đất, con người Hà Nội trên con đường chông chênh, gập ghềnh của côngcuộc hiện đại hóa đô thị.Nghiên cứu tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài Hà Nội trong sự đốichiếu với những nhà văn khác
Trang 1TRẦN QUANG VINH
HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN CỦA ĐỖ PHẤN
(QUA TẬP HÀ NỘI THÌ KHÔNG CÓ TUYẾT)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG
Nghệ An, 2015
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: TẢN VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN 7
1.1 Khái niệm tản văn và đặc trưng thể loại 7
1.1.1 Khái niệm tản văn 7
1.1.2 Phân biệt khái niệm tản văn với các khái niệm gần gũi 11
1.1.3 Những đặc trưng thể loại của tản văn 16
1.2 Sự phát triển của tản văn trong văn học Việt Nam đương đại 17
1.2.1 Tiền đề phát triển của tản văn trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại 17
1.2.2 Tính tích cực xã hội – thẩm mỹ của tản văn 19
1.2.3 Những tác giả, tác phẩm tản văn tiêu biểu 22
1.3 Hành trình sáng tác của Đỗ Phấn 23
1.3.1 Sơ lược tiểu sử nhà văn Đỗ Phấn 23
1.3.2 Sáng tác văn chương 24
1.3.3 Tản văn trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn 26
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2: ĐẤT VÀ NGƯỜI HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN ĐỖ PHẤN 30
2.1 Hà Nội – Đề tài quen thuộc trong ký Việt Nam hiện đại 30
2.2 Những khám phá đặc sắc của Đỗ Phấn về đề tài Hà Nội 35
2.2.1 Những khám phá về thiên nhiên 35
Trang 3Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TẢN VĂN ĐỖ PHẤN KHI VIẾT VỀ HÀ NỘI 72
3.1 Sự đa dạng về kết cấu 72
3.1.1 Giới thuyết về kết cấu 72
3.1.2 Những dạng kết cấu thường gặp trong tản văn của Đỗ Phấn 73
3.2 Giọng điệu 80
3.2.1 Giới thuyết chung về giọng điệu 80
3.2.2 Những giọng điệu thường gặp trong tản văn Đỗ Phấn 81
3.3 Ngôn ngữ 87
3.3.1 Sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái hội họa 87
3.3.2 Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ 89
3.3.3 Văn phong giản dị 90
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Sự thay đổi đời sống luôn tác động tới nhu cầu và thị hiếu củangười đọc cũng như công việc sáng tác của nhà văn Ở thời đại của khoahọc và công nghệ phát triển, người đọc có xu hướng đọc nhanh, đọc nhiều
và đọc những gì có ý nghĩa thiết thực nhất Tản văn với tư cách là một thểloại văn học có tính năng động đã đáp ứng những yêu cầu trên
Trong số những nhà văn viết tản văn thành công gần đây, Đỗ Phấnđược đánh giá là một cây bút tạo được dấu ấn riêng khi viết về đời sống đôthị hiện đại Nghiên cứu tản văn Đỗ Phấn không chỉ nhằm ghi nhận đónggóp của ông đối với đời sống văn học mà còn góp phần nhận thức thêm vềtính năng động của thể loại cũng như những đặc trưng và giới hạn của nó.1.2 Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cảnước Từ thủa kinh đô Thăng Long được hình thành đến nay, dẫu lịch sử cólúc thăng trầm nhưng mảnh đất này đã thể hiện được tầm vóc và vị thế
quan trọng của mình trong đời sống dân tộc Chiếu dời đô của vua Lí Thái
Tổ chép rằng: “Mảnh đất là khu vực thích trung của đất trời, có cái hình thếnhư hổ phục rồng chầu, đúng cái vị trí của bốn phương Đông Tây NamBắc, trước mặt sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi Đất ấy rộng rãi
mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm,
ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh đông vui Xem khắp nước Việt, đó làchỗ đất danh thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là
đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời” [38,Tr 82] Văn họcviết về Hà Nội đã ghi nhận tên tuổi những nhà văn xuất sắc như: ThạchLam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Băng Sơn…Những sáng tác của họ
đã góp phần làm nên hình tượng “Văn hiến Thăng Long” trong vănchương Nhà văn Đỗ Phấn kế tiếp nguồn cảm hứng đó của các bậc tiền bốinhưng ông đã chọn cho mình một hướng đi riêng Đó là khám phá mảnh
Trang 5đất, con người Hà Nội trên con đường chông chênh, gập ghềnh của côngcuộc hiện đại hóa đô thị.
Nghiên cứu tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài Hà Nội trong sự đốichiếu với những nhà văn khác giúp chúng ta nhận ra đặc điểm phong cáchcũng như những khám phá mới mẻ của ông về đề tài này
1.3 Sách giáo khoa ở cấp học phổ thông những năm gần đây dành một
số lượng đáng kể cho những bài viết thuộc thể ký Tuy nhiên những nguồn
tư liệu làm cơ sở khám phá thể loại này còn thiếu Thực hiện đề tài, chúngtôi muốn thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu đồng thời vạch ra những địnhhướng tiếp cận thể loại tản văn nói riêng cũng như thể ký nói chung ở mảngvăn học trong nhà trường
Ông Đoàn Ánh Dương trong bài Lưỡng lự và chiêm nghiệm (Báo Văn
Nghệ số 35, 36/ 2011) đánh giá rất cao bút lực của Đỗ Phấn về mảng đời
sống đô thị hiện đại: “Trong mấy năm trở lại đây, từ hội họa chuyển sanglĩnh vực văn chương, Đỗ Phấn đã nhanh chóng nắm được bút lực của mình.Sáng tác của anh về đời sống đô thị hiện đại luôn hiện ra với nhiều dáng vẻkhiến người đọc không thể không suy nghĩ về nó (…) Văn Đỗ Phấn sắcsảo đến chao chát trong việc lột tả hiện thực đời sống thị dân bát nháo”
Nhà phê bình Phạm Hoài Nam trong bài Họa sĩ của làng văn Việt
(Báo An Ninh thế giới, tháng 3/2013) cũng cho rằng: Đỗ Phấn viết cái gì?
và viết như thế nào? thì “đời sống đô thị bát nháo” là một chủ đề xuyênsuốt tiểu thuyết của Đỗ Phấn, một chủ đề nằm trong phối cảnh rộng lớn:đời sống đô thị như đang diễn ra Trên phương diện này, so với những nhà
Trang 6văn Hồ Anh Thái hay Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn là người đến sau chính vìthế mà anh phải tìm và tìm được lối đi cho riêng mình”
Nguyễn Xuân Thủy trên mục: Chúng ta viết về Đỗ Phấn (Trang Nico
Paris.Com, 11/8/2012) nhìn nhận về vấn đề trên ở một góc độ khác Đó là
mối quan hệ giữa văn chương với con người Đỗ Phấn: “Đọc Đỗ Phấn dễdàng hình dung đến những người Hà Nội muôn năm cũ vốn sống lịch lãmphép tắc mà giờ đây với tầng lớp thị dân mới dường như đã trở nên xa xỉ.Những trang văn của ông dễ khiến người đọc nghĩ đến những kẻ lạc thời,luôn tin tưởng tuyệt đối và thành kính vào những giá trị đã được định hìnhđược vun đắp từ hàng ngàn năm nhưng giờ đây bỗng trở thành những thứgiáo điều dành cho kẻ hoài cổ, dở hơi, rảnh việc” Tác giả nhận thấy đằng saunhững trang viết đó là nỗi thất vọng: “Cuộc sống hiện đại với nhiều giả dốihồn nhiên (…) và bao nhiêu nhiệt huyết ước mơ hồng hào ngày nào nay đãbiến đi đâu mất, chỉ còn lại toan tính bất trắc và những cuộc tình Nếu nó vẫncòn đẹp và chưa uể oải thì cũng là bởi lòng người vẫn còn sót lại chút lịch lãm
tử tế hoặc khao khát sự tử tế” Xét từ góc độ này, tác giả đã nhìn thấy bản chấthiện thực đô thị trong tản văn Đỗ Phấn là một bi kịch Bi kịch của sự đỗ vỡnhững giá trị sống đã được vun đắp bởi người Hà Nội từ nhiều đời Cách nhìnnhận như vậy không chỉ đúng với tiểu thuyết mà còn khá sâu sát với những gìđược thể hiện trong tản văn Đỗ Phấn
Ông Trần Kim Dũng trong luận văn Hiện thực đô thị trong tản văn Đỗ
Phấn đánh giá: “Đỗ Phấn đã dựng nên một bức chân dung lập thể của Hà
Nội những năm đầu thế kỷ 21 (…) Tuy còn những hạn chế nhất định,nhưng các tác phẩm của ông đã đóng góp cho nền văn học sau đổi mớimột mảng đề tài quan trọng Nó cũng cho thấy những trăn trở và nỗ lựcsáng tạo nghệ thuật của nhà văn với tư cách là “người thư kí trung thànhcủa thời đại” [14,Tr 85)
Nhìn chung, những nhận định trên đều đánh giá cao đóng góp của nhàvăn Đỗ Phấn trong việc phản ánh và nhận thức những vấn đề của đời sống
Trang 7đô thị trên con đường hiện đại hóa Đặc biệt, Đỗ Phấn là một trong nhữngnhà văn trăn trở tìm cách giải quyết vấn đề khủng hoảng giá trị văn hóatruyền thống của người Hà Nội Những ý kiến nêu trên cũng thống nhất với
quan điểm của nhà văn Đỗ Phấn trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi
trẻ Online (Nguyễn Trương Quý thực hiện, ngày 21/11/2013): “Nỗi tiếc
nuối của tôi về một hình ảnh Hà Nội êm đềm, đẹp đẽ sang trọng chưa baogiờ lớn hơn niềm tiếc nuối về một ứng xử văn hóa của người Hà Nội – Mộtvết đứt gãy vĩnh viễn không thể hàn gắn khi mà dân số tăng vọt với nhữngcuộc nhập cư ồ ạt”
2.2 Điểm lại các công trình nghiên cứu tản văn của Đỗ Phấn
Tản văn của Đỗ Phấn được đăng rải rác trên các trang báo chí Hà Nội
và mới được tập hợp lại thành tập sách trong dăm năm gần đây Do đó,hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào đầy đủ vềmảng văn chương này của ông Tuy nhiên trong những bài viết đối thoạivới Đỗ Phấn nhân dịp nhà văn cho ra tập sách mới, đã có nhiều ý kiến đánhgiá như sau:
Tác giả Mai Hoàng trong bài Đỗ Phấn - Người vẽ Hà Nội qua con chữ
(Báo An ninh thủ đô, tháng 6/2013) nhận xét: “Viết về Hà Nội nhưng tản
văn Đỗ Phấn có nhiều nét riêng Bằng cái nhìn tinh tế giàu hình ảnh Khôngchỉ viết về cảnh sắc Hà Nội bốn mùa, qua tản văn Đỗ Phấn, cốt cách củangười Hà Nội hiện lên chỗ này uể oải, chỗ kia sinh động”
Nhà văn Nguyễn Trương Quý khi viết lời Tựa cho Hà Nội thì không
