1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hà nội trong tản văn nguyễn trương quý

143 276 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy là một Hà Nội của nhữngcâu chuyện nho nhỏ, be bé, rất đời thường, đôi khi vớ va vớ vẩn như “xe máy tiếungạo”, “Forum nước chè”, “Phố vẫy đủ mườ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-TRỊNH THỊ HÀO

HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên– 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-TRỊNH THỊ HÀO

HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

Thái Nguyên– 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các sốliệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đềutrung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hào

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giámhiệu, Khoa sau đại học, Khoa báo chí Truyền thông và Văn học, Trường Đại HọcKhoa Học, Đại Học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡtrong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫnPGS,TS Tôn Thảo Miên đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tácgiả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, độngviên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hào

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

2.1 Những bài viết và công trình nghiên cứu văn chương Nguyễn Trương Qúy 3

2.2 Những công trình nghiên cứu tản văn Nguyễn Trương Qúy 5

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4.2 Phương pháp nghiên cứu 8

4.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp 8

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử 8

4.2.3 Phương pháp so sánh - thống kê 8

4.2.4 Phương pháp cấu trúc 8

4.2.5 Phương pháp liên ngành 8

5 Phạm vi nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN 10

CỦA NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 10

1.1 Khát quát về thể loại Tản văn 10

1.1.1 Khái niệm tản văn 10

1.1.2 Đặc trưng thể loại tản văn 11

1.1.3 Phân loại tản văn 14

1.1.4 Mối liên hệ tản văn và kí 16

1.2 Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam 18

1.2.1 Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam hiện đại 18

Trang 6

1.2.2 Hà Nội qua những cuốn tiểu thuyết, tản văn, và khảo cứu viết về Hà Nội 20

1.3 Tản văn của một kiến trúc sư – Nguyễn Trương Qúy 25

1.3.1 Nguyễn Trương Quý – nghiệp đời, nghiệp văn 25

1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến ngòi bút Nguyễn Trương Qúy 29

1.3.3 Hà Nội đối tượng nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Trương Quý 33

1.3.4 Tấm căn cước của không gian sống trong tản văn Nguyễn Trương Qúy 34

CHƯƠNG 2: BỨC TRANH HÀ NỘI NHÌN TỪ GÓC NHÌN: 40

KIẾN TRÚC - VĂN HÓA - ÂM NHẠC 40

2.1 Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn của một Kiến trúc sư Nguyễn Trương Qúy .40

2.1.1 Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn kiến trúc 40

2.1.2 Đời sống thị dân Hà Nội nhìn từ góc nhìn của một kiến trúc sư .48

2.2 Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn văn hóa 59

2.2.1 Đời sống văn hóa Hà Nội trong phạm vi trung tâm Hà Nội 59

2.2.2 Đời sống văn hóa Hà Nội khi ra khỏi phạm vi trung tâm Hà Nội 64

2.2.3 Đời sống văn hóa Hà Nội ở cự li 1000 cây số và xa hơn thế 66

2.3 Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn âm nhạc 69

2.3.1 Từ trong ca khúc Hà Nội diễm lệ và kì ảo 70

2.3.2 Từ trong ca khúc người Hà Nội lịch lãm, duyên dáng 73

2.3.3 Nhạc sĩ, nhạc sư và ca sĩ hát về Hà Nội tài hoa, lãng mạn 75

CHƯƠNG 3: VĂN PHONG CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ TRONG TẢN VĂN VIẾT VỀ HÀ NỘI 79

3.1 Cách đặt “tựa” cho từng bài tản văn viết về Hà Nội 79

3.2 Giọng văn dí dỏm và trần trụi trong tản văn viết về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy 85

3.3 Tính thời sự trong tản văn Nguyễn Trương Qúy 88

3.4 Kết cấu và “thủ thuật” trong tản văn viết về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy 93

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO .102

Trang 7

Có nhiều tác phẩm văn học viết về thành phố ngàn năm tuổi này đã đi vào lòng ngườiyêu sách, vậy nhưng mỗi tác phẩm đều phác họa cho ta thấy những Hà Nội rất khácnhau”[49] Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy là một Hà Nội của nhữngcâu chuyện nho nhỏ, be bé, rất đời thường, đôi khi vớ va vớ vẩn như “xe máy tiếungạo”, “Forum nước chè”, “Phố vẫy đủ mười khúc ngâm”, của những người vô danh,những người thích tụ bạ ở quán nước chè vạ vật từ ngày này qua tháng khác chỉ đểđánh dăm con đề và nói chuyện phiếm về cuộc đời, … Nhưng từ những câu chuyệndung dị, đời thường đó Nguyễn Trương Qúy đã phác họa một Hà Nội sống động nhưmột thực thể sống cùng thời đại chúng ta Cứ như vậy, tác giả Nguyễn Trương Qúy đãgóp cho Hà Nội thêm “duyên”, thêm “toàn bích” hơn Đây cũng là một nỗ lực đónggóp của nhà văn khi viết về Hà Nội, một trong những đề tài tưởng như không còn

đó khẳng định được vai trò, vị trí của thể loại tản văn trong đời sống văn học hiệnđại hiện nay Đây

Trang 8

cũng là đóng góp của tác giả - nhà văn Nguyễn Trương Qúy về thể loại tản văn màchúng tôi muốn hướng tới làm rõ trong khuôn khổ luận văn này.

1.3 Khi nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thêm một cái nhìn về nghiệp vănchương của mỗi nhà văn Đúng vậy, văn chương không chỉ dành cho những nhà văn,nhà thơ được đào tạo bài bản mà còn dành “đất” cho bất cứ đối tượng nào Chỉ cần

họ có tâm hồn của một người nghệ sĩ và có một tấm lòng trải rộng với đời… Màtrường hợp Nguyễn Trương Qúy được xem là điển hình Nhà văn Nguyễn TrươngQúy sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học kiến trúc nhưng lại chọn nghề “viết văn”: “Anh

đã mang chiếc bút chì cũ của mình, trở thành kẻ “tay ngang” bước vào văn chương

và “biên niên” Hà Nội thị dân bằng những rung động của gã 7X dường như là duynhất còn sót lại ở đất này” Chỉ hơn mười năm “gã tay ngang 7X” đã cho xuất bản

sáu cuốn tản văn: Tự nhiên như người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe máy tiếu ngạo (2012), Còn ai hát về Hà Nội (2013); và một tập truyện “Dưới cột đèn đường rót một ấm trà” (gồm 14 truyện

ngắn và một truyện vừa, xuất bản năm 2013) – đều là những tản văn viết về conngười và phố thị Hà Nội Ngoài ra, Nguyễn Trương Qúy cũng tham gia dịch sách

Một số tác phẩm anh tham gia dịch gồm: Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam của Jason Gibbs (2008), Chuyến tàu mang tên dục vọng của Tennesse William (2011), Năm 2016, tản văn của anh nằm trong danh sách

những tác phẩm được đề cử nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội.Chúng tôi cho rằng, đây là một thành công đáng ghi nhận của kiến trúc sư, họa sĩ, nhàvăn Nguyễn Trương Qúy Đặc biệt, mỗi cuốn tản văn của Nguyễn Trương Qúy đềunhận được sự chờ đón, yêu mến của bạn đọc trong và ngoài nước: Có những cuốn

tản văn của anh được tái bản 5 – 7 lần: Tự Nhiên như người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Xe máy tiếu ngạo (2012) Riêng cuốn “Xe máy tiếu Ngạo”

của nhà văn còn được Jacob O Gold, Đại học Michigan, Mỹ dịch sang Tiếng Anh nhưmột cuốn tài liệu để sinh viên Mỹ, Việt kiều ở Mỹ đọc và hiểu thêm một nét văn hóariêng của người Hà Nội nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung

Nghiên cứu Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy, chúng ta sẽ thấy một

bức tranh Hà Nội với đầy đủ sắc thái, khi thì dưới góc nhìn kiến trúc, góc nhìn văn

Trang 9

hóa, lúc lại là những con người sống trong đô thị với đủ mọi thói tật và hành vi…qualối viết tung tẩy, dí dỏm, vừa đủ, lối dẫn dắt khi nào cũng từ chuyện xưa đến chuyệnhiện đại ngày nay, nhịp nhàng và rất có duyên.

1.4 Gần đây, sách giáo khoa ở cấp học phổ thông có dành một số lượngđáng kể cho những bài viết thuộc thể loại kí Tuy nhiên, nguồn tài liệu làm cơ sởkhám phá thể loại này còn ít Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn thúc đẩy sự quantâm nghiên cứu, đồng thời vạch ra những định hướng tiếp cận thể loại tản văn nóiriêng, thể kí nói chung ở mảng văn học trong nhà trường

Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy” Một mặt, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng rõ thêm tài năng văn

chương của một nhà văn trẻ ở thể loại tản văn, mặt khác chúng tôi cũng đưa ra cáinhìn tương đối hệ thống và toàn diện về giá trị tác phẩm của nhà văn này Qua đóthấy được những đóng góp của nhà văn đối với thể loại tản văn viết về đề tài HàNội nói riêng, thể loại tản văn nói chung trong thế kỷ XXI này

2 Lịch sử vấn đề

Khảo sát đề tài “Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy” chúng tôi tìm

hiểu và sắp xếp lại những bài viết, những công trình nghiên cứu của những người đitrước theo các ý sau:

2.1 Những bài viết và công trình nghiên cứu văn chương Nguyễn Trương Qúy

Nguyễn Trương Qúy chuyển ngang từ một kiến trúc sư, họa sĩ vẽ màu nướcsang viết văn từ năm 2002 đến nay Những tác phẩm của nhà văn chưa nhiều,tuy nhiên nhà văn cũng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của báo chí, truyềnthông, bạn văn và bạn đọc trong và ngoài nước Xoay quanh hiện tượng văn học nàycũng có nhiều ý kiến đánh giá đáng lưu ý:

Tại chương trình Khách mời quán văn Nguyễn Trương Qúy (Thứ 7,ngày 13/10/2012), trong bài viết của nhà báo Xuân Thủy có trích dẫn phần nhận xét của nhà văn Đỗ Bích Thúy: “Người yêu Hà Nội thì rất nhiều, người viết về Hà Nội cũng nhiều, nhưng cách viết của Nguyễn Trương Qúy hấp dẫn ở chỗ: Từ những điều dung

dị nhất, ai cũng có thể hình dung ra một Hà Nội của thế kỉ 21 – một Hà Nội ồn ào, đông đúc,

chật chội, pha tạp bên cạnh một Hà Nội trầm tĩnh, kín đáo, tự

trọng.

