đưa ra những biện pháp làm cho cộng đồng xã hội, nhận rõ lợi ích và tráchnhiệm của mình đối với giáo dục từ đó tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sởvật chất cho trường Mẫu giáo Xem xét thực trạnh về cơ sở vật chất trong nhàtrường hiện nay
- Xác định được đối tượng nào trong cộng đồng có khả năng tham gia vào xâydựng và phát triển giáo dục
I.3 Đối tượng nghiên cứu: Chính quyền địa phương, các đoàn thể, cha mẹ học
sinh…
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hoá
giáo dục và cơ sở vật chất của trường Mẫu giáo
I.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp điều tra
- Phuơng pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tham khảo tài liệu
PHẦN II: NỘI DUNG
II 1 Cơ sở lý luận:
NQ TW4 khoá VII, NQ TW2 khoá VIII, và luật giáo dục đã xác định nội hàm củakhái niệm xã hội hoá giáo dục ( XHHGD) Theo đó XHHGD là phương thức làm
Trang 5giáo dục, là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dângóp phần xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước;
Luật giáo dục ( Điều 93) quy định: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợpvới gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, Điều 19 Nghị định69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về “chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với cáchoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường” Xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ với cộng đồng có một ý nghĩa quan trọng,
nó ảnh hưởng khá nhiều và tích cực đến kết quả cuối cùng của mỗi nhà trường Mốiquan hệ ấy tạo thành một sức mạnh cộng hưởng, như dân gian đã đúc kết “ Một câylàm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao” Điều ấy không chỉ có ýnghĩa trong hoàn cảnh nguồn ngân sách của Nhà nước dành cho giáo dục được ưutiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu giáo dục mà ngay cả khi nền kinh tếnước nhà vững mạnh, nguồn ngân sách cho giáo dục được nâng lên, sự hợp tác ấyvẫn cần thiết và quan trọng
Trong điều kiện hiện tại, khi nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục còn thiếuthốn, nghèo nàn, nhiều học sinh chưa được đến trường do thiếu phòng học, nhiều cha
mẹ học sinh ( CMHS) không kham nổi các khoản đóng góp cho nhà trường thì các sựgiúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng càng thêm nhiều ý nghĩa Sự giúp đỡ đó sẽ giúp nhàtrường nâng cao cơ sở vật chất, giúp các cháu trong độ tuổi có điều kiện đếntrường…, ngoài ra, việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với cộng đồngcòn thể hiện được truyền thống yêu thương, đoàn kết và chia sẻ của người Việt baođời nay
XHHGD phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xãhội chăm lo sự nghiệp giáo dục Theo nghĩa rộng xã hội hoá giáo dục có nghĩa là nhànước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành mộtkhu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thựchiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội Do
đó xã hội hoá giáo dục cần phải chỉ ra vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoágiáo dục Nói cách khác, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo
dục thông qua "xã hội hoá".
Bản chất của xã hội hoá giáo dục ( XHHGD) là mọi người làm giáo dục để giáodục phục vụ cho mọi người Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường là phảilàm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng,trước khi giáo dục đòi hỏi xã hội thể hiện trách nhiệm tham gia đóng góp xây dựngnhà trường
Với giáo dục mầm non, đây là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách con người Ở nước ta, Đảng và nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dụcmầm non, với nhiều chủ trương chính sách mới cho giáo dục mầm non Trong buổi lễgiới thiệu và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng lưu ý: “ So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho
Trang 6giáo dục mầm non Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng
và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất” Đề án phát triểngiáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 với quan điểm là “… Đẩy mạnh xã hội hoá,tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hộitham gia phát triển giáo dục mầm non” Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợpvới xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân Ở nhiềunước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sựnghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó cóXHHGD mầm non (XHHGDMN) Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sựhuy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xâydựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước Ở nước ta, XHHGDcũng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằmlàm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân Điều 12
Luật giáo dục năm 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ: “ Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Một số người khác lại nhận thức xã hội hoá chỉ có nghĩa là “nhà nước và nhân dân cùng làm’’ Thật ra, “nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa nói hết bản chất của
