1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại nhà máy z121 bộ quốc phòng

102 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy việc quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh để từ đó đánh giá và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo cácyếu tố yêu cầu của đặc thù ngành nghề có điề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,

KINH DOANH PHÁO HOA TẠI NHÀ MÁY Z121

-BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,

KINH DOANH PHÁO HOA TẠI NHÀ MÁY Z121

-BỘ QUỐC PHÒNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi

Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trích dẫn trongquá trình nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù íthay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của những người xung quanh Trong suốtthời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, tôi đã nhận được sự quan tâm,chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế &Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, cũng như của cán bộ công nhânviên Nhà máy Z121 - Bộ quốc phòng, của gia đình và bạn bè xung quanh

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến quý Thầy Cô của trường, đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình

để có thể truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tậptại trường Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng Đào tạo,

và các cán bộ của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu, viết luận văn

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh Trường Đại học Thái Nguyên, người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu vàhoàn thành luận văn

-Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, người thân và những ngườibạn đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc vàthực hiện nhiệm vụ này

Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn còn có những hạnchế, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cácthầy, cô giáo và các đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của luận văn 4

5 Kết cấu luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa 5

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa

7 1.1.3 Nội dung QLNN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa 9

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa 14

1.1.5 Vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa 25

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa 26

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại một số nước trên thế giới 26

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nhà máy Z121 29

Trang 6

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (thu thập tài liệu thứ cấp) 30

2.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu 31

2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 31

2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh Pháo hoa 31

2.3.1 Tiêu chí quản lý chất lượng của sản phẩm pháo hoa 31

2.3.2 Tiêu chí quản lý sản lượng của sản phẩm pháo hoa 32

2.3.3 Tiêu chí đảm bảo an toàn trong sản xuất và kinh doanh pháo hoa 32

2.3.4 Tiêu chí QLNN về nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động trái phép 32

2.3.5 Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 33

Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA CỦA NHÀ MÁY Z121 34

3.1 Đặc điểm cơ bản về Nhà máy Z121 và dây chuyền sản xuất Pháo hoa mới 34

3.1.1 Lịch sử hình thành của Nhà máy 34

3.1.2 Hình thức, tên gọi, địa chỉ của Nhà máy 37

3.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Nhà máy 38

3.1.4 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy 39

3.1.5 Tình hình lao động của Nhà máy 40

3.2 Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của Nhà máy 40

3.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm pháo hoa của Nhà máy 42

3.2.2 Kết quả sản xuất sản phẩm pháo hoa của Nhà máy 42

3.2.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của nhà máy 46

Trang 7

3.3 Thực trạng về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của

nhà máy Z121 49

3.3.1 QLNN về chất lượng sản phẩm 49

3.3.2 QLNN về sản lượng sản phẩm 50

3.3.3 QLNN về giá bán sản phẩm 51

3.3.4 QLNN về ngành kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 52

3.3.5 QLNN về xuất - nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái phép 53

3.3.6 QLNN về hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tác động đến xã hội 54

3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Nhà máy Z121 56

3.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 56

3.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 61

3.5 Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của Nhà máy Z121 71

3.5.1 Những kết quả đạt được 71

3.5.2 Những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 73

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA CỦA NHÀ MÁY Z121 75

4.1 Phương hướng, mục tiêu nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 75

4.1.1 Phương hướng đặt ra 75

4.1.2 Mục tiêu thực hiện 76

Trang 8

4.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động sản

xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 77

4.2.1 Về chất lượng sản phẩm 77

4.2.2 Về sản lượng sản phẩm 79

4.2.3 Về giá bán sản phẩm 82

4.2.4 Về nguồn cung cấp nguyên liệu 84

4.2.5 Về đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh và kiểm soát các hoạt động trái phép 84

4.3 Một số kiến nghị 85

4.3.1 Đối với nhà nước 85

4.3.2 Đối với cơ quan chính quyền địa phương 85

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- BQP : Bộ quốc phòng

- CB-CNV : Cán bộ - Công nhân viên

- CNQP : Công nghiệp quốc phòng

- DN : Doanh nghiệp

- NM : Nhà máy Z121

- QLNN : Quản lý Nhà nước

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Sản lượng sản xuất pháo hoa giai đoạn 2014 - 2017 42

Bảng 3.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của NM 46

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động của Nhà máy trong giai đoạn 2014-2017 64

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động phân loại theo trình độ 65

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động phân loại theo kết cấu 66

Bảng 3.6: Hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty 68

Bảng 3.7: Số liệu thống kê ý kiến khách hàng về sản phẩm Pháo hoa 70

Bảng 3.8: Kết quả sản xuất, kinh doanh đạt được qua các năm 72

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Só đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy 39