Trang 10

Giọng văn thông minh, quan sát tinh tế, tư duy mạch lạc, khả năng liên tưởng phong phú, óc hài ước, có kiến thức hệ thống trong nhiều lĩnh vực… là những yếu tố

để Nguyễn Trương Qúy níu bạn đọc ở lại với cuốn tản văn Xe máy tiếu ngạo.

Cách nhìn của Nguyễn Trương Qúy còn dễ được đồng cảm ở chỗ người viết đại diện cho một lớp công dân mới của thủ đô, đi nhiều, biết nhiều, nhưng vẫn lặng lẽ yêu

Hà Nội theo cách riêng của mình cho dù cuộc sống đang trôi đi gấp gáp”[52].

Trong trang bìa sau của cuốn Tự nhiên như người Hà Nội, nhà thơ Thụy Anh lại

có nhận xét: Đọc Qúy, độc giả được thỏa mãn nhiều điều: Nhận được kiến thức về Hà Nội cổ và Hà Nội bây giờ (đều dồi dào không kém gì nhau, thể hiện một năng lực tổng hợp và khiếu quan sát tuyệt vời), nhận được sự đồng cảm trong những vấn đề đang nóng của xã hội… Và nữa là được cười Mỉm cười, rồi cười phá lên, hoặc có thể khúc khích cười rõ lâu …”[27]

Trong trang bìa sau của cuốn Hà Nội là Hà Nội, Nguyễn Trương Qúy có dẫn lời của Jacob O.Gold, Đại học Michigan, Mỹ: Nguyễn Trương Qúy thuộc về thế hệ giao điểm của sự chuyển đổi kinh tế xã hội rộng lớn của Việt Nam Anh đủ già để nhớ những điều xảy ra trước đó và đủ trẻ để hứng khởi với những điều tương lai dự báo ở

Hà Nội.

Góc nhìn lịch sử trung gian của Qúy giúp anh có thể cân đo và so sánh phần nào quá khứ và hiện tại: một mặt nếm trải những sự bằng lòng giản đơn của đời sống thiếu thốn vật chất những năm tháng cũ, trong khi mặt khác lại châm chích thói tiêu thụ phù phiếm hời hợt dường như đang ngự trị trong các tầng lớp giàu mới ngày nay.

Thêm vào đó đây không phải là một tập hợp của những hình mẫu xã hội được biếm họa Nguyễn Trương Qúy là một bậc thầy trong việc truyền tải những tấn kịch đời thường nho nhỏ nhưng sắc sảo về quan hệ trong gia đình và nơi công sở"[28].

Như vậy, hầu hết các ý kiến đều tập trung phản ánh những đặc sắc trong vănchương của Nguyễn Trương Qúy: quen mà lạ, vừa cổ kính rêu phong vừa hiện đại,vừa đầy màu sắc lôi cuốn về một thời đại mới, thời đại mà chúng ta đang cùng hítthở một bầu không khí

Trang 11

2.2 Những công trình nghiên cứu tản văn Nguyễn Trương Qúy

Hiện tại, Nguyễn Trương Qúy đã ra mắt bạn đọc 6 cuốn tản văn, nội dung trọngtâm viết về Hà Nội Có thể nói, các tác phẩm của anh đã cho thấy: Anh là tác giả cónhững quan sát tinh tế về cuộc sống đô thị với con mắt của “nhà quy hoạch”, bằng tưduy của người đang sống với thời đại của mình Câu dài hay câu ngắn trong sáng táccủa anh đều đi từ những chất liệu đời sống đương diễn ra Vì vậy mà tản văn của anhhầu hết đều nhận được những lời khen ngợi từ độc giả và những đánh giá tích cực từnhững bạn văn, nhà phê bình văn học Cho đến nay, cũng đã có một số luận văn thạc

sĩ nghiên cứu về tản văn Nguyễn Trương Quý nhưng mới đi vào một khía cạnh nộidung nào đó, hoặc nghiên cứu tản văn của anh với các nhà văn khác như Luận văn

viết về đề tài Đô thị hiện đại trong các sáng tác của các nhà văn viết về Hà Nội (Qua sáng tác

của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn và Nguyễn Trương Qúy) của Lê Ngọc Hà - học viên

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,chuyên ngành lí luận, năm 2015 Nhưng lại chưa có một công trình nghiên cứu nào đi

sâu nghiên cứu về Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy Tuy vậy, vẫn có nhiều ý

kiến từ các nhà phê bình nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã có những nhậnxét đánh giá về tản văn của Nguyễn Trương Qúy

Trên trang bìa cuốn tản văn Ăn phở rất khó thấy ngon, nhà văn trích dẫn nhận xét của Nguyễn Vĩnh Nguyên: Nguyễn Trương Qúy không chỉ dừng lại ở việc mô tả cho ra những câu chuyện tếu táo nghe để mà biết nhưng anh dẫn dắt người đọc từ cái nhìn tự trào, hóm hỉnh của người trong cuộc, tinh tế, giàu liên tưởng đời sống thú

vị trong bức tranh tâm thế của dân công sở thời mới Trăm thứ bệnh: ngáo ngơ, quan liêu, bốc phét đơn điệu, hình thức, phung phí, sĩ diện, nhiễu sự tám vặt và cả những phút lãng mạn, tình thương mến thương nhất của dân văn phòng được viết dưới giọng văn đầy chất châm biếm, hóm hỉnh nhưng cũng đầy dằn vặt về thành phần "phức tạp về nghĩ ngợi" nhất trong xã hội Cuốn tản văn đáng đọc nhất trong vài năm trở lại đây, nếu bạn là dân văn phòng"[24].

Trong bài viết "lời giới thiệu cho bản dịch Xe máy tiếu ngạo" Jacob O Gold, UIC

có viết: Mỗi bài tản văn như một cuộc du ngoại được dẫn dắt qua không gian của hoài niệm, của ghi chép về xã hội, của những tham chiếu văn hóa sâu xa và những

Trang 12

sáng tạo hài ước pha cay đắng Những cuốn sách của anh đưa chúng ta đến với Hà Nội, cho chúng ta có được cơ hội trở nên thông thạo nơi này cùng một trong những nhà quan sát sắc sảo nhất của nó"[30].

Trên trang cá nhân Facebook của thầy Lê Phạm Hùng, giáo viên chuyên văn

trường Amsterdam có viết: “Tản văn của Qúy trong Mỗi góc phố một con người đang sống nói về những điều nhỏ nhặt mà không mấy người biết, hoặc biết mà chưa

chắc chắn đã biết đúng, hiểu đúng Qúy nói với những người chưa hiểu nhiều về Hà Nội rằng: Những ai quen với bộ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào êm ái của những người làm nghề dịch vụ ở những miền khác, gặp phải bộ mặt lạnh lùng khó đăm đăm của người bán hàng Hà Nội, dễ sốc Nhưng có sống quen mới biết, ở Hà Nội vẫn có những công việc mà người phục vụ ân cần hơn cả mong đợi.”

Jason Gibbs (Jason Michael Gibbs, sinh năm 1960, làm công tác thư viện ở Thư viện công cộng Francisco, California, Mỹ, chuyên về âm nhạc) trong bài viết Lời giới thiệu cho cuốn tản văn Còn ai hát về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy có bày tỏ suy nghĩ: “Những bài ca Hà Nội này được người Việt khắp thế giới xem như vật yêu dấu đem theo, là nhu cầu của một văn hóa xa xứ Còn những người ở lại Hà Nội thuở nào cũng giữ chật những tà áo bay, những mùa thu lá vàng rơi trong kí ức nội tâm Mặc

dù là người yêu Hà Nội xưa, Nguyễn Trương Qúy cũng viết đến nhạc Hà Nội thời chiến, thời bao cấp, thời hội nhập một cách rất chu đáo và tận tụy Hà Nội hoài niệm

và hiện thực đều sống hòa thuận với

nhau”[25,tr.20].

Trong bài viết “Để ngàn năm không còn là vô nghĩa” nhân dịp nhà văn cho ra tập sách mới, nhà thơ Thụy Anh đã đánh giá “Có cảm tưởng như Trương Qúy có thể viết mãi không dừng, vì với tài quan sát của anh thì bất kỳ hiện tượng gì cũng là đề tài

để viết Từ to tát vĩ mô như chuyện quy hoạch thành phố, văn hóa công viên, bàn về kiến trúc, cho đến cái vi mô là cái chợ nhỏ chợ to, chuyện ngập lụt, chuyện oi nực không lãng mạn chút nào của đời sống Thủ đô, rồi lại bàn cả vòng hai của gái ba mươi, chuyện tình online, chuyện lễ tết, chuyện chùa chiền đức tin Đang bàn đến món ăn tinh thần người Hà Nội, thoắt cái lại "tám" về món ăn quốc hồn quốc túy đang khiến nhiều người "khó thấy ngon" là Phở ”[34].