có tuyết cho rằng: “Đỗ Phấn có sức viết đáng kinh ngạc và giàu năng lượng
sống (…) Chất dân gian phường phố đặc biệt thích hợp trong những đề tài
về những cái nhôm nhoam của Hà Nội Nó là thứ giữ chân người đọc với
Đỗ Phấn”
Nhà phê bình Đỗ Ngọc Thống trên tờ Nico Paris.Net lại có sự đánh
giá khách quan và công bằng về cả hai hai bình diện tư tưởng và nghệ thuậtcủa tản văn Đỗ Phấn: “Đọc tản văn Đỗ Phấn, tôi hình dung ra hai con
Trang 8người trong anh; một nghệ sĩ Đỗ Phấn yêu Hà Nội da diết, đắm say và mộtcông dân thủ đô luôn luôn cau mày, buồn bã lắc đầu với những đổi thayngang ngược đang làm cho vẻ đẹp héo úa, tàn phai” Nhưng mặt khác ôngcũng nhận thấy: “Đỗ Phấn viết nhiều, viết nhanh, viết khỏe, tưởng như cái
gì ông cũng cảm thấy và phát hiện ra được nghĩa lý của chúng Đây chính
là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong tản văn Đỗ Phấn” (54,Tr 1)
Nhìn chung, khi bàn về tản văn Đỗ Phấn, các ý kiến đều thống nhất ởchỗ: Cách tiếp cận hiện thực trong tản văn Đỗ Phấn là từ góc độ ý thức vềgiá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội trong bối cảnh hiện đại hóa đôthị Ông bộc lộ thái độ phê phán hiện thực có chừng, có mực hơn so vớitiểu thuyết Với tản văn, nhà văn này dường như đã tìm thấy miếng đất phùhợp để thể hiện cá tính cũng như gieo niềm tin vào một tiền đồ tươi sánghơn của Hà Nội
Những tư liệu trên tuy ít ỏi song đó là những gợi ý quan trọng để giúpchúng tôi hoàn thành luận văn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc sắc của đề tài Hà Nội trong tập tản
văn Hà Nội thì không có tuyết của Đỗ Phấn (Xét trên cả 2 phương diện nội
dung và hình thức thể hiện)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát những bài tản
văn của Đỗ Phấn trong tập Hà Nội thì không có tuyết Những tiểu thuyết và
truyện ngắn của ông chỉ được đề cập đến khi làm tư liệu so sánh
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Trang 95 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát những nội dung của tản văn Đỗ Phấn trên
đề tài Hà Nội, chỉ ra những sáng tạo của nhà văn trên đề tài quen thuộc này.Làm rõ những hiệu quả của những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật màtác giả đã sử dụng để xây dựng hình tượng Hà Nội trong tản văn
Bước đầu đánh giá đóng góp của Đỗ Phấn đối với thể loai tản văntrong văn học Việt Nam đương đại
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống vàtoàn diện về tản văn Đỗ Phấn trên đề tài Hà Nội Từ đó góp phần khẳngđịnh đóng góp của nhà văn đối với thể tản văn trong văn học Việt Namđương đại
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Tản văn trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn
Chương 2 Đất và người Hà Nội trong tản văn Đỗ Phấn
Chương 3 Những đặc sắc nghệ thuật tản văn Đỗ Phấn khi viết về
Hà Nội
Trang 10Chương 1 TẢN VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN
1.1 Khái niệm tản văn và đặc trưng thể loại
1.1.1 Khái niệm tản văn
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên Nxb Đà Nẵng), tản văn
có 2 nghĩa: (1) Văn xuôi; (2) Loại văn gồm các thể kí, tùy bút
Trước nay, ở Việt Nam thuật ngữ tản văn vẫn được dùng theo nghĩa
“văn xuôi” và nó còn được xếp vào nhóm từ cổ, ít dùng Vì vậy khảo sátmột số từ điển tiếng Việt hiện hành thì thấy nhiều từ điển không có mục từ
“tản văn”, hoặc nếu có thì được giải nghĩa là “văn xuôi” Việc giải nghĩanhư trên có lẽ là do ảnh hưởng của việc sử dụng từ “tản văn” trong văn họcTrung Quốc Ở Trung Quốc, thời cổ trung đại, “tản văn” có nghĩa là vănxuôi (Tiếng Anh: prose) phân biệt với “vận văn” - văn vần (Tiếng Anh:Verse) và “biền văn” - văn biền ngẫu Đó là cách phân loại đơn thuần dựavào hình thức câu văn Vì thế những sáng tác không phải là thơ, từ, phú,
khúc đều được gọi là tản văn Cuốn Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc của Nxb Đại bách khoa toàn thư của Trung Quốc đã nói rõ: “Trong quan
niệm văn học truyền thống của Trung Quốc, còn có một thể văn quantrọng: tản văn - văn xuôi; cũng là văn học chính tông xếp ngang hàng vớithơ từ” Trong lịch sử văn học Trung Quốc, tản văn bao giờ cũng được
khảo sát với tư cách là một thể loại lớn Diệp Thánh Đào trong bài “Về
sáng tác tản văn” (Lý luận tản văn hiện đại Trung Quốc) cũng quan niệm:
Ngoài tiểu thuyết, thơ ca, hý kịch ra còn lại đều là tản văn Từ cách hiểunhư trên mà việc một số từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ “tản văn” là vănxuôi là có thể lý giải được
Giới nghiên cứu lại có người cho tản văn là một loại ký, lại có ngườicho rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn Có hai ý kiến nhưtrên bởi khái niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp Theo
Trang 11nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần) Lưu Hiệp
trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong
đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn Trong văn học cổ các áng văn xuôikhông viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo,hịch, phú, minh, luận đều là tản văn Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩmvăn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu khả năng khơi gợi với kết cấu có sự kếthợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nộidung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọngnhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) là cuốn từ điển duy nhất đã xác định tản văn ngoàinghĩa là văn xuôi còn có nghĩa dùng hiện nay là một thể loại văn học cóđặc trưng riêng biệt: “Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn đượcdùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữvăn xuôi Nếu văn xuôi theo nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, vàtrong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm mộtphạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký, tiểu phẩm, chínhluận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các thể loại
truyện hư cấu” [26,Tr 293] Cuốn sách cũng chỉ ra các đặc điểm riêng của
nó nhằm phân biệt với các thể loại khác: “Tản văn là loại văn xuôi gọn nhẹ,hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họanhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chấm phá, khôngnhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu
tứ độc đáo, có giọng điệu cốt cách cá nhân Điều cốt yếu là tản văn tái hiệnđược nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tìnhcảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả” [26,Tr 294]
Ở Pháp, vào thế kỷ XVI, với ý thức chống lại thứ văn chương kinhviện, giáo điều của nhà thờ, nhà văn M.E.Môngtenhơ (1533 - 1592) đã khai
sinh ra thể loại tản văn Năm 1580, ông xuất bản tập Essais Từ đó tản văn
Trang 12được nhiều nhà văn, nhà triết học sử dụng, trở thành một thể loại quantrọng của văn học hiện đại Đặc biệt, sự xuất hiện của truyền thông báo chí
ở thế kỷ XVIII đã giúp tản văn phát huy tính năng động tiềm ẩn và nhanhchóng khẳng định vị thế bằng những thành tựu rực rỡ Không chỉ ở Pháp, ởAnh mà ở Mỹ cũng đã xuất hiện nhiều nhà tản văn nổi tiếng
Ở Trung Quốc, đến đầu thế kỷ XX (thời kỳ Ngũ Tứ), tản văn theo hìnhthức phương Tây mới được du nhập vào nhằm chống lại thứ văn chươnggiáo điều, công thức đang thống trị trên văn đàn lúc bấy giờ Lỗ Tấn đã tỏ rahào hứng và tin tưởng sâu sắc về tương lai đầy hứa hẹn của tản văn: “Tôi làmột người thích đọc tạp văn, và hơn nữa còn biết rằng thích đọc tạp vănkhông chỉ có mình tôi Tôi càng vui mừng với sự phát triển của tạp văn,ngày ngày được xem sự rạng rỡ của nó Thứ nhất, là làm cho giới trước tácTrung Quốc càng hoạt bát, náo nhiệt Thứ hai, làm cho những lũ không ratrò ra trống gì phải thụt đầu Thứ ba, là làm cho những tác phẩm nghệ thuật
vị nghệ thuật, qua sự so sánh với tạp văn, sẽ lộ ra cái tướng mạo sống dở
chết dở của nó” [56,Tr 32] Với mảng tạp văn đồ sộ của Lỗ Tấn, tản văn
hiện đại đã có bước định hình và phát triển đáng kể trong lịch sử văn họcTrung Quốc Cùng thời bên cạnh Lỗ Tấn còn có thể kể đến những tên tuổiviết tản văn nổi tiếng như Chu Tự Thanh, Quách Mạt Nhược, Lâm NgữĐường, Chu Tác Nhân, Điền Hán,
Ở Việt Nam thể loại tản văn được hình thành khá sớm và phát triểnvào khoảng thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX với sáng tác của Tản Đà,Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác, Đạm Phượng, Huỳnh Thúc Kháng,Ngô Tất Tố Trong số đó, Tản Đà được coi là người đi tiên phong, đặt nềnmóng cho thể loại tản văn ở Việt Nam “Người thứ nhất có can đảm làm thisĩ” ấy trong khi “Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” đã bứt phá ra khỏi hệthống thể loại cũ gò bó, xơ cứng Tản Đà đã tự đi tìm cho mình một hìnhthức biểu đạt phù hợp với đời sống tinh thần và “gu” thẩm mỹ của conngười buổi giao thời Những tìm tòi thể nghiệm ấy có trong thơ, tiểu thuyết
Trang 13và đặc biệt là trong tản văn Chẳng thế mà Phan Khôi đã nhận xét: “AnhQuỳnh, anh Vĩnh chỉ viết theo sách, theo tư tưởng phương Tây; chứ đếnthằng cha này (Tản Đà), hắn viết ra tư tưởng của hắn, chính hắn mới là taysáng tạo”.