Hình 3.1: Pháo hoa tầm cao xuất khẩu 41

Hình 3.2: Pháo hoa tầm thấp (Phục vụ bắn trong nước) 41

Biểu đồ 3.1: Sản xuất pháo hoa xuất khẩu của NM giai đoạn 2014 - 2017

42 Biểu đồ 3.2: Sản xuất pháo hoa nội địa của NM giai đoạn 2014-2017 44

Biểu đồ 3.3: Sản xuất pháo hoa tầm thấp của NM giai đoạn 2014-2017

44 Biểu đồ 3.4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa tại thị trường quốc tế

47 Biểu đồ 3.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa tại thị trường trong nước 48

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu lao động của Nhà máy phân loại theo giới tính 67

Biểu đồ 3.7: Tổng hợp các ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm 71

Biểu đồ 3.8: Kết quả sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 72

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của tiềm lực quốc phòng, anninh của đất nước; đồng thời, là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù của nềnkinh tế quốc dân Vì vậy, kết hợp sản xuất quốc phòng với kinh tế, kinh tế vớiquốc phòng là yêu cầu khách quan trong hoạt động của ngành CNQP

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trongbối cảnh hội nhập và yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, nhất làsau khi có Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóaXI) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 vànhững năm tiếp theo”; Nghị quyết 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 củaQuân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kếthợp quốc phòng của Quân đội đến năm 2020”, việc kết hợp quốc phòng vớikinh tế, kinh tế với quốc phòng của Tổng cục được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,thống nhất, tổ chức thực hiện ngày càng khoa học, hiệu quả

Vì vậy việc quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh để từ đó đánh giá

và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo cácyếu tố yêu cầu của đặc thù ngành nghề có điều kiện trong một Nhà máy thuộcTổng cục CNQP là việc vô cùng cần thiết

Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ

ai, mà là mối quan tâm của bất kỳ xã hội nào, khi làm bất cứ điều gì Đó cũng

là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện công tác quản lý Bởi suy cho cùngquản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quátrình trong sản xuất kinh doanh Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nộidung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ýnghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh Đó không những làthước đo và chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn

đề sống còn của doanh nghiệp nói chung và của các Nhà máy, Xí nghiệptrong Tổng cục CNQP mà cụ thể là Nhà máy Z121 nói riêng

Trang 13

Nhận nhiệm vụ về chủ trương sản xuất, kinh doanh hàng quốc phòngcũng như hàng kinh tế trực tiếp từ Tổng cục CNQP, Nhà máy Z121 đã luônchủ động tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trongđiều kiện cho phép, và xem đây là thước đo và công cụ thực hiện các mục tiêukinh doanh được đặt ra tại Nhà máy.

Đặc biệt, sau sự cố cháy nổ kho chứa tạm pháo hoa ngày 12/10/2013gây hậu quả nghiêm trọng về con người và tài sản tại Nhà máy, toàn bộ dâychuyền sản xuất pháo hoa bị phá hủy hoàn toàn, dẫn đến việc sản xuất và kinhdoanh pháo hoa gặp cực nhiều khó khăn, trong khi pháo hoa là mặt hàng độcquyền của Nhà máy Nhà máy đã cùng với các cấp lãnh đạo trong Tổng cụcCNQP không ngừng mệt mỏi để xây dựng lại dây chuyền trên quy mô hoàntoàn mới Trong những năm qua với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, Nhà máy đã tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất của mình nói chung và của sản phẩm Pháo hoa nói riêng

Do đó, sau khi xây dựng lại dây chuyền sản xuất pháo hoa trên quy môhoàn toàn mới thì việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh để rút ra kếtluận về hiệu quả của dây chuyền và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của Nhà máy Z121 là một việc làm cấp thiết, mang tính thời

sự, giúp lãnh đạo của Tổng cục CNQP, cũng như của Nhà máy Z121 đánh giáchính xác thực trạng sản xuất, kinh doanh của mặt hàng pháo hoa trên dâychuyền mới, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để quản lý hoạt động sảnxuất, kinh doanh pháo hoa đạt hiệu quả

Bản thân là một nhân viên của Nhà máy và xuất phát từ những lý do

trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Nhà máy Z121 - Bộ Quốc Phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên

ngành Quản lý kinh tế với mong muốn vận dụng phần nào kiến thức bản thân

để đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp xây dựng đơn vị

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhàmáy Z121- Bộ Quốc Phòng Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất một sốgiải pháp cơ bản, chủ yếu góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất,kinh doanh cho nhà máy trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạtđộng sản xuất, kinh doanh pháo hoa của Nhà máy Z121 trong giai đoạn 2018-2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh

doanh pháo hoa của Nhà máy Z121

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về công tác

quản lý động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của Nhà máy Z121 trong giaiđoạn 2014 - 2017 Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, luận văn sẽ đềxuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý sản xuất,kinh doanh tại nhà máy trong thời gian tới