Trang 13

Nhìn chung, khi bàn về tản văn của Nguyễn Trương Qúy, các ý kiến đều thốngnhất ở chỗ: Cách tiếp cận hiện thực trong tản văn Nguyễn Trương Qúy linh hoạt, tinh

tế, lối dẫn dắt nhẹ nhàng nhưng rất có duyên từ chuyện nhỏ đến những chuyện totát: có khi từ góc nhìn của nhà kiến trúc, có khi lại nhìn cuộc sống từ những sắc màulôi cuốn của những chuyến đi để tô tỉa đậm nhạt bức tranh về Hà Nội như một bứcbích họa của một tay họa sĩ Nhưng đa số vẫn là điểm nhìn trung gian giữa Hà Nộixưa và nay, cũ và mới mà bắt đầu đều là những cái xưa cũ, rồi mới đến những cái ởhiện tại, tiếp theo là hình dung trong tương lai gần, tương lai xa ; mới đọctưởng như là chuyện tám gẫu, chuyện phiếm nhưng khi đọc xong rồi mới thấy đượcnhững day dứt trăn trở trong lòng người đọc, với câu hỏi cho riêng mỗi người “HàNội ơi, làm sao để ngàn năm không là vô nghĩa”

Những tư liệu trên đây tuy còn ít ỏi song đó là những gợi ý quan trọng đểchúng tôi hoàn thành luận văn này

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc sắc của đề tài Hà Nội trong sáu cuốn tản văncủa nhà văn Nguyễn Trương Qúy

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy, chúng tôi hi vọng

sẽ chỉ ra được những sáng tạo mới mẻ của nhà văn trẻ Nguyễn Trương Qúy khi viết về

đề tài Hà Nội – một đề tài dường như “không còn đất để khai thác” nữa Ngoài ra,chúng tôi cũng muốn cùng bạn đọc thấy được một Hà Nội mang hơi thở đương đại,

từ góc nhìn hiện đại, góc nhìn kiến trúc, văn hóa và âm nhạc của nhà văn được xem là

gã “tay ngang” bước vào làng văn chương Nguyễn Trương Qúy Đây cũng chính lànét làm nên sự khác biệt của nhà văn Nguyễn Trương Qúy với các nhà văn khác

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn tập trung khảo sát những nội dung của tản văn Nguyễn Trương Qúy

về đề tài Hà Nội, chỉ ra những sáng tạo của nhà văn ở đề tài quen thuộc này

Trang 14

- Làm rõ những hiệu quả của "thủ thuật", thủ pháp, biện pháp nghệ thuật màtác giả đã sử dụng để xây dựng hình tượng Hà Nội trong tản văn.

- Bước đầu đánh giá những đóng góp của nhà văn Nguyễn Trương Qúy đối vớithể loại tản văn trong văn học Việt Nam đương đại

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp những nội dung, đặcsắc nghệ thuật trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

Tìm hiểu tiểu sử, con người Nguyễn Trương Qúy để có cơ sở hiểu hơn về sángtác của nhà văn, nhất là tản văn, thể loại đòi hỏi tính chân thực, bộc lộ “cái tôi” cánhân của nhà văn

4.2.3 Phương pháp so sánh - thống kê

So sánh tản văn của Nguyễn Trương Qúy với các tản văn viết về Hà Nội củanhững người đi trước và cùng thời với nhà văn Đối chiếu tản văn ở mỗi thời điểmsáng tác khác nhau để thấy được những đặc sắc riêng của nhà văn

Đọc và thống kê các từ mới, cách đặt các câu hỏi được sử dụng trong tản văn

để thấy được văn phong riêng của nhà văn

Trang 15

- Ăn phở rất khó thấy ngon (2008)

- Hà Nội là Hà Nội (2010)

- Xe máy tiếu ngạo (2012)

- Mỗi góc phố một con người đang sống (2013)

- Còn ai hát về Hà Nội (2013)

Truyện ngắn Dưới cột đèn đường rót một ấm trà, và những bài trả lời

phỏng vấn, bài viết trên Blog TQ, bài viết đăng báo của Nguyễn Trương Qúy chỉ được

đề cập khi làm tư liệu so sánh

6 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lí luận: Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ

thống và toàn diện tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy về đề tài Hà Nội Từ đógóp phần khẳng định đóng góp của nhà văn đối với thể loại tản văn trong văn họcđương đại; cả những đóng góp của nhà văn trong dòng văn học viết về đề tài Hà Nội

- Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ là tài liệu cần thiết và bổ ích góp phần vào

việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về tản văn Nguyễn Trương Qúy, ngoài ra còn có ýnghĩa định hướng gợi mở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nét đặc sắc trong sáng tácvăn xuôi của nhà văn nói chung

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về thể loại tản văn và tản văn của Nguyễn Trương Qúy Chương 2 Bức tranh Hà Nội từ những góc nhìn: Kiến trúc, văn hóa và

âm nhạc.

Chương 3 Văn phong của Nguyễn Trương Qúy trong tản văn viết về Hà Nội.

Trang 16

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA

NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 1.1 Khát quát về thể loại Tản văn

1.1.1 Khái niệm tản văn

Tản văn – một thể loại tưởng như không có thời hưng thịnh, tưởng như ngườiđọc chẳng có lúc nào phải đắn đo, và cũng chẳng đến nỗi có lúc phải đưa ra bàn tán,

ấy thế mà đã đến lúc mọi việc đều đã thay đổi và người đọc đã phải tìm đến nhữngcuốn tản văn, và những trang tản văn cũng đeo đuổi bám rễ và làm trắc ẩn những suynghĩ trong tâm hồn người đọc Tuy vậy, cho đến nay cách gọi tản văn vẫn chưa thốngnhất về nội hàm ý nghĩa :

Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa: “Tản văn: 1 Văn xuôi 2 Loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch” [23,Tr.857].

Theo Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: “Tản văn, văn xuôi không có vần” [1,Tr 233].

Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, năm 1997 là cuốn

duy nhất đã xác định tản văn ngoài nghĩa là văn xuôi còn có nghĩa là một thể loại văn

học có những đặc trưng riêng biệt: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh, điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả”[11,Tr 329].

Trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến quan niệm “Tản văn

là một tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc theo tùy hứng của tác giả có thể bộc lộ trữ tình,

tự sự hoặc nghị luận, thường có mấy thứ đan quyện vào nhau”[14,Tr.32].

Trần Đình Sử trong bài viết “Tản văn hiện đại Việt Nam – Một thể loại bị lãng

quên” - lời giới thiệu cuốn Tản văn hiện đại Việt Nam có viết: “Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc Nó không đòi hỏi phải có một cốt truyện đầy đủ hay phải sáng tạo những nhân vật hoàn chỉnh Cấu tứ tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mỹ đóng vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật Đó có thể là những hình ảnh, chi tiết hoặc một hiện tượng đời sống cụ thể”[47].

Trang 17

Có rất nhiều các quan niệm xoay quanh khái niệm tản văn tuy nhiên các quanniệm trên đều thống nhất: tản văn là một thể loại văn xuôi có tính hàm súc, có thể

là trữ tình, tự sự, nghị luận đan xen và đều bộc lộ trực tiếp dấu ấn riêng, cái tôi tácgiả Có lẽ cũng vì vậy, nhà văn trẻ Nguyễn Trương Qúy đã lựa chọn tản văn đểchuyển tải những cái tứ của đời sống Tản văn cho phép tác giả thoải mái mổ xẻ vàđưa ra quan niệm riêng của mình

1.1.2 Đặc trưng thể loại tản văn

Gần đây, Tiến sĩ Lê Trà My đã có những công trình nghiên cứu về thể loại tảnvăn Theo Tiến sĩ Lê Trà My thì tản văn có nhiều yếu tố tương đồng với những thể loạinhư tạp văn, tạp bút… nhưng về cơ bản, tản văn vẫn có những đặc trưng riêng đểphân biệt với các thể loại khác của văn học

1.1.2.1 Tản văn là những tác phẩm văn xuôi có dung lượng ngắn, hàm súc vàkhông có cốt truyện Tản văn chủ yếu chú trọng vào chi tiết nên có thể coi đây là mộtthể loại văn xuôi không đòi hỏi cốt truyện Người viết tản văn thường lựa chọn vài banét từ chất liệu cuộc sống, dựa vào đó để bày tỏ thế giới nội tâm cũng như cảmxúc của mình về thế giới Ví như từ một cành hoa mận mà gợi nhớ bao kí ức tuổi thơ

êm đềm, đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu bên gia đình (Một loài hoa thương nhớ - Đỗ Bích Thúy); chỉ là chuyện đi làm công sở cũng thành chuyện: “Tại

sao khi mới đi làm chúng ta ai cũng hăm hở? “Tưởng như bầu nhiệt huyết đang sôisục trong người chỉ chờ có cơ hội là được bộc lộ Vậy mà chỉ sau vài ngày đi làm ởcông sở, chúng ta cứ chuội dần đi…”[24] Và thấy cái gì cũng như ngày càng có vẻchậm hơn… Tất cả những điều tưởng chừng như tủn mủn, lặt vặt ấy đều có thể làcái cớ cho một tản văn ra đời “Vấn đề còn lại chỉ là sức cảm, sức nghĩ, là độ rộng vàchiều sâu trong trường liên tưởng của người viết mà thôi Nói gọn lại, tản văn là phảitạo ra “một cái gì đó” có ý nghĩa tiếp sau cái cớ ban đầu kia; “một cái gì đó”, nói kiểucông thức “chạm vào trái tim và khối óc người đọc” theo một cách riêng của vănchương”[24,tr.40] Với công phu tinh lọc như vậy, các chi tiết xuất hiện trong tảnvăn thường rất hàm súc, giàu sức gợi Có thể coi tản văn như là “thơ tứ tuyệt” củavăn xuôi

1.1.2.2 Tản văn là loại tác phẩm được cấu tứ Về phương diện kết cấu, tản văn

là loại tác phẩm trữ tình biểu lộ thế giới tinh thần của chủ thể Nó không coi trọng

