1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán 6 ở trường trung học cơ sở (cấp tỉnh)

23 995 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm thường xuyên và cấp thiết đối với mỗi cấp học nói chung và đối với cấp Trung học cơ sở nói riêng. Nó tạo điều kiện cho người thầy giáo qua đó bồi dưỡng cho mình vốn kiến thức sâu sắc hơn, phong phú hơn. Đối với học sinh thông qua việc học nhằm tạo cho mình niềm say mê ham hiểu biết, giúp cho các em rèn luyện óc tư duy sáng tạo, trí thông minh, đức tính kiên trì chịu khó tìm tòi, tạo tiền đề cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp học tiếp theo.

Trang 1

PHẦN I - MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Là một giáo viên được đào tạo ngành Toán –Lý Ra trường và đã gắn bó vớihọc sinh thân yêu, trên giảng đường hơn 10 năm Với sự yêu nghề tôi đã nghiên cứutìm tòi học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước về dạy môn Toán Môn toángắn bó với tôi như một phần máu thịt, giúp tôi dần trưởng thành trên con đường đimà mình đã chọn, mình cần phải làm gì để tận tìtnh giúp học sinh học giỏi về môntoán.

Bởi vì toán học là một môn khoa học, có tầm quan trọng trong mọi lĩnh vực.Đặc biệt toán học có vị trí đặc biệt trong việc nâng cao và phát triển dân trí, góp phầntạo nên nguồn tài nguyên chất xám, nguồn tài nguyên chất quý nhất cho đất nước.Đồng thời là cơ sở, điều kiện để tiếp thu khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu củasự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi - học sinh năng khiếu, ươm trồng những hạt giống nhântài cho đất nước là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vì những người tài baogiờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm thường xuyên và cấp thiếtđối với mỗi cấp học nói chung và đối với cấp Trung học cơ sở nói riêng Nó tạo điềukiện cho người thầy giáo qua đó bồi dưỡng cho mình vốn kiến thức sâu sắc hơn,phong phú hơn Đối với học sinh thông qua việc học nhằm tạo cho mình niềm say mêham hiểu biết, giúp cho các em rèn luyện óc tư duy sáng tạo, trí thông minh, đức tínhkiên trì chịu khó tìm tòi, tạo tiền đề cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp học tiếptheo Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân họcsinh, cho giáo viên cũng như các bậc cha mẹ học sinh

Xuất phát từ những nhận thức trên bản thân tôi đã và đang bồi dưỡng đội tuyểnhọc sinh giỏi Toán lớp 6 không khỏi trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp để bồidưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả Trong phạm vi đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra

“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6ở trường trung học cơ sở ” mà tôi đã và đang áp dụng.

2 Mục đích:

Nhằm phát huy tư duy lôgíc và phương pháp luận khoa học phát triển thế giớiquan duy vật biện chứng, tính tự lập, tự sáng tạo, chủ động trong mọi tình huống của

Trang 2

bài Hình thành năng lực hoạt động, năng lực xử lý, năng lực tự học, kỹ năng diễn đạt,trình bày bằng lời, bằng viết Qua đó kích thích niềm đam mê, gây hứng thú học toáncho các em, rèn luyện phương pháp học tập một cách khoa học.

3 Đối tượng - phạm vi - thời gian nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 ở bậc THCS.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong phạm vi một nhóm học sinh giỏi.- Thời gian nghiên cứu: 3 năm học: 2014- 2015 ; 2015– 2016 và 2016 -2017.

* Điểm mới của đề tài:

Đã có một số người nghiên cứu và làm đề tài này nhưng với tôi là một giáo viên

trẻ tuổi nghề còn non nên đây là một cuộc thi và là một sân chơi mới nên có không ítkhó khăn trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy cho học sinh Vì vậy tôi mạnh dạnđưa ra một số kế hoạch, biện pháp và cách làm nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡnghọc sinh giỏi Toán 6.