+ Về không gian: Luận văn thực hiện tại Nhà máy Z121, một số công

ty, địa bàn hoạt động của Nhà máy

+ Về thời gian: Luận văn sử dụng nguồn số liệu phân tích trong giai

đoạn 2014 - 2017 Các giải pháp đề xuất trong giai đoạn 2018 - 2020

Trang 15

4 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lýhoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinhdoanh pháo hoa của Nhà máy Z121, những kết quả đạt được, những hạn chế,yếu kém về công tác quản lý sản xuất kinh doanh và nguyên nhân của nó; chỉ

rõ các nhân tố tác động chủ yếu đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh pháo hoa của Nhà máy

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lýhoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121 fđáp ứng yêu cầungành, nghề kinh doanh có điều kiện và nhu cầu phát triển trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2018 - 2020

Kết quả nghiên cứu của luận văn là căn cứ cho việc hoạch định chínhsách, giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa củaNhà máy Z121, góp phần thúc đẩy Nhà máy ngày càng phát triển đóng gópvào sự nghiệp phát triển chung của Tổng cục CNQP

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

bố cục thành 04 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất,

kinh doanh pháo hoa

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo

hoa của Nhà máy Z121

Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản

lý hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình dựa trên luậtpháp và những nguyên tắc tương ứng sao cho hệ thống hay quá trình đó vậnđộng theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra

từ trước Quản lý là một yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong mọi đời sống

xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dungcàng phức tạp Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, vớiphạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thểvào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi củacon người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theonhững mục tiêu đã định

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất vàdịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuậnlợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụngsản phẩm đó Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khảnăng kinh doanh

TS Nguyễn Thị Hồng Thủy và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền(1998 - trang 5) nêu rõ “Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phươngtiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểukinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thểkinh doanh trên thị trường”

Trang 17

Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:

+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinhdoanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mốiquan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cungcấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mốiquan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanhđưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển

+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyếtđịnh cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinhdoanh Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất,thuê lao động

+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận

1.1.1.3 Khái niệm ngành sản xuất, kinh doanh pháo hoa

* Khái niệm ngành sản xuất pháo hoa

Pháo hoa hay pháo bông là loại p h á o s ử dụng th u ố c ph ó n g ,thu ố c n ổ v àcác phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của á n h s á n g đadạng, hình khối phong phú, sinh động nhằm quy tụ cộng đồng trongnhững s in h h o ạt v ă n hó a có tính tập thể, như khai mạc bế mạc ngày l ễ

t ế t , g i ao th ừ a , lễ hội, chào mừng q u ố c k h á n h , …

Là loại pháo lễ hội có lịch sử lâu đời, pháo hoa rất thịnh hành trong dângian các nước phương Đông đặc biệt là r u n g HoT a t ừ thời cổ đại Tuy nhiên,hiện nay pháo hoa đã trở nên phổ biến toàn cầu và được sản xuất chủ yếu tạicác nhà máy công nghiệp

* Khái niệm ngành kinh doanh pháo hoa:

Kinh doanh sản phẩm pháo hoa là ngành kinh doanh có điều kiện,ngoài việc phải có sự quản lý theo các quy định chung của pháp luật, còn phải

có một số điều khoản quản lý riêng theo đặc thù ngành nghề được quy định rõràng tại thông tư số 08/2010/TT-BCA (chương 2, điều 7); Quy định chi tiết

Trang 18

thi hành một số điều của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 vềquản lý, sử dụng pháo, Bộ công an ban hành ngày 05/02/2010, cụ thể:

- Cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa chỉ được bán pháo hoa chocác đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa quy định tại Điều 7Nghị định số 36/2009/NĐ-CP

- Các đơn vị, địa phương được phép sử dụng pháo hoa chỉ được muapháo hoa của các cơ sở được phép sản xuất pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòngquy định tại Điều 11 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP

- Hồ sơ mua pháo hoa bao gồm:

+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc của Ban Tổ chức lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch nêu cụ thểthời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại pháo hoa;

+ Hợp đồng mua bán, vận chuyển (nếu có);

+ Người đến liên hệ mua pháo hoa phải xuất trình Giấy giới thiệu vàGiấy chứng minh nhân dân

1.1.1.4 Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa

Là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy,các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh Pháo hoa trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất,kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất, kinhdoanh ngành hàng này

Mục tiêu chung là khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế mà thị trườngPháo hoa mang lại, thông qua việc kiểm soát về sản lượng, chất lượng nhưngphải đảm bảo an toàn, tác động tới đời sống xã hội, kinh tế

1.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa là ngành nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý Kinh doanh các loạipháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháohoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý,

sử dụng pháo

Trang 19

- Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện vàngười đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh,trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luậtkhác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinhdoanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự

+ Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vidân sự; người nghiện ma túy

+ Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hànhđiều tra, truy tố, xét xử

+ Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn;đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bịphạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trongthời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ

sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục

+ Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố

ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếpđến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa

án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa

đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

- Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị,quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địađiểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lướikinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện

- Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy địnhcủa pháp luật

- Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướngChính phủ cho phép sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa

Trang 20

- Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữacháy theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉđược tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp

1.1.3 Nội dung QLNN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Như vậy QLNN về chất lượng hàng hóa là vô cùng quan trọng Quản lýchất lượng tốt sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng lẫn người sản xuất.Bên cạnh đó, việc QLNN về chất lượng cũng góp phần không nhỏ trong việc

ổn định, lành mạnh thị trường

Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của người sảnxuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản,môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, hàng hoá Việt Nam

QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của cơ quanQLNN có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượngsản phẩm, hàng hoá Hoạt động QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Trang 21

phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hànghoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm,hàng hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm pháo hoa ngoài việc chấp hành các quy định chungcòn phải tuân thủ nghiêm ngặt với đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh cóđiều kiện “Việc sản xuất pháo hoa phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật ViệtNam, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động

và phòng, chống cháy nổ; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tựcủa cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.” (Nghịđịnh 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ, chương 2, điều 6)

1.1.3.2 QLNN về sản lượng sản phẩm

Công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất pháo hoa mới đạt 300.000quả pháo hoa tầm cao, 25.000 giàn pháo hoa tầm thấp và 10.000 hộp pháo hoahỏa thuật các loại Tuy nhiên, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngàycàng tăng cao, nhất là đối với người dân Nhật Bản (thị trường xuất khẩu chínhcủa Nhà máy) Hiện tại Nhà máy không sản xuất kịp nhu cầu của thị trường,phải từ chối bớt một số đơn hàng của đối tác

Đứng trên góc độ nhà sản xuất, có thể thấy sản xuất pháo hoa là ngành

có nhu cầu phát triển, tuy nhiên, sản lượng nên dừng ở mức nào đủ để đápứng nhu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo phát triển ngành thì đó là bài toánđặt ra đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ Công cụ chủ yếu vẫn là các chính sáchnhà nước áp dụng cho tổ chức và cá nhân, kế hoạch quy hoạch ngành đượcban hành cụ thể

“Việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụngpháo hoa phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứngnhu cầu thưởng thức của nhân dân” (Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày15/4/2009 của Chính phủ, chương 2, điều 6)

Trang 22

1.1.3.3 QLNN về giá bán sản phẩm

Pháo hoa cũng như bao mặt hàng khác cần phải được quản lý về giátheo quy định về giá Việc tuân theo quy định về giá cần được dựa trên nhữngnguyên tắc sau:

- Nguyên tắc quản lý giá: Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chếthị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổngiá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước

Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối vớihàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nềnkinh tế thị trường

- Công khai thông tin về giá: Cơ quan nhà nước thực hiện công khaichủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá củaNhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phươngtiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiệncông khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹthuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá Đối vớihàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá,Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tảitrên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác

- Nội dung QLNN trong lĩnh vực giá:

Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tronglĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá

Trang 23

Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhànước định giá; thẩm định giá tài sản của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền được pháp luật quy định.

Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước vàthế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ QLNN trong lĩnh vực giá.Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lýthi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đàotạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá

1.1.3.4 QLNN về ngành kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu

tư kinh doanh có điều kiện có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa,đấu tranh với các hành vi phạm pháp luật; tạo môi trường an ninh trật tự ổnđịnh để phát triển kinh tế - xã hội Để thực hiện công tác này, trong nhữngnăm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạohành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh,trật tự trong lĩnh vực kinh doanh này

Tuy nhiên trong những năm qua tình hình an ninh, trật tự trong nhiềungành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn diễn ra rấtphức tạp, gây lo lắng trong nhân dân, bức xúc, lo lắng trong xã hội Theothống kê của Công an các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến hết năm 2015thông qua công tác quản lý cơ quan Công an đã phát hiện trên 65 nghìn vụ viphạm có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này, qua đó đã đề nghị truy tố gần1.000 vụ với hơn 1.700 đối tượng bị xử lý hình sự Do đấu tranh và xử lýquyết liệt đối với các hành vi vi phạm nên đã góp phần tạo môi trường anninh, trật tự ổn định để tổ chức, cá nhân yên tâm hoạt động kinh doanh

Trang 24

1.1.3.5 QLNN về xuất - nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái phép

Sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 đã và đang tham gia vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu (Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, 2017).Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháohoa phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định củapháp luật (Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ,chương 2, điều 6)

Luật Đầu tư 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 đã quy định

bổ sung “Kinh doanh pháo nổ” là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, cònviệc kinh doanh các loại pháo khác là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Theo đó thì hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng tráiphép pháo nổ khi có đủ căn cứ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn hành visản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại pháo khác (gồmpháo hoa, pháo hoa đơn, pháo hoa kép,…) là hàng hóa kinh doanh có điềukiện, không xem xét trách nhiệm hình sự