Giới trẻ sáng tác văn chương hiện nay quan niệm về thể loại này
khoáng đạt hơn Tác giả Nguyễn Hồng Nga trên trang Phong Điệp.Net cho
rằng: “Nếu như so với triết tự từ Trung Quốc thì định nghĩa của khái niệm
đã thay đổi rất nhiều Hiểu một cách đơn giản, nó là một loại mỹ văn, hayloại văn thủ thỉ tâm tình, những chuyện kể tai nghe mắt thấy Ngay cả cáiranh giới của các thể loại như tản văn, tạp bút, tản mạn cũng đã nhòa dần,ngược lại cũng chính vì điều đó mà tản văn đã không bị gò bó, thậm chí đã
nới rộng ranh giới thể loại và làm phong phú đề tài, chủ đề.” (Tản văn -Thể
loại không dành cho người viết trẻ ? – Nguyễn Hồng Nga) Đúng là tản văn
không còn là địa hạt dành riêng cho những cây bút lão luyện trữ tình ngoại
đề hoặc bàn luận thêm những vấn đề mà họ chưa có đưa vào những tácphẩm lớn mà tản văn còn là nơi các bạn trẻ mạn đàm về những vấn đề đangdiễn ra trong thực tế Quan niệm như trên hoàn toàn phù hợp với khuynhhướng dân chủ hóa trong đời sống văn chương cũng như tình hình pháttriển hiện nay của thể loại này Thông qua những phương tiện đó, ngườiviết có thể trình bày quan điểm của mình một cách rộng rãi về nhiều vấn đề
mà xã hội đang quan tâm hoặc thậm chí đó là những triết lý nhân sinh trongmối liên hệ với muôn màu muôn vẻ của cuộc sống
Như vậy có thể nhận định rằng: Tản văn là một thể loại văn xuôi khánăng động, có khả năng kịp thời nắm bắt và phản hồi thông tin trực tiếp vềnhững vần đề đặt ra trong đời sống xã hội Nhìn chung văn bản tản vănthường ngắn gọn, hàm súc Thể loại này cũng có những sự hư cấu nhấtđịnh và tác động trực tiếp tới tình cảm và nhận thức của người đọc thôngqua sự vận dụng tổng hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận nhưng sức
Trang 14hấp dẫn của nó chủ yếu xuất phát từ dấu ấn cá tính đặc sắc, độc đáo củangười viết.
1.1.2 Phân biệt khái niệm tản văn với các khái niệm gần gũi
Từ trước tới nay, ở Việt Nam giữa các khái niệm tản văn, tạp văn, tạpbút, tùy bút, bút kí thường có sự mập mờ Chính vì vậy việc phân biệt tạpvăn với các khái niệm gần gũi là điều quan trọng
Phân biệt với tạp văn: Cho đến nay, tạp văn là một khái niệm chưa
được định hình rõ ràng, chưa được nghiên cứu một cách bài bản, còn lẫnlộn với nhiều tên gọi khác nhau như tản văn, bút ký, tạp bút, tạp cảm…Nhưng nhìn chung giới khoa học, văn nghệ cũng đang dần đặt sự quan tâmchú ý đến thể loại này một cách nghiêm túc
Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (Nxb Văn hóa Thông tin,
Tr 1495) giải thích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên,tiểu phẩm, tùy bút”
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng): “Tạp văn là loại
văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những loại bìnhluận ngắn, tiểu phẩm tùy bút…”
Định nghĩa về khái niệm tạp văn thực sự đa dạng, phong phú và cónhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là có những ý kiến trái chiều
Từ điển Văn học định nghĩa: Tạp văn là những bài văn nghị luận có
tính nghị luận Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy bút, tiểuphẩm bình luận ngắn gọn Đặc điểm nổi bật là rất ngắn
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Những áng văn tiểu phẩm có
nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa
có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh vàbình luận kịp thời các hiện tượng xã hội
Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Kỳ thực cái gọi là tạp văn cũng không phải làmón hàng mới mẻ ngày xưa cũng đã có Phàm là văn chương, nếu xếp loạithì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế là
Trang 15thành tạp” [56,Tr 61] Ông đặc biệt đề cao vai trò tạp văn bút ký chínhluận, ông xem tạp văn là loại “ngôn chí hữu vật” Tạp văn thể hiện chứcnăng của nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội.
Dương Tấn Hào lại xem tạp văn dùng để chỉ thể văn đoản thiên, khôngđồng một thể với thi ca, tản văn, bi kịch, và tiểu thuyết đã thịnh hành như
xưa Còn Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn sách Năm bài giảng về thể loại: Ký
- Bi kịch - Trường ca - Anh hùng ca - Tiểu thuyết lại quan niệm: “Trong
nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để gọitên một thể loại văn học bao gồm nhiều thể hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi
kí, du kí, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm…”[29,Tr 5] Dương Ngọc Dũng cho rằng: "Tạp văn là một thuật ngữ rất tạmthời vì chính bản thân tác giả không biết dùng cụm từ nào để mô tả những
bài viết đăng rải rác trên báo Tuổi trẻ chủ nhật, Nguyệt san pháp luật, Sài
Gòn tiếp thị" Tác giả nhận định thêm: "Tạp văn chỉ là những đoản văn đọc
cho vui, ngắn gọn, dễ hiểu, hơi gây sốc một chút nếu cần, không phải lànhững chuyên luận đăng trên tạp chí chuyên ngành Chủ đề thì không có gìnhất định, lan man từ những mẩu chuyện vụn vặt có thật trong đời sống xãhội Mỹ, đến một tiểu phẩm tưởng tượng hoàn toàn, hay các bình luậnthoáng qua về Shakespeare, cổ sử Trung Quốc Đọc giả có thể mở sách ra,thích đâu đọc đấy, không cần phải quá bận tâm về "độ chính xác" hay hàmlượng thông tin của bài viết"[18,Tr 2] Trong khi đó có tác giả lại quan
niệm, nó là một “thể” nằm trong thể loại tản văn Đỗ Hải Ninh trong bài Kí
trên hành trình đổi mới viết: “Chúng tôi quan niệm tản văn là một loại văn
ngắn gọn, hàm súc với khả năng khám phá đời sống bất ngờ, thể hiện trựctiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểuphẩm”
Trong cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, Phạm Thi Hảo, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, cho rằng:
"Tạp văn là một loại tản văn, bao gồm nhiều hình thức: Tạp cảm, tạp đàm,
Trang 16tạp luận loại này yêu cầu phải có sự quan sát tìm hiểu và phân tích sâusắc cuộc sống xã hội, phải nhạy bén phản ánh những sự kiện xã hội vàkhuynh hướng xã hội, bằng ngòi bút sắc sảo, lão luyện, đánh trúng vàonhững chỗ yếu của sự việc Loại văn này, tác phẩm ngắn, thường mang tính
tư tưởng cao, giàu tính chiến đấu đồng thời giàu tính nghệ thuật Ở thờiChiến quốc, loại văn này khá phổ biến Thời hiện đại Lỗ Tấn đã khiến "tạpvăn" phát huy được nhiều tác dụng phê phán xã hội, châm biếm những tệnạn đương thời Cho đến nay thể loại tạp văn vẫn phát triển với diện mạo
và nội dung ngày càng phong phú
Tuy vậy từ rất nhiều các ý kiến được đưa ra, có thể tóm lược được một
số đặc điểm chung của thể loại tạp văn như: Tạp văn là thể loại văn xuôingắn gọn, hàm súc, linh hoạt phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giảhiện đại Khái niệm này đôi khi được dùng như tản văn nhưng theo chúngtôi tạp văn thường nghiêng về những vấn đề chính trị xã hội, thể hiện quanđiểm riêng của tác giả trước những vấn đề này Tạp văn thường chớp lấymột ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo,đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Có nhiều ý tưởng ngầm trong một dunglượng tác phẩm ngắn
Phân biệt với tùy bút Tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối, tự
do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế kháchquan Có vẻ như cách hiểu đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trangvăn xuôi mà ở đó nhà văn “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy” lâu nay đã đượcnhiều người yên tâm thừa nhận Ngay cả Nguyễn Tuân - Nhà văn sáng táctùy bút hàng đầu của Việt Nam - cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quantrọng nhất của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả” Cách hiểu này đặt cơ
sở trên một nét đặc trưng nghệ thuật của thể tùy bút là luôn coi trọng và pháthuy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở người nghệ sĩ Tuy nhiên, nhữngđiểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính sự giản đơn ấy
Trang 17Bất kỳ sáng tác văn chương có giá trị nào cũng đều bắt đầu từ những
cung bậc cảm xúc đậm màu sắc chủ quan, chứ không riêng gì tùy bút Để cho
“ngọn bút có thần” thì cảm xúc ở người nghệ sĩ phải chân thành, phải thăng
hoa đến độ mãnh liệt Mặt khác, một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệmtùy bút sẽ rất dễ dẫn đến lẫn lộn giữa lối viết phóng khoáng, tự do với lối viếttản mạn, bịa đặt tùy tiện; đồng thời cũng không chỉ ra được bản chất và vai trò
của yếu tố chủ quan trong tùy bút Bởi vì: “Những sự việc, những con người
trong tùy bút tuy có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện,hay theo một tư duy luận lý chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự củadòng cảm xúc, cái lôgic bên trong của cảm hứng tác giả Và tất nhiên là sựviệc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mỹ vẫn phải chân thực”[13,Tr 188]
Nếu coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì chỉ mới dừnglại ở mức độ cảm tính trong nhận thức, chưa bao quát hết đối tượng Tùy bút
còn là một thể loại văn học có những đặc trưng rõ nét cả về nội dung và
nghệ thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với những thể loại văn xuôinghệ thuật khác. Từ góc nhìn từ nguyên học có thể tìm thấy những giả thiếtđáng tin cậy, góp phần vào việc xác định khái niệm và phân định loại hình
của tùy bút Trong Hán Việt từ điển giản yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải nghĩa là “tùy thời mà biên chép” Nghĩa là thể loại này không chỉ
bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn phải chịu sự chi phối từhoàn cảnh khách quan Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm
nét nghĩa nữa là biên chép Vậy thì phải chăng từ “tùy bút” - trước khi được
sử dụng để định danh cho một thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại - vốn đã
được hình thành từ Thuyết văn bút thời Lục triều, trong lý luận văn học cổ
điển Trung Quốc? Vào buổi sơ khai của việc phân loại, một số nhà lý luậnTrung Quốc đã chia văn chương thành 2 loại: có vần và không vần Ở
chương Tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Kim
chi thường ngôn, hữu văn hữu bút, dĩ vi vô vận giả bút dã, hữu vận giả văn
Trang 18dã” (Ngày nay thường nói: có văn có bút, cho không vần là bút, có vần là
văn) Thời Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên Chi lại chia
văn chương ra làm 3 loại: ngôn, bút, văn Trong đó, “bút” có phạm vi rộng
hơn, bao gồm cả truyện ký [16,Tr 29-30]
Trong nền văn học Trung Quốc, tùy bút được coi là một dạng thức tồntại và có nguồn gốc sâu xa từ tản văn truyền thống: “Một loại tản văn, viếttheo cảm hứng tự do, không câu nệ theo một thể cách nào Nội dung rấtrộng rãi, hoặc nói lên điều tâm đắc sau khi đọc sách, hoặc kể một sự việc,một danh nhân, hoặc nêu những kiến văn về nhiều phương diện, văn
chương hoạt bát” [16,Tr 210].