PHẦN II: NỘI DUNG1/ Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 3

- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải họcthêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạnchế về thời gian tự học, nên các em đầu tư ít thời gian cho việc bồi dưỡng học sinhgiỏi, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.

- Một số học sinh tham gia bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi họcsinh giỏi chưa cao.

- Giáo viên bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy theo kinh nghiệm củabản thân, theo chủ quan tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.

- Kinh phí thực sự đầu tư cho viêc dạy học sinh giỏi, bồi dưỡng động viên chogiáo viên dạy và học sinh đạt giải còn hạn chế.

- Học sinh vẫn chưa thực sự tích cực tham gia các đội tuyển để bồi dưỡng Việcbồi dưỡng học sinh để dự thi các cấp quá nặng nề vì tính chất thời vụ mà gây ảnhhưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của học sinh.

- Việc thống nhất nội dung, phương pháp, giới hạn bồi dưỡng còn lúng túng, tàiliệu bồi dưỡng chưa thật phong phú.

- Việc huy động các nguồn lực cũng như chế độ bồi dưỡng học sinh giỏi chogiáo viên còn chưa đạt yêu cầu mong muốn.

- Công tác thi đua khen thưởng chưa đủ mạnh để khuyến khích cho học sinh vàgiáo viên quyết tâm cao trong công việc.

- Việc xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường đãcó nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành trong chiến lược phát triển giáodục và đổi mới phương pháp giáo dục.

- Bản thân giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngoài việc bồi dưỡng còn dạynhiều tiết trên lớp và còn đảm nhận nhiều phần hành khác nên thời gian đầu tư choviệc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu còn nhiều hạn chế.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn gặp một số khó khăn như bài tậptoán đa dạng, phong phú, nếu không đủ thời gian nghiên cứu và phương pháp lựachọn bài tập thích hợp thì dễ bị phiến diện, chọn bài tập dễ quá hoặc khó quá sẽ gâycho học sinh tâm lí “sợ toán” hoặc chán nản Từ đó chỉ chú ý vào thủ thuật giải màquên rèn luyện phương thức tư duy.

Trang 4

- Một bộ phận gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn có phụ huynh còn thờơ, ít quan tâm đến việc học tập của con em, không mua đủ tài liệu tham khảo nênảnh hưởng đến việc bồi dưỡng của các em.

2/ Kết quả của thực trạng:

- Nếu giáo viên trong quá trình dạy bồi dưỡng, lại máy móc, cứng nhắc khôngquan tâm đến tính chất và yêu cầu cụ thể của từng tiết dạy, bao giờ cũng phải kiểm tralý thuyết, không có các trò chơi giải trí, câu đố vui thì không thể phát triển được tưduy , mặt bằng văn hóa của học sinh không được nâng cao.

- Còn đối với học sinh mất dần hứng thú học toán, máy móc trong việc pháthiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập, hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữchính xác, có thói quen ỉ lại, không mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình

Qua khảo sát cho học sinh làm bài kiểm tra để chọn đội tuyển bồi dưỡng củatrường (chưa áp dụng đề tài )

Từ thực trạng trên, qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôinhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những côngviệc sau đây:

3/ Các giải pháp thực hiện

3.1 Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng

- Trước hết người giáo viên phải có lòng nhiệt tình say mê lăn lộn với phongtrào, biết trăn trở trước những bài toán khó để tìm ra đường lối giải, phải luôn luôn cóý thức tự rèn luyện, tích luỹ tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứngđáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo Phải thường xuyên tìm tòicác tư liệu, các kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạnginternet Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có cácchuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…

Do đó ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng Bởi vìngười thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến

Trang 5

các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng Nếu học sinh có kiến thức cơbản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ ít cóhiệu quả hoặc không có hiệu quả Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đốitượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cáchhợp lý, khoa học và sáng tạo.

- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn họcsinh khâu này rất quan trọng.

- Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho HSvà cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó Dạy theo chuyên đề làbiện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng.

- Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông quanhững bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luậttrước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.