1.1.3.6 QLNN về hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tác động đến xã hội

Đúng thời khắc giao thừa, tiếng pháo đì đùng nổ vang, những đốmpháo rực sáng trên bầu trời chiếu sáng mặt Hồ Gươm (Hà Nội), mặt sông SàiGòn (TPHCM), bừng sáng phố núi Pleiku (Gia Lai) Người dân vỡ oà trongniềm vui, hân hoan, không phân biệt quen, lạ, tay bắt mặt mừng, gửi tới nhaunhững lời chúc tốt đẹp nhất Đó là những hình ảnh quen thuộc khi người dânđược xem pháo hoa

Cuối năm 2016, Ban Bí thư ban hành chỉ thị về việc tổ chức tết năm

2017 Trong đó yêu cầu các địa phương không b ắn p h áo ho a t rong dịp tết,dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo, khó khăn, gia đìnhchính sách Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu (2016) chia sẻ

“nếu bỏ bắn pháo hoa thì có lẽ người dân TP.HCM cũng buồn vì việc bắnpháo hoa đón chào năm mới đã trở thành một nét truyền thống của TP.HCM

Trang 25

Đây cũng là hoạt động thu hút khách du lịch” Pháo hoa cũng thường xuấthiện trong các lễ hội truyền thống, các hoạt động mang tính cộng đồng nhưđón chào năm mới, kỉ niệm ngày quốc khách, đại hội thể thao giúp manglại không khí sôi động cho buổi lễ Toàn bộ kinh phí đều được kêu gọi hoàntoàn từ nguồn xã hội hóa.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Bất cứ một DN nào trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình cũngđều chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh Môi trường xung quanh củadoanh nghiệp chia ra làm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Cũng có thểchia môi trường đó ra làm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.Nhà máy Z121 cũng không phải là một ngoại lệ Các nhân tố thuộc môitrường kinh doanh đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sản xuất, kinhdoanh của Nhà máy

1.1.4.1 Các nhân tố khách quan

a Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực

Mặc dù sản phẩm Pháo hoa của Nhà máy Z121 là sản phẩm tự sảnxuất, không nhập khẩu, nhưng thị trường tiêu thụ của Nhà máy không chỉ làthị trường trong nước mà còn còn mở rộng ra thị trường quốc tế (hiện nayNhà máy xuất khẩu sang thị trường Nhật và Mỹ, lộ trình trong thời gian tới sẽxuất sang thị trường Pháp) Bên cạnh đó, để sản xuất ra sản phẩm Pháo hoacần rất nhiều loại nguyên vật liệu mà thị trường trong nước không đáp ứngđược, Nhà máy đã phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng nướcngoài như ở Nhật và Trung Quốc Chính vì vậy các hoạt động sản xuất, kinhdoanh của Nhà máy chịu ảnh hưởng khá lớn từ môi trường quốc tế Nhữngbiến động trong môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực nói chung vànhững biến động trong nền kinh tế của những nước mà Nhà máy xuất khẩusản phẩm cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng: Các thay đổi về

Trang 26

chính trị, luật pháp tại các nước này đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất,tiêu thụ của Nhà máy Vì công tác tiêu thụ là kết quả của công tác sản xuất.Nếu những yếu tố trên là tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêuthụ của Nhà máy, còn ngược lại sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh của Nhà máy Z121

b Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân

- Môi trường chính trị, luật pháp:

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và

mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhântrong và ngoài nước Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tớicác hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trìnhquy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạtđộng, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sảnxuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựavào các quy định của pháp luật Các doanh nghiệp phải chấp hành các quyđịnh của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xãhội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộpthuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộcông nhân viên trong doanh nghiệp ) Có thể nói luật pháp là nhân tố kìmhãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đóảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Môi trường văn hoá xã hội:

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phongtục, tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếptới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi DN, có thể theo hai chiều hướngtích cực hoặc tiêu cực Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động

Trang 27

có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của

DN sẽ cao, do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN và ngượclại, nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của DN sẽgiảm, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, nhưng tình trạng thấtnghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninhchính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của

DN Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượngchuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ laođộng, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnhhưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp Nên nó ảnh hưởng trực tiếptới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN

Môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăngtrưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầungười là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng DN Nếu tốc độtăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyếnkhích các DN đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể,lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạođiều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh và ngược lại

- Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa

lý, thơi tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiênliệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượngsản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnhhưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng

Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràngbuộc xã hội về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinhdoanh, năng suất và chất lượng sản phẩm Một môi trường trong sạchthoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh

Trang 28

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát t riển của nền kinh

tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Hệ thống đường xá, giaothông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lướiđiện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thôngtin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán củacác doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ:

Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụngcủa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trongnước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuậtcông nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sảnphẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực,các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao, thì đều bị rấtnhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đónếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ Vì vậy buộc các doanh nghiệptrong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự

ra nhập mới, bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanhnghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này

có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường

Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sản phẩm thay thế: Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sảnphẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thaythế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tớilượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Trang 29

