1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mẫu giáo

22 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non có đầy đủ các SKKN về cấp học mầm non: SKKN lớp cháo, SKKN lớp bột, SKKN lớp chồi, SKKN lớp mầm, SKKN lớp cơm nát, SKKN trẻ 618 tháng tuổi, SKKN trẻ 23 tuổi, SKKN trẻ 34 tuổi, SKKN trẻ 5 tuổi phân chia nhiều thể loại như: SKKN trò chơi, SKKN âm nhạc mầm non, SKKN làm quen chữ,Các SKKN mầm non được áp dụng trong các trường mầm non và đều được xếp loại A hoặc B. Điều này cho thấy, những SKKN mầm non này có thể tham khảo để nuôi dạy trẻ.

Trang 1

ĐỀ TÀI SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ TRẺ

SUY DINH DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO.

I PHẦN MỞ ĐẦU:

I.1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta Nhiệm vụ chung của giáo dục mầm non là xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại Để cóđược những con người phát triển toàn diện đáp ứng các nhu cầu xã hội đề ra, một trong những yếu tố cần thiết đó là sức khỏe tốt Sức khỏe tốt để phục vụ cho hoạt động học tập, làm việc…và nói rộng hơn là để phụng sự Tổ Quốc

Một đất nước thịnh vượng, công bằng và văn minh chỉ khi có những con người khỏe mạnh năng động và sáng tạo Vì thế việc chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mẫu giáo có vai trò rất quan trọng, muốn có một thể chất tốt phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt Dinh dưỡng là nhu cầu sống của con người trẻ em cần dinh dưỡng

để phát triển thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác, dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể Ngược lại trẻ có sức khỏe không tốt hay bị suy dinh dưỡng thì ảnh hưởng rất lớn đếnviệc phát triển toàn diện của trẻ và mọi hoạt động trong học tập và vui chơi

Tại trường Mẫu giáo trong thời gian qua, công tác chăm sóc nuôi dưỡng cónhiều bất cập, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, ảnh hưởng không nhỏ cho sự

nghiệp giáo dục của địa phương Có những thôn bản người dân vẫn chưa coi trọng

tới việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng trẻ, cho rằng sự lớn lên là lẽ tự nhiên của con

người cùng với quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” Nguyên nhân của những

tồn tại trên đó chính là nhận thức của toàn xã hội về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ cònnhiều hạn chế, chất lượng giáo dục cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Trang 2

Công tác chỉ đạo các biện pháp làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng chưa thực sự

có chiều sâu và đạt hiệu quả cao

Trước thực trạng như vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ

suy dinh dưỡng tại trường mẫu giáo” để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải

pháp nhằm thực hiện tốt công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường, qua đó

góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về tình trạng suy dinh dưỡng, nguyên nhân và biện

pháp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân ở trẻ mẫu giáo Nêu rõ một số biện pháp làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ tại trườnghọc, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường biết cách tuyên truyền cho mọingười nhất là các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ và đảm bảo dinh dưỡngcho trẻ Tránh tình trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì Nhằm hoàn thành công tácsức khỏe dinh dưỡng trẻ tại trường Mẫu giáo xã

Là người quản lý phải hiểu được tầm quan trọng của công tác sức khỏe dinhdưỡng trẻ, đúc kết được những vấn đề lý luận của đề tài, sau đó điều tra thực trạng

và nhiệm vụ lớn nhất là tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm để giảm tỉ lệ trẻ suy dinhdưỡng thể nhẹ cân còn 10 %, suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 11%

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng: Biện pháp làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mẫu giáo

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường Mẫu giáo – – – I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Kết cấu:

- Hình thức: Xây dựng các biện pháp

- Nội dung: Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

- Thiết lập các phương thức để theo dõi trẻ suy dinh dưỡng hàng quý

Ở đề tài này tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giảm tỷ

lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Trường Mẫu giáo – – –

Thời gian: Từ tháng 2/2013 đến 2/2014

Trang 3

I.5 Phương pháp nghiên cứu:

- Tập hợp tư liệu phân tích chọn lọc rút ra những lý luận cơ sở cần đến

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp cân đo theo dõi biểu đồ

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê toán học

II PHẦN NỘI DUNG:

II.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Giáo dục Mầm non giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Quốc

dân, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Nhằm đào tạo ra những con người khỏe mạnh có năng lực, phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, xúc cảm tình cảm xã hội, thẩm mỹ và đặc biệt là

có đầy đủ sức khỏe để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Đất nước, nhằm phát triển kinh tế, chính trị xã hội trong tương lai

Trên thế giới đã có những cuộc đua về tăng chiều cao và thể lực, cuộc đua mang tính toàn cầu mà đi đầu là người Nhật, một dân tộc được xem là thấp lùn cho đến Thế chiến thứ II Mỗi nước đều có chiến lược tăng chiều cao và thể lực riêng, nhưng dinh dưỡng và tập thể dục, thể thao luôn là hai yếu tố quyết định phát triển chiều cao và cân nặng của thế hệ tương lai ( Báo giáo dục & Thời đại số 309 tháng

12/2013)

Ở Việt Nam với mục tiêu giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục giao đoạn 2011 – 2030 đã chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện Ngày 28 – 4

– 2011, Thủ tướng chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể “ Phát triển

thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” Đây được xem là cơ sở và

hành lang pháp lý để các bộ ngành, chức năng chung tay thực hiện phát triển thể lực,tầm vóc người Việt Nam trong gần 20 năm tới Trong 6 mục tiêu chiến lược tập trung hướng đến đề án, chương trình chăm sóc cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi Triển khai chương trình sữa học đường, cùng việc thí điểm thực hiện chế độ

Trang 4

chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở…được đặc biệt quan tâm Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nhà trường trong việc cải thiện và nâng cao tầm vóc người Việt Nam.

Trẻ em là một thể thực tự nhiên đang phát triển, trẻ càng nhỏ gia tốc phát triển càng lớn Chúng ta có thể quan sát thấy trẻ lớn khôn từng ngày, việc nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí trẻ em là những quy luật phát triển cần thiết đối với việc nuôi dạy trẻ Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn còn rất cao, nhất là những Tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Đồng thời tại các vùng đô thị lớn một số bệnh do dinh dưỡng không khoa học như béo phì…

là một trong những tỉnh có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cao của cả nước Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 27% và thấp còi là 37% Nguyên nhân của tình trạngnày là do việc chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi mang thai cũng như chăm sóc trẻ em chưa tốt Tình trạng người dân thiếu ăn hay thói quen và tập quán ăn uống của địa phương, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng vẫn còn nhiều

Vậy suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không cung cấp đủ các chất phát sinh năng lượng để cung cấp cho cơ thể trong quá trình hoạt động sống, giá trị năng lượng của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng sinh năng lượng trong đó

Có hai loại suy dinh dưỡng đó là: Thấp còi và nhẹ cân và có những mức độ khácnhau, nhẹ thì ở độ I, nặng dần đến độ II

Ở trẻ em, cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn theo viện dinhdưỡng thì trẻ em Việt nam dưới 6 tuổi là 1600 kcal/ngày Nếu thiếu ăn trẻ là đốitượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: Suy dinh dưỡngprôtein – năng lượng, đần độn do thiếu iôt, hỏng mắt do thiếu vitaminA…Trên thực

tế trẻ nào có sức khỏe tốt thì học rất tốt, luôn vui tươi năng động hoạt bát, trẻ nào bịsuy dinh dưỡng thường hay mệt mỏi, kém ăn không nhanh nhẹn, lười vận động

Trang 5

Có thể nói việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng trẻ ở trường mẫu giáo có vai trò

rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành tựu của ngành giáo dục

II.2.THỰC TRẠNG:

a Thuận lợi – Khó khăn:

Thuận lợi

Trường Mẫu giáo được đóng tại trung tâm xã là điểm thuận lợi để cho

con em trong xã đến trường, ngoài ra có một số phân hiệu ở các thôn, buôn như:Thôn Ea Bir, thôn Tam Thuận, Tất cả đều tổ chức ăn bán trú ở trường Trường đượccấp trên xây dựng cho các phòng học thoáng, mát, sạch sẽ Đủ điều kiện để tổ chứccác cuộc thi, diễn đàn tuyên truyền Có đủ giáo viên đứng lớp, đa số đều là giáo viêntrẻ, nhiệt tình, yêu nghề, có đội ngũ nhân viên văn phòng và nhân viên bảo vệ

Trường đã có bếp ăn, nguồn nước hợp vệ sinh, có chổ để trẻ rửa tay, lau mặt hàngngày Đầy đủ nhà vệ sinh cho các điểm, sân chơi thoáng mát…đủ điều kiện để trẻ

ăn, nghủ, nghỉ tại trường

Khó khăn:

Trường có số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi khá cao, một số phụhuynh ở thôn buôn xa xôi kinh tế còn khó khăn, sự hiểu biết về kiến thức dinhdưỡng còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn trong công tác nuôi dạy trẻ đúng khoa học

ở trường

Xã CưKlông là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăntính đến cuối năm 2013 xã có 286 hộ nghèo chiếm 20, 97%, hộ cận nghèo có 355chiếm tỷ lệ 26,03 % (theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Đảng ủy xã ), mà đa sốcháu suy dinh dưỡng lại rơi trúng vào những hộ nghèo và cận nghèo nên việc tuyêntruyền, vận động tăng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ cũng là một bài toán khó Trường có phân hiệu xa nên việc đưa suất ăn hàng ngày từ trường chính sangphân hiệu cũng vô cùng vất vả nhất là vào mùa mưa, đường trơn lầy lội

b Thành công – Hạn chế:

Thành công:

Trang 6

Trong hai năm học 2012 -2013 và 2013 – 2014 với cương vị là người quản lý, tôi

đã áp dụng các biện pháp tôi đưa ra thì thấy rất thuận lợi trong việc thực hiện, hơnthế nữa kết quả thu về cũng rất đáng mừng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm hẳnnhất là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Toàn trường đã giảm được hơn 6 % Trẻ tăngcân đều và nhanh đến bản thân tôi cũng không ngờ được, lại không có trẻ béo phìthừa cân, tôi thấy đó thật sự là một kết quả mong đợi không những của tôi mà còn là

cả tập thể giáo viên, nhân viên và cả các bậc phụ huynh nữa

Hạn chế:

Phụ huynh của các em học sinh đa số làm nông nghiệp, phần đông là người dântộc thiểu số, dân cư thưa thớt nên còn hạn chế về sự tiếp nhận việc tuyên truyền vềkiến thức nuôi dạy trẻ

Do điều kiện công việc, tôi cũng chưa có nhiều thời gian để đến tất cả các hộ gia

đình sống ở khu vực sâu xa nhất của xã để trực tiếp gặp gỡ những phụ huynh cònnhiều khó khăn về kinh tế có con đang bị suy dinh dưỡng để tuyên truyền và hướngdẫn cụ thể cách phòng chống suy dinh dưỡng Vậy nên có một số cháu vừa thấp còivừa nhẹ cân thuộc vào thể suy dinh dưỡng độ II(ở lớp Lá 3 – Thôn Eabir) nhưngvẫn không cải thiện hơn được mấy về mức độ suy dinh dưỡng

về kiến thức nuôi dạy trẻ cũng được giáo viên coi trọng

Trường có nhân viên y tế học đường cùng với giáo viên đảm nhiệm việc theodõi sức khỏe trẻ, cân đo theo biểu đồ tổng hợp và báo cáo kịp thời tình trạng pháttriển của trẻ Đồng thời kiểm tra giám sát về an toàn thực phẩm ở nhà bếp, vệ sinh cánhân trẻ và vệ sinh trường lớp thường xuyên