Nên tránh:

+ Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ quabước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp một “mớ bỏngbong” không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kĩ năng, kết quả là khôngđịnh hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.

+ Một số lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, chohọc sinh làm nhiều hơn và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đómới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tưduy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi loại sự việc có một nguyêntắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sựviệc.

+ Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm chắc khảnăng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửachữa, giáo viên cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng (nếu có).

3.2 Lựa chọn đúng đối tượng học sinh

Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọnđúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệuquả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học sinh giỏi, hoặc chọnnhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.

Trang 6

* Những căn cứ để lựa chọn:

+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:

- Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến,ý kiến thường đúng và có sáng tạo.

- Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thìthường phát biểu chệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.

- Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trìnhbày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay.

+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:

Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ,trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài tậpcũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.

+ Lựa chọn thông qua các vòng thi kiểm tra:

- Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thựchiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a, b, c), giám sát chặtchẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng không để chobạn nhìn bài của mình, cũng cần chú ý sắp xếp những em hàng ngày ngồi gần nhauthì đến khi thi hay kiểm tra phải ngồi xa nhau.

- Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng biểu điểm linh hoạt Cần ưutiên điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.

- Tuy nhiên để việc thi cử, kiểm tra đạt hiệu quả, giáo viên cần phải ra đề trêncơ sở những dạng bài tập đã được ôn và cần có một bài khó, nâng cao hơn đòi hỏi họcsinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài Trên cơ sở đó, giáo viên đánh giáđược những em nào có năng lực thực sự trong học tập.

- Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sựtiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.

3.3 Về xây dựng chương trình bồi dưỡng

Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thểtừng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá Hơn nữa, hầu hết sáchnâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như chươngtrình học chính khoá, mà thường đi theo các dạng Trong khi đó, các trường thường tổ

Trang 7

chức học sinh vừa học chính khoá vừa phối hợp nâng cao Vì thế soạn thảo chươngtrình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng takhông có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.

Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cầnphải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình họcchính khoá, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết phải khắc sâu kiến thứccơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để nâng cao dần).

Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơngiản đến phức tạp Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.

Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chungđể củng cố khắc sâu Hoặc qua mỗi chuyên đề kiểm tra một bài để nắm bắt kiến thứchọc sinh.

- Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thờilượng: Tiết, tuần, tháng, học kì, cả năm.

Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình còn tuỳ thuộc vào mức độ tiếp thu củatừng học sinh (làm sao cho các em có thể “tiêu hoá” được).

Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải Vì hầu hết cácem chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáoviên.

Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạngbài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải Đồng thời thỉnh thoảng phảicủng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.

Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rútvà cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thờigian ôn luyện.

3.4 Tài liệu bồi dưỡng và thời gian bồi dưỡng

- Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thôngqua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôntìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.

Trang 8

- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ củacác em để tự rèn luyện thêm ở nhà Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉtrên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.

- Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường đã có kếhoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trướcthi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở mônhọc khác của học sinh (thông thường thì ít nhất 2 buổi/ tuần ).

3.5 Bồi dưỡng kĩ năng và năng lực giải toán.

a/ Bồi dưỡng năng lực định hướng đường lối giải bài toán

Công việc định hướng tìm đường lối giải bài toán là một vấn đề khó khăn chonhững học sinh Để giải quyết tốt bài toán thì cần phải có định hướng giải đúng Dođó việc định hướng giải bài toán là một vấn đề rất cần thiết và rất quan trọng.

Việc xác định đường lối giải chính xác sẽ giúp cho HS giải quyết các bài toánmột cách nhanh chóng, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh mất được thời gian Chính vì vậy,đòi hỏi mỗi GV cần phải rèn luyện cho HS khả năng định hướng đường lối giải bàitoán là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học toán.