Trang 18

thông tin, sự kiện mà cốt là ở cách nhìn, cách lí giải sự kiện Kết cấu tác phẩm tản văndựa trên sự liên tưởng kết nối các sự kiện, nhân vật, hình ảnh, chi tiết vào vớinhau Các chi tiết trong tản văn thường không gắn kết thành một bức tranh đời sốngmang tính khách quan như trong các tác phẩm tự sự mà chúng chỉ là những tín hiệubộc lộ chủ thể nhà văn bởi nghệ thuật tản văn như đã nói là nghệ thuật biểu hiện.Giả Bình Ao nói nghệ thuật tản văn là “nghệ thuật của biểu hiện chứ không phải đòibạn tái hiện” Do vậy, quan hệ giữa các chi tiết thường là quan hệ liên tưởng nhờ sựtưởng tượng phóng túng, bay bổng của nhà văn tạo nên ý tưởng độc đáo cho tácphẩm Cấu tứ trong tản văn chủ yếu dựa trên sự liên tưởng này Tản văn có thể coi

là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay Muốn tạo ra những tác phẩm tản văn hay đòihỏi trình độ người viết phải tạo ra một cấu tứ, một tổ chức mang tính nghệ thuật cao,một vốn kiến thức đa ngành, liên ngành; cả nghệ thuật chơi chữ, mặc dù chỉ là tiểuxảo nhưng lại có khả năng điểm xuyến làm sinh động ý tưởng

1.1.2.3 Tản văn bộc lộ trực tiếp cái “tôi” của tác giả Đây là đặc điểm nổi bậtnhất của tản văn so với các thể loại khác Xét một cách khách quan, ở thể loại văn họcnào thì cái tôi nghệ sĩ của tác giả cũng ít nhiều in dấu trong tác phẩm Ở truyện ngắn,tiểu thuyết, cái tôi của nhà văn ẩn mình vào những hình tượng nhân vật Ở thơ, cáitôi nhà thơ có phần bộc lộ rõ hơn so với truyện ngắn và tiểu thuyết, tuy nhiên vẫn ẩnmình dưới hình tượng nhân vật trữ tình Ở tản văn, nhà văn trực tiếp cất lên tiếngnói, như nói trực tiếp câu chuyện, quan điểm của chính mình Ở tản văn, người viếtvăn công khai với tư cách là chủ thể lời nói nghệ thuật và biến mình trở thành hìnhtượng nhân vật Nhà tản văn nổi tiếng người Trung Quốc Tiền Cốc Dung có từng viết

về đặc trưng của tản văn như sau: “Vốn dĩ mọi tác phẩm văn học đều in dấu tínhtình, phẩm cách của tác giả nhưng ở thơ, tiểu thuyết, kịch, tác giả thường ẩn mình

đi, bọc mình lại khiến bạn đọc không dễ gì thấy ngay được diện mạo thật của họ.Còn tản văn thì không thế Tác giả của chúng không hề tô điểm, trang sức mà cứ trầntrụi ra trong mắt bạn đọc Hễ điều gì nói ra đều là những điều phát tự lòng mình,không một chút giả dối, điểm tô Tác giả dường như thủ thỉ tự nói một mình, tự thổ

lộ nỗi niềm, hoặc như trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày không gặp lại Quatác phẩm của họ, bạn đọc thấy ngay được con người họ, thấy ngay được bản sắc, bảntướng của họ Cho nên

Trang 19

tản văn là tác phẩm thấy được tính tình tác giả rõ nhất, do vậy dễ viết nhất màcũng khó viết nhất Những ai không thực sự có tính tình, hoặc không thực sự có lờimuốn ngỏ thì tốt nhất là không nên viết tản văn”[17] Dựa trên nguyên tắc tựbiểu hiện, người viết tản văn thường có xu hướng lấy ngay chính cuộc sống của mình

ra làm chất liệu để xây dựng tác phẩm Do đó, sức mạnh của tản văn trước hết lànhân cách, bản lĩnh, tầm tư tưởng, cách nhìn, cách cảm và sự uyên bác của người cầmbút

1.1.2.4 Tản văn có cách thức biểu hiện đa dạng: Tản văn được xem là thể văn

tự do và phóng túng nhất Vì “Tất cả các yếu tố của thể loại, đối với tản văn đềuhết sức tự do, bất luận là chọn đề tài, lập ý hay bố cục kết cấu, hay vận dụng thủ phápbiểu hiện”[47] Có nhiều phong cách viết tản văn khác nhau có cách viết nghiêmtúc, có khi là cười cợt,trữ tình, chính luận, triết lí Cách viết tản văn cũng rất đadạng: tự sự, trữ tình, hoặc nghị luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau Giả Bình

Ao từng nói: “Tản văn là nghệ thuật bay, nghệ thuật bơi, nó tự do thoải mái” Tản

văn là thể văn cho phép người viết thỏa sức khai thác đề tài ở mọi lĩnh vực đời sống,

không hạn định bởi một khuôn mẫu nào Trần Đình Sử trong Tản văn Việt Nam hiện đại – một thể loại bị lãng quên có viết: “Tản văn nói được bao điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ ”[47] Tính tự do của tản văn khiến tản văn có thể kết hợp

nhiều kiểu loại chi tiết từ chi tiết xác thực đến chi tiết hư ảo, hoang đường Có thểnói, chưa có thể loại nào đạt tới sự ngẫu hứng, phong phú và đa dạng như tản văn

1.1.2.5 Giọng điệu tản văn: Tản văn được coi là thể loại văn ngẫu hứng, vănchơi nên giọng điệu thường nhẩn nha, trò chuyện, tâm sự Có người nói đọc tản vănnhư “nghe những lời nhỏ nhẹ của mẹ, của vợ, của bạn thân quanh bàn trà, điếuthuốc”

Người viết tản văn có tâm thế nhàn tản, cái nhàn của con người biết thoát khỏinhững o ép đời thường, tìm tới sự thấu triệt sâu sắc của lẽ đời Tản văn thích hợp với

sự ngâm ngợi, chiêm nghiệm, điềm tĩnh mà đằm sâu Thủ thỉ đấy, nhẩn nha đấynhưng thâm trầm sâu sắc và đầy triết lí

1.1.2.6 Theo tác giả Nguyễn Đức Dũng “Ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trongsáng, súc tích, tươi mới, tự nhiên Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không

Trang 20

lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảmđặc

Trang 21

biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của

nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ,mong muốn, xúc động từ cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác.Loại nội dung và yêu cầu thể loại nhàn nhã tự tại của nó rất hợp với ngôn ngữ tựnhiên, tươi mới, gọn gàng, bóng bẩy Tản văn miêu tả nhân vật phải sinh động nhưcuộc sống, rõ ràng như đang hiện ra trước mắt, truyền đạt âm thanh phải giốnghệt; tình cảm biểu hiện thì phải chân thực thiết tha, tế nhị; thuyết lí nghị luận phảivừa trang trọng vừa hài hước, thú vị, không cần kiểu cách mất tự nhiên, không cầnche đậy, tất cả phải lên xuống tự do như mạch đập của con người, như tiếng nướcchảy trong khe núi”[38] Có thể nói tác giả Nguyễn Đức Dũng đã có những nhậnđịnh tiêu biểu về ngôn ngữ của tản văn

Trên đây là những đặc trưng của tản văn Cũng căn cứ vào đặc trưng thể loạitản văn chúng ta nhận thấy: Không thể nói tản văn như một thể loại thuần khiết,trong đó có nhiều sự pha trộn, sự giao thoa của nhiều thể loại khác nhau Cho nênbản chất của tản văn là rất tự do, đường biên của nó có sự giãn nở tùy theo nhu cầusáng tạo của nghệ sĩ

1.1.3 Phân loại tản văn

Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thống nhất quan điểm của các nhà nghiên cứu về phân loại tản văn Bất kể từ góc độ nào, căn cứ nào cũng có thể chia tản văn thành nhiều chủng loại khác nhau Cũng như tác giả Nguyễn Đức

Dũng đã căn cứ vào “đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành ba loại:tản văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận

Tản văn tự sự vẫn lấy sự kiện, nhân vật, cảnh vật làm nội dung biểu đạt chủyếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt chủ yếu Nó chú trọng kểviệc, ghi người, tả cảnh nhưng cũng không giống như kể việc ghi người tả cảnh trongtiểu thuyết Kể chuyện trong tản văn chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện;ghi người chỉ là ghi một số mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh chỉ là tả một sốphương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người, cảnh vật nàyđại đa số

Trang 22

chỉ là những sự việc, con người, cảnh vật mà tác giả đã tiếp xúc qua, tác giả thườnglấy nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” làm sợi dây liên kết những phiến đoạn của sựkiện,

Trang 23

những mặt nào đó của nhân vật, phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp miêu tảthường là vận dụng lược thuật và phác họa, ngôn ngữ ít ỏi cốt chỉ vẽ ra tình trạngcủa sự kiện, thần thái của nhân vật, đặc sắc của cảnh vật Tản văn tự sự chia thành:tản văn kí sự, tản văn ghi người, tản văn tả cảnh.

Tản văn trữ tình là tản văn lấy sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả làm chủđạo, điều căn bản của nó là bộc lộ tình cảm Trữ tình ở đây đã chỉ ra nội dung chủ yếucủa nó là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra thủ pháp biểu hiện chủ yếu của nó là trữtình “Tình” trong tản văn trữ tình chiếm vị trí vô cùng quan trọng Tản văn trữ tình

ưu tú phải lấy “tình” làm sợi dây sắp đặt kết cấu, tính chủ quan của nó đặc biệt mãnhliệt Ở phương diện này, tản văn trữ tình và thơ trữ tình có điểm giống nhau, nhưngtản văn trữ tình khác với thơ trữ tình ở chỗ không trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mà phầnnhiều là sự việc nảy sinh tình cảm, mượn cảnh nói tình, lấy vật để nói chí, “tình” của

nó phải có cái dựa vào, tình thấm vào trong cảnh và vật rồi bộc lộ ra, tình cảm chủquan và cảnh vật khách quan nhập vào làm một Ngoài ra tình cảm trong tản văn trữtình không tập trung như thơ trữ tình, nó thường là sự trải rộng của tư tưởng tìnhcảm trong một tổ chức, sắp xếp hết sức công phu của tài liệu Ngôn ngữ tản văn khácngôn ngữ thơ trữ tình là điều đã quá rõ ràng