Người cung ứng: Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệpđược cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh vàcác cá nhân Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tốđầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộcvào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ Nếu các yếu tố đầuvào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cungcấp, thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhàcung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường, nên sẽlàm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn nếu các yếu tốđầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi, thì việc đảm bảo về

số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng vàkhông bị phụ thuộc vào người cung ứng, thì sẽ nâng cao được hiệu quả sảnxuất kinh doanh

Người mua: Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được cácdoanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệpsản xuất ra mà không có người mua, hoặc là không được người tiêu dùngchấp nhận rộng rãi, thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được Mật

độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàngảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp,ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quảcủa doanh nghiệp

1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan (nhân tố bên trong doanh nghiệp)

a Bộ máy quản trị doanh nghiệp

- Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp:

Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ

đề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới, thúc đẩy kinh doanhphát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Mỗi bộ phận của của hệ thông tổ chức là một lực lượng trực tiếphoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp Nếu bộ máy quản

Trang 30

trị và kinh doanh nghiệp cồng kềnh kém hiệu lực, bảo thủ trì trệ , không đápứng những đòi hỏi mới trên thị trường làm cản trở hoặc bỏ mất thời cơ kinhdoanh sẽ gây những hậu quả trên nhiều mặt: Tâm lý, tinh thần, chính trị vàđặc biệt là suy giảm về kinh tế.

- Tổ chức hoạt động

Việc tổ chức hoạt động cần phải tuân thủ theo các nội dung chủ yếusau: Lựa chọn mô hình tổ chức quản trị và phân bố mô hình mạng lưới kinhdoanh tối ưu đối với doanh nghiệp

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, lề lối làmviệc của từng bộ phận, từng khâu trong bộ máy hệ thống tổ chức doanh nghiệp

Xây dựng và không ngừng hoàn thiện điều lệ (hoặc quy chế) tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp

Xác định nhân sự tuyển chọn và bố trí những cán bộ hợp lý vào nhữngkhâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của cả bộ máy

Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộ để cóbiện pháp chấn chỉnh và bổ sung kịp thời, tạo điều kiện cho bộ máy có sứcmạnh phù hợp, luôn thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh của doanhnghiệp

Nhân lực: Nhân lực là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nótham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người laođộng tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tácđộng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra công tác tổ chức phải bố trílao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất và bộ phận hành chính, giữa các cánhân trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhấtnăng lực sở trường của người lao động, là một yêu cầu không thể thiếu trongcông tác tổ chức nhân lực của doanh nghiệp, nhằm đưa các hoạt động kinh

Trang 31

doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao Như vậy, nếu ta coi chất lượng laođộng (con người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sảnxuất kinh doanh, thì công tác tổ chức nhân lực hợp lý là điều kiện đủ đểdoanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công tác tổ chức bốtrí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh,phương án kinh doanh…đã đề ra Tuy nhiên, công tác tổ chức nhân lực củabất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sửdụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thểthực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải pháthuy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phầnvào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh nhân lực, thì tiền lương và thu nhập của người lao độngcũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người laođộng trong doanh nghiệp Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh

sẽ tăng, do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tớitính thần và trách nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất

và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuấtkinh doanh Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược lại, cho nên doanhnghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thunhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích củangười lao động và lợi ích của doanh nghiệp

b Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảocho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và

ổn định, mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công

Trang 32

nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nângcao năng suất và chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu như khả năng về tàichính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảmbảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bìnhthường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹthuật tiên tiến vào sản xuất, do đó không nâng cao được năng suất và chấtlượng sản phẩm Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới

uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tớitốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mụctiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu cácnguồn lực đầu vào Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rấtmạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó

c Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Đặc tính của sản phẩm

Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranhquan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sảnphẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sảnphẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêudùng tốt hơn Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗidoanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêucầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sảnphẩm khác cùng loại Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tíndanh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường

Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như: mẫu mã,bao bì, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trởthành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được Thực tế chothấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy nhữngloại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được

ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại

Trang 33

Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanhtốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

- Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sảnxuất kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được haykhông mới là điều quan trọng nhất Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sảnxuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chứcđược mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sáchtiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mởrộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòngquay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng nhưcung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

d Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng vàkhông thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất Số lượng, chủngloại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việccung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu,ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm, do đó ảnh hưởng tớihiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vậtliệu của các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phíkinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm Cho nên việc sử dụng tiết kiệmnguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồngnghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu

Trang 34

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnhhưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu côngtác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy

đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyênvật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tìnhtrạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu; đồng thời thực hiện việc tối thiểuhoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không những đảm bảocho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn gópphần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

e Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hìnhquan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệptrên cơ sở sức sinh lời của tài sản Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn haynhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúcđẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanhnghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất

kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng gópphần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu Điều này thấy khá rõ nếu một doanhnghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý,nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng củangười dân cao…và thuận lợi về giao thông, sẽ đem lại cho doanh nghiệp mộttài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả cao

Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnhhưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệmhay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn

Trang 35

có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sửdụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệsản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩmcủa doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

f Môi trường làm việc trong doanh nghiệp

- Môi trường văn hoá trong doanh nghiệp:

Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêngcủa từng doanh nghiệp Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mốiquan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiệncông việc Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết địnhđến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanhnghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanhnghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau.Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanhnghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác với cácdoanh nghiệp khác Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn chocác doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mụctiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp; đồngthời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựachọn của doanh nghiệp Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanhnghiệp

- Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp:

Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chấtgây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tớitinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụnglao động của doanh nghiệp, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máymóc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 36

Môi trường thông tin: Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanhnghiệp ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng

bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và cácthông tin khác Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giữa các

bộ phận, các phòng ban cũng như những người lao động trong doanh nghiệpluôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổivới nhau các thông tin cần thiết Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thôngtin của doanh nghiệp Việc hình thành quá trình chuyển thông tin từ ngườinày sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trongcông việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiếnthức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng vàchính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả cáchoạt động sản xuất kinh doanh của mình

1.1.5 Vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Sản phẩm Pháo hoa là loại hàng hóa đặc biệt Nó không giống nhưnhững loại sản phẩm khác được bày bán và được sử dụng rộng rãi trên thịtrường mà ở đây sản phẩm này chỉ được tiêu thụ bởi những tập thể và cánhân được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Sản phẩm có đặcđiểm kỹ thuật phức tạp và có tính chất nguy hiểm Do vậy nó đòi hỏi các cán

bộ kinh doanh cũng như các công nhân kỹ thuật lao động trực tiếp với sảnphẩm này ngoài sự tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn trong lao động cònphải có trình độ kỹ thuật cao thì mới có thể cung cấp những sản phẩm tốtnhất cho người sử dụng Để đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự xã hội nhưngđồng thời cũng đóng góp không nhỏ và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổngcục CNQP mà việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Pháo hoa của

Trang 37

Nhà máy là điều luôn cần thiết được quan tâm và ngày càng thắt chặt hơntrước, thậm chí là có lệnh cấm sản xuất kinh doanh đối với mặt hàng này,trước khi ban hành lệnh giới hạn.

Năm 1994, đã có Chỉ thị 406/CT-TTg “Về việc cấm sản xuất, buônbán và đốt pháo” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/8/1994 Đếnnăm 2009, có Nghị định 36/2009/NĐ-CP “Về quản lý, sử dụng pháo”củaChính phủ ngày 15/4/2009, Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg “Về việc cấmsản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 17/7/2009 là một bước quyết liệthơn nữa trong vấn đề quản lý pháo và “đèn trời” Để đảm bảo an ninh, vì sựbình yên của người dân, ngày 30/6/2011, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đãthông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 “Về quản lý, sử dụng vũ khí,vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Những quy định nghiêm ngặt về quản lý Pháo hoa tại Mỹ

Quy định nghiêm ngặt về độ tuổi mua pháo; giám sát chất lượng cácloại pháo; giao việc tổ chức bắn pháo hoa cho các DN là một số biện phápquản lý Pháo hoa tại Mỹ

Tiền thuế từ bán pháo mang lại khoản ngân sách không nhỏ Vậy cáctiểu bang ở Mỹ đang quản lý việc kinh doanh và sử dụng pháo thế nào đểtránh những hậu quả đáng tiếc?

Mỗi năm, trung bình 1 người Mỹ đang tiêu thụ gần 0,5kg pháo, cao gấpđôi so với năm 2000 Lý do cho sự gia tăng này theo trang Newsweek là domột số tiểu bang đã nới lỏng quy định về đốt pháo hơn Pháo hoa mang vềnguồn thu không hề nhỏ Tính riêng ngày 4/7/2016, người Mỹ đã chi hơn 800triệu USD cho pháo

Trang 38

CBS News phân tích, với nhiều người dân, pháo hoa là một phần củacác lễ hội Vậy nên các địa phương cũng chưa thể cấm được ngay Thay vào

đó là những quy định chặt chẽ Ví dụ như độ tuổi được mua và bán pháo ítnhất cũng phải là 16; pháo thường chỉ được đốt trước và sau ngày lễ vài hôm;địa điểm đốt cũng được quy định rõ Nếu vi phạm, có thể bị phạt hàng ngànUSD hoặc thậm chí bị bỏ tù