Mặc dù tản văn là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng củanền văn xuôi, đã được nhiều học giả dày công nghiên cứu, tuy nhiên quanniệm về tùy bút (hay tản văn thể tùy bút) vẫn chưa có được sự nhất trí cầnthiết Có người đem hợp nhất hai loại: tiểu phẩm văn và tùy bút, cho rằngchúng có thể lẫn vào nhau Nhưng theo Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến trong
Lý luận văn học thì tùy bút và tiểu phẩm văn có ranh giới khá rõ: “Tùy bút
và tiểu phẩm văn xét về nội hàm và ngoại diên đều có khác biệt cơ bản: tùybút thường dài hơn, không tinh xảo, đẹp đẽ, ngắn gọn như tiểu phẩm vănvậy Tùy bút và tiểu phẩm văn đều chú trọng thể hiện cá tính, nhưng tùybút tản mạn và lý tính hơn, không thanh khiết, cô đọng như tiểu phẩm văn.Tùy bút nghiêng về “bút”, tiểu phẩm lại nghiêng về “phẩm” “bút” là ghi
chép lại, còn “phẩm” là thưởng thức” Trong Thanh tân đích tiểu phẩm văn
tự, Úc Đạt Phu có lý giải cụ thể và so sánh chi tiết hơn: coi tùy bút là một
dạng tản văn được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng từ essay của phương Tây Dần về sau, giới Tân văn học đã tìm được sự dung hợp giữa tản văn nghệ thuật truyền thống với essay, tạo nên một hình thức độc đáo: Tản văn
thể tùy bút
Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể
ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại
Trang 19Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình
trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau Trong Người bạn đọc ấy, Tô Hoàinhận xét: “Trước kia từ điển văn học phân chia: Phóng sự thì chỉ trình bày
sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết Bây giờ ta có thểđọc một bài bút ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự,lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn Mà ai dám đánh cuộc: Bút ký bây giờkhông bằng ngày trước?" Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáokhoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trongkhi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệtvới những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khicầm bút
1.1.3 Những đặc trưng thể loại của tản văn
Tản văn là thể loại văn học có tính năng động , có thể kịp thời nắm bắt
và phản ánh những vấn đề cộm lên trong đời sống xã hội Mảnh đất đầutiên của tản văn thời hiện đại là báo chí Cũng giống như các dạng văn bảnnhật dụng nói chung, lối thể hiện đời sống trong tản văn mang tính chấmphá Nhưng với ý thức suy nghĩ độc lập và mạnh dạn trình bày những cảmxúc thật của người viết, nó vẫn có thể chạm vào được những hiện tượng cốtyếu của đời sống một cách bất ngờ Cũng vì sự tồn tại trên báo chí cho nêntản văn gắn rất chặt với đời sống xã hội đương đại Nói cách khác, tản vănsống trong dòng chảy cuộc đời Nó không phải là thứ văn xuôi xuôi nhưcách hiểu nôm na của khái niệm này mà theo Hoàng Ngọc Hiến, có khi:
“Nó như một thứ rượu được chưng cất, một thứ mật được chắt lọc Ngườiviết giỏi là làm sao cho thứ rượu ấy không nhạt, thứ mật ấy đậm đà vàquyện hương của ngàn hoa”
Tản văn là một thể loại có tính tương tác cao với người đọc Chínhnhu cầu được sự bày tỏ quan điểm chính kiến trong thời đại mà ý thức vềquyền dân chủ đã phát triển cao đã dẫn tới sự ra đời của tản văn Điều nàyquy định cách tư duy về đời sống của thể loại này đó là phải nhanh nhạy
Trang 20nắm bắt thông tin đồng thời đưa ra những kiến giải đặc sắc, độc đáo Đề tàitản văn có thể không giới hạn Nhưng nói tới tản văn người ta không thểkhông nói tới dấu ấn cá tính của nhà văn in đậm vào từng câu từng chữ.Nhiều bài tản văn chỉ đề cập đến một sự vật, sự việc nhỏ nhăt đời thườngnhưng với một góc nhìn riêng biệt, khả năng phân tích sắc sảo vẫn có thểgiúp người đọc “ngộ” ra những triết lý nhân sinh sâu sắc
Trước đây, người ta cho rằng tản văn thuộc về địa hạt của những nhàvăn đã thành tên tuổi Điều này cũng có cơ sở lý luận của nó Bởi vì vấn đềanh viết về cái gì? Viết như thế nào? Có tạo được dấu ấn phong cách củamình hay không? Không quan trọng bằng cách thức nhìn nhận, cách lý giảinhững vấn đề đó của anh ra sao? Để làm được điều đó, tản văn đòi hỏi tácgiả phải có một cái “phông” văn hóa rộng để có thể nâng bài viết của mìnhkhỏi cái tầm thường, nhỏ nhặt
Nói tóm lại: Khi nói tới tản văn là chúng ta nghĩ tới thể văn xuôi ngắngọn, cô đọng, linh hoạt, nhạy bén trong phản ánh cuộc sống, tâm tư conngười và khái quát được những vấn đề lớn mang tính chất chính trị - xã hội.Mặt khác đó cũng là thể loại mang dấu ấn đậm nét phong cách và cá tínhsáng tạo của nhà văn
1.2 Sự phát triển của tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.2.1 Tiền đề phát triển của tản văn trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại
Khoảng thời gian trước khi có sự đổi mới văn học, tản văn dường như
bị lãng quên, thậm chí các nhà văn có tên tuổi chỉ coi tản văn như một thểloại dành cho những cây bút không chuyên, những cây bút nghiệp dư, kể lểvài ba câu chuyện nhỏ kết nối với nhau Cũng không có một tác giả riêngcho thể loại này, chủ yếu vẫn là những nhà văn, sau khi đã khám phá cácthể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, vốn văn bắt đầu kiệt dần và tản văn nhưmột thể loại vừa đủ để giãi bày, truyền tải, bày tỏ quan điểm về những vấn
đề thời sự đang diễn ra từng ngày Hoặc đó là những nhà báo, từ những trải
Trang 21nghiệm đời sống, họ dấn thân vào địa hạt văn chương thông qua thể loạinày Đương nhiên, vị thế tản văn bị xem nhẹ Nó như là một sản phẩm rađời nhằm bổ khuyết cho những thể loại khác, và thậm chí nó còn bị gắnmác là khi nào man mác buồn người ta dễ viết tản văn Nghĩa là thứ vănchương dành cho những kẻ nhàn tản, tùy hứng, không có mục đích tôn chỉ
rõ ràng
Trong xu thế văn học hiện nay, thể loại văn học tản văn đang nhậnđược sự quan tâm của độc giả Trên các tờ báo xuất hiện ngày càng nhiềucác chuyên mục nhàn đàm, tản văn, tạp văn… Có nhiều tác phẩm ra mắtbạn đọc với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn như: Hoàng Phủ Ngọc
Tường với Nhàn đàm, Miền gái đẹp, Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng
trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Tạp văn Sự ra đời của tuyển tập Văn
học Việt Nam thế kỷ XX (Tạp văn và các thể kí Việt Nam 1945 - 1975) gồm 10 tập Nxb Văn học, 2009 do Trịnh Bá Đĩnh làm chủ biên đã thể hiện
sự đề cao thể văn này trong văn học đương đại
Từ trong bối cảnh văn hóa, xã hội thời kỳ “cởi trói”, tản văn, tạp văn
đã chứng tỏ vị thế của mình với tư cách là thể văn xuôi có tính năng đông.Đầu tiên vì độ dài của một tản văn vừa phải nên rất tiện cho các báo xếptrang Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: “Tản mạn khó viết hay không làtùy người Nhưng tản mạn là gì? Thì tôi nói nó có thể viết gì cũng được Vàviết kiểu nào cũng được” Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn không câu nệhình thức cũng như đề tài nên không trói buộc người viết Tuy vậy không
có nghĩa là tản văn thấp kém hơn các thể loại khác Mới đây, Nxb Hội nhà
văn cho in Tuyển tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà Nội thật đồ sộ gồm
rất nhiều tác giả lừng danh Tuyển tập chia làm hai phần tản văn và truyệnngắn cho thấy sự “bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại Còn nhà văn NguyễnHuy Thiệp gom chung tản văn và những bài lý luận phê bình viết như tản
văn in chung thành một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 Trong lời
Trang 22tựa Nghiêng tai dưới gió, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét: “Tôi đọc, lại
nghĩ mình đang đọc tự truyện” Người đọc sẽ cùng chung nhận xét với nhàvăn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẩu chuyện như là hồi ký, nhật ký
về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê Giang Điều đó thậtthú vị Bởi vì, cuộc sống đời thường vốn dĩ nhộn nhịp, hối hả Chúng taphải căng mình ra để vật lộn với chuyện cơm áo Đến với tản văn là khi tôi
và bạn có thể lắng lòng lại để chia sẻ với nhau về từng giây phút bỏ quênhạnh phúc của mình và bỏ quên nhau, hay ít nhất là nghĩ về cuộc đời ở tâmtrạng thoải mái nhất Nên người đọc sẽ vẫn yêu thích tản văn, tạp bút, nếukhông muốn nói hiện nay là thời của tản văn, tạp bút khi quỹ thời gian củangười đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dài Những trang viết tản mạn ấyđâu phải chuyện “thiên tào” mà là chuyện rất người vậy
Tuy có số lượng đông đảo các tác giả hướng đến thể loại tản văn,nhưng để đạt đến thành công nhất định, làm nên một phong cách vănchương của tác giả thì không phải là nhiều Tiêu biểu có thể kể đến tản văn
của Hoàng Phủ Ngọc Tường như: Nhàn đàm (1997), Người ham chơi (1998) Miền gái đẹp (2001) Băng Sơn với Thú ăn chơi người Hà Nội, Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn (2005), nhà văn Y Phương với Tháng giêng,
tháng giêng một vòng dao quắm Đỗ Phấn trong khoảng mươi năm lại đây
đều đặn mỗi năm một tập: Chuyện vãn trước gương, Ông ngoại hay cười,
Phượng ơi, Hà Nội thì không có tuyết với số lượng bài viết khá lớn cung
cấp cho người đọc cái nhìn mới đa chiều, đa diện về cuộc sống
1.2.2 Tính tích cực xã hội – thẩm mỹ của tản văn
Mỗi một thể loại văn học ra đời đều nhằm đáp ứng những yêu cầunhất định của đời sống xã hội Như chúng ta đã biết, đất nước ta từ khikhởi xướng sự nghiệp đổi mới đến nay đã có những chuyển biến quantrọng trong việc tạo nên bầu không khí dân chủ lành mạnh, nhất là ở lĩnhvực văn hóa, tư tưởng Môi trường đó đã tạo nên một hành lang cho phépngười cầm bút được bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề đặt
Trang 23ra xung quanh như là một cách để khẳng định quyền tự do cũng như thểhiện bản ngã của mình Tản văn với tư cách là một thể loại kết hợp trong
đó những đặc điểm của báo chí và văn chương cho phép nhà văn dễ dàngtruyền tải thông tin và phát biểu những ý kiến của mình tới người đọc.Tính tích cực thẩm mỹ của tản văn bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội,
từ những vấn đề của hiện tượng đời sống Đề tài tản văn bắt nguồn từ bảnchất xã hội của tính cách, gắn liền với các hiện tượng lịch sử xuất hiệntrong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần, hoặc trong một giớinào đó Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theoquan hệ bên ngoài hoặc bên trong của phạm vi hiện thực được phản ánhtrong tác phẩm Cũng giống như các thể loại văn học khác, tản văn lànhững tác phẩm văn học có tính chất đánh giá, bình luận, trực tiếp, vì thếviệc lựa chọn đề tài rất quan trọng Một bài tản văn mang đúng màu sắccủa thể loại hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đề tài Nhà văn
Lỗ Tấn từng nói: "Mỗi khi chọn đề tài tôi đều chọn những người bất hạnhtrong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi
người tìm cách chạy chữa” [28,Tr 63].
