1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một vài biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn thể dục ở trường tiểu học

19 930 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục ở trường Tiểu học EaBông thì đa số học sinh hứng thú, ham thích song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh do đ

Trang 1

Mục lục

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

II Phần nội dung 1 Cơ sở lí luận 4

2 Thực trạng vấn đề 5

3 Các biện pháp giải quyết vấn đề 7

4 Kết quả đạt được 14

III Phần kết luận, kiến nghị 1 Kết luận 15

2 Kiến nghị, đề xuất 16

Trang 2

ĐỀ TÀI MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay giáo dục đang là “Quốc sách hàng đầu” được Nhà nước chú trọng đến, giáo dục không chỉ là đưa những kiến thức xã hội, khoa học tự nhiên đến với học sinh mà nó còn hội tụ đủ các yếu tố “ chân, thiện, mỹ” Đặc biệt là đối với sức khỏe

Giáo dục thể chất cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới

có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt, con người có sức khỏe tốt thì ngay từ bây giờ cũng như về sau chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có sức khỏe và có tâm hồn để đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm đầu tiên những nhân tài cho xã hội, những chủ nhân tương lai của đất nước, ở lứa tuổi này tâm lý của các em rất nhạy cảm, rất dễ xúc động và dễ giáo dục Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện ( văn - thể - mĩ …) khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có một thân hình đẹp, vừa có một sức khỏe tốt Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục ở trường Tiểu học EaBông thì

đa số học sinh hứng thú, ham thích song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh do điều kiện sống, do sự phát triển tâm sinh lí của các em chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học, tác phong chậm chạp chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức tự giác trong học tập còn hạn chế dẫn đến tiếp thu bài học còn thụ động

Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế nào trong mỗi giờ học các em đều hứng thú học tập, không còn rụt rè tạo sự vui vẻ, thoải mái và không kém phần chất lượng trong những tiết học thể dục, tiếp thu bài

Trang 3

một cách tốt nhất chính vì vậy với kinh nghiệm đúc kết của bản thân và học hỏi từ đồng nghiệp đi trước tôi mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài:

“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn thể dục ở trường Tiểu Học”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn ”

để tìm ra hướng giải quyết một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của học sinh

Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất về thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình đội ngũ, về thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Đi, chạy, nhảy, ném, mang, vác … Phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi

Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể thao,

có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, có tính tự

giác, kỷ luật cao trong luyện tập Giáo dục thể chất trong trường học còn góp phần

bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng: Học sinh từ “ Lớp 1 đến lớp 5” Năm học 2013-2014

- Thời gian xây dựng đề cương: Ngày 10 tháng 6 năm 2013

- Địa điểm: Trường tiểu học EaBông - xã EaBông - Krông Ana - Đắk Lắk

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

a Cơ sở lý luận:

Tham khảo sách, báo và thu thập tài liệu có liên quan như 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh

b Cơ sở thực tiến:

- Phương pháp làm mẫu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp rèn luyện thực hành

- Phương pháp đàm thoại: trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp

- Phương pháp trò chơi vận động

1.5 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 4

Ngoài những trò chơi trong chương trình giảng dạy tôi còn áp dụng thêm 1 số trò chơi dân gian, trò chơi phụ đạo thêm cho học sinh một số kiến thức như: Toán, Tiếng Việt, Âm Nhạc

Phần 2: NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trên cơ sở đan xen các trò chơi vận động vào trong mỗi tiết học với mục đích tạo cho các em sự hăng say, nhiệt tình, thích thú với môn học Vì vậy chúng ta cần phải biết cách vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong các trò chơi ở trường tiểu học dựa trên cơ sở quan điểm tích cực hóa các hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học

Muốn vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong trò chơi ở trường tiểu học trước hết phải đổi mới về phương pháp giảng dạy Mà đổi mới về phương pháp giảng dạy được đặt ra cho yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục cần phải tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để truyền tải kiến thức một cách tốt nhất cho học sinh thì giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm kỹ nội dung trò chơi, làm mẫu cho học sinh trước khi cho các em vào thực hành, cần phân tích rõ cách chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và

có thể thêm hình ảnh minh họa cho các em dễ hình dung, tạo sự tập trung, chú ý cho các em

Do đặc điểm tâm sinh lí của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khóa, ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài Vì vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định trong giờ học

Chương trình môn thể dục ở trường tiểu học yêu cầu học sinh đạt các mục tiêu

cụ thể sau:

Về kiến thức - kỹ năng:

- Biết được tên trò chơi

- Nắm vững được cách chơi

- Biết cách chơi và tham gia chơi một cách khéo léo và chủ động

- Biết vận dụng và tự tổ chức được các trò chơi đơn giản đã học vào trong sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà

Về thái độ hành vi:

- Tích cực trong giờ học thể dục và tham gia các hoạt động thể dục thể thao

Trang 5

- Có hành vi đúng với các bạn trong học tập, trong trò chơi vận động.