Tản văn nghị luận là tản văn lấy việc nói rõ đạo lí, biểu đạt điều mình nhìn thấylàm nội dung chủ yếu, lấy nghị luận làm thủ pháp biểu hiện cơ bản Tản văn nghị luậnbám chắc vào sự kiện, nhân vật, hiện tượng có ý nghĩa điển hình phong phú trong đờisống, lấy sự đồng tình của bản thân nhà văn và những tư tưởng, kiến giải, chủ trươnglàm cơ sở lập luận, dùng ngôn ngữ sinh động giàu tính văn học, dùng cách viết trongsáng rõ ràng để khái quát đặc điểm, chỉ rõ bản chất, làm nổi bật quy luật, do đó,tản văn nghị luận có tính khuynh hướng tư tưởng rõ ràng và sắc thái tình cảm mãnhliệt

Tản văn nghị luận bao gồm tạp văn, văn tiểu phẩm, tùy bút….”[38]

Ngoài ra, căn cứ theo đề tài,người ta cũng có thể chia tản văn thành các nhánh: tản văn phong tục tập quán; tản văn sản vật, địa danh; tản văn sinh hoạt, thế sự;tản văn chân dung, tản văn triết học; tản văn về các vấn đề văn học nghệ thuật …

Khi căn cứ vào phương diện nội dung, chủ đề thì tản văn lại có nhiều loại hìnhkhác nhau: Tản văn triết luận, tản văn hồi tưởng và tản văn cảm thời Trong đó, Tản

Trang 24

văn triết luận thường là tác giả dùng thủ thuật phân thân để đối thoại với bạn đọc vềmột vấn đề bàn luận nào đó Lúc này tác giả nêu ra ý kiến của mình sau đó chờ bạnđọc phản hồi và cùng đi đến những quan điểm thống nhất Nhà văn Nguyễn TrươngQúy có sử dụng thủ thuật này trong tản văn của mình ví dụ như khi nhà văn nói vềvấn đề thời tiết nóng ở Hà Nội chẳng hạn Tác giả đã có sự thống kê những tác phẩmvăn chương đề cập đến thời tiết nắng nóng ở Hà Nội Hay là những thống kê vềnhững biện pháp chống nóng ở Hà Nội Lúc khác lại bàn tới việc khách du lịch đến HàNội đúng vào cái dịp không may nhất “nắng – nóng” và họ đã có những hành vi, thái

độ như thế nào về vấn đề “nóng cháy mặt đường, rát mặt người” ở Hà Nội Tản vănhồi tưởng thường đậm màu sắc trữ tình với những hoài niệm về quá khứ Điểm này

có thể thấy rõ trong tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến hoặc nhà văn TrầnChiến, Đỗ Phấn Họ là những nhà văn đã từng đi qua cái thời Hà Nội tuy có diện tíchkhông lớn, cuộc sống không giàu sang như bây giờ nhưng cảnh Hà Nội thanh bình,lãng mạn; người Hà Nội có nghèo nhưng vẫn có cốt cách, có cái sang mà mấy ai cóđược Hai nhà văn trẻ Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Qúy lại thiên về tản văn cảmthời thường là những suy ngẫm về những vấn đề thời cuộc, mang mầu sắc thế sự

1.1.4 Mối liên hệ tản văn và kí

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi

đồng chủ biên) là cuốn từ điển duy nhất đã xác định tản văn ngoài nghĩa là văn xuôi

còn có nghĩa dùng hiện nay là một thể loại văn học có đặc trưng riêng biệt: “Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi Nếu văn xuôi theo nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký, tiểu phẩm, chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các thể loại truyện hư cấu”[11,Tr 293] Cuốn sách cũng chỉ ra các đặc điểm riêng của nó nhằm phân biệt với các thể loại khác: “Tản văn là loại văn xuôi gọn nhẹ, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu cốt cách cá nhân Điều cốt yếu là tản

Trang 25

văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”[11,Tr 294].

Công trình nghiên cứu “Nghìn năm ký, tản văn về Thăng Long – Hà Nội”

(Nguyễn Đăng Điệp chủ biên) cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện về Ký – Tảnvăn Hà Nội qua các thời kỳ Công trình này cũng cho thấy văn học Thăng Long – HàNội, trong đó có tản văn đã phát triển liên tục, góp phần khẳng định vị trí trungtâm văn hóa, văn học của nước Việt ngàn năm văn hiến

Từ thế kỉ X – XV: Thành tựu và vẻ đẹp riêng, độc đáo Trong năm thế kỉ đầu,tản văn Thăng Long đã thể hiện vẻ đẹp độc đáo của văn hóa lịch sử đương thời và đặtnền móng cho sự phát triển vượt bậc của thể loại trong các giai đoạn tiếp theo

Thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XI: Giai đoạn này tản văn không có nhiều thành tựunổi bật nhưng đã tạo được một số tiền đề cho các giai đoạn sau tiếp tục kế thừa vàphát huy Bắt nguồn từ cuộc sống đầy xáo trộn của chốn king thành Thăng Long dướithời Trịnh – Nguyễn phân tranh Các nhà văn bắt đầu ý thức được rằng không thểkhông phản ánh thế sự bể dâu bằng cái nhìn thế sự Các tác phẩm thuật về nhữngđiều tai nghe mắt thấy của xã hội đoạn trường, những biến đổi sâu sắc về giá trị,trong các trang văn, ta vẫn thấy hình ảnh một đế đô Thăng Long hào hoa, thanh lịch

Từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Đậm chất trữ tình và đầy chất hiện thực Giai đoạnnay văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp và văn minh Châu Âu, vănhóa Việt Nam từng bước hội nhập nhưng không hòa tan Tản văn viết về Thăng Longgiai đoạn này phân hóa thành hai nguồn cảm hứng: trữ tình và hiện thực

Giai đoạn 1945 – 1975: Là giai đoạn văn học phản ảnh thời kỳ độc lập dân tộc,

tụ do sau bao nhiêu năm tháng sống trong cảnh xiềng xích nô lệ Ngay sau niềm vuiThủ Đô Hà Nội được giải phóng, tản văn Hà Nội đã tập trung miêu tả vẻ đẹp của cuộcsống mới, con người mới.Tản văn giai đoạn này đã đạt được nhiều thành tựu nổibật với đội ngũ tác giả, nhà văn đông đảo và những tác phẩm phản ánh đúngkhông khí thời đại như:Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân Tuy vậy,Tản văn

Hà Nội giai đoạn này bên cạnh âm hưởng hào hùng, phơi phới niềm tin, vẫn vươngnét u buồn

Ký, tản văn Thăng Long – Hà Nội từ 1975 đến nay: Giai đoạn này, Thủ đô Hà

Trang 26

Nội cũng nhân dân cả nước hân hoan ngày đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp Cả

Trang 27

nước bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo hướng hiện đại hóa, đồngthời khắc phục những hậu quả chiến tranh Trong văn học thì cảm hứng thế sự đãnhương chỗ cho cảm hứng thế sự đời tư Trong khi đó thể lạo tản văn ngắn gọn,xúc cảm… phù hợp để ghi lại những phút suy cảm đầy ưu thời mẫn thế của cuộc sốngnhà văn Những gương mặt nhà văn nổi bật trong giai đoạn này là Đỗ Chu, Lê MinhKhuê, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Mai Ngữ, Mai Thục, Băng Sơn, Đỗ Phấn,Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Qúy… Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử, rấtnhiều thế hệ nhà văn đã gửi tình yêu và niềm tự hào về Thăng Long - Hà Nội quanhững trang ký – tản văn tài hoa và tinh tế của họ.

Nguyễn Trương Qúy là một nhà văn trẻ, là người đại diện cho thế hệ nhà văncủa thế kỷ XXI, viết tiếp những suy cảm về Hà Nội nghìn năm văn hiến Bằng cái nhìnthế sự Nguyễn Trương Quý vừa cho thấy một Hà Nội phát triển mạnh mẽ, với nhiều

sự thay đổi đến choáng ngợp, vừa là một Hà Nội ồn ào, xô bồ, với đầy đủ mọi thói hưtật xấu Đối tượng mà ngòi bút Nguyễn Trương Qúy len lỏi đi sâu phản ánh là quyhoạch kiến trúc ở Thủ đô Hà Nội, Phương tiện đi lại, những thói quen tiêu dùng, hành

vi của người Hà Nội… Bên cạnh đó Nguyễn Trương Qúy cũng cần mẫn đi tìm lại nhữngcâu hát về Thăng Long Hà Nội mà cho đến nay người trẻ còn mấy ai biết tới Có thểnói, mọi hình ảnh, trạng thái của Hà Nội đều được Nguyễn Trương Qúy quan sát và tỉ

mỉ ghi chép lại qua mỗi cuốn tản văn: Tự nhiên như người Hà Nội, Ăn phở rất khó thấy ngon, Hà Nội là Hà Nội, Xe máy tiếu ngạo, Còn ai hát về Hà Nội, Mỗi góc phố một

con người đang sống…

1.2 Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam

1.2.1 Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam hiện đại

Trong hai mươi năm đầu thế kỉ XX, xu hướng của các nhà văn là phản ánh trựcdiện cuộc sống và con người Hà Nội Văn học giai đoạn này hình thành hai khuynhhướng rõ nét là khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực

Ở khuynh hướng lãng mạn, các nhà văn viết về Hà Nội với cái nhìn sâu sắc vềnhững thay đổi tinh vi trong tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của con người Ngườiđọc có thể cảm nhận được rõ thông qua các tiểu thuyết thuộc nhóm các tác giả Tự

Trang 28

lực văn đoàn như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng Ở

thể loại

Trang 29

truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn, Hoa tigôn của Thanh Châu, Ba, Thả thia lia

của Đỗ Đức Thu Đặc biệt là hai tác giả Thạch Lam và Nguyễn Tuân - hai cây bútđương thời tiêu biểu nhất cho thái độ trân trọng, nâng niu những nét văn hóa đặctrưng của Hà Nội cổ xưa

Ở khuynh hướng văn học hiện thực, các nhà văn đã tập trung miêu tả Hà Nộitrong cuộc vật lộn, đấu tranh với hai tầng áp bức thực dân và phong kiến, do đóhiện lên trên những trang văn là một Hà Nội đầy khổ đau và bát nháo Tiếp cận HàNội dưới cái nhìn hiện thực, tiêu biểu là truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, VũTrọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài Mỗi nhà văn có cách tiếp cận về Hà Nội ở nhữngkhía cạnh khác nhau song tất cả đều hướng đến phê phán hiện thực xã hội đươngthời

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời HàNội trở thành thủ đô của nước Việt Nam mới Diện mạo đất nước thay đổi và vănhọc viết về thủ đô Hà Nội cũng có những thay đổi lớn lao.Văn xuôi viết về Hà Nộitrong khoảng thời gian mươi mười lăm năm sau kháng chiến chống Pháp là nhữngtrang viết đi sâu vào bộc lộ niềm thương nhớ mảnh đất Hà thành Trong đó, phải kể

đến các tác giả Nguyễn Tuân với một loạt tùy bút: Phở, Làng hoa, Con hồ Hà Nội, Lũy hoa, Giò lụa, Cốm, Phố Phái.