Văn học trong quá trình khám phá cuộc sống luôn hướng tới nhữngtriết lí sâu xa, những giá trị nhân bản vĩnh hằng Tản văn không ngoại lệ.Đặc biệt, nó có cơ hội đi sâu bàn về những vấn đề trong cuộc sống mộtcách cụ thể, trực tiếp, ngắn gọn nhanh hơn những thể loại khác.Tất nhiên,điều quan trọng là chủ thể ngòi bút phải có tầm vóc văn hóa Trên nền tảng
đó nó không chỉ tác động trực tiếp tới đời sống xã hội theo kiểu báo chí màcòn hướng người đọc tới chân, thiện, mỹ và góp phần định hình nhân cáchcủa họ
Xét về mặt câu chữ tản văn là một thể loại có dung lượng ngắn, năngđộng, linh hoạt trong phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự Đó có thể
là những vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội mang tính chínhluận; cũng có thể là những trang viết giàu chất trữ tình về phong cảnh, đạo
Trang 24đức, tình cảm, lối sống Tản văn thể hiện tư tưởng tình cảm của người viếtmột cách trực tiếp Nó là một thể loại vừa hư cấu vừa có thật Chính vì thế,trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi có ý đặt tản văn Đỗ Phấnbên cạnh thể kí viết về cùng một đề tài Nét nổi bật của thể loại này là viết
ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ Nó là thể loại gầngũi với cuộc sống hàng ngày, thường gắn với hoạt động báo chí, do đó cótác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ củangười đọc Tuy nhiên việc so sánh tản văn với truyện ngắn và tiểu thuyết
để chỉ ra những tương đồng và dị biệt sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đadiện hơn về tác giả
Sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ và cách phản ánh hiện thực củahai thể loại kéo theo nhiều sự khác nhau nữa Chẳng hạn, trong truyện xâydựng cả một hệ thống nhân vật công phu, sáng tạo trở thành những hìnhtượng nhân vật chuyển tải những ý tưởng sâu xa của tác giả Còn trong tảnvăn nhân vật thường gần gũi xung quanh tác giả; những ý nghĩ tình cảm,thái độ được tác giả bộc lộ khá thẳng thắn, rõ ràng chứ không quá sâu xa ẩn
ý Tản văn thường không có cốt truyện, hoặc cốt truyện mờ nhạt, chủ yếuxây dựng kết cấu theo lối liên tưởng Thực tế cho thấy truyện ngắn viết rabắt buộc phải có nội dung xác định, còn những trang viết ý tưởng mênhmông không rõ ràng là bút kí hoặc tản văn
Tản văn Đỗ Phấn viết về Hà Nội vừa có sự kế thừa các bậc tiền nhânvừa có những khám phá đặc sắc về đất và người Hà Nội trong mối liên hệvới hiện thực xã hội phong phú, đa dạng Những vấn đề về văn hóa và pháttriển, giáo dục, những con người bình dị, đa tầng trong xã hội đã đi vàotrang viết của ông linh hoạt, sống động Thông qua đó nhà văn bộc lộ nhậnthức và hướng tới những giá trị sống đẹp đẽ của đất và người Thăng Longngàn năm văn hiến
Trang 251.2.3 Những tác giả, tác phẩm tản văn tiêu biểu
Trong những năm gần đây, tản văn được đông đảo đọc giả đón nhận.Trên những trang báo in, báo mạng thường có mục dành riêng cho nhữngbài tản văn Đó cũng là nơi tạo nên diễn đàn trao đổi về đời sống văn học,đời sống xã hội rất sôi nổi Từ những diễn đàn ấy đã xuất hiện những câybút viết tản văn có tiếng như nhà văn Băng Sơn với những trang viết về HàNội, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về Huế Hội nhà văn Việt Nam
trao giải cho những tác phẩm tản văn xuất sắc: Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu, năm 2005; và đến năm 2010 là Tháng giêng, tháng giêng, một vòng
dao quắm của Y Phương giành giải Người đọc Đặc biệt nhiều nhà văn trẻ,
thế hệ 7x, 8x cũng đã định hình cho mình những phong cách tản văn độcđáo như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Trương Quý…Khoảng 10 năm trước, cái tên tác giả xuất hiện nhiều nhất trên báo chí
có lẽ là nhà văn Băng Sơn Ông viết về Hà Nội với một tình yêu không mệtmỏi.Từng gốc cây, ngọn cỏ, cành hoa, đều mang hồn thiêng sông núi vàdường như mỗi một chi tiết về cái ăn, cái mặc, về hành vi của người HàNội đều được ông khám phá từ nhiều góc độ khác nhau và thấm đượm cảmxúc nhân văn Hà Nội đối với ông không chỉ là kí ức, là trải nghiệm vềnhững con phố đẹp, gắn với tên tuổi, sự nghiệp của những những ngườianh hùng, những danh nhân mà hãy còn đâu đây “dư bóng” của nhữngngười nhỏ bé không tên tuổi Họ đã đã từng làm nên một phần cuộc sốngđời thường muôn màu muôn vẻ của người Hà Nội Đó là chú Tàu què bánphá xa mặn ngọt ven bờ hồ Hoàn Kiếm, là ông Tê Thấp ở quãng giữa phốBạch Mai lấy tiếng hát vô tư để mua vui cho đàn con trẻ, là ông già Gù bênphố Huế chuyên may áo dài, chỉ khâu tay làm đẹp cho những thiếu nữ Hàthành Chính những trang viết về những con người này đã mang đến chongười đọc những cảm xúc bùi ngùi cảm động và thấm thía hơn trầm tíchvăn hóa linh thiêng của thủ đô của Hà Nội
Trang 26Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là nỗi niềm trăn trở của một người conNam Bộ về mảnh đất quê hương Chị đặc biệt quan tâm đến bối cảnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhằm khắc họa hình ảnh người dânNam Bộ lam lũ cực nhọc, gặp nhiều khó khăn khi đối diện với nền kinh tếthị trường Nhưng họ là những con người thật thà, hiền lành, chất phác, biếtyêu thương chia sẻ với nhau và luôn mang trong mình một tinh thần lạcquan nhìn về tương lai, về một ngày mai tươi sáng Tập sách của chị mang
tên Đong nỗi lòng được vinh danh trong lễ hội sách 2015 gửi gắm những
vui buồn ưu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây mà còn
về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn của vùng đất này Chị không chỉ nói
về miền Tây sông nước với những con người có cuộc sống phóng khoánghào hiệp mà còn thể hiện một cái nhìn mang tính phản biện về tính cách,thói quen: “Sống hôm nay chẳng biết đến ngày mai”, tính “chịu chơi” xảláng của nông dân miệt vườn được chị phác họa với giọng văn nhỏ nhẹnhưng ẩn sau đó là nỗi niềm rưng rưng thương cảm
Nhà văn Đỗ Phấn với những tập tản văn về Hà Nội đều đặn xuất hiệntrong những năm gần đây đã đáp ứng lòng mong đợi của đọc giả và bướcđầu tạo dấu ấn phong cách riêng
1.3 Hành trình sáng tác của Đỗ Phấn
1.3.1 Sơ lược tiểu sử nhà văn Đỗ Phấn
Đỗ Phấn sinh năm 1956 Ông xuất thân là trong một gia đình có truyềnthống học hành, chữ nghĩa Ông nội Đỗ Phấn là một người thông Nho vàtừng lều chõng đi thi cùng với nhà văn Ngô Tất Tố nhưng không ra làmquan mà suốt đời dạy học với tên hiệu là “Cối Lâm cư sĩ” Ông thân sinhcủa Đỗ Phấn là cán bộ ngành ngoại giao Mặc dầu xuất thân từ gia đìnhcông chức ở Hà thành nhưng Đỗ Phấn cũng phải trải qua những năm tháng
tuổi thơ vất vả của thời kỳ kinh tế bao cấp Sau khi tốt nghiệp trường Đại
học mĩ thuật Hà Nội năm 1980, ông có gần chục năm đứng trên bục giảng
Trang 27tại khoa Kiến trúc, trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Hiện nay, Đỗ Phấn
là một họa sĩ tự do Ông sống và sáng tác ở Hà Nội
Triển lãm và giải thưởng:
- Triển lãm cá nhân vào các năm từ 1990 đến 2002 (Khoảng 20 cuộc)
- Huy chương bạc Triển lãm mĩ thuật toàn quốc năm 2000.,
- Giải thưởng thường niên của Hội mĩ thuật Việt Nam (Sáu lần )
Đỗ Phấn thuộc về số ít những nghệ sĩ có thể tạo dựng cuộc sống ổnđịnh bằng cây cọ vẽ Ông bén duyên với văn chương khá lâu, nhưng đến
khi tiểu thuyết Vắng mặt ra đời năm 2010 và sau đó là một loạt tác phẩm
được xuất bản dồn dập thì nhiều người mới giật mình nhận ra ngoài một
Đỗ Phấn họa sĩ còn có một Đỗ Phấn văn chương Năm 2014, ông được giải
thưởng của hội nhà văn Hà Nội với cuốn tiểu thuyết Dằng dặc những triền
sông mưa.