Mặt yếu:

Trang 7

Một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, khả năng truyền đạt vàdiễn giải vấn đề chưa có sức thuyết phục, chưa hoạt bát trong việc phối hợp với cácbậc phụ huynh về việc áp dụng thực phẩm sẵn có ở gia đình vào các bữa ăn phù hợpdinh dưỡng của trẻ

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…

Như tôi đã từng nói ở phần trước, Trường mẫu giáo được đóng tại xã đặc biệtkhó khăn nên đa số người dân kinh tế gia đình còn hạn hẹp, chưa kể những gia đìnhđang thuộc hộ nghèo và cận nghèo cũng nhiều Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đếnnhững thiếu thốn tới bữa ăn, giấc ngủ của trẻ trong gia đình Mặt khác những ngườidân ở đây phần đông là dân tộc ít người nên tập quán ăn uống cũng rất riêng, ăn theo

sở thích, tập tục… ví dụ như ăn măng rừng nhiều bữa liên tục, thịt hui khói, rauđắng, dùng nhiều mỡ động vật như mỡ heo, bò…tích tụ nhiều chất béo đã no, khóhấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ

Sự nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đều, có những phụ huynh là cán bộcông chức, công nhân cao su họ mong muốn trường có đủ mọi điều kiện để con emđược học và chơi đúng nhu cầu xã hội hiện nay Nhưng cũng có những phụ huynhnhận thức ít, thậm chí phụ huynh còn chưa biết chữ và chưa cập nhật được các thôngtin nên họ nhìn nhận dinh dưỡng sức khỏe trẻ còn rất hạn chế Chính vì nhữngnguyên nhân trên khiến một người quản lý như tôi đã trăn trở suốt mấy năm qua, naytôi mạnh dạnnghiên cứu đề tài này mong góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ởtrường mẫu giáo xã

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:

Quy mô trường lớp:

* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong Trường Mẫu giáo

- Tổng số có 18 cán bộ GVNV; trong đó: BGH có 02, Giáo viên có 11, Nhân viênphục vụ có 05 người (1 kế toán, 1 BV, 1Ytế học đường và 2 cấp dưỡng)

Trang 8

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐH và CĐ: 07; Trung cấp: 08( trong đó có 02

cô đang theo học đại học) GV đứng lớp 100% đạt chuẩn – Trên chuẩn: 38,8% Hầu hết CBGVNV đều được trang bị kến thức về cách phòng chống suy dinhdưỡng và cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 1,83

2 Học sinh:

Số lượng học sinh: 245

Trong đó:

Cháu 3 tuổi: 42cháu; Nữ: 20 cháu, DT: 8 cháu, NDT: 5cháu

Cháu 4 tuổi:106 cháu; Nữ: 53 cháu, DT: 38 cháu, NDT: 22 cháu

Cháu 5 tuổi: 98cháu; Nữ: 47 cháu, DT:45 cháu NDT: 19 cháu

* Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp: 125/131cháu trong toàn xã(trong đó có 31 cháuhọc xã khác) ; Đạt 95,4 %

Nuôi dưỡng:

+ 100% trẻ được ăn bán trú tại trường(có một phân hiệu dân nuôi)

+ 100 % trẻ đến lớp được vệ sinh sạch sẽ

+ 100% trẻ được tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ

+ 100 % trẻ được cân đo theo định kỳ chính xác và kịp thời

Chất lượng khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng năm học: 2012 – 2013

Số trẻSDDNC

Tỷ lệ % Số trẻ

TDBĐC.Cao

Số trẻSDDT.Còi

Qua khảo sát số trẻ suy dinh dưỡng cao, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo.