Sau 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi của đờisống văn học Các nhà văn đã đi sâu vào cảm hứng thế sự - đời tư Tất cả mọingười đều phải đối mặt với một xã hội mới với đời sống kinh tế thị trường, quá trình

đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và hội nhập quốc tế, xuất hiện những xung đột,những mâu thuẫn giữa các thế hệ về đạo đức, lối sống làm nảy sinh nhiều bi kịchtrong đời sống Các nhà văn đã lột trần bộ mặt đen tối của xã hội và con người đươngthời Trong giai đoạn này, tập trung nhiều cây bút của nhiều thế hệ như Tô Hoài,Bùi Hiển, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu,Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh

Ở khuynh hướng lãng mạn, các nhà văn viết về Hà Nội với cái nhìn sâu sắc vềnhững thay đổi tinh vi trong tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của con người Ngườiđọc có thể cảm nhận được rõ thông qua các tiểu thuyết thuộc nhóm các tác giả Tự

Trang 30

lực văn đoàn như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng Ở

thể loại

Trang 31

truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn, Hoa tigôn của Thanh Châu, Ba, Thả thia lia

của Đỗ Đức Thu Đặc biệt là hai tác giả Thạch Lam và Nguyễn Tuân - hai cây bútđương thời tiêu biểu nhất cho thái độ trân trọng, nâng niu những nét văn hóa đặctrưng của Hà Nội cổ xưa

Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả Nguyễn Việt Hà đã viết những lời cay đắng về

Hà Nội, đó là những trang văn mà Hà Nội hiện lên thật xấu xí, nhốn nháo Nhà văn

viết về một hiện thực “Ba ngôi của người Hà Nội bây giờ thì buồn quá, nó không quá nghèo nhưng vô đạo và ít học” hay “Thành phố đang loay hoay tha hóa” Qua đó bộc

lộ thái độ xót xa của nhà văn trước những nét đẹp đã bị mất

Trong văn Bảo Ninh nổi bật một Hà Nội thời hậu chiến Với Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ,…truyện ngắn của Bảo Ninh hầu hết

viết về Hà Nội, vì tình yêu Hà Nội, một Hà Nội “cũ xưa” chưa bị chiến tranh phạtngang, một Hà Nội đau đớn thời hậu chiến

Đọc các tác phẩm viết về Hà Nội phần nào cho độc giả hiểu rõ và sâu sắc hơn

về vẻ đẹp của đất và người Hà Nội trải qua các thời kì hưng vong của lịch sử Thật tựhào khi Thủ đô Hà Nội từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận cho các văn nhân nghệ sĩ

để cho ra đời những tác phẩm xuất sắc, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn đề tàivăn học về Thăng Long - Hà Nội

1.2.2 Hà Nội qua những cuốn tiểu thuyết, tản văn, và khảo cứu viết về Hà Nội

Hà Nội thời nào cũng vậy, luôn đóng vai trò là trái tim của cả nước, là trungtâm văn hóa kinh tế cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ, nghệ

sĩ, nhạc sĩ sáng tác Đã có nhiều tác phẩm viết về Hà Nội đi vào lòng người yêu sáchnhư những tác phẩm của nhà văn Băng Sơn, Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Trần Chiến,Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Qúy… Mỗi tác giả viết về một Hà Nội ở nhữnggóc nhìn khác nhau nhưng đều chan chứa tình yêu tha thiết, cháy bỏng đối với mảnhđất này

Trước hết, nói về tản văn viết về Hà Nội của nhà văn Băng Sơn.Tác giả có

nhiều tập sách viết về Hà Nội như tùy bút Thú ăn chơi người Hà Nội (1993), Đường vào Hà Nội (1997), Dòng sông Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường, mới đây nhất nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập tản văn Hà Nội rong ruổi quẩn quanh

Trang 32

(2013) Nhìn vào những cống hiến này của nhà văn Băng Sơn viết về Hà Nội người đọc

đủ hiểu tình yêu với Hà Nội trong nhà văn đằm thắm, ân tình biết bao nhiêu Chỉ cóyêu Hà Nội thì nhà văn mới có thể viết say sưa, viết nhiều về Hà Nội đến vậy Đến naychúng ta cũng không thấy làm lạ khi chính tác giả khẳng định “mình quá hiểu Hà Nộilắm rồi” Có thể nói tất thảy những gì thuộc về Hà Nội gần như đã nằm trọn trong khối

óc và trái tim của nhà văn Băng Sơn Cũng vì vậy mà chỉ một câu chuyện, sự vật haychuyển động nhỏ của Hà Nội cũng làm trái tim ông rung động mà nhả hồn chữ vềmảnh dất này Từ những món ăn quan thuộc gần gũi như bún , phở, bánh cuốnmón quà sáng của người Hà Nội Những gia vị của các món ăn cũng đi vào trang văncủa tác giả Rồi thú uống trà, dòng sông, con phố, cây xanh, những địa danh lịch sửcũng ẩn hiện trong văn của nhà văn Băng Sơn bằng tình yêu máu thịt Gần đây, tập

tản văn Hà Nội rong ruổi quẩn quanh như một minh chứng tiêu biểu, điển hình

nhất cho sự gắn bó sâu đậm của tác giả với Hà Nội Chỉ bằng 200 trang sách nhưngnhà văn đã dẫn dẵn người đọc vào một tour du lich văn hóa Thủ đô đầy chân thực: Từnhững địa danh lịch sử, những con phố, cây xanh đến những câu chuyện “phiền toái”sẵn có ở Hà Nội nay là ùn tắc giao thông, khói bụi ô nhiễm …

Tác giả Băng Sơn đại diện cho những người sống ở thành phố ngàn năm tuổinày giới thiệu một “Hà Nội vừa tha thiết u trầm chất phương Đông, vừa náo nức đuachen xô bồ hối hả một chất phương Tây” qua những tác phẩm của ông

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến sinh ra và lớn lên tại Hà Nội Là tác giảđược đánh giá là người viết nhiều về Hà Nội nhất, mỗi tác phẩm đều thể hiện tìnhyêu với Hà Nội chân thành và sâu đậm Người đọc dễ dàng cảm nhận tình cảm nàycủa nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến qua những ấn phẩm: những tập tản văn, khảo cứu

như 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Đi dọc Hà Nội, Đi Ngang Hà Nội, Đi xuyên

Hà Nội, Mong Manh

Một tập tản văn là mỗi góc nhìn cũng như nỗi niềm mà nhà văn muốn gửi đến

bạn đọc Theo chia sẻ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến trên trang báo điện tử Đời sống

và pháp luật, do phóng viên Lạc Thành thực hiện: “Các tác phẩm của tôi viết về Hà

Nội khác với các tác giả khác vì tôi thiên về mảng đời sống thị dân, những thay đổi

hiện nay của người Hà Nội Ở cuốn 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, tôi kể về những

Trang 33

chuyện “lặt vặt” nhưng “rất Hà Nội”, “lặt vặt” từ khi hồ có tên Lục Thủy đến khi mangtên Hồ Gươm Chuyện về con người, cảnh vật quanh con hồ thẫm đẫm huyền thoại

và lịch sử Thêm vào đó là những chuyện tôi biết, trải nghiệm về Hà Nội theo cái nhìn

cá nhân Tôi không nhìn Hà Nội theo con mắt đạo đức mà theo hiện thực xã hội HàNội với tôi là những thứ gần gũi thân thương”[49] Qủa đúng như vậy, chỉ có tình yêuchân thành tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng thể xác và tâm hồnnhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nên nơi đâu cũng ghi dấu những kỉ niệm vớitác giả Những gì nhỏ nhặt, vụn vặt tác giả cũng muốn nâng niu chân trọng Tình yêukhông cần tìm ở nơi đâu mà chính là tìm về với những sự vật, sự việc đang ngày ngàyhiện hữu xung quanh mỗi chúng ta

Hai cuốn sách Đi ngang Hà Nội, Đi dọc Hà Nội được tác giả viết dưới dạng kí

-khảo cứu Tác giả dẫn dắt người đọc đến với những câu chuyện nhạy cảm ít ai đề cập

đến như ,Tư sản Hà Nội, Xẩm Hà Nội, Thú chơi đĩa than ở Hà Nội, Câu chuyện về chiếc xe đạp, Những giai thoại dân gian, Những bài văn vần về dất Hà Thành…; hoặc dẫn người đọc đi dọc theo tiến trình lịch sử của Hà Nội: từ câu chuyện Ai là người xây Tháp Rùa, Đào Nhật Tân, Kẻ cắp chợ Đồng Xuân,… Hai cuốn sách này của nhà báo,

nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến được nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu HàNội năm 2012