Nói về mối quan hệ giưa văn chương và hội họa trong sự nghiệp sángtác của mình, Đỗ Phấn cho rằng: hai lĩnh vực này có tính độc lập tương đốinhưng luôn bổ sung cho nhau Hội họa là “nghề”, còn văn chương có lẽ là
“nghiệp”
1.3.2 Sáng tác văn chương
Đỗ Phấn là người đã tạo được chỗ đứng cho mình với tư cách là họa sĩtrước khi bước vào làng văn Ngoài một số triển lãm tranh đã được tổ chứctrong một số sự kiện lớn ở Hà Nội, Đỗ Phấn còn vẽ nhiều tranh tết tặng bạnđọc trên các báo như một lời chúc đầu xuân Tranh của ông được đánh giá
là tài hoa và tinh tế Người hâm mộ đặc biệt quan tâm đến dòng tranh vẽ 12con giáp của Đỗ Phấn bởi có nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo
Mặc dầu công việc viết văn đối với ông chỉ là một lối rẽ, song từ khibước vào lĩnh vực này, ông đã chứng tỏ là một cây bút có trách nhiệm, tâmhuyết với nghề Đỗ Phấn đặc biệt chú trọng trau dồi tích lũy kiến thức trongsuốt quá trình sáng tạo Cho đến nay gia tài sáng tác của ông cũng có tới 13
Trang 28đầu sách bao gồm: tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết Có thể kể đến một
số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Về tản văn: Chuyện vãn trước gương ( 2005), Ông ngoại hay cười (2011), Phượng ơi (2012), Hà Nội thì không có tuyết (2013),
Về tiểu thuyết: Vắng mặt (2010), Chảy qua bóng tối, Rừng người (2011), Gần như là sống, Con mắt rỗng (2013), Dằng dặc những triền sông
mưa (2014)
Một số tập truyện: Kiến đi đằng kiến (2009) Thác hoa (2010).
Sáng tác của Đỗ Phấn gồm 2 mảng chính: Tản văn và tiểu thuyết Haimảng nay vừa có tính độc lập tương đối vừa bổ sung cho nhau Tản văn làmảng quan trong bởi vì nó không chỉ giúp nhà văn giải quyết vấn đề thunhập từ khoản nhuận bút mà còn cho phép ông chia sẻ quan điểm về nhữngvấn đề xã hội cũng như về văn chương nghệ thuật của mình một cách trựctiếp Còn viết tiểu thuyết ông có điều kiện khái quát bức tranh hiện thựcrộng lớn đồng thời đặt ra những vấn đề có tầm vóc thời đại Song dù chọnhình thức tư duy kiểu tiểu thuyết hay tản văn thì Đỗ Phấn vẫn hướng tới đềtài chính là thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện đại hóa đô thị
Tầm nhìn thủ đô Hà Nội của chúng ta được xác nhận là tầm nhìn củathế kỷ hai mốt Một thế kỷ mà theo như nhiều nhà nghiên cứu dự đoán làcon người sẽ thông minh hơn, tạo ra những bước nhảy vọt về khoa họccông nghệ nhưng cũng là thế kỷ có nhiều điều nhức nhối bởi tệ nạn xã hội.Trong bối cảnh đó bản sắc, tinh hoa văn hóa là nền tảng vững chắc đểchúng ta xây dưng xã hội văn minh Thực tế trong những năm gần đây, HàNội đã tạo dựng được cơ sở vật chất khá hoành tráng để mang lại cuộcsống tiện nghi cho nhân dân Thế nhưng, đó là lúc những vấn đề thuộc vềvăn hóa – con người đặt ra Một lượng lớn cư dân phố cổ đã bị cuốn vàovòng xoáy của lối sống xô bồ và những tệ nạn nhiễu nhương Điều khiếncho những ai nặng lòng với Hà Nội nhất là sự xói mòn, sa sút của nhữnggiá trị sống đã định hình nên cốt cách con người Hà Nội Nói về điều này,
Trang 29tác giả Nguyễn Xuân Thủy trên mục Chúng ta viết về Đỗ Phấn cho rằng:
“Tình trạng xuống thang của chuẩn mực giá trị như thế được ví như một bộxương gầy gò đang phải gồng mình lên để gánh lấy một cơ thể bệnh hoạn
đã đến mức quá tải ( ) Ở đó, người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bịcày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng”
[55,Tr 1] Nếu như ở tiểu thuyết Vắng mặt, Đỗ Phấn mới chỉ dừng lại ở bi kịch cá nhân thì tới Rừng người và Chảy qua bóng tối, ông đã có sự lý giải
rơi vào trạng thái cực đoan Nhà văn cho rằng nguyên nhân của những bikịch đó là do tình trạng nhập cư, và một nửa kia của thành phố vừa mớihình thành đã đánh mất cái thế “rồng cuộn hổ ngồi” của kinh đô thủa trước.Cách nhìn nhận như vậy của Đỗ Phấn đã làm chạnh lòng những ngườikhông phải cư dân Hà Nội gốc Có lẽ ý thức được điều này nên trong cuốn
tự truyên Dằng dặc những triền sông mưa nhà văn đã có sự điều chỉnh và
tạo được cảm tình hơn của người đọc
Nhìn một cách tổng quát, tiểu thuyết của Đỗ Phấn còn một vài hạn chếtrong xây dựng nhân vật và khả năng dự báo song đã thể hiện được mộtcách nhìn, một cách nghĩ riêng về hiện thực đô thị
Bên cạnh tiểu thuyết, Đỗ Phấn còn được đánh giá cao bởi những bàitản văn làm say đắm lòng người Đó là những áng văn góp phần định hìnhphong cách văn chương của người nghệ sĩ tài hoa này
1.3.3 Tản văn trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn
Là một nhà văn có sự nhạy cảm đặc biệt trước những vấn đề của xãhội, Đỗ Phấn đã đúng đắn khi chọn cho mình thể loại tản văn để trải lòngcũng như trao đổi thông tin với bạn đọc về những vấn đề đặt ra trong đời
sống cộng đồng Từ thành công bước đầu với tác phẩm Chuyện vãn trước
gương (2005), dường như năm nào nhà văn này cũng cho trình làng một
đầu sách Không chỉ dồi dào về sức viết, Đỗ Phấn còn tỏ ra là một cây bút
có tài phát hiện ra những chuyện không bình thường đằng sau những việctưởng chừng như rất bình thường của cuộc sống và có những kiến giải “sắc
Trang 30lẹm” Ví như chuyện trồng cây xanh trong thành phố chẳng hạn Có lẽchẳng mấy ai chiêm nghiệm ra rằng: những loại cây ăn quả thì chẳng baogiờ thích hợp cho những nơi chỉ đáng trồng làm cảnh Còn việc thành phốthay thế trồng nhiều bằng lăng như hiện nay thì đúng là đại dịch bởi vì nótrái với nguyên tắc mỹ thuật Đơn giản là gam màu tím chỉ phù hợp vớimàu sắc của sự cô đơn, buồn tẻ, thậm chí là tang tóc Những kiến giải nhưvậy khiến cho người đọc vỡ ra một sự hiểu biết nào đó và họ bị chinh phụchoàn toàn.
Người ta cho rằng tản văn là thể loại không kén chọn người viết,nhưng để trở thành người viết tản văn hay không hề dễ dàng Nó đòi hỏinhà văn phải có tư duy nhạy bén, có cá tính mạnh mẽ Đọc tản văn của ĐỗPhấn có thể nhận ra dấu ấn của người nghệ sĩ tài hoa, thông minh sắc sảonày in đậm trong từng câu từng chữ Đấy là thử thách đầu tiên khi bénduyên cùng thể loại mà ông đã vượt qua một cách “ngoạn mục” Hẳn vậy
mà chỉ mấy năm chen chân vào nghiệp viết, Đỗ Phấn đã có một chỗ đứngkhá vững chắc trên các kệ sách báo Hà Nội Thực ra mà nói, nhà văn nàycũng không muốn làm một kẻ đa đoan, lắm lời nhưng cuộc sống muôn điềunhiễu nhương đã khiến cho một người mang tiếng là kẻ sĩ như Đỗ Phấnkhông thể không lên tiếng Điều đáng mừng là những sáng tác của ông đãđón nhận được phản hồi tích cực từ phía đọc giả Nó cho thấy sự lựa chọnthể loại tản văn của ông là đúng đắn
Văn chương của Đỗ Phấn nói chung và tản văn của ông nói riêng chưa
có được sự cách tân, đổi mới tư duy như Nguyễn Việt Hà, hay Nguyễn HuyThiệp Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là sự am hiểu khá sâu sắc về đờisống văn hóa tinh thần Hà Nội cộng thêm một kiến thức hàn lâm về mĩthuật đã tạo ra nền tảng vững chắc để nhà văn này có thể mở rộng đề tàicũng như đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn Mặc dầu chưatừng đưa ra bất cứ một tuyên ngôn nào về văn chương - nghệ thuật nhưng
rõ ràng điều tâm huyết của Đỗ Phấn không dừng lại ở những thông tin sự
Trang 31kiện có tính vụn vặt mà hướng tới những giá trị có ý nghĩa chung và bềnvững Nó là sự sống đang vươn lên dưới ánh sáng của cái chân, thiện mỹ vànhững giả trị có tính nhân văn Cho nên có thể nói rằng tản văn của ôngcũng có tầm vóc của những thể loại lớn hơn.
Ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽthì trình độ nhận thức và ý thức thẩm mỹ của người đọc được nâng cao,khiến cho các nhà văn phải luôn nỗ lực đáp ứng thị hiếu của quần chúngđộc giả Ở phương diện này chúng ta phải ghi nhận ở tản văn của Đỗ Phấnmột điều mà có lẽ các nhà văn chuyên nghiệp phải học tập đó là sử dụngcâu văn, từ ngữ chuẩn xác Phải dùng từ đúng rồi mới có thể viết cho hay.Phương châm đơn giản đó nhưng không phải ai cũng học được và vận dụngtriệt để như ông họa sĩ cầm bút này
Việc tác giả thể nghiệm lối viết văn mới, lựa chọn thể loại văn mới làcái cách đi thường thấy của những nhà văn giàu nghị lực, giàu tính sángtạo, để xây dựng cho mình một quan niệm mới về văn học, về người nghệ
sĩ Đỗ Phấn đã dần cho người đọc thấy được vai trò của người sáng táctrong bầu không khí tự do, dân chủ Ông đã cung cấp cho ta cái nhìn đathanh, đa diện về cuộc sống Một lần nữa cho ta thấy sự phức tạp ngổnngang của hiện thực đời sống, con người phải đối diện bao khó khăn.Nhưng đó cũng là một cuộc hành trình đi tìm những điều bình thường, giản
dị nhất trong cuộc sống con người Hà Nội theo đúng nghĩa tích cực nhấtcủa nó
Tiểu kết chương 1:
Tản văn là một thể loại văn học phát triển mạnh mẽ trong thời giangần đây Thuật ngữ này trước đây thường được hiểu là văn xuôi nói chung.Tuy nhiên, từ trong thực tế sáng tác, có thể nhận thấy những đặc trưng củathể loại này Đó là một thể văn xuôi năng động, thường vận dụng kết hợpcác hình thức tự sự, trữ tình, hoặc nghị luận để tái hiện hoặc bày tỏ quan
Trang 32điểm của người đọc về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống Sức hấp dẫncủa thể loại này nằm ở dấu ấn cá tính đặc sắc và độc đáo của nhà văn.