Trước tình hình thực trạng về sức khỏe dinh dưỡng của trẻ trong nhà trường, tôi nghĩ cần phải tìm ra một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở

Trang 9

trường Trường Mẫu giáo Vì vậy trong phạm vi bản sáng kiến này tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:

II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

* Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của toàn trường xuống còn 11%

* Bồi dưỡng giáo viên mầm non luôn nắm bắt được thông tin mới nhất về an toànthực phẩm và cách nuôi dưỡng trẻ có khoa học Có những kỹ năng tuyên truyền kiếnthức nuôi dạy trẻ của bậc học mầm non đến được với các bậc phụ huynh và toàn xãhội

* Cụ thể hóa nội dung cách chăm sóc trẻ khoa học đảm bảo chất dinh dưỡng

* Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc đưa thông tin đếnvới đối tượng cần tuyên truyền

* Tuyên truyền với các bậc cha mẹ kiến thức và kỹ năng nuôi dạy trẻ trong giađình

* Giúp trẻ phát triển về thể chất qua việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao,

trò chơi tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

b.1.Biện pháp 1: Triển khai chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng ở Trường mẫu giáo

Dựa vào mục tiêu của Quốc gia, vào kế hoạch của Phòng giáo dục Huyện đểlên kế hoạch cho đơn vị mình và triển khai chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ tại trường; tìm ra nguyên nhân chúng ta thấy lí do chính cho bệnh suy dinh dưỡnglà: Đói ăn, nhiểm khuần và thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ, những nguyên nhân kháccũng như môi trường vẫn còn thách thức không nhỏ Mục tiêu ưu tiên cho chiến lượcQuốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 Chiến lược xác định phương châm

dự phòng là chính, vì vậy ngay từ đầu năm học Trường đã thống nhất triển khai thựchiện kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trong trường cho đến lúc nào đạt mụctiêu Kế hoạch cho từng tháng, kì trước tiên là tuyên truyền việc chăm sóc dinhdưỡng cho phụ nữ mang thai bằng những hình ảnh thiết thực, trẻ phải được bú mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cách nuôi con nhỏ Trẻ em dưới 5 tuổi cần đượccung cấp đầy đủ năng lượng, khẩu phần ăn và các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần vichất dinh dưỡng đủ theo nhu cầu

Để đạt được mục tiêu tốt trước tiên tôi nghĩ đến sự đoàn kết đồng lòng của tập thểCBGVNV trong trường, tôi đã đưa mục tiêu vào Hội nghị công nhân viên chức để

Trang 10

lấy ý kiến và ra nghị quyết, được sự đồng tình của hội nghị nên tôi hăng hái triểnkhai ngay chương trình như là:

+ Họp hội đồng sư phạm để phân công nhiệm vụ cho từng lớp, từng giáo viên vànhất là nhân viên cấp dưỡng và Ytế học đường

+ Giao nhiệm vụ cho các bộ phận trong trường như:

- Y tế học đường cân đo theo dõi trẻ qua biểu đồ đợt 1 của năm học để nắm bắttình hình sức khỏe của trẻ đầu năm Nạp danh sách trẻ suy dinh dưỡng( thấp còi vànhẹ cân) lên Ban giám hiệu để có kế hoạch bổ sung

- Bán trú nắm bắt tình hình để lên thực đơn ăn phù hợp

- Giáo viên tổ chức họp phụ huynh đầu năm thông báo tình hình sức khỏe trẻcũng như tuyên truyền về kiến thức nuôi dưỡng trẻ để kết hợp Gia đình – Nhàtrường cùng chăm sóc trẻ

+ Tăng cường uống sữa buổi sáng cho trẻ toàn trường và uống thêm sữa vào buổichiều cho trẻ suy dinh dưỡng

+ Có chế độ riêng cho những trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ 2 trở lên

+ Từng lớp tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách thoải mái, vui vẻ, tíchcực, hứng thú