xã hội hoá Xã hội hoá chính là một chủ trương liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý,xoá bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội
Xã hội hoá giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng tráchnhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường kinh tế,
xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong trào học tậpsâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân học tập suốt đời
để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội tatrở thành một xã hội học tập
Trang 7- Hiệu trưởng có trình độ trên chuẩn, có hiểu biết về tình hình địa phương, điềukiện gia đình ổn định, có nhiều thời gian dành cho công việc của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nhiệt tình, có tráchnhiệm trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
* Khó khăn:
- Nhân dân trên địa bàn phường chủ yếu là thuần nông, kinh tế phụ thuộc vào mùa
vụ, điều kiện vật chất thiếu thốn Nhà trường phòng học còn thiếu quá nhiều, cơ sởvật chất chưa đáp ứng được yêu cầu
- Nguồn ngân sách của địa phương còn hạn chế
- Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng chưa nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của giáo dục mầm non
- Trình độ dân trí chưa đồng đều
- Nhận thức về vấn đề xây dựng và phát triển mối quan hệ của đội ngũ cán bộgiáo viên, nhân viên trong nhà trường còn hạn chế
b.Thành công – hạn chế:
* Thành công
- Trường Mẫu giáo tuy mới thành lập song được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng,chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ nên công tác xã hội hoá giáo dục ở trườngcũng đã và đang phát huy tốt, phụ huynh đóng góp tiền san ủi mặt bằng sân trường,cây xanh, vật chất góp phần không nhỏ vào công tác dạy và học của trường, bên cạnh
đó phụ huynh cùng với nhà nước đang tiếp tục xây dựng thêm 03 phòng học để cóphòng học cho các cháu, huy động được 98% số trẻ 5 tuổi ra lớp, số trẻ 3-4 tuổi ralớp cũng cao hơn rất nhiều so với những năm trước Có được những kết quả như vậy
là do ban giám hiệu nhà trường đã tích cực, chủ động trong công tác tham mưu vớicấp ủy và các cấp lãnh đạo địa phương để huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ chocác hoạt động giáo dục của nhà trường Sự nhiệt tình, sáng tạo trong công tác tuyêntruyền đối với các tầng lớp dân cư về giáo dục mầm non và XHHGD Có nhiều biệnpháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường của tập thể cán
bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường
Chính quyền đại phương quan tâm đến nhà trường, hàng năm hỗ trợ kinh phí sửachữa, mua sắm thiết bị, cụ thể như: Máy tính, máy chiếu, làm 200m2 mái vòm
* Hạn chế:
Trường mẫu giáo vừa mới tách được 3 năm, cán bộ quản lý chưa có kinhnghiệm mới được bổ sung hai Phó hiệu trưởng tháng 8 năm 2013, trường nằm trênđịa bàn rộng dân cư tương đối đông 95% dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, có30% là người dân tộc thiểu số vì vậy nhận thức về mọi mặt của cuộc sống xã hội đặcbiệt là về giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế
Trang 8Cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáodục hiện nay Toàn trường có 17 nhóm lớp nằm rải rác trên 8 thôn, với 36 cán bộ giáoviên, nhân viên và 479 trẻ mà mới chỉ có 09 phòng học còn lại đều phải đi mượn,phòng làm việc chưa có, do được tách ra từ trường tiểu học nên ban đầu bàn ghế chưa
đủ và không phù hợp với lứa tuổi mầm non, số trẻ được học bán trú chưa đạt 100%,mới 348/479 cháu đạt 72,65% nên công tác tuyên truyền phối kết hợp còn chưa thểđồng nhất và hiệu quả cao trong toàn nhà trường Đội ngũ giáo viên hợp đồng nhiều (
08 giáo viên ) và hầu hết mới ra trường, kinh nghiệm chưa có, nhà nội trú cho giáoviên không có nên giáo viên phải đi thuê nhà để ở và cũng không ổn định, số giáoviên nghỉ hộ sản hàng năm nhiều do đó ảnh hưởng không nhỏ công việc và đến chấtlượng giáo dục cũng như việc tuyên truyền phối kết hợp của nhà truờng
đã tặng quà cho nhà trường trong các dịp lễ tết;
- Các ban ngành đoàn thể đã hưởng ứng và tham gia về công tác giáo dục (thamgia khám chữa bệnh, vận động tuyên truyền phụ huynh đóng góp hỗ trợ cơ sở vậtchất… cho nhà trường )
* Mặt yếu:
- Công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể chưa nhịp nhàng
- Các cấp chưa có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất trong nhà trường
- Công tác khám chữa bệnh cho trẻ chưa có hiệu quả
- Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách về giáo dục chưa khoa học, sốtrẻ 3-4 tuổi ra lớp còn ít do không đủ phòng học
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến công tác XHHGD:
- Xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ cộng đồng đối với nhà trường và đặcbiệt phát triển tốt quan hệ giữa nhà trường với gia đình;
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp thực hiện giữa chính quyền địa phương
và cha mẹ học sinh;
- Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vậnđộng nhân dân tạo môi trường lành mạnh, cùng với nhà trường chăm sóc, giáo dụctrẻ;
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dụcmầm non trên địa bàn Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, phát huy tiềm năng
Trang 9trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáodục.
- Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính
trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện cácmục tiêu giáo dục mầm non
- Tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèođược hưởng thụ thành quả giáo dục
e Phân tích, đánh giá thực trạng tại trường Mẫu giáo :
* Vị trí địa lý của Trường: Trường Mẫu giáo nằm ngay khu trung tâm của…,
Trường cách trung tâm huyện 30km về phía Bắc
* Tình hình kinh tế của địa phương: Xã là xã thuần nông chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp ( chiếm 85% tỷ trọng nghành nghề), trên địa bàn còn nhiều hộ gia đìnhthuộc hộ nghèo Theo số liệu thống kê của năm 2012 xã có tổng số là 2654 hộ Trong
đó hộ nghèo là 96 hộ chiếm 3.61 %, số hộ dân tộc kinh là 64 hộ chiếm 67%, các dântộc khác là 32 hộ chiếm 23% tổng số hộ nghèo Thu nhập bình quân của xã là20.000.000đồng/người/năm tương đương với 1.666.666 đồng/người/tháng Tổng sốnhân khẩu của xã trong năm 2011 là 10.471 người, trong đó những người trong độtuổi lao động là 8.565 người, số người ngoài độ tuổi lao động là 401 người và sốngười dưới độ tuổi lao động là 1.605 người, cho tới nay đời sông kinh tế của ngườidân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn
* Tình hình xã hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa
bàn xã luôn sôi nổi và hào hứng Việc thông tin tuyên truyền được thực hiện bằngnhiều hình thức phong phú như cổ động bằng hình ảnh, pa nô, áp phích
Hầu hết người dân trong xã sản xuất nông nghiệp là chính, phần lớn thu nhậpchủ yếu là từ nông nghiệp,
Xã có đông dân số là người dân tộc thiếu số, trình độ văn hóa thấp, dân cư không
ổn định thường vào những ngày mùa thì mới tập trung về thu hoạch khi đó số trẻ đếntrường thường cao hơn và thường xuyên hơn bình thường
* Đặc điểm nổi bật của trường mẫu giáo
- Cơ cấu nhà trường: Trường Mẫu giáo là trường Mẫu giáo duy nhất đóng
trên địa bàn Trên cơ sở được tách ra từ trường Tiểu học …, tháng 8 năm 2011 gồm
có một điểm chính nằm ngay trung tâm xã và có 06 điểm lẻ nằm rải rác tại các thôn
Trong năm học 2013-2014 trường có:
+ Tổng số 34 cán bộ GV-CNV Nữ : 32 Dân tôc: 7
+ Lãnh đạo : 03 Nữ : 03 Dân tộc: 0
+ Giáo viên đứng lớp: 28 Nữ : 27 Dân tôc: 07
+ Nhân viên: 06 Nữ : 04 Dân tộc: 0
Trang 10+ Trường có một chi bộ trực thuộc Đảng uỷ xã với số đảng viên là 06 đồng chí.
+Trong đó: Khối mầm: 45 cháu / 2 lớp Khối lá: 272 cháu / 8 lớp
Khối chồi: 162 cháu / 6 lớp
-Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mẫu giáo :
Thực tế ở trường Mẫu giáo chúng tôi trong thời gian qua, công tác xã hội hoá
có nhiều chuyển biến, đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục địa phương.Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương,phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhàtrường, ban lãnh đạo phối hợp với đoàn thể, giáo viên trong trường đề ra những biệnpháp giáo dục trẻ em và luôn quan tâm giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn.Mặt khác nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và
cá nhân có liên quan để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học đến cácbậc cha mẹ và cộng đồng., thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ theo định kỳ mộtnăm hai lần cho trẻ Huy động nhiều nguồn lực cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dụcmầm non, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để nângcao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục Tuy nhiên trường chúng tôi cũng cònkhông ít những khó khăn mà cần phải tích cực hơn nữa đến công tác xã hội hoá giáodục
Mặc dù được các cấp quan tâm tuy nhiên cơ sở vật chất nhà trường vẫn còn nhiềuhạn chế, một số thôn buôn chưa quan tâm đến giáo dục, họ luôn phó mặc cho nhàtrường, phản đối các khoản huy động Một số cán bộ địa phương chưa hiểu sâu vềgiáo dục mầm non, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại địa phương chưa đượcquan tâm
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Xác định mục đích của XHHGD;
-Tìm Đối tượng có thể tham gia huy động xã hội hoá giáo dục;
- Xác định Chủ thể trong việc XHHGD;