Nhà văn Đỗ Phấn là một gương mặt mới trong văn chương đương đạiviết về đề tài Hà Nội Sáng tác của ông gồm hai mảng chính: Tản văn vàtiểu thuyết Cả hai thề loại này đều thể hiện cách nhìn nhận nhất quán củaông về mặt trái của văn minh đô thị Song ở tản văn, thái độ phê phán phủnhận của ông có chừng mực hơn Dấu ấn cá tính đặc sắc và cách tiếp cậnhiện thực mới mẻ đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong những bài viết củaông
Trang 33Chương 2 ĐẤT VÀ NGƯỜI HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN ĐỖ PHẤN
2.1 Hà Nội – Đề tài quen thuộc trong ký Việt Nam hiện đại
Văn chương Việt Nam hiện đại đã ghi nhận nhiều thành tựu xuất sắc
ở thể kí về đề tài Hà Nội như sáng tác của Thạch Lam, Tô Hoài, NguyễnTuân v.v Trong số những nhà văn đó có những người đã trải qua hai thời
kì sáng tác trước và sau cách mạng Cách tiếp cận của họ về đề tài này ởhai thời kỳ có khác nhau nhưng đều bộc lộ tấm lòng thiết tha gắn bó vàcảm hứng nhân văn về con người Hà Nội
Nhà văn Tô Hoài là người sinh ra và lớn lên ở vùng ngoại ô kinh thành
Thăng Long Mảnh đất ven đô đã đi vào nhiều sáng tác của ông từ Chuyện
cũ Hà Nội, Người ven đô đến Dế mèn phiêu lưu kí Đó không phải là nơi
đài các cao sang hay chốn phồn hoa đô hội mà là vùng quê nghèo vớinhững người dân quê hiền lành, chân chất Cuộc đời của họ khốn khổ bởichịu nhiều áp bức của lí, hào, hương dịch Những người ngèo ấy lại phảigồng mình lên để chịu không biết bao nhiêu thứ thuế cho nên dẫu quanhnăm mặt tối mà chẳng có cái ăn cái mặc Nhà văn đã chứng kiến cảnhngười bà của mình phải khất nợ ông Phán lần lữa từ năm này sang nămkhác Thương nhất là cảnh ngộ chú Cát trong đêm giao thừa vẫn còn thuê
xe tay chạy thêm vài vòng để kiếm tiền phụ giúp gia đình Vào cái thờikhắc chuyển từ năm cũ sang năm mới đó, chú đã bị thằng Tây đổ bệnh tim
la để rồi kết thúc bằng cái chết thương tâm chỉ một tháng sau đó Xuất phát
từ tinh thần nhân đạo sâu sắc, Tô Hoài đã nói thấm thía nỗi đau thương tủinhục của người dân đồng thời bày tỏ sự phê phán áp bức bất công trong xãhội cũ Nhà văn cũng bày tỏ sự trân trọng trước tấm lòng đôn hậu, chấtphác và giàu tinh thần nghĩa hiệp của họ Và cũng trong những bài viết đó,
Tô Hoài đã tái hiện phong tục, tập quán và những món ăn truyền thốngmang phong vị quê hương một cách thú vị Điều này đã giúp đọc giả hiểu
Trang 34thêm về văn hóa của Thăng Long – Hà Nội vốn có mối liên hệ chặt chẽ với
những cộng đồng dân cư sau lũy tre làng Với ý nghĩa như vậy, Chuyện cũ
Hà Nội được xem là cuốn sách điều tra xã hội học bằng văn chương đầu thế
kỷ hai mươi
Nói về đề tài Hà Nội trong văn chương hiện đại không thể không nhắc
đến Hà Nội ba sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam Chỉ với khoảng
chừng bảy chục trang viết nhưng với cảm xúc sâu lắng, giọng văn tâm tìnhông đã làm chúng ta hình dung ra khuôn mặt của một Hà Nội phồn hoa đôhội nhưng cũng thật cổ kính tôn nghiêm và rất đỗi thanh cao Hà Nội trongvăn Thạch Lam không chỉ đẹp với những con phố gắn với những nghềtruyền thống: Hàng Đào, Hàng Nhuộm, Hàng Bạc, Hàng Khay mà còn lànơi có những con người có nếp sống, lối cư xử nhã nhẵn, đầy tín cẩn Cómột chi tiết khá đặc sắc mà nhà văn quan sát rất kỹ và đưa lên đầu của tácphẩm đó là hình thức của những cái “biển” treo nơi cửa hàng phố cổ.Chúng được chủ hàng xem như đồ gia bảo bởi vì gắn liền với uy tín và sản
nghiệp nghề buôn Còn theo Thạch Lam thì cái “biển” đó vừa là “thương
hiệu” vừa phản ánh đức tính nhẫn nại và thật thà của chủ hàng
Nét đẹp thanh cao, mực thước của người phố cổ in dấu trong từnghành vi cử chỉ của họ: khi đi lễ chùa, khi ngồi tiếp khách và đôi khi chỉbằng qua vài ba chi tiết phác họa về cách ăn cách mặc Hình ảnh người
thiếu nữ trong bài Hàng nước Cô Dần được mô tả: “Cô ăn mặc áo tứ thân
nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái Việt Nam Trong mấy ngàyTết, người ta mới thấy cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn vành khăntròn trặn và chặt chẽ hơn Và dưới mái tóc đen lúc đó mới lấp lánh đặt đácủa đôi hoa vàng Bà cụ đánh cho cô năm vàng còn rẻ, làm cái vốn riêng,chắc thế.” [3,Tr 286] Ở đó, chúng ta bắt gặp bóng dáng của người phụ nữViệt Nam ngày trước vốn đoan trang, mực thước, chịu thương, chịu khó vàlòng vị tha Còn đây là cách của người Hà Nội nuôi dưỡng truyền thống ẩmthực lâu đời: “Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự…Bao
Trang 35nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến khắpnơi các vị sành sành và trang nhã của băm sáu phố phường” [3,Tr 243].
Đọc Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam, chúng ta nhận ra
được hình ảnh vùng đất linh thiêng cổ kính nhưng cũng thật thân thươnggần gũi Phải là một người yêu tha thiết và gắn bó với Hà Nội nhà văn mớilàm sống lại bản sắc riêng của văn hóa Thăng Long cổ kính và phồn hoađến như thế
Không giống với Thạch Lam, Nguyễn Tuân có có hai thời kỳ sáng tác
trước và sau cách mạng Cuốn sách Vang bóng một thời và những tập tùy bút như: Thiếu quê hương, Một chuyến đi của ông trước đây bày tỏ thái độ
phủ nhận đối với toàn bộ hiện thực xã hội cũ Sống giữa quê hương mình
mà vẫn cảm thấy như thiếu quê hương Ông tìm lối thoát trong lối sống xêdịch và thậm chí có lúc còn muốn tự sát Tuy nhiên, điều đáng nói là trongnhững tập sách ấy cũng có những trang viết hết sức đặc sắc về những thú
ăn chơi tao nhã của một lớp nhà Nho bất đắc chí như: thưởng trà, thả thơ,chơi chữ Ông là một trong những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của vănchương lãng mạn một thời đã làm sống lại những những giá trị văn hóatruyền thống dân tộc Tinh thần đó đã được ông phát huy trong những tácphẩm phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc sau này
Kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân đứng ở tầm cao của tinh thần nhân văn
của người Hà Nội nói riêng và con người Việt Nam nói chung để phản ánhcông cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập Nhà văn đã ngợi ca tinhthần yêu chuộng hòa bình và khát vọng hạnh phúc của người Hà Nội cũngnhư của dân tộc Việt Nam nói chung thông qua hình ảnh một đám cưới rấtđặc biệt: “Phòng cưới lộ thiên, căng một màn phông xanh lơ, một thứ màu
da trời trong vắt (Không vẩn một vệt mây xốp nào có thể là nơi ẩn nấp củamáy bay địch) Mười bốn bàn lớn nhỏ xếp theo ba hàng đã bày sẵn trênmảnh ruộng khô nẻ còn vương chân gốc rạ mùa gặt vừa qua Bàn to bànnhỏ đều cấu trúc bằng đui đạn 100 li, mũi đạn cắm xuống mặt ruộng Và
Trang 36trên bàn đã bày sẵn chén uống trà, kẹo và thuốc quấn Bàn nhỏ theo bốnhàng bốn Trang trí màn phông da trời, có chữ triện “song hỉ”, có dòng chữ25-12-72, có đôi chim bồ câu trắng, có dòng chữ cắt nét to “Hạnh phúctrong chiến đấu” Chung quanh sân cưới là dăm bảy ụ súng tầm cao 100 li,nòng súng hênh hếch nghe ngóng phía chân trời” Thật thú vị khi một nhàvăn lãng mạn vốn được mệnh danh là con người “suốt đời đi tìm cái đẹp”lại có thể miêu tả về chiến tranh bằng những chi tiết “hiện thực” đến nhưthế Ông đã góp phần lí giải sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc
ta – sức mạnh của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và luôn khát khaohạnh phúc tình yêu Với ý nghĩa đó, Nguyễn Tuân không chỉ làm nổi bậthình ảnh một dân tộc anh hùng mà còn là vẻ đẹp của những con người sinh
ra trên mảnh đất ngàn năm văn hiến
Nói đến văn chương hiện đại viết về Hà Nội chúng ta còn phải nhắc
tới Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng và Thú ăn chơi Người Hà Nội của
nhà văn Băng Sơn Cả hai cuốn sách này đều đáng được xếp vào nhữngcuốn sách hay, những tư liệu quý về Hà Nội
Nhà văn Vũ Bằng rời Hà Nội theo đoàn quân Nam tiến vào năm 1954
Ông đã gửi gắm tình yêu quê hương của mình vào trong nỗi nhớ Thương
nhớ mười hai là thương nhớ cảnh sắc con người quê hương Bắc Việt mỗi
năm, mỗi mùa mỗi tháng đều có những vẻ đẹp riêng Nỗi nhớ đến mức từtrong nỗi niềm tha hương mấy chục năm trời, ông hình dung ra cảnh HàNội mùa này hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, khoảng thời gian nàyhoa sen Linh Đường thoảng đưa hương Trong nỗi nhớ chung đó có tìnhcảm yêu thương ông dành cho người vợ hiền, tảo tần, chung thủy Điều nàytạo nên giọng văn tâm sự hết sức sâu lắng trữ tình Kết hợp với những vốnsống, vốn hiểu biết khá phong phú về đời sống văn hóa phong tục củangười Hà Nội, cuốn hồi kí này đã mang đến cho người đọc nhiều tri thức
về cảnh và người của một vùng đất Tuy nhiên, nhìn chung Thương nhớ
mười hai của Vũ Bằng chưa thoát khỏi quỹ đạo của văn chương một thời
Trang 37chủ yếu hướng tới những vấn đề mang tính sử thi Nó là một sự trải lòngcủa nhà văn về món nợ với quê hương, với cách mạng Cuốn sách làm
người ta nhớ đến câu thơ của một vị tướng: Từ thủa mang gươm đi mở cõi/
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ).