Tờ Newsweek cho biết, bên cạnh quy định nghiêm ngặt với người bán,người mua, bản thân quả pháo cũng phải trải qua nhiều tiêu chuẩn mới caohơn Kinh doanh pháo cũng khá mong manh tại Mỹ Các bang có thể cấmbất cứ lúc nào nếu để xảy ra thiệt hại hoặc có pháo lậu đốt bừa bãi Vậy nêncác doanh nghiệp cũng vào cuộc Ví như TNT, sợ pháo lậu gây ảnh hưởngtới hình ảnh, hãng giới thiệu ứng dụng trên điện thoại có tên là Nail’em.Ứng dụng này giúp phát hiện và tố cáo các vụ đốt pháo bất hợp pháp Hìnhảnh sẽ ngay lập tức được truyền tới tay cơ quan chức năng Thông tin đượcchia sẻ trên ABC News

Để việc đốt pháo vừa an toàn và lại không ảnh hưởng tới ngân sách,một số thành phố giao hẳn cho các doanh nghiệp lớn Ví dụ như N ew Y o r k ,pháo hoa đã gắn liền với thương hiệu của hãng bán lẻ Macy Thành phố cungcấp địa điểm bắn pháo và bảo vệ an ninh, còn hãng chi tiền và đứng ra tổ chứcbắn pháo hoa Phía doanh nghiệp, ngoài hình ảnh thương hiệu còn thu đượctiền từ truyền hình trực tiếp hay vé vào cửa Thành phố thu thêm tiền thuế từbán pháo và bớt công tổ chức Còn người dân có điểm để xem đốt pháo nêncũng bớt nghĩ đến chuyện tự đốt tại nhà

1.2.1.2 Sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Trung Quốc

Thành lập vào năm 1989, Công ty pháo hoa Panda với tên đầy đủ làCông ty TNHH Đầu tư Panda Quảng Tây Dưới sự dẫn dắt của ông Zhao,công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việcđổi mới và phát triển ngành công nghiệp pháo và pháo hoa

Trang 39

Trong 17 năm hoạt động, Công ty Panda đã phát triển trở thành tậpđoàn vững mạnh và toàn diện.

Sau công cuộc tái cơ cấu, công ty Pháo hoa Liuyang - trụ sở đặt tạithành phố Liling, tỉnh Hồ Nam và thành phố Vạn Tái, tỉnh Giang Tây - tự hàovới hàng loạt sản phẩm pháo và pháo hoa chất lượng cao, mang tính chuyênnghiệp hóa cùng quy mô sản xuất rộng lớn Công ty cũng đã thiết lập quan hệhợp tác chặt chẽ với hàng trăm cơ sở sản xuất pháo và pháo hoa quy mô lớn

và vừa trong nước cũng như nước ngoài, đồng thời duy trì tốt hợp tác vềthương mại với hơn 300 công ty pháo hoa khác

Công ty TNHH Pháo hoa Nghệ thuật Panda, công ty con của Công tyPháo hoa Liuyang, là một trong những doanh nghiệp pháo hoa có uy tín hàngđầu Trung Quốc hiện nay Công ty đã được Chính quyền cấp phép bắn pháohoa loại A và được mời tham gia soạn thảo Luật An ninh, An toàn pháo vàpháo hoa cùng với Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc Công ty Pháo hoaPanda có thể xây dựng cho khách hàng những màn trình diễn pháo hoa chấtlượng cao nhất, chuyên nghiệp nhất và an toàn nhất Công ty TNHH Pháo hoaNghệ thuật Panda cũng được biết đến với tư cách là một trong những doanhnghiệp dẫn đầu của ngành pháo hoa Trung Quốc với những màn trình diễnpháo hoa độc đáo cũng như biến kỹ thuật nhuần nhuyễn thành nghệ thuật

Cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội Trung Quốc, sự nới rộng

về luật sử dụng pháo hoa đã mang lại cơ hội to lớn cho ngành công nghiệppháo hoa Nắm bắt được thời cơ, công ty Liuyang đã kịp thời điều chỉnh chiếnlược kinh doanh mới là “ổn định thị trường nước ngoài đồng thời mở rộng thịtrường trong nước”, thông qua việc thành lập hàng loạt công ty con tại cáctỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và thành phố Bắc Kinh, và hơn 10 đơn vị trựcthuộc khác trong năm 2009 Nhờ đó, Công ty Pháo hoa Panda càng vững chắctại vị trí dẫn đầu Trung Quốc trong ngành công nghiệp pháo hoa

Trang 40

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nhà máy Z121

Thứ nhất: Nâng cao khả năng, chất lượng về quản lý.

Thứ hai: Hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa phải tuyệt đối đảm

bảo an toàn, chấp hành chính xác các quy trình quy định về sản xuất Pháohoa, đồng thời chấp hành nghiêm các chỉ thị, nghị định, pháp lệnh của nhànước cũng như của Tổng cục CNQP

Thứ ba: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Thứ tư: Mở rộng thị trường, linh hoạt trong các biện pháp kinh doanh.

Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu về khả năng cạnh tranh

Thứ năm: Xác định mục tiêu cuối cùng của việc quản lý là để nâng cao

hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo các yếu tổ bắt buộc củangành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện

Ngày đăng: 11/01/2019, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w