+ Chương trình "Bé sạch mỗi ngày" phải thực hiện liên tục và trở thành thói quen

vệ sinh khi thấy bẩn

+ Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mồi năm 2 lần, nhắc phụ huynh tiêm phòng chotrẻ đúng quy định

+ Yêu thương chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ

+ Tích hợp dinh dưỡng vào các tiết dạy nếu phù hợp để trẻ hiểu được về các chấtdinh dưỡng

+ Thể dục sáng và các tiết thể dục trong tuần phải thực hiện nghiêm túc và sáng tạothêm cho những trẻ lười vận động để trẻ hứng thú tập luyện

+ Giáo viên vận động trẻ ăn hết suất, tạo tâm thế để trẻ ăn vui vẻ và thể hiện kỹnăng tự phục vụ của mình

+ Chuẩn bị nhiều đồ chơi đồ dùng phục vụ cho các tiết hoạt động về giáo dục dinhdưỡng và sức khỏe

Những nội dung trên đã được thống nhất và đưa vào hoạt động như một thực thi

và đó cũng là giải pháp phù hợp nhất với trường tôi lúc này Tôi chỉ có một mong

ước giản dị như Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ,

biết học hành là ngoan”

b.2.Biện pháp 2: Nâng cao trình độ cho nhân viên cấp dưỡng:

Trang 11

Người ta thường nói “Nấu ăn là một nghệ thuật” đúng vậy đối với các nhà

hàng, khách sạn thì người ta cần nhiều đến nghệ thuật để đảm bảo: Ngon, thơm, đậm

đà bổ dưỡng và đẹp mắt Đối với trường học thì rất cần những nhân viên cấp dưỡnghiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, phối hợp khẩu phần ăn sao cho đủ 4 nhóm thựcphẩm như: Gluxit(bột đường), protêin(đạm), lipit(dầu,mỡ), vitamin và chất khoáng,thay đổi món ăn hàng ngày để trẻ hào hứng đón nhận những bữa ăn ở trường Tôithấy vai trò cấp dưỡng ở nhà trường cũng rất quan trọng nên tôi đã cử 2 nhân viên đihọc lớp nấu ăn để nâng cao nghiệp vụ cấp dưỡng, chế biến các món ăn cho trẻ dưới

6 tuổi Đồng thời mở các đợt tập huấn ở trường về chuyên đề “Dinh dưỡng trẻ mầm non” hay cho đi tập huấn ở Y tế dự phòng Huyện về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” để làm sao các nhân viên có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp.

Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọnthực phẩm tươi ngon, không bị dập nát, ôi thiu kém chất lượng Thực hiện nghiêmtúc theo thực đơn đề ra, thay đổi món giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất

Làm tốt khâu vệ sinh như: Vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân,vệ sinh dụng cụ chếbiến và đựng thức ăn, nói chung là đồ dùng nhà bếp Lưu mẫu các loại thức ăn hàngngày Để khuyến khích mọi người có ý thức dùng rau sạch, trường cũng đã phát

động phong trào trồng rau như là “Vườn rau của bé” được nhiều người hưởng ứng,

nhất là các cô cấp dưỡng, dưới đây là một hình ảnh vườn rau tự tay các cô và cáccháu lớp Lá trồng

b.3 Biện pháp 3: Xây dựng thực đơn cho trẻ ăn hợp lý:

Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm chế biến dưới dạng các món

ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần

Cho trẻ ăn theo thực đơn nhằm chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kếhoạch ăn uống trong thời gian trẻ ở trường, đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chấtdinh dưỡng trong khẩu phần , trên cơ sở sử dụng thực phẩm có chất lượng, giá thànhphù hợp ở địa phương Thay đổi cách chế biến thường xuyên để tạo ra món ăn đadạng, phong phú, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất và phù hợp vùng miền, từng mùa Khi xây dựng thực đơn phải dựa vào nguyên tắc sau:

Ngày đăng: 12/01/2019, 06:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w