Nhà văn Băng Sơn không phải là người Hà Nội nhưng lại là người cóquãng thời gian dài gắn bó với mảnh đất này Ông viết về những món ngon,những thức quà Hà Nội với cảm xúc say mê và bao giờ cũng có nhữngkhám phá đặc sắc Hãy nghe ông nói về món bún rêu: “Bát bún rêu khôngcần đầy ụ Lát rau chuối phải thái mỏng tang trông như vầng trăng thượngtuần giữa nền xanh rau muống chẻ và xà lách Ngỗ ba lá như cánh hoađiểm xuyết, lát rơi đỏ tươi Ớt xanh là hỏng Người ăn cứ nhẹ nhàng nhưkhông, như vừa lắng nghe điều gì vừa ngẫm nghĩ vừa ăn và tưởng tượngnhư đó là cô gái thắt đáy lưng ong, có đôi môi chúm chím, không bao giờnói to cười lớn.” [50,Tr 19] Đọc những đoạn văn như thế chúng ta mớingẫm ra mấy chữ “thú ăn chơi” là như thế nào? Nó là sự tận hưởng niềmvui trong cuộc sống nhưng không nặng về vật chất Gọi là “ăn chơi” tức làkhông lấy ăn no làm chính mà là phải biết thưởng thức cái ngon, cái ngọt,cũng như sức hấp dẫn của từng thứ nguyên liệu cũng như cái cách màngười đầu bếp làm ra món ăn đó
Tất nhiên nói về giá trị tinh thần của con người thì không gì đẹp bằngthú chơi hoa Để có được một giò lan đẹp người Hà Nội đã tốn không ítcông sức: “Sáng sáng cụ phải quấn bông nõn vào hai ngón tay cho vàogiữa, tẩm nước điếu, lồng từng lá lan vào hai kẽ ngón tay, tuốt đi tuốt lạinhẹ nhàng vài lần cho hết muội, sau đó lại thay bông, lần này tẩm rửa nướcmưa, cũng tuốt như vậy, rồi tưới nước cho lan, có nước rửa mặt càng tốt,nếu không thỉnh thoảng phải tưới bằng nước vo gạo loãng” [49,Tr 116].Cách chơi hoa cầu kỳ như vậy làm chúng ta nhớ đến câu thơ của cụNguyễn Du: “Nghề chơi cũng lắm công phu” Ở vào cái thời đại số hóanhư hiện nay, con người ta có thể làm được tất cả mọi thứ để thõa mãn nhu
Trang 38cầu sinh hoạt của mình nhưng chắc chắn rằng sẽ không có máy móc nàothay thế được cái nhu cầu cũng như khả năng chiếm lĩnh được cái đẹp củacon người như thế.
Nói về thú ăn chơi nhà văn Băng Sơn không chỉ cung cấp những thôngtin, tư liệu về ẩm thực hay một tập tục nào đó của người Hà Nội mà còn thểhiện sự yêu thương, cảm phục những con người bình thường nhỏ bé đãsáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của thủ đô Những
trang viết của ông về Vài ba dư bóng đã phôi pha vào cát bụi luôn thấm
đượm cảm xúc nhân văn Nó là một phần quan trọng để tạo nên chiều sâu
tư tưởng của cuốn sách này
Nói tóm lại, Hà Nội là một đề tài hấp dẫn đối với văn chương đươngđại Mỗi nhà văn có thể khám phá mảnh đất này ở một góc độ khác nhaunhưng đều toát lên được tinh thần đề cao những tinh hoa bản sắc giàu tínhnhân văn Và với ý nghĩa đó, các nhà văn đều bày tỏ niềm tin yêu vào mộtngày mai tươi sáng của thủ đô Hà Nội
2.2 Những khám phá đặc sắc của Đỗ Phấn về đề tài Hà Nội
bóng, đá cầu, nhảy dây Đó có thể là con đường gập ghềnh, gian nan Hà
Nội dốc: “Những con dốc cao: Hàng Than, Cửa Bắc, Châu Long, đường
Thanh Niên lên Yên Phụ, dốc La Pho… Xe điện qua, nghiêng mình xiếtbánh, vừa rẽ vừa vất vả leo” Đó cũng có thể là kí ức tuổi thơ gắn liền vớinhững triền đê hoang dại: “Lũ trẻ trong phố ngày nghỉ tìm ra bờ đê đổ dế,bắt cào cào… những con diều cánh cung cánh cóc mang ra bờ đê đón gió
Trang 39chiều thả lên bầu trời xanh ngớt nắng Người ngợm đen cháy Tóc tai vàngkhét nắng hè Cỏ may bám đầy gấu quần dù đã xắn cao” Nhưng đó cũng
có thể là những khoảng khắc thực tại hiếm hoi được thả hồn vào thiênnhiên giữa khung cảnh phố xá ồn ào, bề bộn: “Chín cây bồ đề trên đườngTrần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu.Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùahuyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch Những đứa trẻ tan trường ríurít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá Nhiều người Hà Nộichẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội mà hỗn hào
đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy
tháng giêng” (Cõi lá, Tr 64) Tất cả đều mang tới cho người đọc một cảm
giác sống thật khỏe khoắn và lành mạnh Nó đánh thức trong mỗi chúng ta
kí ức về một Hà Nội bình yên ngày trước và niềm khát khao được sốngchan hòa với thiên nhiên trong bối cảnh đô thị ngày càng mở rộng
Cảm hứng về thiên nhiên trong tản văn Đỗ Phấn, trước hết, là cảmhứng về vẻ đẹp quê hương đất nước Tuy chưa thể khám phá hết những
danh thắng thủ đô nhưng Hà Nội thì không có tuyết cũng giúp người đọc
hình dung ra những danh thắng nổi tiếng như: Hồ Tây, Hồ Gươm – ThápRùa, Công viên núi Sưa…và đặc biệt là sông Hồng – “Bà mẹ bồi đắp một
vùng văn hóa xứ sở” (Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc
Tường) Ông mượn thơ của Nguyễn Đình Thi, Hàn Mặc Tử, lời bài hát của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi XuânPhái để ngợi ca vẻ đẹp trầm mặc của phố xưa nhà cổ, vỉa hè bâng khuângmùa lá rụng… những vẻ đẹp còn mãi với thời gian và trong niềm thànhkính tin yêu của người Hà Nội
Hà Nội có nghĩa là thành phố ở trong sông Dòng “sông Mẹ” làm nêncội nguồn phù sa nuôi dưỡng cả một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn màthủ đô của chúng ta đóng ở vị trí trung tâm Nét đặc sắc của Đỗ Phấn khiviết về Hà Nội là đã làm nổi bật được dấu ấn của sông Hồng đối với xứ sở
Trang 40phồn hoa này Trước hết là ở cách dùng chữ Thông thường khi nhắc tớicác địa danh ở thủ đô như: Phú Thượng, Vân Hồ, Giảng Võ, ông thườngghép với từ “bãi” nằm kề trước đó nhưng đôi khi ông thay bằng chữ “mạn”như: mạn Tứ Liên, mạn Nhật Tân Chữ “mạn” trong tiếng Hán có nghĩa là
“bờ” Tức là những vùng đất này thuộc về dải đất ven sông Cách dùng chữnhư vậy gợi nên cái phương vị đặc trưng của nó Giống như ở Nam Bộngười ta dùng chữ “miệt” hay “miệt vườn” để chỉ những bãi cù lao sôngTiền sông Hậu
Tìm hiểu vẻ đẹp một vùng quê nào đó từ góc độ một dòng sông khôngphải là điều mới ở trong văn chương Nhưng với vốn hiểu biết khá đầy đủ
về dư địa chí cũng như phong tục, tập quán của địa phương, Đỗ Phấn đã cónhững kiến giải khá thú vị về sự hình thành vùng đất này: “Hà Nội nguyên
là những ngôi làng hợp lại mà thành Những tên làng tên tổng đặt cho phốbây giờ vẫn còn nguyên: Bưởi, Vạn Phúc, Ngọc Hà ở mạn Ba Đình, Vân
Hồ, Thể Giao dưới quận Hai Bà Trưng, Thọ Xương, Đồng Xuân trên quậnHoàn Kiếm, Vĩnh Hồ” Ông thường gọi tên một số địa danh của Hà Nộitheo lối nói truyền thống của người địa phương như: Ngõ Phất Lộc, ngõGạch, ngõ Cấm Chỉ, ngõ Giếng Chùa Vũ Thạch Có khi ông còn gọi tên hồGươm bằng tên gọi cổ xưa là hồ Lục Thủy (đúng với nghĩa định danh của
nó: Hồ nước xanh) Những cách gọi như vậy đã khơi dậy những trầm tích
văn hóa đồng thời góp phần làm nổi bật hình tượng Thăng Long ngàn nămvăn hiến
Cảm hứng về thiên nhiên trong tản văn của Đỗ Phấn là cảm hứng vềcái đẹp Đó là vẻ đẹp hài hòa trong đa dạng Nói về hoa, ông nhận thấy HàNội là xứ sở có rất nhiều hoa Nhưng khác với hoa Đà Lạt khoe sắc, khoehương chẳng theo một quy luật nào cả; hoa Hà Nội có đặc tính nở theo mùa
và mỗi mùa như thế được đặc trưng bằng một loài gắn liền với ý nghĩa của
nó Xuân về rực rỡ hoa đào tô thắm phố phường Hạ tới cùng “ hoa phượng
rũ xuống miên man bên cầu Thê Húc đỏ như một con đường hoa kéo dài