Các ví dụ minh họa

Ví dụ 1 ( Ví dụ 62 ôn tập Toán 6 tr 94 )

Tính: 1 1 1 12.3 3.4 4.519.20

Định hướng giải bài toán

Đối với những bài toán như thế này thì chúng ta không thể tiến hành quy đồng mẫu để tính tổng được vì làm như vậy chỉ làm mất thời gian của ta Khi chúng ta gặp những bài toán như thế này thì cần phải tìm ra quy luật của nó.

GV: Hãy phân tích số hạng thứ nhất thành hiệu ?

HS: 1 1 1

2 3.  2 3

GV: Tương tự hãy phân tích các số hạng tiếp theo.

Trang 9

Ví dụ 2 ( Bài 7 Em học giỏi Toán 6 tr 92 )

Một số có ba chữ số, chữ số tận cùng bên trái là 4 Nếu chuyển chữ số 4 nàyxuống cuối thì được một số mới bằng 3

4 số ban đầu Tìm số đó.

Phân tích bài toán

GV: Bài toán yêu cầu làm gì ?

HS: Tìm số có ba chữ số thỏa mãn bài toán.

GV: Theo đề bài, ban đầu ta có số có ba chữ số nào ?HS: 4ab

GV: Các em viết số có ba chữ số đó dưới dạng tổng của các số ?HS: 4.100 + 10.a + b = 400 +10a + b.

GV: Nếu ta đổi chữ số 4 sang phải thì ta được số có ba chữ số nào ?HS: ab4

GV: Các em viết số có ba chữ số đó dưới dạng tổng của các số ?HS: a.100 + 10.b + 4 = 100a +10b + 4

GV: Giữa số ban đầu và số mới có quan hệ như thế nào ?

Trang 10

HS: ( 400 +10a + b ) 3

4= ( 100a +10b + 4 )Giải

Số ban đầu là 4ab = 4.100 + 10.a + b = 400 +10a + bSố mới là ab4 = a.100 + 10.b + 4 = 100a +10b+ 4

Theo đề bài ( 400 +10a + b ) 3

4= ( 100a +10b + 4 )

400 103 4 1001041200 30340040161200 16 40030403370371184

Tóm lại: Công việc định hướng giải bài toán cho HS là một công việc quan

trọng đầu tiên của một bài giải, nó đòi hỏi phải định hướng đúng nên GV cần rènluyện thường xuyên cho HS nhằm làm tăng khả năng suy luận, lập luận một cáchlogic, giải quyết bài toán một cách nhanh chóng và tránh được mất thời gian khi giảibài toán.

b/ Phân loại bài toán để bồi dưỡng năng lực giải toán cho các đối tượng HS

Bồi dưỡng năng lực phân loại bài toán cũng được coi là một bước quan trọngđể bồi dưỡng cho từng đối tượng HS một cách hợp lí nhất Khi chúng ta làm tốt côngviệc này sẽ giúp nhiều cho việc học tập của HS, nó cũng giúp HS nắm vững các kiếnthức đồng thời tăng khả năng giải toán cho các em và gây được hứng thú nhu cầu hamhọc toán ở tất cả các đối tượng HS.

Các ví dụminh họa

Ví dụ ( Sách nâng cao phát triển Toán 6 tập 2 tr 48)

Ba người cùng làm chung một công việc Nếu làm riêng người thứ nhất phảimất 4 giờ, người thứ hai phải mất 6 giờ, người thứ ba phải mất 5 giờ Hỏi nếu làmchung thì mỗi giờ cả ba người làm được bao nhiêu phần công việc.

Phân tích bài toán

Trang 11

GV: Người thứ nhất phải mất 4 giờ để làm chung một công việc Vậy người thứ nhấtlàm được bao nhiêu phần của công việc ?

Đây là một trong những bài toán mà học thường rất ngán ngại trong giải toánnên khả năng phân tích bài toán chưa cao Do đó trong quá trình giải toán GV nênhướng dẫn cho HS tập quen dần cách phân tích những dạng toán này Nhằm làm tăngdần khả năng phân tích cho HS và đồng thời cũng tăng khả năng giải toán cho HS.

Ngày đăng: 28/11/2018, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w