Đi xuyên Hà Nội là cuốn tản văn mới ấn hành gần đây của nhà báo, nhà văn

Nguyễn Ngọc Tiến, qua lời văn tài hoa, đôn hậu nhà văn giúp người đọc hiểu hơn về

văn hóa, thói quen, nếp sống của người Hà Nội từ góc nhìn đối sánh xưa và nay Đi xuyên Hà Nội cũng là tiếng lòng của tác giả khi nghĩ vè những truyền thống nghìn năm

văn hiến đang dần phôi pha ở thực tại Bên cạnh đó, cũng là thái độ bình thảnchấp nhận như một chuyển mình mang tính tất yếu của thời đại Ẩn sâu bên trongtừng câu chữ vẫn là sự nuối tiếc, hoài nhớ về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng

và tác giả vẫn “luôn mơ về một Hà Nội thơm phức như thế…”

Nhà báo, nhà văn Trần Chiến tác giải của hai cuốn sách viết về Hà Nội: tiểu

thuyết Cậu ấm và tản văn A đây rồi Hà Nội 7 món Cả hai tác phẩm của nhà văn đều

được đề cử nhận giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội, hạng mục tác phẩm.Nội dung của hai tác phẩm vẫn hướng vào đời sống thị dân Hà Nội nhưng không phải

Trang 34

là xã hội ở thế kỉ XXI, mà hướng về xã hội của thế kỉ XX Trước hết nói về tiểu thuyết

Cậu ấm, tác giả có chia sẻ những suy nghĩ của mình trên trang báo điện tử Thể thao

và văn hóa do Nha Đam thực hiện “Những thay đổi trong cuộc sống của thị dân Hà

Nội đến cùng nhiều thay đổi thời cuộc Họ đã sống qua thời nho tàn, Tây học, Cáchmạng, Kháng chiến, sau này là cải cách ruộng đất… Tất cả để lại dấu tích rõ ràng trongcuộc đời, trong tâm thức, trong lối sống của thị dân Hà Nội”[39] Những tâm sự này

của nhà văn đã gửi gắm trọn vẹn vào nhân vật Vận trong tiểu thuyết Cậu ấm Vận

mang trong mình đam mê cháy bỏng với ẩm thực Hà Nội nhưng vấp phải nhiều khókhăn từ gia đình, cuộc sống và xã hội nên Vận đành chôn vùi niềm đam mê đó Chiếntranh qua đi, hòa bình lấp lại ở Hà Nội, Vận đã có cơ hội để thực hiện đam mê củamình nhưng thật không thuận lợi như Vận nghĩ vì phải sống trong một nỗi e dè

Tản văn A đây rồi Hà Nội 7 món là một tản văn thể hiện tình yêu và tình thương

với mảnh đất kinh kỳ Thăng Long Hà Nội đã oằn mình trải qua bao biến cố của thờicuộc Với nhà văn tình yêu với Hà Nội thì luôn thường trực trong tâm trí vì nhà vănquan niệm “sống ở Hà Nội thì nên yêu Hà Nội Có tình yêu thì vẫn tốt hơn, đừng coinơi đây như một chốn dừng chân” Cũng bởi vậy mà những gì thuộc về “đặc sản” của

Hà Nội cứ tự nhiên chảy tràn trên mỗi trang văn: những con phố gợi cảm, những kiếntrúc cổ kính, nếp sống thanh lịch, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng tự nhiên duyên dángcủa người Hà Thành đến những nhược điểm như “xét nét”, dè dặt trong cuộc sốngcũng được nhà văn phản ánh chân thực Đằng sau tình yêu với Hà Nội là lòngthương cảm về một Hà Nội càng ổn định, càng phát triển thì những giá trị nếp sốnglại càng dần phôi pha Nỗi niềm đó được tác giả gửi gắm ít nhiều qua mỗi tản khúcnhưng rõ nét nhất là “Hà Nội đáng thương” Có lẽ vì vậy mà con mắt của nhà văn lúcnào cũng ẩn một nỗi u hoài

Gần đây trên các diễn đàn văn chương người ta nhắc nhiều đến hai nhà văntrẻ Nguyễn Việt Hà và Nguyễn Trương Qúy với tư cách là những người viết tiếpmảng văn học viết về Hà Nội Cùng là một cái nhìn trẻ về phố, đô thị và thị dân Hà Nộinhưng mỗi nhà văn lại có những thiên hướng khác nhau

Nhà văn Nguyễn Việt Hà dậm tô đậm về “người” trong “Con giai phố cổ” Mọinếp sống, nếp nghĩ, nếp ăn, ở của đất Hà Thành đều phát lộ từ con người sống ởđó

Trang 35

“Phải những ai từng sống đủ lâu ở Hà Nội mới thấm thía và như nhận thấy rõ hìnhbóng mình từ những câu chữ nhởn nhơ của Nguyễn Việt Hà: "Bọn họ thong thả ăn,tinh tế mặc, chầm chậm sống Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàngphở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng Bọn họ chẳng chịu là gì, sống bạcnhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự nuôi cho mìnhnhững thói quen của bao đời Hà Nội"[35].

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy lại có cái nhìn lạ, độc đáo và không kém phầnchân thực về Hà Nội Hà Nội trong 6 cuốn tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy làmột Hà Nội tồn tại như một thực thể sống động Nhà văn ít đề cập đến câu chuyện

Hà Nội của quá khứ, có chăng cũng chỉ là mượn chuyện cũ để nói nay mà thôi Đô thị

Hà Nội được tác giả quan sát qua lăng kính của nhà kiến trúc sư, đô thị ấy giờđây là những lát cắt vỡ vụn, nham nhở không có một hình khối hay không gian cụthể như vấn đề quy hoạch công viên ở Hà Nội Soi xét kĩ ở mọi góc cạnh thì công viên

ở Hà Nội chỉ là gán ghép của những mảnh đất thừa mà các nhà quy hoạch không biếtxây gì vào chỗ đó cho thỏa đáng, hợp lí cả Công viên cũng không thực hiện đúng vaitrò và chức năng của một khu vui chơi giải trí văn minh, lành mạnh mà ngược lại lànơi thể hiện lối hành xử văn hóa thời hiện đại Khu phố cổ, trung tâm của Hà Nộitước kia được xem là phần linh hồn của phố thị Hà Nội thì nay cũng đã có những biếnđổi méo mó cả rồi Ngay cả “phở” được xem là “quốc hồn, quốc túy” của ẩm thực HàNội thì này cũng khó thấy ngon, mặc dù thời nay gia vị nhiều hơn, sẵn hơn xưa rấtnhiều … Dường như chỉ còn lại những bài ca Hà Nội là vẫn vẹn nguyên giá trị: Hà Nộilãng mạn, kì diệu hơn khi đi vào những lời ca tiếng hát và cho đến nay vẫn còn nhiềungười hát tiếp những bài ca Hà Nội này như ca sĩ Giang Trần chẳng hạn Ca sĩ GiangTrần là người đã cùng nhà văn Nguyễn Trương Qúy thực hiện chương trình Radiobài ca Hà

Nội và được đề cử giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 9

Chỉ điểm qua một số tác giả, tác phẩm viết về Hà Nội người đọc cũng dễ thấymột Hà Nội toàn bích hơn khi được soi chiếu dưới mọi góc cạnh, góc quan sát vànhững xúc cảm riêng của các nhà văn Chúng ta cũng nhận thấy một Hà Nội phát triểntheo chiều dài của lịch sử: Hà Nội xưa và nay Ở thời nào thì Hà Nội cũng có cái hay

và cái dở tuy vậy nhìn vào thực tại ngày hôm nay chúng ta đang sống thì Thủ đô Hà

Trang 36

Nội đang có sự phát triển không đồng đều Kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt,

đô thị cũng đi lên nhanh chóng nhưng những giá trị về văn hóa và tinh thần hình nhưlại tỉ lệ nghịch với thời đại công nghiệp hóa Nghĩ về vấn đề này dường như ở trangvăn của bất cứ nhà văn nào cũng đầy nỗi niềm ưu tư, chất vấn và trên hết là nhữngthông điệp mà mỗi nhà văn muốn gửi tới bạn đọc mọi thế hệ cùng thức tỉnh và cùngbảo vệ những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của người Hà Nội nóiriêng, của dân tộc Việt Nam nói chung

1.3 Tản văn của một kiến trúc sư – Nguyễn Trương Qúy

1.3.1 Nguyễn Trương Quý – nghiệp đời, nghiệp văn

Nguyễn Trương Qúy tên thật là Nguyễn Trung Qúy, sinh ngày 28 tháng 8 năm

1977 tại thành phố Hà Nội Anh sinh ra trong một gia đình bố mẹ là những người laođộng, bố từng đi bộ đội thời chống Pháp, mẹ là công nhân Tuổi thơ của anh lànhững chuỗi ngày thiếu thốn của cả gia đình Bố từ chiến trường trở về, mang theonhững kí ức thời chiến, về sự ra đi của những người đồng đội … Sức khỏe của ôngcũng không còn để tham gia làm những công việc nặng nhọc hay căng thẳng Tuy vậyông lại là một người rất khéo tay, việc gì cũng làm được như một người vạn năng

“sửa điện trong nhà, làm mộc, chữa xe đạp, may quần áo gia công, bán phở, mởquán nước chè

…[9,Tr.252] Nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã thừa hưởng những nét tài hoa này từngười cha của mình Từ nhỏ anh cũng đã thích vẽ tranh màu nước và thường tự tập

vẽ bên hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Tây, công viên …

Trong cuốn nhật kí chuyên văn đã gợi ca tài năng văn chương của anh ‟NguyễnTrương Qúy đã đĩnh đạc bước vào lớp chuyên văn Amsterdam Hà Nội với một giảiVăn Toàn quốc Ở tuổi mười lăm anh đã nhạy cảm, tài hoa và tinh đời Ngay từ nhỏanh đã mê mẩn nhạc tiền chiến, kiến trúc cổ điển, thích vẽ tranh màu nước và yêuvăn chương”[49] Đây đều là những dấu hiệu của một tài năng trẻ

Con đường đến với văn chương của nhà văn cũng không được trải thảm đỏ màngược lại thật đây gian nan Anh học xong trung học phổ thông thì thi tuyển vàotrường Đại học kiến trúc Hà Nội, khóa 1995 – 2000 Sau 4 năm học đại học anh ra làmviệc và cũng trải qua nhiều công việc khác nhau, vị trí làm việc khác nhau Năm 2000-2004, anh làm trưởng phòng thiết kế web tại công ty VietSofware Sau đó anhchuyển