- Có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật

- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau trong khi chơi

2.2 Thực trạng vấn đề:

a Thuận lợi - Khó khăn

Thuận lợi: Được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường đã cung cấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học kịp thời từ đó giáo viên giảng dạy cũng như truyền tải nội dung đến với học sinh một cách dễ hiểu nhất

Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp dạy học theo từng chủ đề

Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng tồn tại không ít những khó khăn Đối với một trường vùng sâu, vùng xa như trường tiểu học Ea Bông gặp rất nhiều khó khăn cụ thể nào là điều kiện kinh tế gia đình, nào là phong tục tập quán, nào là thói quen, sở thích chưa phù hợp với thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 76.2%, số học sinh người Kinh thì cũng do đặc thù ở xa trung tâm văn hóa nên các

em cũng chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, không được giao lưu với bạn bè ở địa bàn thuận lợi nên các em còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp, ứng xử chưa tự tin Tỷ lệ con em hộ nghèo chiếm 52.9%, đời sống gia đình thuần nông nên cha mẹ các em chưa có điều kiện quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến việc học hành của con cái Bản thân các em và cha mẹ còn xem nhẹ môn học, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học Nhà trường thì thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu cây xanh bóng mát không có chỗ để cho các em học tập và rèn luyện, chủ yếu là tận dụng những khoảng đất trống

Các em còn xem nhẹ trò chơi như chủ yếu là để giải trí còn chưa biết cách vận dụng các trò chơi vào trong bài học

Giáo viên hầu hết chưa đa dạng hóa các trò chơi, cách thức tổ chức còn rập khuôn, chưa đổi mới hình thức tổ chức

Bài giảng đang mang tính chất lý thuyết nhiều, thiếu hình ảnh minh họa để các

em tập trung hơn

Trang 6

b Thành công, hạn chế:

Thành công: Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy cho thấy trò chơi vận động đã giúp các em hòa mình hơn, sôi nổi hơn, hứng thú hơn trong khi tham gia chơi

Hạn chế: Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn một số ít học sinh chưa chủ động, còn rụt rè và chưa thực sự hòa mình vào chơi trò chơi cùng các bạn

c Mặt mạnh - mặt yếu:

- Mặt mạnh: + Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự đồng ý, quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và của tập thể giáo viên

- Mặt yếu: + Thời gian thực hiện đề tài ngắn

+ Tài liệu phục vụ cho đề tài còn hạn chế

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

* Nguyên nhân thành công

- Có kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện đề tài

- Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp

* Nguyên nhân hạn chế

- Bản thân còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức

- Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu

- Các em đến trường muộn nên có một số em đi học không đúng độ tuổi dẫn đến tự ti, mặc cảm và xấu hổ nên một số trò chơi không phù hợp với lứa tuổi các

em

e Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:

- Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy, những thành công và hạn chế khi áp dụng đề tài đã và chưa đạt được trên, tôi thiết nghĩ làm sao để nền kinh tế ngày một phát triển đi lên, làm sao để dân trí dân tộc ngày càng cao để những thế hệ con em học sinh học tập ngày càng tốt hơn đó là một vấn

để nan giải mà toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đang cùng nỗ lực, cố gắng, trong

đó vai trò của ngành giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm giúp các em hoàn thiện mình, không những về trí tuệ mà cả về thể chất, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước

Trang 7

- Để đạt được những vấn đề đặt ra, trước hết đất nước ta phải có một cơ chế

mở cửa quan tâm đầu tư hơn vào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người về kinh

tế về văn hóa xã hội để nông thôn thành thị có sự cân bằng hóa

- Có chính sách tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả đến mọi người dân để nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước

2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

- Ôn luyện và biết tổ chức các trò chơi đơn giản đã học ở các lớp trước, bước đầu hình thành có kỹ năng tổ chức các trò chơi

- Học mới và nắm vững các trò chơi trong chương trình một cách chủ động, đúng luật