Trang 37

qua làm kiến trúc sư thiết kế cho công ty kiến trúc ADC Làm ở lĩnh vực nào NguyễnTrương Qúy đều có những thành công nhất định và anh đều giữ cho mình thái độ

làm việc nghiêm túc, làm đến nơi đến chốn Sau đó, anh còn làm phóng viên cho Báo sinh viên Việt Nam; thư kí tòa soạn Tạp chí người đô thị Hiện nay anh làm biên tập

viên phụ trách truyền thông chi nhánh Hà Nội Ngoài ra, anh còn cộng tác với nhiều

tờ báo khác nhau và sáng tác văn chương Năm 2015 - 2017 anh học thạc sĩ truyềnthông Đại học Stirling, Anh Quốc và được nhận bằng xuất sắc Anh đã để lại nhiều ấntượng với hội đồng bảo vệ tại Anh Quốc về tài năng, thái độ ham học hỏi, làm việc thìluôn tỉ mỉ từng chi tiết, khả năng sáng tạo vô cùng phong phú… Con đường học tậpvẫn đang rộng mở ở tương lai và chúng ta tin rằng sự học của anh chưa dừng ở đây

Sau khi nhập môn nghiệp văn chương như kiểu ‟trời định mệnh cho anh” Anh

đã làm việc như con ong chăm chỉ để góp mật cho đời, cũng là để bù lại nhữngtháng ngày ‟lạc lối khỏi văn chương” Ngay từ ngày chắp bút Nguyễn Trương Qúy đãxây dựng cho mình một thương hiệu tản văn, với một văn phong độc đáo, lối viết tungtẩy dí dỏm chừng mực Miệt mài theo đuổi thể loại tản văn, đến nay, Nguyễn Trương

Qúy đã cho ra mắt công chúng 6 cuốn tản; cũng trong năm 2013 anh cũng cho xuất

bản tập truyện ngắn Dưới cột đèn đường rót một ấm trà (2013); Tản văn Mỗi góc phố

một con người đang sống (2015) – đều là những cuốn tản văn viết về con người và

phố thị Hà Nội

Tập sách đầu tiên, Tự nhiên như người Hà Nội (2014), là những quan sát về

hình thái đô thị như một loại “hồ sơ kiến trúc ” Cuốn thứ hai “Ăn phở rất khó thấy ngon ”(2008), là chân dung về con người sống trong đô thị ấy, tập chung vào giới viên chức văn phòng với các thói tật và hành vi Cuốn thứ ba, Hà Nội là Hà Nội (2010), là

cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa mang những câu hỏi bao trùm hơn Cuốn thứ tư,

Xe máy tiếu ngạo (2012), là cuộc khảo sát văn chương về phương tiện xe máy của

nhân dân thành phố, cũng như ghi lại đậm nét thêm những hành vi và lối sống củangười đô thị Ghi lại những gì quan sát và trải nghiệm về “đối tượng Hà Nội ” Cuốn

thứ năm, Còn ai hát về Hà Nội (2013), nhà văn mang đến cho bạn đọc một thống kê

hoàn hảo về các bài hát liên quan đến Hà Nội kể từ khi nền tân nhạc sơ khai hình

thành Cuốn Còn ai hát về Hà Nội gồm các ca khúc như một lí do để tác dẫn người đọc

Trang 38

tiếp cận thành phố nghìn năm tuổi này theo cách vừa riêng vừa sâu sắc Cuốn tảnvăn

Trang 39

thứ 6, Mỗi góc phố một con người đang sống (2015), là cuốn tản văn mới nhất của

nhà văn Nguyễn Trương Qúy Cuốn tản văn này cho thấy sự “chín” hơn trong nghềviết văn, góc nhìn kiến trúc cũng dần dần không còn chi phối vào văn Như nhà văn ĐỗBích Thúy khẳng định “chính anh đã làm một cuộc “li khai” nhỏ để rồi giờ đây anhlàm chủ đôi mắt của mình Nó trở thành phương tiện để Nguyễn Trương Qúy ngónghiêng cuộc đời và phơi bày cái tôi giữa những cái sặc sỡ của thế giới” “Mỗi bài tảnvăn như một cuộc du ngoại được dẫn dắt qua không gian của hoài niệm, của ghi chép

về xã hội, của những tham chiếu văn hóa sâu xa và những sáng tạo hài hước pha cayđắng Những cuốn sách của Nguyễn Trương Qúy đưa chúng ta đến với Hà Nội, chochúng ta có được cơ hội trở nên thông thạo nơi này cùng một trong những nhà quan

sát sắc sảo nhất của nó”[30] Tập truyện ngắn Dưới cột đèn đường rót một ấm trà

(2013), nhân vật trong truyện ngắn của anh hầu hết là giới nhân viên văn phòng, tríthức trẻ thành thị Những nhân vật có họ có tên cụ thể, có gương mặt, có gia đìnhcon cái, có yêu có ghét cụ thể Họ quen nhau qua mạng, họ ngoại tình, họ lãng đãng,

họ vô tâm, họ sĩ diện, họ hèn, họ tinh tế vặt… Với tập truyện ngắn này của nhà văn,chúng ta có thể thấy: Với nhiều người khác thì tản văn là một quãng nghỉ chân giữacác tiểu thuyết hay truyện ngắn Với Nguyễn Trương Qúy, ngược lại, truyện ngắn cóthể lại là một quãng nghỉ chân giữa các tập tản văn Nhưng cũng có thể, chính tậptruyện này lại mở ra một hướng đi hoàn toàn khác Hiện nay anh đang thai ghén vàhứa hẹn sẽ cho ra mắt bạn đọc hai tập truyện ngắn mới cũng viết về đề tài quenthuộc: Hà Nội

Mỗi tập tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy khi ra mắt bạn đọc đều nhậnđược sự yêu mến, đón đợi của bạn đọc Sự yêu mến này được thể hiện qua số lần tái

bản của mỗi tập tản văn: Tự nhiên như người Hà Nội, Ăn phở rất khó thấy ngon, đều tái bản lần thứ 7 Hà Nội là Hà Nội, tái bản lần thứ hai Xe máy tiếu ngạo và Mỗi góc phố một con người đang sống, tái bản lần thứ nhất Riêng tập tản văn Xe máy tiếu ngạo, được Jacob O Gold, nghiên cứu sinh ngành nhân chủng học, Đại học Illinois

dịch ra Tiếng Anh Như vậy, tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã vượt khỏigiới hạn biên giới trong nước và đến với bạn đọc nước ngoài Tôi cho rằng đây cũng là

một thành công của anh Tập tản văn Còn ai hát về Hà Nội, Mỗi góc phố một con

Trang 40

người đang sống và truyện ngắn Dưới cột đèn đường rót một ấm trà tái bản lần thứ

nhất

Ngày đăng: 11/01/2019, 11:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
3. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, NXB Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: NXBThời đại
Năm: 2010
4. Nguyễn Huệ Chi (2010), Gương mặt văn học Thăng Long, NXB Hà Nội 5. Đặng Minh Dũng (2010), Thăng Long thi tuyển, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gương mặt văn học Thăng Long", NXB Hà Nội5. Đặng Minh Dũng (2010), "Thăng Long thi tuyển
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi (2010), Gương mặt văn học Thăng Long, NXB Hà Nội 5. Đặng Minh Dũng
Nhà XB: NXB Hà Nội5. Đặng Minh Dũng (2010)
Năm: 2010
6. Trương Minh Dục, Lê Văn Định (2010), Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam mộtcách tiếp cận
Tác giả: Trương Minh Dục, Lê Văn Định
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
7. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb, Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổimới
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Năm: 2003
8. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Tuyển tập kí – tản văn Thăng Long Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập kí – tản văn Thăng Long Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb HàNội
Năm: 2010
9. Nhiều tác giả (2017), Cha và Con, Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha và Con
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2017
10. Lê Ngọc Hà (2016), Đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Qúy …), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Quasáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Qúy …)
Tác giả: Lê Ngọc Hà
Năm: 2016
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuậtngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
12. Lê Quang Hưng (2000), Qua những trang văn về Hà Nội,Văn nghệ số 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qua những trang văn về Hà Nội
Tác giả: Lê Quang Hưng
Năm: 2000
13. Sùng Thị Hương (2013), Đặc sắc tản văn Y Phương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc tản văn Y Phương
Tác giả: Sùng Thị Hương
Năm: 2013
14. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại : kí, bi kịch, trường ca, anh hùng ca, tiểu thuyết, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại : kí, bi kịch, trường ca, anhhùng ca, tiểu thuyết
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
15. Nguyễn Thị Phương Lan (2017), Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng:Trường hợp sống mãi với thủ đô, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn HuyTưởng:Trường hợp sống mãi với thủ đô
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan
Năm: 2017
16. Lê Trà My (2002), Bước đầu tm hiểu tản văn thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tm hiểu tản văn thời kì đổi mới
Tác giả: Lê Trà My
Năm: 2002
17. Lê Trà My (2006), Tản văn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Văn học Việt Nam sau năm 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy,Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 285 –292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản văn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Văn học Việt Nam sau năm1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Lê Trà My
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
18. Lê Trà My (2006), Tản văn một thể loại của văn xuôi hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học,(3), tr 51 –60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản văn một thể loại của văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Trà My
Năm: 2006
19. Lê Trà My (2007),Tản văn và cái tôi nghệ sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (144), Hà Nội, tr 29 –31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản văn và cái tôi nghệ sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tác giả: Lê Trà My
Năm: 2007
20. Lê Trà My (2008), Tản văn Việt Nam từ cái nhìn thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản văn Việt Nam từ cái nhìn thể loại
Tác giả: Lê Trà My
Năm: 2008
38. Nguyễn Đức Dũng (2015), Đặc trưng của tản văn,https://nddung1980.violet.vn/entry/show/entry_id/11374581 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w