- Biết vận dụng các trò chơi để vui chơi và tập luyện

- Học sinh nhớ tên các trò chơi đã học các lớp, biết cách chơi

- Học sinh biết tổ chức được các trò chơi đơn giản ở mọi lúc, mọi nơi

- Thông qua đó bước đầu học sinh biết vận dụng được một số điều đã học vào

nề nếp sinh hoạt và học tập ở trường cũng như ở nhà

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Dạy trò chơi cho học sinh là nhằm giúp các em phát triển bốn yếu tố cơ bản đó

là sức nhanh – sức mạnh – sức bền – mềm dẻo và khéo léo giúp các em hứng thú trong mỗi giờ học, trò chơi đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, sự mới mẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hòa

Do đó giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu như sau :

- Công tác chuẩn bị địa điểm và phương tiện:

Trước khi tổ chức việc giảng dạy trò chơi cho học sinh giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phục

Trang 8

vụ cho trò chơi (nếu có) Dọn vệ sinh sân chơi, thu nhặt các vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho cuộc chơi

Giới thiệu trò chơi và luật chơi: Khi giới thiệu cách chơi, luật chơi cần ngắn gọn, dễ hiểu có kèm theo hình vẽ hoặc sơ đồ kết hợp cho học sinh hoặc nhóm học sinh làm mẫu 1-2 lần trước khi chơi chính thức, khi giới thiệu trò chơi có thể liên

hệ với những hoạt động thực tế để các em dễ nhớ, dễ chơi Đồng thời phải nói rõ mục đích, và yêu cầu của trò chơi, cách chơi và luật chơi mà mọi người phải nghiêm túc, tự giác thực hiện Ngoài ra cần nói và thống nhất với các em cách đánh giá thắng, thua và một số vấn đề khác do đặc thù của trò chơi quy định

- Tổ chức trò chơi:

Tùy theo tính chất, nội dung trò chơi mà tổ chức đội hình trò chơi khác nhau: Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hàng ngang, hàng dọc v v ở mỗi đội làm sao cho tất cả học sinh đều quan sát được diễn biến trò chơi, đến lượt mình chơi không bị cản trở, được đảm bảo an toàn Tập hợp học sinh phân chia các đội nhóm với số lượng đều nhau, phân công nhiệm vụ cho mỗi học sinh…sao cho tất cả học sinh đều tham gia vui chơi hợp lý và có hiệu quả tốt

Tổ chức trò chơi theo hình thức cùng thi đua với nhau để đạt hiệu quả cao, những trò chơi sau khi đã chơi nhiều lần có thể tăng thêm yêu cầu như: thay đổi nhịp, tăng phạm vi hoạt động, khoảng cách, thời gian…làm cho tăng tính hấp dẫn, kích thích các em hưng phấn

- Điều khiển trò chơi:

Tổ chức cho học sinh chơi cần chu đáo, kiểm soát được lượng vận động, tránh những hoạt động hoặc bài tập thiếu tính giáo dục, ưu tiên sử dụng những trò chơi vận động phát huy được kinh nghiệm và hiểu biết của các em

Giáo viên nên là người điều khiển trò chơi để tạo niềm tin và tâm lý tốt cho học sinh Giáo viên như một trọng tài công bằng, tránh thiên lệch Giáo viên có thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng còi hay ký hiệu để tạo cho học sinh có sự tập trung chú ý Những trò chơi có sự giám sát của học sinh nên chọn em có uy tín, trung thực

- Đánh giá và tổng kết trò chơi:

Kết thúc trò chơi căn cứ kết quả thống kê mà giáo viên nắm bắt được, kết hợp với ý kiến của học sinh để giải thích và công bố kết quả một cách chính xác song cũng cần phải tế nhị, hấp dẫn, tránh sự chênh lệch làm giảm ý nghĩa giáo dục của trò chơi Do đó phải biết động viên khích lệ các em để các em thắng cuộc không

Trang 9

kiêu căng, tự mãn càng phấn khởi và cố gắng hơn, ngược lại các em thua cuộc vẫn vui vẻ tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo

Giới thiệu một số trò chơi điển hình ở các lớp:

* Lớp 1:

+ Nhảy ô tiếp sức

* Lớp 2:

+ Bỏ khăn

+ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau

Trang 10

+ Bịt mắt bắt dê:

+ Kết bạn:

* Lớp 3:

+ Thỏ nhảy

+ Chuyển đồ vật

Ngày đăng: 30/01/2016, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w